Thực trạng phát triển chiều cao và các yếu tố liên quan ở trẻ em mầm non

26 2.8K 12
Thực trạng phát triển chiều cao và các yếu tố liên quan ở trẻ em mầm non

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC MẦM NON THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO CỦA TRẺ MẪU GIÁO 3-5 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN BÀI TẬP TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC TẠI CHỨC NGÀNH MẦM NON Sinh viên : Dương Huyền Chân (lớp K5 ĐHMN CÀ MAU) Người HD : Thạc sĩ Hoàng Quý Tỉnh Cà Mau, ngày 20 tháng 09 năm 2011 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này chúng tôi đã nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè và gia đình. Đặc biệt, khoá luận này được với sự hướng dẫn tận tình của thầy Hoàng Quý Tỉnh – Thạc sỹ - Giảng viên khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Toi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban Chủ nhiệm khoa Giáo Dục Mầm Non và các thầy cô trong Tổ Bộ môn Giáo Dục Thể chất đã tạo mọi điều kiện trong quá trình hoàn thành khoá luận của mình. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu nhà trường và các bậc phụ huynh Trường Mẩu Giáo Quách Phẩm Bắc –Xã Quách Phẩm Bắc – Huyện Đầm Dơi – Tỉnh Cà Mau đã tận tình giúp đỏ trong quá trình thu thập số liệu. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn mọi sự giúp đở quý báu đó. Sinh viên: Dương Huyền Chân 2 MỤC LỤC CHƯƠNG I : PHẦN MỞ ĐẦU 4 1.Lý do chọn đề tài 4 2.Tên đề tài nghiên cứu 5 3.Mục đích nghiên cứu 5 CHƯƠNG II.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 6 I.Đặc diểm sinh lý và nhu cầu năng của trẻ em 6 II.Một số chỉ số nhân trắc 6 III.Một số khái niệm liên quan 6 IV. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 1.Những nghiên cứu trên thế giới 7 2.Nghiên cứu tại việt nam 8 CHƯƠNG III:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I.Đối tượng nghiên cứu 10 II.Địa bàn nghiên cứu 10 III.Phương pháp nghiên cứu 10 1.Phương pháp nhân trắc 2.Phương pháp phỏng vấn sử dụng bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn sâu 3.Phương pháp xử lý số liệu 4.Hạn chế của nghiên cứu CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN I. Thông số thông tin chung 12 II.Sự phát triển chiều cao trong nghiên cứu 14 3 III.Mối liên quan giữa tình trạng SDD với sự phát triển chiều cao KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 PHỤ LỤC 26 CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trong bất kỳ thời kỳ lịch sử nào và với mọi chế độ xã hội thì việc đào tạo con người vô cùng quan trọng đặc biệt là ở trẻ nhỏ vì mổi trẻ em là một tài sản quý giá ,là chủ nhân tương lai của đất nước, là những con người sẻ tiếp bước kế tục sự nghiệp của cha ông. Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân .Vì nền giáo dục mầm non nhằm phát triển các khả năng của trẻ,đặt nền móng đầu tiên cho nhân cách toàn diện của con người . Một quốc gia cường thịnh văn minh chỉ khi có những con người khỏe mạnh.Vì vậy chăm sóc giáo dục trẻ càng mang một ý nghĩa nhân văn cụ thể và trở thành một đạo lý của thế giới văn minh.Cho nên để có một thế hệ hoàn thiện nhân cách toàn diện trong tương lai thì phải đảm bảo cung cấp cho trẻ nền móng phát triển thể chất tốt. Giáo dục mầm Non là một mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta. Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ , hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện cho trẻ, có nhiều cơ may thắng lợi trên co n đường học hành cũng như trên cuộc sống. Để tạo ra những con người phát triển toàn diện, đáp ứng các nhu cầu của xã hội đề ra thì một trong những yếu tố cần thiết đó là phải có một sức khoẻ tốt. Nếu không có một sức khoe, một thể lực tốt thì sẽ ảnh hưởng mọi hoạt động. Việc xác định các kích thước nhân trắc của trẻ mầm non (đặc biệt là chiều cao và cân nặng) là một việc quan trọng và cần được tiến hành lại sau một khoảng thời gian nhất định để theo dõi sự phát triển của trẻ. Các kích thước này là những chỉ số quan trọng nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thể lực của trẻ mầm non, rồi từ đó có thể đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, thể lực, chăm sóc sức khoẻ của trẻ mầm non trong cộng đồng nghiên cứu. Năm 2006 WHO đã công bố chuẩn tăng trưởng thứ nhất trẻ em dưới 5 tuổi gồm các chuẩn về chiều cao theo tuổi (chiều cao /tuổi), cân nặng theo tuổi (cân nặng- tuổi), cân nặng theo chiều cao (cân nặng /chiều cao) và BMI theo tuổi(BMI/tuổi) Suy dinh dưởng(SDD) nhất là SDD chiều cao là loại SDD mãn tính, để lại khá nhiều hậu quả lâu dài và nặng nề về thể chất. Khi trẻ trưởng thành dễ mắc các bệnh như: thừa cân, béo phì đái tháo đường, và một số bệnh truyền nhiễm khác.Giảm SDD 4 chiều cao sẻ trực tiếp cải thiện được tầm vóc, thể lực và trí tuệ. Đồng thời góp phần cải tạo được giống nòi. Ở nước ta mặc dù đã có những chính sách về dinh dưỡng được thực thi những tình trạng suy dinh dưỡng ở nước ta vẫn còn cao. Theo số liệu của WHO tỷ lệ còi của trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam vào loại cao (43,4%) của thế giới. Hội nghị dinh dưỡng toàn quốc năm 2009 do viện dinh dưỡng - bộ y tế tổ chức cho biết tỷ lệ suy dinh dưỡng chung ở Việt Nam đã giảm nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng về chiều cao – chiều cao dưới mức chuẩn) lại khá phổ biến tại tất cả các vùng sinh thái trong cả nước. 2.Tên đề tài nghiên cứu Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“ Thực trạng phát triển chiều cao và các yếu tố liên quan ở trẻ em mầm non ” thuộc trường Mẫu Giáo Quách Phẩm Bắc – Quách Phẩm Bắc – Đầm Dơi – Cà Mau. 3.Mục đích nghiên cứu 1.Tìm hiểu chỉ số chiều cao của trẻ mẫu giáo. 2.Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới chiều cao của trẻ em mầm non. 3.Đặt ra một số kiến nghị về công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. 5 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI I. Đặc điểm sinh lý và nhu cầu năng lượng của trẻ em. Sự phát triển cơ thể của trẻ em là một quá trình sinh học rất phức tạp trong đó tầm vóc, trọng lượng và kích thước cơ thể phát triển nhanh và các loại cơ quan có sự hoàn thiện về chức năng. Vì vậy mọi lứa tuổi trẻ em có đặc điểm sinh học riêng. Theo thống kê của viện dinh dưỡng quốc gia từ khi lọt lòng đến tuổi đi học trẻ phát triển nhanh cả về thể chất và tinh thần. So với người lớn đã trưởng thành nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ là rất lớn trẻ càng nhỏ thì nhu cầu năng lượng càng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp đầy đủ năng lượng cho quá trình phát triển nhanh chóng của cơ thể. Theo số liệu của viện dinh dưỡng quốc gia (2006) tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc là (27,65%) tỷ lệ SDD thể chiều cao theo tuổi là 31,9% mức cao so với chuẩn thế giới .Trẻ em 3-5 tuổi là giai đoạn đầu của thời kỳ niên thiếu, là lứa tuổi đặc thù và mang tính quyết định cả về thể chất và tinh thần. Tình trạng SDD ở lứa tuổi này để lại những hậu quả nặng nề đến chiều cao và khả năng lao động ở lứa tuổi trưởng thành sau này. II. Một số chỉ số nhân trắc Để đánh giá sự phát triển cơ thể trẻ, người ta sử dụng các kĩ năng, chiều cao, chu vi các vòng, tỷ lệ giữa các phần của cơ thể chiều cao theo tuổi phản ánh tiền sử dinh dưỡng, chiều cao theo tuổi thấp phản ánh sự chậm tăng trưởng do điều kiện dinh dưỡng không hợp lý và sức khỏe kém. Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tỷ lệ SDD mản tính (Trẻ thấp còi) nghĩa là trẻ bị thiếu dinh dưỡng từ trước kéo dài đã lâu ở các nước nghèo và các nước đang phát triển thì tỷ lệ SDD chiều cao (thể thấp còi) ở trẻ càng cao. III. Một số khái niệm liên quan 1. Dinh dưỡng Dinh dưỡng là một quá trình phức hợp bao gồm vịêc đưa vào cơ thể những thức ăn cần thiết qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ để bù đắp hao phí năng lượng trong quá trình hoạt động sống của cơ thể,tạo ra sự đổi mới các tế bào và mô cũng như diễn ra các chức năng sống của cơ thể. 2. Vai trò của dinh dưỡng 6 Dinh dưỡng là nhu cầu sống hằng ngày của mỗi người đặc biệt là trẻ nhỏ.Trẻ em được nuôi dưỡng tốt thì khỏe mạnh, thông minh ngược lại nếu không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì sẽ bị còi cọc, chậm phát triển và có nguy cơ mắc bệnh cao. Ở trẻ em nếu thiếu ăn thì cơ thể chịu hậu quả nặng nề của các bệnh về dinh dưỡng: (đần độn do thiếu iốt, hỏng mắt do thiếu vitamin A, thấp còi do thiếu Canxi). Đặc biệt là trẻ em ở các nước nghèo và các nước đang phát triển. 3. Suy dinh dưỡng (SDD) SDD là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ các chất phát sinh năng lượng protein và cá chất dinh dưỡng khác.Bệnh thường gặp ở trẻ em, biểu hiện ở các nước khác nhau làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, trường hợp nặng sẽ dẫn đến tử vong. - Phân loại SDD: có 3 thê + Thể cân nhẹ (cân nặng/tuổi thấp) + Thể còi cọc dựa trên chỉ tiêu(chiều cao/tuổi) + Thể còm được đánh giá khi chỉ tiêu cân nặng/chiều cao tụt xuống thấp so với chỉ số nên có ở lứa tuổi. IV. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1. Những nghiên cứu trên thế giới Ngay từ khi sinh ra để tồn tại thì con người đã phải tìm kiếm thức ăn cho mình. Ban đầu chỉ nhằm chống lại cái đói thì sau này xã hội ophats triển người ta ăn cần phải ngon và đủ chất. Ngay từ thời kì trước công nguyên, danh y học phương tây Hipocrat đã cho rằng ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị (Thức ăn cho bệnh nhân phải là một phương tiện điều trị trong phương tiện điều trị của chúng ta có các chất dinh dưỡng) Năm 1729, quyển sách đầu tiên về sự tăng trưởng chiều dài ở người J.S.Stoeller đã xuất bản ở Đức. Nhưng trong quyển sách này chưa có số liệu đo đạc cụ thể. Và cũng ở Đức trong năm này thì đã nghiên cứu về sự tăng trưởng chiều cao ở người và sự phát triển axit amin đã đánh dấu bước ngoặt khởi đầu về nghiên cứu sự phát triển chiều cao ở người và các phát hiện cụ thể về dinh dưỡng. Năm 1754 Chistian Friedrich Jumbpet (Đức) đã trình bày số liệu đo đạc về cân nặng, chiều cao đó là công trình nghiên cứu cắt ngang đầu tiên về tăng trưởng ở trẻ em. Tuy nhiên phải đến năm 1925 R.Martina(Đức) đã đề xuất phương pháp và dụng cụ đo kích thước cơ thể cong người. Từ đó đế nay đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về vấn đề này.những phương pháp của R.Martina ngày càng được bơ sung và hoàn thiện. Những phải đến năm 1925 R. Martina (Đức) đã đề xuất phương pháp và dụng cụ để đo kích thước trên cơ thể con người. Từ đó đến nay trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này. Những phương pháp của R. Martina ngày cang được bổ sung và hoàn thiện. Cũng trong năm 1925, Tổ chức Y tế của liên minh quốc gia nghiên cứu về mối liên quan giữa dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng, vàJ. Boyd Orrda đã phát hiện ra mối 7 liên quan trực tiếp giữa tầng lớp xã hội và sức khoẻ của họ. Tác giả Brnet và Aykroyd cho rằng suy thoias kinh tế 1930 làm cho những người nghèo bị suy dinh dưỡng nhiều nhất. Năm 1983 C. William phát hiện ra beengj gọi là suya dinh dưỡng thiếu Protein- Năng