Tiếp nhận Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn văn hóa

21 2.8K 5
Tiếp nhận Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn văn hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Truyện Kiều” là “kì quan của nền văn hoá Việt Nam” (GS Mai Quốc Liên), kết tinh những truyền thống tư tưởng và nghệ thuật dân tộc, là kết quả của gần 10 thế kỉ xây dựng nền văn hoá Đại Việt. Vì vậy, thiết nghĩ nên xuất phát từ tâm thức truyền thống của dân tộc, đặt tác phẩm trong tiến trình văn hoá dân tộc để tiếp cận, đánh giá. Tình cảm yêu thương con người chính là hạt nhân tạo nên giá trị của “Truyện Kiều”. Tình cảm đó được nâng đỡ bởi trào lưu nhân đạo chủ nghĩa của nền văn học dân tộc thế kỉ XVIIIXIX. “Chủ nghĩa nhân văn (nhân đạo) là một hệ thống quan điểm triết học, đạo đức, chính trị xã hội coi con người và đời sống hiện thực trần thế của nó, một đời sống văn minh, hạnh phúc, hữu ái là mục đích cao nhất” (Từ điển thuật ngữ văn học Chủ nghĩa nhân văn, nguồn cảm hứng lớn nhất của văn học nghệ thuật đã xuất hiện như một yêu cầu có tính lịch sử, nhằm đấu tranh với những áp bức, bất công, góp phần đem lại hạnh phúc cho con người. Tuy nhiên ở mỗi thời đại, mỗi dân tộc, cảm hứng nhân đạo lại có màu sắc riêng. Cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt Nam thời trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo. Nhưng Nho giáo có những quan niệm trái ngược với chủ nghĩa nhân văn, xét theo những tiêu chí phổ quát.

TIẾP NHẬN SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DU TỪ GÓC ĐÔ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA 1/ Tóm tắt: Sáng tác của Nguyễn Du không chỉ có Truyện Kiều, nhưng trong phạm vi tìm hiểu của nhóm 5, xin khoanh vùng ở phạm vi “Truyện Kiều sống giữa mọi người”. Chuyện rằng trong dân gian Nghệ Tĩnh từ cuối thế kỷ XIX, sau các lũy tre làng vào những đêm trăng sáng thường diễn ra nhiều cuộc hát vi dặm của thanh niên nam nữ giữa hai làng; có khi là giữa hai huyện cách nhau một con sông nhỏ, hoặc cách nhau mấy quả đồi nhấp nhô của dãy núi Thiên Nhẫn phân đôi hai tỉnh. Tiếng ca hát vui buồn là biểu hiện khát vọng sống chính đáng của nhân dân, nhất là phụ nữ, mà ngày nay được mệnh danh là Nhân quyền. Thời bấy giờ, Truyện Kiêu thường được đông đảo bà con đem ra hát bởi câu chuyện nói lên được niềm vui sống của cộng đồng, và xem thơ dường thấy có mình ở trong ; dù đang bị vây hãm giữa vòng tăm tối của chế độ thực dân phong kiến cả về vật chất lẫn tinh thần. Có những câu hát dân gian bắt nguồn từ Truyện Kiều qua lời kể của lớp người đã khuất cùng các giai thoại hàng ngày. Thường là sau những câu chào hỏi mở đầu buổi hát, phe bên nữ cất lên câu đố đậm nét văn thơ. Một cô gái có giọng cao vút, bỗng hát lên: Truyện Kiều anh thuộc làu làu / Đố anh kể được hai câu vẹn tròn? Câu đố quá khó, vượt ra ngoài tầm hiểu biết của đông đảo trai làng? Phải có các sinh đồ trẻ, khá lanh lợi, "thâm nho", ngồi gà phía sau; nếu không kịp thời đáp lại là thua cuộc, chịu bẽ mặt trước phái nữ.Sau mấy phút bàn tán xì xào, phe con trai bèn cử người cất tiếng đáp lại rõ ràng: Trăm năm trong cõi người ta / Mua vui cũng được một vài trống canh. Tiếng vỗ tay chúc mừng, những câu hỏi lại tiếp tục đổ dồn khó khăn hơn… Nét sáng tạo quý giá nhất của Truyện Kiều là ở chỗ, nhà thơ đã đưa tiếng mẹ đẻ vào văn chương thành văn rất tự nhiên, góp phần làm giàu cho ngôn ngữ thi ca nước Việt ở cuối thế kỷ XVIII. Đó là một đóng góp vô cùng quan trọng đáng khâm phục, không dễ gì có được giữa lúc chữ Hán đang ngự trị, thậm chí cả lời khấn cúng cơm trước bàn thờ tổ tiên, ông bà đã khuất cũng bằng chữ Hán, dù khi họ chưa hề học chữ nào! Đến tận ngày nay, thế kỷ 21 vẫn rất nhiều người khấn trước các bàn thờ đền, chùa, miếu, phủ và gia đình bằng chữ Hán! Một trong những câu đố hay được hỏi nhất là: “Truyện Kiều anh thuộc làu làu/ Đố anh biết được câu nào toàn chữ Nôm ?” Ôi trời ơi! Khó quá! Làm sao trả lời? Hơn ba ngàn câu thơ, ai mà thuộc được? Thật ra trong Truyện Kiều có khá nhiều câu lục bát được viết toàn chữ Nôm, chẳng hạn: + Sè sè nấm đất bên đàng, / Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh + Chén đưa nhớ bữa hôm nay / Chén mừng xin đợi ngày này năm sau. + Làm cho cho mệt cho mê, / Làm cho đau đớn ê chề cho coi. 1 + Tha ra thì cũng may đời/ Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen + Lo gì việc ấy mà lo/ Kiến trong miệng chén có bò đi đâu. Cũng có thể kể nhiều câu toàn Nôm nữa, nhưng có lẽ "Nôm nhất" vẫn là hai câu sau đây của một chàng trai hay chữ, giỏi giang trong vùng phát hiện ra: Này chồng, này mẹ, này cha, / Này là em ruột, này là em dâu. Nhìn ở góc độ từ ngữ cũng như kết cấu hình tượng, âm vận, nhịp điệu thì đây là câu văn xuôi giản dị, đời thường, nhằm biểu hiện nỗi bàng hoàng "nghe tin ngơ ngác rụng rời,/ Xúm quanh kế họ, rộn lời hỏi tra". Quả vậy, nào ngờ Giác Duyên đưa tin cho biết nàng Kiều còn sống ở “thảo am đó cũng gần kề, chẳng xa ". Cách nói liệt kê chân thật, chẳng chút màu mè, rằng cả nhà đông đủ vừa tủi, vừa mừng, nhớn nhác về việc Thúy Kiều xuất hiện, chứ không phải đã chết ? Thế là sau 15 năm lưu lạc, bao người tưởng nàng đã khuất xa không bao giờ trở lại. Bỗng “nghe tin nở mặt, nở mày, / Mừng nào lại quả mừng này nữa chăng? " Cảnh tượng thật là cảm động? Còn trong hát dặm, tựa như cuộc thi hát vui ngày nay, phụ nữ vẫn chưa buông tha các chàng trai, mà vẫn thách đố tiếp: “Truyện Kiều anh thuộc làu làu, / Đố anh biết được câu nào toàn chữ nho?” Khó vô cùng? Sao mà ác thế? Làm sao trả lời được! Bọn con trai ngơ ngác gần như chịu đầu hàng. Bỗng có chàng trai reo lên, rồi vội cất cao tiếng hát: Hồ công (Hồ Tôn Hiến) quyết kế thừa cơ / Lễ tiên, binh hậu, khắc cờ tập công. (Nếu ai đó chịu khó mở Truyện Kiều tra tìm từng câu, từng chữ, đọc thật kỹ cũng khó mà " tìm ra câu nào toàn chữ Nho hơn thế? Nội dung nhiều nhất mà các câu hát Đố Kiều quan tâm là thử thách sự thông thuộc, hiểu biết của người giải đố về Truyện Kiều. Loại câu đố ấy thường ngắn gọn, buộc người giải đố phải tìm một câu, một đoạn nào đó có ý theo yêu cầu của người đố. Có khi bản thân câu đố không khó nhưng vì phải trả lời ngay nên đến cả những nhà “Kiều học” cũng lúng túng. Sau đây là một số ví dụ khác. Đố: Truyện Kiều anh đã thuộc lòng Chỗ nào tơ liễu mà không buông mành? Ở câu này, người ra đố đi từ nhận xét rằng, không ai mê Truyện Kiều mà không thuộc câu “Lơ thơ tơ liễu buông mành/ Con oanh học nói trên cành mỉa mai”, nên hễ nhắc hai chữ tơ liễu là thế nào buông mành cũng hiện lên. Vả lại, trong Truyện Kiều có rất nhiều từ liễu, từ tơ nhưng tơ liễu thì chỉ xuất hiện ba lần, “tơ liễu mà không buông mành” chỉ có hai lời giải: 2 Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha! Và: Chừng xuân tơ liễu còn xanh Nghĩ mình chưa thoát khỏi vành ái ân. Mặt khác, bàn tới Truyện Kiều không thể không nói đến chuyện Bói Kiều. Chẳng biết tự bao giờ Bói Kiều đã trở thành tập quán tìm ăn sâu vào đời sống thường ngày của nhân dân, không chỉ tại đất Lam Hồng, mà còn khá phổ biến ở nhiều nơi trên cả nước. Vào năm 1898, trong bài Tựa viết cho bản Kiều Oanh Mậu (in năm 1902), Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ đã nêu lên câu hỏi tha thiết: "ôi, sao mà lại có văn hay làm say người đến thế! Còn một điều lấy lâu lạ nữa là người đời dùng để bói, thì thấy ứng nghiệm như thần!". Ở Hà Tĩnh, trước tháng Tám 1945, hầu hết các gia đình trước bàn thờ ở gian giữa có một bàn nhỏ cao (yên thư) thường đặt cuốn Truyện Kiều. Ai muốn bói phải gấp cuốn sách lại, rồi lẩm nhẩm đọc lời khấn (nếu không biết chữ, có thể nhờ bói hộ): "Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy Tiên Thúy Kiều Hôm nay là ngày Con tên là xin bói một quẻ về đường tình duyên, tài lộc con cái, Con xin bốn câu, trang bên trái, hoặc bên phải ” Bói xong rồi, có thể có vài người ngồi cạnh cùng giải thơ Kiều, đoán xem mức độ linh ứng về hiệu quả ứng nghiệm đến đâu, song cái chính là cần sự chân thành! Hơn nữa, Truyện Kiều còn được Bác Hồ của chúng ta thường hay lấy Kiều trong trò chuyện đời thường và cả trong ngôn ngữ hành chính. Xa quê Kim Liên 50 năm, lúc về thăm quê, Bác đã đọc hai câu tập Kiều: Quê hương nghĩa nặng tình sâu Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình! Đặc