Cố gắng tăng thị phần trong nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam (Trang 38)

c. Rủi ro đối thủ cạnh tranh

3.1.1. Cố gắng tăng thị phần trong nước

Mục tiêu: Mục tiêu lớn nhất của ban lãnh đạo đặt ra là cho đến 2015 Công ty phải chiếm lĩnh thị trường hiện có và mở rộng thêm sang một số tỉnh khác như Quảng Ninh, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên…

Dự báo doanh thu và lợi nhuận bình quân hàng năm tăng 20%, thu nhập bình quân hàng năm của nhân viên là 4 triệu đồng / tháng

Nghiên cứu thị trường: Trước hết trong thời gian tới công ty sẽ đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường hiện có để có sự am hiểu rõ nhất về thị trường chủ lực và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của tập khách hàng mực

tiêu. Đây cũng là bước đệm quan trọng để công ty vươn ra các thị trường khác sau này.

Kênh phân phối: Hiện nay công ty đang phân phối theo hình thức trực tiếp tại Công ty và gián tiếp tại các đại lý, nhưng hệ thống phân phối của Công ty còn mỏng chưa thể đáp ứng hết được nhu cầu tiềm năng. Trong thời gian tới Công ty sẽ mở rộng và hoàn thiện hơn hệ thống kênh phân phối của mình.

Dự báo triển vọng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của Công ty: Trong những năm 2010- 2011 nền kinh tế Thế giới vừa ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, khiến hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn về tình hình tiêu thụ. Theo đó dự báo đến 2015, hoạt động kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh của nhiều đối thủ và tình hình kinh tế chưa ổn định. Tình hình kinh tế năm 2012 dần dần trở lại quỹ đạo hoạt động của nó tuy vẫn còn rất nhiều khó khăn, dự báo GDP nước ta tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đặc biệt là các thị trường hiện có của Công ty cũng có thu nhập bình quân vào mức cao, có nhiều dự án phát triển và các công trình được xây dựng và hoàn thiện. Đây có thể coi là một cơ hội cho việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường.

Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới: Các hoạt động đều theo nội quy của Doanh nghiệp, xây dựng tổ chức, thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo chính sách hiện hành của nhà nước.

Nâng cao chất lượng hàng kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo khả năng canh tranh của Công ty trên thị trường.

Hoàn chỉnh mô hình tiêu thụ, lựa chọn nhà phân phối đủ năng lực, áp dụng các biện pháp chính sách mở rộng thị trường, nâng cao sản lượng tiêu thụ đặc biệt ở các thị trường hiệu quả.

Tiếp tục rà soát, sàng lọc, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về chuyên môn cũng như ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở nghiên cứu thị trường, phù hợp với loại sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã thị trường cần. Thông qua nghiên cứu thị trường cho phép Công ty nắm bắt được giá cả, dung lượng, các tham số thực về thị trường của Công ty. Từ đó có các phương án tiêu thụ cụ thể.

Đẩy mạnh tiêu thụ trên cơ sở tăng cường hoạt động xúc tiến, yểm trợ bán hàng. Các hoạt động xúc tiến bán hàng bao gồm quảng cáo, tổ chức hội nghị, hội trợ triển lãm… Nhằm cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Thông điệp của Công ty thiết kế nhằm khơi dậy sự nhận thức quan tâm và quyết định mua. Các hoạt động này giúp Công ty gia tăng khối lượng bán sản phẩm.

Đẩy mạnh tiêu thụ trên cơ sở kênh phân phối tới tất cả các đại lý bán buôn bán lẻ. Cải thiện môi trường làm việc, nâng cao năng lực quản lý, chủ động tiếp nhận thông tin và dự báo nhu cầu thị trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w