lượng thể phù (Kwwashiokor). Năm 1942, Đaray Thompson đã đưa khái niệm tốc độ tăng trưởng cùng 2 đại lượng của tăng trưởng chiều cao và cân nặng như những chỉ tiêu về sức khỏe. Sự phát triển cơ thể coi như là chỉ số đánh giá tình trạng sức khỏe con người nói chung và trẻ em nói riêng trong đó các thông số về hình thái như chiều cao, cân nặng là chỉ tiêu quan trọng. Nhận thấy rõ giá trị của hai chỉ tiêu này nên năm 1979 WHO đã đưa khuyến cáo dùng hai chỉ tiêu chiều cao và cân nặng để đánh giá sự phát triển thể lực và tinh trạng dinh dưỡng. Năm 1984, WHO đã tổ chức 1 chức 1 hội nghị về dinh dưỡng ở Fiji để dánh giá tình hình và kinh nghiệm phòng chống suy dinh dưỡng ở các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Hội nghị kết thúc đã đưa ra một quyết định quan trọng: “ Suy dinh dưỡng trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, cho nên việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em không thể hoạt động riêng rẽ của từng ngành, ngành nhi, ngành phòng dịch, ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm, mà phải do những người cầm đầu các nước đứng ra nhận trách nhiệm phối hợp các ngành và giáo dục vận động nhân dân, các gia đình tự giác tham gia bằng khả năng và phương tiện hiện có của mình”. Hội nghị đã đưa ra việc phòng chống suy dinh dưỡng bắt đầu từ thời kỳ nhi khoa chuyển sang thời kỳ phòng dịch. Từ đó đế nay trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Hiện nay trên thế giới, ở các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển, tình hình trẻ em bị mắc các bệnh do thiếu dinh dưỡng có tỷ lệ cao. Các bệnh này đã ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ. Hội nghị dinh dưỡng quốc tế họp ở Roma tháng 12 năm 1992 ước tính 20% dân số ccas nước đang phát triển lâm vào cảnh thiếu đói, 192 triệu trẻ em suy dinh dưỡng do thiếu prtein và năng lượng, thiếu các chất vi lượng: 40 triệu người thiếu Vitanmin A, 2000 triệu người thiếu máu thiếu sắt, 1000 triệu người thiếu iot. Theo báo cáo của Quĩ Nhi đồng của Liên Hiệp Quốc UNICEF năm 2008 thì trên thế giới có khoản 146 triệu trẻ em dưới 5 tuổi được xem là thiếu cân (một chỉ tiêu chính của định nghĩa “suy dinh dưỡng”), trong đó có khoảng 20 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nặng cần được chăm sóc khẩn cấp, phần lớn tập trung ở Châu Á, Châu phi và Mỹ latin. Trong số này có khoảng 2 triệu trẻ em Việt Nam. 2.Những nghiên cứu tại Việt nam Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hoà bình lập lại ở miền Bắc, đây là thời kì phát triển mạnh mẽ của khoa học dinh dưỡng. Các giáo sư: Hà Huy Khôi, Lê Thành Uyên, Đỗ Xuân Hợp, phó giáo sư Đào Ngọc Diễn…. với các nghiên cứuđược triển khia mạnh mẽ ở các viện vệ sinh dịch tễ, trường Đại học quân Y, Đại học Y Hà Nội vầ thể lực và dinh dưỡng. Ccas công trình nghiên cứu như: Sự tiêu hao năng lượng, thành phần thức ăn, vấn đề tiêu hoá, hấp thụ và sự ảnh hưởng của chúng đối với sự tăng trưởng và dinh dưỡng cơ thể. 8 Ngày 13/06/1980, Viện dinh dưỡng quốc gia được thành lệp để nghiên cứu các vấn đề dinh dưỡng có tầm quan trọng hàng đầu đối với sức khoẻ cộng đồng Việt Nam. Viện đã tiến hành các cuộ tổng điều tra dinh dưỡng, dịch tễ học các bệnh thiếu dinh dưỡng Protein – Năng lượng, đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo nuôi con bằng sữa mẹ, hội thảo hội nghị phòng chống thiếu vitamin A. Từ những năm 80 đến nay, hàng năm đều có những cuộc điều tra về tình hình suy dinh dưỡng do rất nhiều các dự án và các tổ chức, các cá nhân tiến hành: Viện dinh dưỡng hàng năm vẫn đưa ra số liệu thống kê về tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam có những số liệu cụ thể về tỉ lệ ở các vùng miền về tình trạng suy dinh dưỡng với những tiêu chí khác nhau như: Cân nặng theo độ tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao. Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em “ Chuyên đề về hô hấp và suy dinh dưỡng ở trẻ em” – Y học (1980) Sở y tế nghiên cứu trên trẻ em từ 0-60 tháng tuổi trên địa bàn thành phố 1997. Bệnh viện Xanh – Pôn, bệnh viện Nhi Thuỵ Điển với những nghiên cứu của ĐinhTuấn Bá - Nguyễn Tự Lập “ Nguyến nhân gây tử vong ở trẻ em suy dinh dưỡng tại bệnh viện Xanh – Pôn Hà Nội từ năm 1965 – 1975”… Lê Thị Ngọc Anh “Một số Ý kiến về ăn uống trong điều trị suy dinh dưỡng trẻ em tại bệnh viện Xanh – Pôn Hà Nội” 1978. Nguyễn Thị Vân Anh “nghiên cứu thực trạng 1 số chỉ tiêu thể lực và suy dinh dưỡng ở trẻ em từ 0-60 tháng tại một số xã, phường thuộc quận Đống Đa, huyện Sóc Sơn và Từ Liêm Hà Nội.”(1) Lê Doanh Tuyên “Dịch tễ học và một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng thể còi trẻ dưới ở một số vùng sinh thái khác nhau ở nước ta hiện nay”. Điểm qua lịch sử dinh dưỡng chúng ta thấy rằng từ trước đến nay vấn đề ăn uống, dinh dưỡng đã được chú ý đáng kể, chúng ta hiện nay tuy nước ta đã cải thiện và giảm được tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng xuống đáng kể với những giải pháp, những chương trình phòng chống quốc gia… nhưng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trẻ em vẫn là một trong những nước có tỷ lệ cao nhất thế giới nên vẫn cần có những sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng như sự phối kết hợp của toàn xã hội vẫn cần có nhnwgx công trình nghiên cứu về vấn đề này để có những giải pháp giúp giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất. Những năm gần đây, đất nước đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tỷ lệ trẻ SDD đã giảm nhiều nếu tính từ năm 1985 (51,5%) đến 1995 (44,9%) mỗi năm giảm trung bình 0,66%. Từ năm bắt đầu KHQGDD (1995), chỉ sau 4 năm tỷ lệ suy dinh dưỡng đã giảm xuống còn 36,7% (1999), trung bình mỗi năm giảm 2%, là tốc độ được quốc tế công nhận là giảm nhanh. Như vậy, mỗi năm đã đưa khoảng gần 200 ngàn trẻ dưới 5 tuổi thoát khỏi suy dinh dưỡng. Năm 2000, theo số liệu điều tra MICS của Tổng cục thóng kê, tỷ lệ trên còn 33,1%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em tiếp tục giảm nhanh và bền vững từ 31,9% năm 2001 xuống còn 25,2% năm 2005. Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng trong năm 2007 đã giảm từ 23,4% năm 2006 xuống còn 21,2%, nghĩa là giảm khoảng 150.000 trẻ. 9 Ngày 23/12/2008, lễ tổng kết 10nawm Chương trình mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam (1998 – 2008) đã diến ra tại Hà Nội. Trong 10 năm các hoạt động nhằm làm giảm và giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ vem, vì một thế hệ người Việt cao lớn và thông minh hơn trong tương lai đã được triển khai trên cả nước. Qua 10 năm thực hiện, mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em dưới 5 tuổi thể hiện nhẹ cân ở trẻ em Việt Nam là dưới 20% vào năm 2010, nhưng với ự nỗ lực của ngành Y tế, sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương, Bộ, ngành và sự phát triển về kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đạt được mức 19,9% ngay trong năm 2008. Đến năm 2009 thì tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân ở Việt Nam giảm còn 18,9% đã vượt trước 2 năm so với Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần X. Đây là dấu mốc quan trọng khi lần đâuù tiên Việt Nam đã giảm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới ngưỡng “cao” theo phân loại của tổ chức Y tế Thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể còi vẫn còn là một vấn đề hết sức nghiêm