biệt, trong diễn văn đón tiếp Tổng thống nước Cộng hòa Ghinê Xê cu Turê tại sân bay Gia Lâm ngày 15/9/1960, Bác Hồ đã nói: Đến bây giờ mới thấy đây, Mà lòng đã chắc những ngày thanh niên. Kết thúc bản Di chúc cuối đời đầy tâm huyết Bác cũng láy lại câu Kiều tràn đầy ý nghĩa: Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay . Mỗi lần nhắc lại câu thơ trên, người đọc có thể liên tưởng đến hai câu Kiều: Còn non, còn nước, còn dài, Còn về còn nhớ đến người hôm nay. Không chỉ dừng lại ở địa hạt văn thơ, Truyện Kiều còn được khẳng định giá trị trong quan hệ rộng rãi về văn hóa, vượt ra ngoài ranh giới dân tộc, cho nên tổ chức UNESCO đã tôn vinh: Nguyễn Du là danh nhân văn hóa nhân loại (1965). 3 Nổi bật hơn, Truyện Kiều còn tỏa sáng giữa đời sống ngoại giao hiện đại. Chứng cớ là năm 2000, Tổng thống Hoa Kỳ Bin Clinton trong đáp từ chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tại Hà Nội đã "vận Kiều » khá tế nhị:- Nhân dân Hoa Kỳ vui mừng vì đã đến lúc chúng ta có thể trở thành đổi tác. Như trong Truyện Kiều đã nói : Sen tàn cúc lại nở hoa, / Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân. Nay ký ức băng giá về quá khứ đã bắt đầu tan. Những phác thảo của một tương lai ấm áp chung đã bắt đầu hình thành. Cùng nhau chúng ta hãy tận hưởng mùa xuân ấm áp này" (Báo Nhân Dân 1 8/11/2000). Trên đất Pháp, người ta không chỉ dễ dàng tìm đọc nhiều bản Kiều đã được dịch ra tiếng Pháp, mà còn thấy trong cuốn Từ điển các tác phẩm của mọi thời đại và mọi xứ sở. Truyện Kiều được giới thiệu ở Pháp rất trân trọng và chi tiết. « Truyện Kiều » còn được chuyển thể thành nhiều kịch bản sân khấu từ Bắc vào Nam, chinh phục đông đảo người xem. Có thể đơn cử một vài tác phẩm sân khấu như sau : Năm 1966, tại khu sơ tán Thái Nguyên, giáo sư Hoàng Xuân Nhị đã hoàn thành vở kịch mang tên Kiều. Tuy đang ở thời chiến, nhưng cũng vào năm ấy, lớp sinh viên văn khóa Tám đã công diễn vở Kiều tại Thái Nguyên, do Hoàng Chương làm đạo diễn. Trước năm 2010, tại thành phố Hồ Chí Minh, đã có vở cải lương đặc sắc : « Ai giết nàng Kiều ? » Sau năm 2010, nữ đạo diễn Hoa Hạ dựng vở cải lương khác mang tên « Kim Vân Kiều » được công diễn suốt bốn giờ liền tại nhà hát Trần Hữu Trang. Và nhạc sĩ Phạm Duy cũng từng dành nhiều công sức viết bản nhạc dang dở về Truyện Kiều. Vào đầu năm 2012, nghệ sĩ Lan Hương đã dàn dựng vở kịch hình thể mang tên Nguyễn Du với Kiều và đã công diễn nhiều đêm ở Nhà Hát lớn Hà Nội. Đây là một đóng góp mới và lạ đến với công chúng thủ đô về một tích Kiều cổ điển Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo từ Paris về nước dựng vở thanh xướng kịch về Thúy Kiều mang tên Định mệnh bất chợt, gồm 11 chương vào đêm 3 tháng 5-2012 tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Và ngày 3 tháng 11 năm 2011, Hội Kiều học - Hội của những người yêu thích Truyện Kiều - đã được thành lập tại Hà Nội, bước đầu đã có trên 350 hội viên từ Nam chí Bắc cùng một số Việt kiều và cả người nước ngoài cũng tình nguyện gia nhập Hội. PGS. Nguyễn Văn Hoàn - một chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu Truyện Kiều được Đại hội bầu làm Chủ tịch Hội. Thời gian đã chứng tỏ sức sống dài lâu của truyện thơ bất hủ này trong lòng nhân dân. Như vậy không gian Diễn Xướng trò Kiều của phong trào văn hóa nghệ thuật quần chúng xuất hiện đầu tiên thuộc vùng Bắc Nghệ An, Nam Thanh Hóa. Một điều giống nhau giữa các vùng miền là các vai diễn Vân Kiều, Tú Bà đều do phái “mày râu” xâu lỗ tai để sắm vai. Nhận định sự xuất phát đầu tiên của không gian diễn xướng trò Kiều ở Kỳ Anh, Đức Thọ , Nghi Xuân Hà Tĩnh đều thừa nhận trò Kiều, chèo Kiều là do người Đằng ngoài vào làm ăn rồi lập phường hát. 2/ Xin giới thiệu kèm theo phần trình bày này một số bài viết về không gian diễn xướng của Truyện Kiều (bài của Nguyễn Ban - Hậu huệ chi ất đời thứ VI của Đại thi hào Nguyễn Du) ; Đố Kiều có lắm điều hay (bài viết của Vương Trọng) ; Và các bài viết về trò Bói Kiều, Tập Kiều, lẩy Kiều (Lược trích trong cuốn “Thú chơi tập Kiều » – Phạm Đan Quế) ; Họa Kiều của Đông Tảo, Lẩy Kiều của thi sĩ đồng quê Nguyễn Bính. a/ Truyện Kiều với giá trị không gian diễn xướng 4 Văn học nước nhà có nhiều truyện thơ được chuyển thể sang nhiều những loại hình diễn ca, diễn xướng như truyện Thạch Sanh, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tài Cúc Hoa,Thoại Khanh Châu Tuấn, Tấm Cám, Nhị Đỗ Mai, Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình - Dương Lễ, Lục Vân Tiên… Nhưng tác phẩm được chuyển thể sang nhiều loại hình diễn ca diễn xướng của nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp và văn nghệ quần chúng thì đó là Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du. Theo nhà sưu tầm biên soạn Phạm Đan Quế thì các bản đờn tranh và bài ca của Phụng Hoàng Sang chuyển thể từ Truyện Kiều đã xuất bản tại Sài Gòn từ những năm 1909. Các bài ca tứ tài tử của Đặng Nhiều Hơn và Đinh Thái Sơn, các bài ca lục tài tử của Đặng Tiền Thân cũng đã xuất bản ở Sài Gòn từ những năm 1915 thế kỷ XX. Trên tờ báo Gia Định số 52 ngày 29 tháng 12 năm 1896. Có bài quảng cáo cho sách xuất bản đầu năm 1897 nguyên văn như sau: “Nhà in bán sách mới lập của ông Claude và công ti đường Catinat số 99. Tuồng- Kim Vân - Kiều - Lãm Túy Hiên truyện, thế tải Trương Minh Ký, kỉnh lục ra Quốc Ngữ rõ ràng theo y bổn của quan Ngụy Công (thám ba)” tức là Hoàng giáp tiến sĩ Ngụy Khắc Đản. Ông người xã Xuân Viên cùng huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh với cụ Nguyễn Du. Ông sinh năm 1817 và mất năm 1872. Ông thi đỗ hạng thứ 3 đệ nhất giáp. Ông viết tuồng Kiều khi làm án sát sứ Quảng Nam. Năm Tự Đức 16 (1863) được cử đi sang Pháp với ông Phan Thanh Giản và Phan Phú Thứ. Sau khi về nước được lãnh chức: Hữu tham tri Bộ hộ, rồi thượng thư Bộ binh. Nhờ lời văn đối sách có nhiều thiết thực được nhà vua khen ngợi và trao chức: tham biện ở Cơ mật viện. Dựa vào thông tin trên có thể rút ra kết luận: Truyện Kiều được chuyển thể sang Kịch bản sân khấu tuồng vào khoảng giữa thế kỷ thứ XIX. Nghĩa là sau khi cụ Nguyễn Du mất (1820) khoảng 30 năm. Tiếp đến các bản tuồng, cải lương Kim Vân Kiều in tại Hà Nội - Hải Phòng đầu những năm 1930. Theo kể lại của đạo diễn sân khấu nghệ sĩ Hoàng Em, thì Rạp tuồng ông Ba Dịu tại thành phố Vinh, Nghệ An trước những năm 1930 cũng đã diễn tuồng Kim Vân Kiều. Ông Ba Dịu là cụ thân sinh đạo diễn Hoàng Em nguyên là hiệu phó trường VHNT Việt Bắc, sau là hiệu phó trường múa Việt Nam. Anh ông là ông Hoàng Anh trưởng đoàn cải lương Hải Phòng. Như vậy không gian diễn xướng Truyện Kiều với bộ môn đờn ca tài tử cải lương và tuồng đã xuất hiện trên sân khấu Bắc Trung Nam từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Hòa bình lập lại (1954) các đoàn nghệ thuật trung ương như Chuông Vàng, Kim Phụng đều diễn tích truyện Kiều. Đoàn cải lương Nghệ Tĩnh sau những năm 1980 mới dàn dựng và biểu diễn trong nhiều năm. Theo tài liệu sưu tầm của ông Trần Việt Ngữ nhà hát chèo trung ương trong đợt đi sưu tầm: “Chèo Cố Chiếng – Thanh Nghệ” năm 1969. Ông Viết: Ông và ông Nguyễn Trung Phong nguyên phó giám đốc sở VHTT Nghệ Tĩnh đã cùng đi sưu tầm và đã gặp lão nghệ nhân Nguyễn Đình Chiêm người thôn Trung Phường, xã Diễn Minh, Diễn Châu, Nghệ An. Ông Chiêm đọc và viết được Hán Nôm. Trước cách mạng tháng 8- 1945, ông đã từng theo phường hát cụ Nhì Am trong vùng từ những năm 1915 - 1927 và tiếp theo 1934 - 1942, đã từng đóng vai Kim Trọng, Thúc Sinh được dân đương thời khen là cớ tinh thần. Ông đã hai lần cung cấp kịch bản trò Kiều cho nhà hát chèo trung ương. Nội dung kịch bản 2 lần không có gì khác nhau, nhưng việc phân chia lớp lang, màu hồi thì có khác nhau. Kịch bản cụ cung cấp năm 1964 toàn tấn trò chỉ có 3 hồi và diễn trong 3 đêm là kết tấn. Kịch bản cung cấp cho ông Trần Việt Ngữ (1969) lại phân chia làm 4 hồi diễn 4 đêm mới hết tích trò. 5 Vở kịch "Nguyễn Du với Kiều" của Nhà hát Tuổi trẻ Theo cố Đạo diễn Cao Danh Giá, ông là người Diễn Hoa, Diễn Châu nguyên trưởng đoàn chèo Nghệ An ông nói các huyện bắc Nghệ An- nam Thanh Hóa đã có nhiều đội trò, trước những năm 1920 huyện Diễn Châu, qua các cuộc thi có nhiều đội xuất sắc như đội trò Diễn Minh, Diễn Hoa, Diễn Yên, Diễn Hồng… Hầu hết các đội trò hàng năm đến các dịp lễ tết hội làng lại dựng rạp lên diễn trò nhiều đêm liền. Lên 16, 17 tuổi ông đã tham gia đội trò của làng. Ông nói vui: “Trò vè ngày trước may ra được dăm ba miếng lúc diễn, còn thôi diễn là khô môi. Thế mà làng kêu là đi suốt không tính toan gì đến việc nhà…”. So với dân quê tôi, khi làng có đội trò thì đó là ông nói thật. Với diễn viên đội trò ngày đó vì may không có phụ nữ tham gia hát xướng nên các bà mà có máu chị Hoạn cũng rất vô tư cho chồng con đi theo phường bạn, chẳng tính gì đến đoạn cơm gạo và so kè hơn thiệt. Ca ngợi phong trào văn hóa của quê hương ông nói: “Diễn Yên Quỳnh không chỉ là vùng lúa, vùng màu của Nghệ An, mà còn là vùng diễn xướng trò Kiều của xứ Nghệ trước cách mạng tháng 8 – 1945. Như vậy không gian Diễn Xướng trò Kiều của phong trào văn hóa nghệ thuật quần chúng xuất hiện đầu tiên thuộc vùng Bắc Nghệ An, Nam Thanh Hóa. Một điều giống nhau giữa các vùng miền là các vai diễn Vân Kiều, Tú Bà đều do phái “mày râu” xâu lỗ tai để sắm vai. Nhận định sự xuất phát đầu tiên của không gian diễn xướng trò Kiều ở Kỳ Anh, Đức Thọ , Nghi Xuân Hà Tĩnh đều thừa nhận trò Kiều, chèo Kiều là do người Đằng ngoài vào làm ăn rồi lập phường hát. Người Hà Tĩnh gọi người Đằng ngoài là cư dân từ vùng Nghi Lộc Nghệ An đến các huyện phía Nam Thanh Hóa, xa hơn nữa là người Bắc Kỳ. Theo tư liệu nhạc sĩ Lê Hàm nguyên trưởng đoàn Kịch thơ Hà Tĩnh sưu tầm cung cấp thì tại Kỳ Anh trước đây những năm 1930 đã có người Đằng ngoài vào buôn bán, rồi lập phường hát chèo Kiều. Đọc các tư liệu Kim Vân Kiều diễn ca thì thấy ở Kỳ Anh là nơi trò kiều gọi là chèo Kiều. Ở Diễn Châu các cụ lại cho Kim Vân Kiều diễn ca là tuồng pha chèo nên gọi là Trò. Ở Nghi Xuân Hà Tĩnh cũng gọi Trò. Hát trò nghĩa là có hát , có diễn và có làm trò vui. Còn các huyện Bắc Quảng Bình lại gọi là hát Kiều. Nhạc sĩ Lê Hàm còn cho biết ở Kỳ Anh nhiều xã có đội chèo như Kỳ Văn, Kỳ Bắc, Kỳ Châu, Kỳ Long, Kỳ Tân, Kỳ Thư, Kỳ Ninh….Riêng đội chèo xã Kỳ Châu thành lập muộn hơn (năm 1954) đến năm 1962 rời rạc rồi tan rã vì chiến tranh. Theo cụ Hòa đội trưởng: Đội chèo kiều Kỳ Châu không phải do người Bắc thành lập mà do Cố Cháu Mính người Nhà Chàng tức là làng rèn Trung Lương huyện Đức Thọ vào làm nghề rèn ở Kỳ Anh lấy vợ rồi xây đội chèo của làng. Điều này chứng tỏ trò Kiều xuất hiện ở Đức Thọ Hà Tĩnh khá sớm, có thể cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Xin trích câu viết của nhạc sĩ Lê Hàm: “Theo cụ Cương, khi cụ 10 tuổi, năm nay (1964) cụ đã 72 tuổi ở Kỳ Anh đã có chèo Kiều” như vậy là khoảng 1902 chèo Kiều đã vào đất Đức Thọ Hà Tĩnh. Trò Kiều về quê hương tác giả Truyện Kiều: Điều chắc chắn Trò Kiều về làng Tiên Điền chậm muộn so với nhiều vùng của 6 tỉnh Bắc Miền Trung. Về thời gian phải đến gần 100 năm sau khi cụ Nguyễn Du qua đời (1820). Người đón thầy trò về làng là anh em người họ Trần, xóm làng Tiền, xã Tiên Điền ( nay là thôn An Mỹ). Đó là các ông Trần Văn Thiều, Trần Văn Ân, Trần Lan và Trần Văn Nguyệt. Nếu các cụ còn sống thì năm nay đã khoảng 120 tuổi. Khác với các hoạt động văn nghệ khác, đội trò của làng hễ nổi trống lên, bất phân ngày đêm, tập hay diễn dân làng đều tụ tập đến xem. Dân mê trò kiều đến nỗi hầu như khán giả nhiều người thuộc lòng nhiều vai diễn hơn cả diễn viên. Cũng nhờ thế mà Kịch bản Trò Kiều lưu truyền tồn tại lâu trong dân gian. Khi Nghi Xuân khôi phục trò Kiều năm 2000 Phòng VHTT huyện đi sưu tầm Kịch bản gốc và phong trào xây dựng đội trò trước đây của các vùng miền, mới thấy được nhiều điều lý thú về tình cảm của nhân dân mến mộ trò Kiều trong một thời gian dài. Hồi đó huyện Nghi Xuân chỉ có 6 xã – Tiên Điền, Xuân Mĩ, Xuân Thành, Cổ Đạm, Xuân Liên và Xuân Lĩnh là những xã có đội Trò Kiều. Còn các huyện Diễn Châu ,Yên Thành - Nghệ An; Đức Thọ, Thạch Hà, Kỳ Anh - Hà Tĩnh, mỗi huyện ít nhất cũng phải có từ 10 đến 15 xã có đội hát diễn trò Kim Vân Kiều. Phong trào hát trò kiều phải nói đến thời gian chống Pháp, chống Mĩ mới rời rạc rồi tan rã dần. Gần đây chỉ còn 2 đội trò Tiên Điền, Xuân Liên huyện Nghi Xuân ,và đội hát Kiều của huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Nhưng lại xuất hiện kịch nói, Kịch Opera, kịch dân ca diễn tích Truyện Kiều, tất nhiên phần lớn chỉ là diễn trích đoạn. 6 Khi đi tìm hiểu phong trào diễn xướng trò Kiều ở Diễn Châu các cụ cho biết tình cảm mến mộ trò Kiều của dân thời đó thật đáng trân trọng. Các cụ nói “Ý thức dân ta hồi đó hay lắm, lạ lắm và cũng quý lắm. Có người thuộc làu cả tấn Trò thậm chí hát còn rất hay. Thế mà khi làng tập trò, diễn trò họ vẫn đi xem. Theo các cụ, họ đi là để xem các vai mới thay, và đội trò năm sau diễn, hát có hay hơn những năm trước không? Nếu hay hơn thì họ khen họ thưởng, nếu dở thì họ góp ý chân tình. Thậm chí có người sau đêm diễn đến tận nhà các vai diễn để động viên góp ý chỉ vẽ chỗ đúng chỗ sai. Như vậy không gian mến mộ Trò Kiều không chỉ làng Tiên Điền quê hương cụ Nguyễn mà còn nhiều vùng miền như vậy. Năm 2000 phòng VHTT huyện Nghi Xuân nhận được một băng ghi hình của đội hát Kiều của huyện Bố Trạch Quảng Bình. Người xem quê tôi thật sự xúc động vì đội ngũ diễn viên diễn xướng các cụ đều đã tuổi ngoài 70 – 80. Nghe nói xã Thạch Đồng huyện Thạch Hà gần đây cũng có đội trò diễn tích Truyện Kiều. Phải nói không gian diễn xướng Truyện Kiều có một phạm vi rộng trên cả 3 miền đất nước. Đó là chưa đề cập sâu đến hoạt động của các nhà hát, các đoàn tuồng chèo cải lương, kịch dân ca, kịch hát chuyên nghiệp của các tỉnh thành phố trên phạm vi cả nước. Ngày nay phong trào diễn ca, diễn xướng trò Kim Vân Kiều lắng xuống và không gian thu hẹp lại, phải chăng tình cảm với Truyện Kiều của dân ta phai nhạt dần hoặc vì lý do chúng ta nhập vào quá nhiều phim ảnh Hải ngoại. Là một người một thời làm công tác văn hóa nghệ thuật quần chúng tôi nghĩ không hoàn toàn như thế. Không thể đổ lỗi cho phim ảnh nước ngoài. Bởi lẽ nhân dân ta rất tự hào, mến mộ và coi trọng những gì của chính mình của cộng đồng mình làm ra tạo nên. Ngày nay nhà nào cũng có tivi, radio, nhưng hễ đội văn nghệ thôn tổ chức diễn văn nghệ là nhân dân vẫn kéo về xem đông nghịt. Xem xong còn ủng hộ cái gọi là để nuôi phong trào. Cụm từ dân gian: “cây nhà lá vườn” vẫn là sở thích về những hoạt động văn hóa thể thao của nhân dân ta. Năm 2000 khi khôi phục trò kiều cho 2 xã Tiên Điền và Xuân Liên huyện Nghi Xuân, chúng tôi thấy đêm tập nào cũng có dân đến xem và ủng hộ tiền cho đội trò của làng luyện tập. Có điều công tác tổ chức chỉ đạo của những người có trách nhiệm vẫn trì trệ và bảo thủ cái nhận thức cổ hủ: “Chưa có văn nghệ chưa chết ai” hoặc là phong trào gì cũng chỉ rộ lên để ghi thành tích rồi sau đó xong thôi. Đặc biệt cái nhìn thiên lệch từ khi đất nước thực hiện nền kinh tế thị trường, xu thế cứng nhắc chỉ quan tâm đến làm thế nào để có thu nhập cao, để bản báo cáo được mọi người quan tâm chú ý để rồi được nhiều chương trình dự án, ít khi nghĩ đến đời sống văn hóa tinh thần, cái gì còn, cái gì mất. Giá trị không gian diễn xướng truyện Kiều cũng như nhiều tác phẩm kinh điển của nước nhà, có tính giáo dục tư tưởng tình cảm nhân cách đạo đức con người - nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, tiếp thu tự giác không gò bó, ràng buộc nhưng nhớ lâu khó quên. Đó cũng là chức năng giáo dục của nghệ thuật sân khấu cần được giữ gìn phát huy. Tóm lại không gian diễn xướng nghệ thuật sân khấu nói chung, Truyện Kiều nói riêng tồn tại và phát triển là tùy thuộc vào nhận thức và tư tưởng tình cảm của con người. Trong tương lai hy vọng sẽ xuất hiện nhiều tư duy đúng đắn, thiện chí và tâm huyết để xây dựng và phát triển không gian diễn xướng không chỉ Truyện Kiều mà những tác phẩm kinh điển có giá trị nhân văn của nước nhà. Bảo tồn phất huy văn hóa truyền thống theo tinh thần “Xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.” Nguyễn Ban (Hậu huệ chi ất đời thứ VI của Đại thi hào Nguyễn Du) b/ Đố Kiều có lắm điều hay Không thể thống kê hết số người thuộc toàn bộ 3254 câu, và khó tìm được một người Việt Nam mà không thuộc một vài đoạn, một vài câu Kiều. Thế kỷ này qua thế kỷ khác, dân ta mê rồi nghĩ ra các cách thưởng thức Truyện Kiều. Nếu như Vịnh Kiều, Bình Kiều là 7 công việc của giới nhà Nho, trí thức, thì Ngâm Kiều, Lẩy Kiều, Bói Kiều đặc biệt là Đố Kiều được quần chúng bình dân tham gia rộng rãi. Đố Kiều là một trò chơi văn nghệ dân gian dưới hình thức đối đáp, nghĩa là một bên hỏi, một bên trả lời, mỗi bên thường là một nhóm, một đội Có điều đặc biệt là khi chơi trò Đố Kiều, cả người ra đố và giải đố thường dùng thơ, chủ yếu là thể lục bát, để chuyển tải ý của mình. Trò chơi Đố Kiều xảy ra nhiều nơi, dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng ở vùng quê Nghệ Tĩnh trước đây chủ yếu diễn ra trong các cuộc hát Phường vải. Hát Phường vải là hình thức hát đối đáp gồm hai nhóm người, một bên là các cô gái địa phương ngồi quay xa dệt vải, một bên là các chàng trai tứ chiếng tụ tập lại. Nội dung hát đố, giải trong hát Phường vải gồm nhiều đề tài khác nhau, nhưng Đố Kiều luôn luôn chiếm một vị trí quan trọng. Điều khó của người giải đố là sau khi nghe đố xong, chỉ một thời gian thật ngắn phải có lời đáp. Bởi vậy trò chơi này đòi hỏi những người tham gia không những thuộc, hiểu Truyện Kiều, mà phải có phản ứng nhanh trong việc diễn tả ý của mình bằng thể thơ lục bát, đồng thời cần có giọng ngâm, giọng hát hay. Sự thật khó tìm được một người toàn tài như vậy, mà trong các bên dự thi Đố Kiều phải phân công nhau, để cho từng người thể hiện sở trường của mình. Thông thường trong thành viên mỗi đội, ngoài số nam thanh nữ tú, mỗi bên còn mời một vài người không phân biệt tuổi tác, thường là cụ đồ Nho hoặc cậu tú, cậu cử thông thuộc Truyện Kiều, gánh vác nhiệm vụ mách lời, các chàng trai cô gái tốt giọng có khi chỉ là người “phát ngôn”. Sau đây là một số ví dụ: Trong trò chơi đố Kiều, rất phổ biến loại câu đố mà lời giải là một câu Kiều: Đố: Truyện Kiều anh đã thuộc làu Đố anh kể được một câu năm người? Giải: “Này chồng, này mẹ, này cha Này là em ruột, này là em dâu”! Đố: Truyện Kiều anh đã thuộc lòng Đố anh đọc được một dòng toàn Nho? 8 Giải: “Hồ công quyết kế thừa cơ Lễ tiên, binh hậu khắc cờ tập công”! Nhưng có nhiều câu đố đòi hỏi lời giải không phải là một câu Kiều, mà là sự tổng hợp của những câu, những đoạn khác nhau. Cái khó của lời giải loại này là không chỉ thống kê các câu Kiều, mà phải xử lý vần để lời giải là một đoạn thơ: Đố: Nàng Kiều lưu lạc gian truân Với người tình, đã mấy lần chia tay? Giải: “Dùng dằng một bước một xa” Chia tay Kim Trọng châu sa đẫm ngày “Chén đưa nhớ buổi hôm nay” Chia tay chàng Thúc hẹn ngày năm sau “Đành rằng chờ đó ít lâu” Chia tay Từ Hải, lòng đau nhớ nhà Chiếc thân bèo nổi, sóng sa Ba lần ly biệt xót xa, tội tình! Cũng có khi người ra đố không chỉ dùng một vài lời ngắn gọn, mà dùng nhiều câu dắt dẫn, đưa đẩy để giới thiệu mình hoặc để tỏ tình, trước khi vào nội dung cần đố: Nữ: 9 “Trăm năm tính cuộc vuông tròn Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông” Phải đâu mèo mả, gà đồng Thuyền quyên muốn hỏi anh hùng trước sau: “Ba quân chỉ ngọn cờ đào Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Tri” Thế còn một đạo làm chi? Trai anh hùng giải được, gái nữ nhi chịu tài. Nam: Vì ai chiếc lá lìa cành Khi săn như chỉ, khi mành như tơ Trót công rày đợi mai chờ “Phải người trăng gió vật vờ hay sao” “Ba quân chỉ ngọn cờ đào Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Tri” Ắt còn một đạo binh uy Ở nhà giữ chốn biên thùy cho nghiêm Anh hùng tỏ với thuyền quyên “Chữ tình càng mặn, chữ duyên càng nồng”! 10 [...]... vào đó cũng phải là cụm từ của một câu Kiều Khác; − Mức độ cuối cùng là có thể thay đổi một số chữ trong các câu Kiều để thay vào bằng những chữ không có trong Truyện Kiều Bài tập Kiều của Nguyễn Bính Nói đến tập Kiều, cũng cần kể đến bài tập Kiều năm 1965 của Nguyễn Bính và cái chết đột ngột đến bất ngờ của nhà thơ, theo đoạn kết của Chu Văn trong “Lời bạt - Tuyển tập thơ Nguyễn Bính” như sau: “… Chuẩn... sự soi sáng của thiên tài văn học Nguyễn Du và áng thơ bất hủ của dân tộc, khiến cho cán cân không còn tương đương nữa, mà có bên nặng bên nhẹ Còn khi đã quyết định thì không nên bói d/ Tập Kiều, lẩy Kiều Tập Kiều là gì? Lược trích trong cuốn “Thú chơi tập Kiều – Phạm Đan Quế” Trong các lối chơi văn học của người xưa thì ngoài việc ngâm vịnh thơ phú, Truyện Kiều còn đem đến cho các bậc văn nhân thức... phần tiểu luận về cách ứng xử trong Truyện Kiều nhé! Nhóm mình chọn Truyện Kiều với những ứng xử trong đời sống vợ chồng”, bài tiểu luận gồm những mục sau: 1/ Ứng xử vợ chồng trong quan niệm truyền thống 20 (chị Nga viết) 2/ Các mối quan hệ vợ chồng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du : Tú Bà- Mã giám sinh (Thu Hải viết) Kiều- Thúc Sinh Kiều- Hoạn Thư Kiều- Bạc Hạnh Kiều- Từ Hải Vân- Kim Trọng 21 ... ngoan ngoãn dừng lại Về mặt văn chương, có rất nhiều thơ, văn, câu đối theo thể tập Kiều, lẩy Kiều ra đời Tập Kiều là chắp nối nhiều câu nguyên văn rải rác trong chuyện Kiều, làm nên một công trình mới có vần, để diễn tả theo ý mình Lẩy Kiều là sửa chữa hay thay đổi một vài chữ trong câu Kiều, nhằm diễn đạt một đề tài Làm một bài thơ tập Kiều không quá khó, chỉ cần thuộc chuyện Kiều, khéo léo chọn lựa... trăm câu Kiều, tác giả là cụ Trúc Đình Lê Hữu Nghiêm, tự Lê Khoan Hoàng Cụ là nhà Nho triều Nguyễn, quê tại Nghệ Tĩnh, đồng thời với cụ Phan Bội Châu; một số thơ văn của cụ trước đây được đăng trên tạp chí Nam Phong, chúng tôi đã từng giới thiệu bài văn điếu cô đào Mộng Duyên của cụ Bài phú này được giới Nho sĩ đương thời ca tụng vì lời đẹp, ý sâu; tập Kiều và lẩy Kiều đắc thể Về lịch sử, Nguyễn Du, tác... tôi cũng dành rất nhiều bài báo về Nguyễn Du và Truyện Kiều Hôm duyệt báo tết, Nguyễn Bính khỏe, tươi, tay thủ một tập giấy mỏng Anh khoe: Trong một đêm đã viết được một bài tập Kiều vịnh cụ Tiên Điền Anh không cho ai xem, chờ lúc ra hội đồng đủ mặt mới trịnh trọng giở trang giấy viết công phu – chữ đẹp như xếp rồi hắng giọng ngâm nga: Kính tặng Nguyễn Du và Truyện Kiều Cảo thơm lần dở trước đèn Là... về) Đố Kiều là một trò chơi tao nhã có từ lâu đời, nhưng tiếc rằng hơn nửa thế kỷ qua hầu như ít xuất hiện trong đời sống tinh thần của công chúng Đó là một thiếu sót trong công việc bảo tồn vốn cổ của ngành văn hóa Gần đây Đài Tiếng nói Việt Nam có một chương trình khá hoành tráng về việc đưa Truyện Kiều đến với thính giả bằng cách giới thiệu toàn bộ Truyện Kiều, từ đầu đến cuối qua giọng ngâm của các... nghĩa đoạn văn và áp dụng vào trường hợp cụ thể của mình Người càng có trình độ, càng từng trải, vì càng có công phu và đạo đức thì càng đáng tin cậy trong việc giúp làm sáng tỏ ý nghĩa của quẻ bói, không nhất thiết là người phải có bằng cấp hoặc địa vị cao trong xã hội Cách giải nghĩa và áp dụng đoạn văn lấy làm quẻ bói hoàn toàn độc lập với nội dung, cốt truyện và tình tiết của Truyện Kiều Bói Kiều chỉ... câu đố này chỉ mượn Truyện Kiều để mang lại tiếng cười sảng khoái như nghe chuyện tiếu lâm Đó là Truyện Kiều của “những người thích đùa” Hỏi: Tiện đây hỏi một hai điều Thiếp tôi chưa rõ nàng Kiều ai sinh? Đáp: “Hổ sinh ra phận thơ đào Công cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong” Khái (hổ) sinh Kiều, thật lạ lùng Trả lời như rứa thỏa lòng em chưa? Hỏi: Chập chờn cơn tỉnh cơn mê Nghe đâu Kiều có làm nghề tráng... thời trong mỗi đoạn có sự phân tích, giảng giải của các chuyên gia về Truyện Kiều Cũng trong chương trình này, đài còn tổ chức mỗi tháng một câu Đố Kiều với thính giả rộng rãi trong cả nước Việc làm này của Đài Tiếng nói Việt Nam không những đem lại hứng thú cho người nghe mà còn làm sống lại một trò chơi văn hóa có nguy cơ mai một ( Vương Trọng) c/ Bói Kiều : Không biết từ bao giờ nhưng mỗi dịp đầu . thức Truyện Kiều. Nếu như Vịnh Kiều, Bình Kiều là 7 công việc của giới nhà Nho, trí thức, thì Ngâm Kiều, Lẩy Kiều, Bói Kiều đặc biệt là Đố Kiều được quần chúng bình dân tham gia rộng rãi. Đố Kiều. hạt văn thơ, Truyện Kiều còn được khẳng định giá trị trong quan hệ rộng rãi về văn hóa, vượt ra ngoài ranh giới dân tộc, cho nên tổ chức UNESCO đã tôn vinh: Nguyễn Du là danh nhân văn hóa nhân. lẩy Kiều (Lược trích trong cuốn “Thú chơi tập Kiều » – Phạm Đan Quế) ; Họa Kiều của Đông Tảo, Lẩy Kiều của thi sĩ đồng quê Nguyễn Bính. a/ Truyện Kiều với giá trị không gian diễn xướng 4 Văn

Ngày đăng: 21/01/2015, 11:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan