Một số đề xuất với công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam (Trang 41)

c. Rủi ro đối thủ cạnh tranh

3.3.1. Một số đề xuất với công ty

Công ty cần xây dựng một quy trình quản trị rủi ro một cách khoa học, đồng bộ và có hệ thống từ công tác nhận dạng, phân tích, đo lường rủi ro đến các hoạt động ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro.

Công ty nên thành lập một phòng ban chức năng hoặc một bộ phận chuyên trách phụ trách về công tác quản trị rủi ro trong công ty. Phòng ban này có trách nhiệm xây dựng quy trình quản trị rủi ro hoàn thiện từ khâu nhận dạng, phân tích các rủi ro cùng với nguyên nhân gây ra các rủi ro, đo lường tổn thất mà các rủi ro đem lại từ đó đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro đó.

Công ty cần tăng cường nhiều hơn về giá trị cho quỹ dự phòng để tài trợ các rủi ro xảy ra nhằm tránh khủng hoảng về mặt tài chính trong công ty dẫn đến việc ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp. Và khi rủi ro xảy ra, công ty nên có kế hoạch giải quyết rủi ro đó sao cho tổn thất rủi ro mang lại là thấp nhất.

Ngoài ra, để xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro hiệu quả công ty có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia về quản trị rủi ro và những người có kinh nghiệm trong hoạt động trong quá tình xây đựng hoặc thực hiện chương trình quản trị rủi ro.

Nhà nước nên có những chính sách tạo sự thông thoáng trong kinh doanh cho các công ty cũng như các doanh nghiệp trên cả nước, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Nhà nước cần phải quan hệ tốt với các nước láng giềng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thể hợp tác được với các doanh nghiệp nước ngoài.

Nhà nước cần nâng cấp và mở rộng hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính ngân hàng, cung cấp thêm vốn và có những biện pháp hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong tình trạng khủng hoảng hiện nay.

Công khai và đơn giản hóa các thủ thục hành chính, trách nhiệm xử lý của các cơ quan nhà nước, hạn chế tối đa chi phí phát sinh do chậm thủ tục, các chi phí trung gian. Hoàn thuế một cách nhanh chóng cũng là một biện pháp giúp doanh nghiệp có thêm vốn đầu tư cho quá trình kinh doanh.

Nhà nước cần có những biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng bán hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp kinh doanh hàng thật, hàng độc quyền.

Nhà nước cần có các chính sách để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả, gia tăng thu nhập cho người dân...

KẾT LUẬN

Kinh doanh vừa là một khoa học, vừa là một nghề, vừa là một nghệ thuật. Là một vòng xoáy không nghỉ với nhiều may rủi, trong đó đáng ngại là các rủi ro... cho dù diễn tả như thế nào đi nữa thì kinh doanh luôn chứa đựng 2 nhóm nhân tố tác động: thuận lợi và bất lợi. Thế nhưng, thông thường các nhà quản trị chỉ quan tâm đầu tư nghiên cứu tới các nhân tố thuận lợi nhằm tăng trưởng kinh doanh nhưng lại ít quan tâm đầy đủ các nhân tố bất lợi. Và đặc biệt trọng nhóm các nhân tố bất lợi đó có một bộ phận mang tính bất ngờ nếu xảy ra thì gây ra hậu quả ngoài mong đợi được quan niệm là rủi ro.

Và thông qua việc nghiên cứu đề tài : “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam” thì em nhận thấy rằng, quản trị rủi ro luôn là vấn đề rất lớn, doanh nghiệp cần phải nhận thức được sự cần thiết, tầm quan trọng của nó và cần phải thực thi nó. Khi doanh nghiệp mà chỉ chú ý tới vấn đề kinh doanh, chú ý tới các chiến lược phát triển, nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu mà không chú trọng tới các biện pháp quản trị rủi ro thì đó là một con đường không thể thành công trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w