trọng với 32,6% trẻ em bị suy dinh dưỡng về chiều caop, có ngu cơ để lại hậu quả lâu dài về thể chất khi trưởng thành, dễ mắc các bệnh như thừa cân béo phì, đái tháo đường và một số các bệnh truyền nhiễm khác. Tỷ lệ suy dinh dưỡng có sự khác biệt giữa các vùng sinh thái, giữa các tỉnh cụ thể: - Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân ở khu vực Tây Nguyên cao nhất cả nước (28,5%), trong khi tỷ lệ này ở khu vực Đông Nam bộ là 16,4%, thấp nhất cả nước. Ở các tỉnh khác nhau, nhất là giữa nông thôn và thành thị cũng có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thấp nhất cả nước là ở các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng. Thành phố Hồ Chí Minh, với thể nhẹ cân (5,3 – 12,6%) và còi (6-23,4%). Trong khi tỷ lệ này ở các tỉnh Đắk Nông, Kon Tum, Lào Cai cao nhất cả nước, với thể nhẹ cân là 28,4 – 29,5% và thể còi là 40,1 – 41,9% Có điều này là do những thành phố lớn kinh tế phát triển, kéo theo mức sống người dân cao, nhận thức và tiếp thu những kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ tốt. Cụ thể ở Hà Nội: Năm 2008 Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức tổng kết 10 năm Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. (1998 – 2008) và đưa ra tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn Hà Nội: “tỷ lệ suy dinh dưỡng trên địa bàn thành phố giảm nhanh qua các năm còn 8,2% (năm 2008) và khu vực Hà Tây cũ còn 17, 1%. Đây là kết quả của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được triển khai điểm tại Hà Nội và mở rộng ra tất cả các xã phường của thành phố. Cũng theo số liệu của Viện dinh dưỡng Quốc gia năm 2009 sau khi sát nhập Hà Tây vào Hà Nội thì con số thống kê trẻ bị suy dinh dưỡng ở Hà Nội là 12,6% trẻ bị suy dưỡng dưỡng thể nhẹ cân, trẻ bị suy dinh dưỡng thể còi chiếm 23,4 %, và trẻ suy dinh dưỡng thể còm chiếm 6,1%. Số liệu cho thấy rằng tỷ lệ trẻ em bị còi còn chiếm tỷ lệ rất cao. Đến năm 2010, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu giảm 0,7% tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (thể nhẹ cân) và 1% tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuoir (thể 10 [...]... tra của đề tài: (thực trạng phát triển chiều cao của trẻ mẫu giáo 3 -5 tuổi và một yếu tố liên quan) tại trường mẫu giáo Quách Phẩm Bắc - Quách Phẩm Bắc – Đầm Dơi - Cà Mau Tôi đã rút ra những kết luận sau: Chiều cao của trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi trong nghiên cứu phù hợp với quy luật phát triển chiều cao, chiều cao của bé trai đều cao hơn chiều cao của bé gái Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ trong điều kiện... cao/ tuổi cao gấp 1.6 lần trẻ em thuộc những gia đình nghèo Nghiên cứu của Pham Văn Hoan cho biết thiếu ăn mà chủ yếu là thiếu lương thực có ảnh hưởng đến SDD trẻ em, 2 Yếu tố dinh dưỡng Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự lớn và sự phát triển Dinh dưỡng rất cần thiết đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng - một cơ thể có tốc độ phát triển cao, đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ các chất... dinh dưỡng này của trẻ giảm dần theo độ tuổi III Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng với sự phát triển chiều cao và các yếu tố liên quan Để tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng suy dinh chiều cao theo tuổi với một số yếu tố, cho thấy: Trình độ học vấn của mẹ phản ánh sự quan tâm của xã hội đối với việc nâng cao trình độ, địa vị xã hội cho người phụ nữ Đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến... ảnh hưởng của môi trường bên ngoài rất kém Một trong những nhân tố đó là tình trạng nhà ở, điều kiện vệ sinh cũng như môi trường không tốt sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ Tìm hiểu mối liên quan giửa tình trạng nhà ở với tình trạng SDD chiều cao của trẻ 3-5 tuổi được thể hiện qua những bảng sau Bảng 10: Mối liên quan giữa tình trạng nhà ở và tình trạng còi Tình trạng Còi Bình thường nhà ở n %... là 0,9cm Chiều cao trung bình của bé trai 4 tuổi (98,4cm) cao hơn so với bé gái cùng nhóm (97,6cm) là 0,8cm Tương tự như vậy Chiều cao trung bình của bé trai cùng nhóm cao hơn so với bé gái (105,7cm so với 103,8 cm) Như vậy chiều cao của trẻ tăng dần theo độ tuổi và chiều cao của trẻ nam cao hơn so với chiều cao của trẻ nữ ,chiều cao của cơ thể nói lên được sức lớn của cơ thể đó Sự tăng chiều cao là một... trình liên tục nhưng không đồng đều ở các giai đoạn phát triển của trẻ ( 2 tuổi tăng 10cm, 3 tuổi tăng 8cm) và tăng chậm dần từ 3 -6 tuổi Giữa bé trai và bé gái có sự khác biệt về chiều cao, bé trai thường cao hơn bé gái cho đến khi 12 tuổi, hoàn toàn phù hợp với tính quy luật của sự phát triển chiều cao theo nhóm tuổi Chiều cao theo tuổi thấp ( suy dinh dưỡng thể còi) phản ánh sự chậm phát triển về chiều. .. mẹ trẻ, tình trạng ở nhà cũng ảnh hưỡng lớn đến tình trạng phát triển chiều cao trẻ Sự phát triển thể chất, tình trạng sức khoẻ của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện xã hội, điều kiện môi trường sống:mức sống, điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, không khí, không gian đặc biệt là điều kiện giáo dục Đối với trẻ nhỏ, các điều kiện môi trường sống càng có ý nghĩa quan trọng đói với sự phát triển. .. cứu thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ 3 tuổi là 5% (Nam là5%, nữ là 2,5%).Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao ở trẻ 4 tuổi là 2,92% (nam là 1,25%, nữ là 1,67%) Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao ở trẻ 5 tuổi là 2,92% (nam là 1,25%, nữ là 1,67%) Chúng tôi thấy rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng thể còi ở nhóm trẻ 3 tuổi là cao nhất so với các nhóm tuổi khác và tỷ lệ suy... lượng trung bình của trẻ không tăng nhưng chiều cao trẻ tăng Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích trên các kích thước tổng thể, một số kích thước vòng và một số chỉ số phát triển cơ thể và đưa ra những nhận xét về quy luật phát triển cơ thể tốc độ tăng trưởng và kích thước hình thái đồng thời so sánh các tài liệu trước đây ở Việt Nam và nước ngoài 11 CHƯƠNG III : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN... Những bệnh thông thường trẻ đang mắc phải ở thời điểm đầu trong vòng năm tháng trở lại có ảnh hưởng đến tỉ lệ SDD hay nói cách khác là tình trạng mắc bệnh của trẻ có liên quan chặt chẽ đến tình trạng suy dinh dưỡng và phát triển chiều cao của trẻ Những bệnh thông thường mà trẻ hay mắc phải như viêm mũi, họng, amidan, nếu không chữa kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm Số trẻ bị sâu răng, sún, . HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC MẦM NON THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO CỦA TRẺ MẪU GIÁO 3-5 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN BÀI TẬP TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC TẠI CHỨC NGÀNH MẦM NON Sinh viên : Dương Huyền. triển chiều cao và các yếu tố liên quan ở trẻ em mầm non ” thuộc trường Mẫu Giáo Quách Phẩm Bắc – Quách Phẩm Bắc – Đầm Dơi – Cà Mau. 3.Mục đích nghiên cứu 1.Tìm hiểu chỉ số chiều cao của trẻ. đã nghiên cứu về sự tăng trưởng chiều cao ở người và sự phát triển axit amin đã đánh dấu bước ngoặt khởi đầu về nghiên cứu sự phát triển chiều cao ở người và các phát hiện cụ thể về dinh dưỡng. Năm

Ngày đăng: 21/01/2015, 17:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan