L ối thể hiện này thuộc phạm vi bút pháp trữ tình.” [tr.6,14] Nguyễn Lộc trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, tập II, đã có ý kiến về cốt truyện trong
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
Trang 2M ỤC LỤC
A DẪN NHẬP
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Phương pháp nghiên cứu 5
4 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Cấu trúc luận văn 6
B NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận và giới thiệu về Truyện Kiều 8
1.1 Cơ sở lí luận 8
1.1.1 Khái niệm thể và loại 8
1.1.2 Hiện tượng tương tác thể loại trong văn học 9
1.2 Giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều 12
1.2.1 Nguyễn Du và Truyện Kiều 12
1.2.2 Đối sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân 15
Chương 2: Sự tương tác thể loại trong Truyện Kiều 26
2.1 Chất trữ tình trong truyện Kiều 26
2.1.1 Đặc trưng chất trữ tình 26
2.1.2 Chất trữ tình trong Truyện Kiều 27
2.1.2.1 Thể thơ 27
2.1.2.2 Giọng điệu trữ tình 31
2.1.2.3 Trữ tình thiên nhiên 36
2.2 Chất tự sự trong Truyện Kiều 42
Trang 32.2.1 Đặc trưng chất tự sự 42
2.2.2 Chất tự sự trong Truyện Kiều 43
2.2.2.1 Cốt truyện 43
2.2.2.2 Nhân vật 49
2.2.2.3 Ngôn ngữ tự sự 58
2.3 Chất kịch trong Truyện Kiều 69
2.3.1 Đặc trưng chất kịch 69
2.3.2 Chất kịch trong Truyện Kiều 71
2.3.2.1 Xung đột kịch 71
2.3.2.2 Ngôn ngữ đối thoại 76
2.3.2.3 Ngôn ngữ độc thoại 80
Chương 3: Ý nghĩa sự tương tác thể loại trong Truyện Kiều đối với người đời sau 88
C K ẾT LUẬN 97
D TÀI LI ỆU THAM KHẢO 100
Trang 4L ỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Lê Thu Yến, giảng viên khoa Ngữ Văn, ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh, người đã tận tình hướng dẫn, quan tâm và thương mến trong suốt quá trình thực hiện luận văn này Những lời hướng dẫn, góp ý và động viên của cô là kinh nghiệm cũng như động lực giúp tôi hoàn thành khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn các các bộ của Thư viện trường Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh và Thư viện Khoa học tổng hợp Tp,Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tận tình trong việc tìm kiếm tư liệu nghiên cứu để hoàn thành luận văn
Bên cạnh đó, tôi chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Thanh Nga, giáo viên hướng dẫn thực tập trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, cô đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi
để hoàn thành luận văn đúng thời hạn và hoàn thiện nhất
Tôi cũng vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến toàn bộ quý thầy cô khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh, những người có vai trò to lớn trong suốt quá trình tôi theo học tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn
Trang 5A D ẪN NHẬP
1 Lí do ch ọn đề tài
Nói tới văn học trung đại Việt Nam, ta không thể không nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ khiêm
nhường coi đó là những “…lời quê góp nhặt dông dài” Nhưng thực tế đã cho thấy,
bất chấp qui luật và sự sàng lọc nghiệt ngã của thời gian, Truyện Kiều đã khẳng định sức sống bất tử của một tác phẩm bất hủ Được viết trong “chồng chất những khối
lỗi ở trong lòng” và được viết bằng tâm huyết “như có máu chảy ở đầu ngọn bút”,
“như có nước mắt thấm ở trên tờ giấy” Tác phẩm là sự thể hiện “nỗi đau nhân tình”
của Nguyễn Du tập trung, xúc động và thành công nhất
Truyện Kiều đã sống trong đời sống của văn học Việt Nam, con người Việt
Nam biết bao năm nay Người ta đọc Kiều, thuộc Kiều, lẫy Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều,
… Truy ện Kiều khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà phê
bình Truy ện Kiều được dịch ra nhiều thứ tiếng là sự minh chứng cho khả năng giao
lưu, hòa nhập của văn học Việt Nam, góp phần làm giàu đẹp và lớn mạnh và phong phú thêm kho tàng văn hóa chung của nhân loại
Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học Việt Nam Tác phẩm đã đặt ra nhiều vấn
đề sâu sắc, ám ảnh về thân phận của con người trong xã hội phong kiến Bằng tài năng bậc thầy và sự sáng tạo độc đáo, Nguyễn Du đã biến Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân – một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc xa lạ thành một câu chuyện dễ hiểu
và gần gũi với nhân dân Việt Nam Từ khi ra đời cho đến nay, trải qua một thời gian dài với bao biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc, Truyện Kiều vẫn sống mãi và luôn được đón nhận nồng nhiệt
Đã có nhiều nghiên cứu về Truyện Kiều trên nhiều phương diện khác nhau Nhìn
chung, ở phương diện nào nhà nghiên cứu cũng phát hiện được những điểm sâu sắc và
độc đáo của tác phẩm Đã từng có nhận xét cho rằng: “Truyện Kiều là một cuốn tiểu
thuyết bằng thơ”, trong Truyện Kiều có sự kết hợp giữa thi – ca – nhạc – họa, tác
Trang 6phẩm vừa kể chuyện đời, vừa kể chuyện lòng Truyện Kiều đã là nguồn cảm hứng cho
vô số công trình nghiên cứu, tác phẩm được nhìn nhận dưới cái nhìn Phật giáo, được phân tích về ngôn ngữ, giọng điệu kể chuyện, bút pháp trữ tình,… Góp phần tạo nên
sự thành công của Truyện Kiều còn có sự tương tác về thể loại Tuy nhiên, vấn đề này
còn ít được đề cập đến, hầu như chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào
Truyện Kiều là một tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông Vấn
đề luận văn nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cho việc giảng dạy sau này Truyện Kiều
của Nguyễn Du là một truyện thơ Bằng một tình cảm nồng cháy, nhà thơ đã kể lại một câu truyện trọn vẹn, có cốt truyện, có nhân vật, các nhân vật có quá trình phát triển Chính vì thế, đặc điểm của chủ thể kể chuyện ở truyện thơ sẽ có những điểm khác biệt
so với chủ thể kể chuyện trong tác phẩm văn xuôi tự sự Khảo sát Truyện Kiều, chúng
ta thấy Nguyễn Du xuất hiện trong tác phẩm với hai tư cách: chủ thể kể chuyện vô hình và tư cách chủ thể trữ tình Nguyễn Du không phải là người đầu tiên phân thân thành chủ thể tự sự và chủ thể trữ tình trong tác phẩm nhưng ông là người thể hiện sự phân thân này hoàn chỉnh nhất Với đề tài “Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn
tương tác thể loại”, người viết muốn đóng góp một cách nghiên cứu mới mẻ về một
tác phẩm đã quá quen thuộc và được nhiều người nghiên cứu Thông qua đó có thể
hiểu thêm về con người, cũng như cái nhìn đối với con người và cuộc đời của vị đại thi hào dân tộc Nguyễn Du
2 L ịch sử vấn đề
Đã có nhiều ý kiến, nhận định và công trình nghiên cứu về chất tự sự cũng như chất trữ tình trong Truyện Kiều Tuy nhiên về chất kịch, cũng như sự tương tác thể loại của tác phẩm hầu như chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề
Đỗ Minh Tuấn trong chuyên luận “Nghệ thuật trữ tình của Nguyễn Du trong
Truy ện Kiều” (14) đã nhận xét về cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Du:
Trang 7“Nếu như có thể tách ra một cách tương đối tính chất tiểu thuyết và tính chất thơ ca thì có thể quan niệm rằng trong tác phẩm của Nguyễn Du các nhân vật được xây dựng từ hai lối thể hiện khác nhau:
1 Con người được vẽ ra trong những diện mạo, những hành động và những quan
h ệ xã hội của nó Lối thể hiện này thuộc phạm vi bút pháp tự sự
2 Con người (kể cả người kể chuyện) được vẽ lên trong tâm trạng cá biệt của mình L ối thể hiện này thuộc phạm vi bút pháp trữ tình.” [tr.6,14]
Nguyễn Lộc trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ
XIX, (tập II), đã có ý kiến về cốt truyện trong Truyện Kiều:
“Nguyễn Du viết Truyện Kiều đã dựa khá sát vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, có nghĩa là Nguyễn Du đã giữ lại của tác phẩm này những tình tiết chính, những biến cố quan trọng, chứ không phải mọi tình tiết của tác phẩm đều được giữ
l ại Thực tế thì nhà thơ đã bỏ đi khoảng một phần ba những chi tiết trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, và thêm một khối lượng cũng khá lớn” [tr.65, 23]
Trong Truy ện Kiều và thể loại Truyện Nôm [24], tại chương III: Nghệ thuật xây
d ựng nhân vật Truyện Kiều, Đặng Thanh Lê đã nhận định về nghệ thuật kể chuyện của
Nguyễn Du: “Là tác phẩm tự sự, Truyện Kiều đã tập trung vào vận mệnh nhân vật
Trang 8“Truy ện Kiều phảng phất mà rất đậm đà đằm thắm một “bản sắc trữ tình” Thấp thoáng trên nh ững trang Kiều ra thấy bóng dáng của ca dao, của Chinh phụ ngâm, của thơ Đường,…” [tr.248,24]
Phan Ngọc trong cuốn “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” [25],
có một chương bàn về phương pháp tự sự của Nguyễn Du Phan Ngọc đã khẳng định:
“Truy ện Kiều là tiểu thuyết phân tích tâm lý” [tr.120,25], “Truyện Kiều đã được bố
c ục như một vở bi kịch lớn” [tr.184, 25] Ngoài ra, ông đã nhận định bước đầu về Truyện Kiều với tính chất tương tác nhiều thể loại: “Truyện Kiều là tác phẩm tổng hợp được các thành tựu nghệ thuật của nhiều thể loại của thời đại Ở đây có những thành
t ựu của thể truyện Nôm, của thể ngâm khúc, thể kịch” [tr.197,25]
Trong các thao tác của Nguyễn Du, Phan Ngọc có bàn đến thao tác “đặt sự việc vào thế đối lập” và khẳng định “tự thân Nguyễn Du không thể nghĩ ra thao tác này,
b ởi vì đó là thao tác của kịch Ông học tập nó ở kịch Trung Quốc và nhất là ở tuồng”
[tr.84,25]
Bàn về nhiều vấn đề liên quan đến nghệ thuật tự sự của Truyện Kiều, trong bài Tư
tưởng nhân vật và cách kể chuyện của Nguyễn Du, Trần Đình Sử có viết: “Người kể chuyện Truyện Kiều là một người được cá tính hóa, hơn thế được kịch tính hóa”
[tr.349, 26]
“Đặc biệt người kể chuyện Truyện Kiều đồng thời là một nhà thơ trữ tình (…) Nguyễn Du đã sử dụng chủ yếu không phải là kinh nghiệm tự sự Trung Hoa mà là truy ền thống trữ tình lâu đời Nguyễn Du huy động tối đa các thủ pháp trữ tình để miêu tả tình cảm nhân vật” [tr.349 và 350, 26] Cuối bài, Trần Đình Sử viết: “Nguyễn
Du đã sáng tạo lại Truyện Kiều (…) đưa vào người kể chuyện mới, tổng hợp các truy ền thống văn học Việt Nam và Trung Quốc, truyền thống tự sự và nhất là trữ tình,
để tạo ra kiệt tác vô song trong văn học Việt Nam và văn học thế giới”
[tr.351, 26]
Trang 9Nói tóm lại, nhiều nhà nghiên cứu trong những ý kiến và công trình của mình đã khẳng định Nguyễn Du rất xuất sắc, là bậc thầy trong nghệ thuật tự sự và nghệ thuật trữ tình Tuy nhiên, nghệ thuật kịch trong Truyện Kiều vẫn được nhắc đến khá ít ỏi,
nhất là nhìn tác phẩm dưới góc nhìn tương tác thể loại, hầu như vẫn chưa có công trình nào đi sâu vào vấn đề này
3 Phương pháp nghiên cứu
a) Đọc tác phẩm Truyện Kiều và các bài nghiên cứu về Nguyễn Du để có một cái
e) Phương pháp so sánh: so sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều
Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân
f) Phương pháp tổng hợp: rút ra những nét chung mang tính khái quát, tiêu biểu
về tác dụng của sự tương tác thể loại đối với tác phẩm
4 Phạm vi nghiên cứu
Truyện Kiều là một tác phẩm vĩ đại của Nguyễn Du Xoay quanh Truyện Kiều
là vô vàn khía cạnh để người đọc khám phá và khai thác: những câu chuyện tình yêu
trong Truy ện Kiều, giọt nước mắt nàng Kiều, tiếng đàn nàng Kiều, tính nhạc trong Truyện Kiều, cách sử dụng điển cố điển tích trong Truyện Kiều, … Phạm vi nghiên
cứu của đề tài “Truyện Kiều dưới góc nhìn tương tác thể loại” chỉ tập trung chủ yếu vào vấn đề tương tác thể loại trong tác phẩm với ba đặc trưng thể loại chủ yếu: tự sự - trữ tình – kịch , qua đó thể hiện tài năng sáng tạo cũng quan niệm của Nguyễn Du về cuộc đời, về số phận con người
Trang 105 C ấu trúc luận văn
1.2.1 Nguyễn Du và Truyện Kiều 1.2.2 Đối sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân
Chương 2: Sự tương tác thể loại trong Truyện Kiều
2.1 Chất trữ tình trong Truyện Kiều
Trang 112.2.2.2 Nhân vật
2.2.2.3 Ngôn ngữ tự sự
2.3 Chất kịch trong Truyện Kiều
2.3.1 Đặc trưng chất kịch 2.3.2 Chất kịch trong Truyện Kiều
2.3.2.1 Xung đột kịch 2.3.2.2 Ngôn ngữ đối thoại 2.3.2.3 Ngôn ngữ độc thoại
Chương 3: Ý nghĩa sự tương tác thể loại trong Truyện Kiều đối với người đời sau
C KẾT LUẬN
D TÀI LI ỆU THAM KHẢO
Trang 12B N ỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU VỀ TRUYỆN KIỀU 1.1.1 Khái ni ệm thể loại
Mọi tác phẩm văn học đều tồn tại trong các hình thức thể loại nhất định: một cuốn tiểu thuyết, một truyện ngắn, một bài thơ, một vở kịch, một kí sự Không có tác phẩm văn học nào được xây dựng ngoài những hình thức quen thuộc đó Vì vậy, bên cạnh
nhan đề tác phẩm, tác giả thường ghi tên thể loại: Những người khốn khổ- tiểu thuyết;
D ấu chân người lính - Tiểu thuyết; truyện ngắn của Guy de Maupassant; Từ ấy - thơ; Bài thơ Màu tím hoa sim; Lão hà tiện- kịch Nhiều khi tên thể loại gắn liền với nhan
đề tác phẩm: Hoàng lê nhất thống chí, Bình Ngô đại cáo, Tam quốc chí diễn nghĩa,
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,…
Ðiều gì đã tạo nên sự giống nhau về hình thức tồn tại của tác phẩm văn học trong khi nội dung nhiều khi rất khác nhau đó ? Chính là qui luật loại hình tác phẩm, tức là sự tổng hợp các phương thức tổ chức, phương thức tái hiện đời sống của những đặc trưng cơ bản gần gũi với nhau
Mỗi thể loại đều có các phương thức tổ chức gần gũi với nhau và chính điều đó cũng qui định sự tiếp nhận văn học Nhà văn cũng như người đọc đều hiểu mình sáng tác hay tiếp nhận loại tác phẩm này chứ không phải loại tác phẩm khác Lí luận văn học đã khái quát các tác phẩm khác nhau thành một số loại thể nhất định dựa theo những qui luật loại hình Những qui luật này chi phối, qui định các yếu tố khác nhau của tác phẩm văn học Mỗi loại thể khác nhau có các loại nhân vật, kết cấu, lời văn khác nhau Chẳng hạn khi nói đến loại tác phẩm trữ tình, ta có thể nhắc đến nhân vật trữ tình, kết cấu trong thơ trữ tình, lời thơ, câu thơ, đoạn thơ, luật thơ Nói đến tác phẩm tự sự, có thể nói đến nhân vật tự sự, kết cấu trong tác phẩm tự sự, lời văn tự sự Qua tác phẩm kịch, có thể nói đến nhân vật kịch, kết cấu kịch, lời đối thoại, hành động kịch
Trang 13Tuy nhiên cũng cần chú ý bên cạnh qui luật loại hình, thực tiễn văn học bao giờ cũng phong phú và đa dạng hơn nhiều Nhà văn sáng tác tác phẩm là nhằm diễn đạt một cách đúng đắn và đầy đủ nhất những vấn đề đời sống mà họ quan tâm, những rung động thẩm mĩ độc đáo Chính vì vậy, khi nghiên cứu về loại thể, cần nắm vững tính lặp lại của qui luật nhưng đồng thời cũng phải nhận ra sự độc đáo trong sự vận dụng
và sáng tạo của tác giả
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất toàn vẹn giữa các yếu tố tạo thành, trong đó thể loại quy định loại hình của tác phẩm Tùy thuộc vào đặc trưng, mỗi thể loại sẽ có quy luật, cách tổ chức và phản ánh hiện thực riêng Thể là khái niệm nhỏ hơn loại, nằm trong loại hay còn gọi là thể loại Thể loại văn học là một hình thức tổ chức ngôn từ theo một dạng thức nhất định nào đó thể hiện cảm xúc, tư tưởng của con người trước các hiện tượng đời sống Thể loại giữ vai trò quan trọng trong văn học
Bakhtin đã từng khẳng định: “Đằng sau cái mặt ngoài sặc sỡ và đầy tạp âm ồn ào của
tiến trình văn học, người ta không nhìn thấy vận mệnh to lớn và cơ bản của văn học và ngôn ngữ, mà những nhân vật chính nơi đây trước hết là các thể loại, còn trào lưu, trường phái chỉ là những nhân vật hạng nhì hoặc hạng ba”
Vị trí của thể loại trong văn học quan trọng đến mức nhiều khi tên tác phẩm văn học trung đại gắn liền với tên thể loại: Thiên đô chiếu, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng
giang phú, Bình Ngô đại cáo,… Hiện tượng này đã cho thấy tên thể loại đã xác định
tính quy phạm về chức năng và hình thức thể loại của tác phẩm Đây là định hướng cho việc phân tích tác phẩm từ góc nhìn thể loại
Trong quá trình phát triển lâu dài của văn học, loại thể là một yếu tố mà bên cạnh mặt biến động đổi thay lại có những yếu tố tương đối ổn định Có rất nhiều tiêu chí phân loại thể loại: phân loại về ngôn ngữ, về phương thức cấu tạo hình tượng, về dung lượng dài ngắn Các tiêu chí làm cho việc phân loại mang tính chất tương đối
Cho đến nay phổ biến vẫn tồn tại cách chia ba có từ thời cổ đại Từ cổ xưa, ở phương Tây người ta đã có ý thức phân loại văn học Aristote là người đề xuất phân
Trang 14loại văn học thành ba loại hay còn gọi là ba phương thức “mô phỏng” thực tại Trong
“Ngh ệ thuật thi ca” ông từng viết: “Hoặc có thể như Hôme kể về sự kiện như một cái
gì ở ngoài mình hoặc người mô phỏng vẫn là bản thân anh ta, hoặc là trình bày mọi
v ật được miêu tả như những người hành động và hoạt động” Theo Aristole, văn học
được chia làm ba loại theo phương thức, phương tiện biểu đạt của chúng: t ự sự, trữ tình và k ịch Vào thế kỉ XIX, nhà phê bình văn học người Nga V.g Belinski (1811-
1848), nhà cải cách vĩ đại của văn học Nga trên cơ sở ghi nhận cách phân loại của những người đi trước đã phân tích chi tiết các loại một cách cụ thể, thuyết phục hơn Theo ông, loại tự sự bao gồm: tiểu thuyết, ngụ ngôn,., loại trữ tình bao gồm: thơ trữ tình và văn xuôi trữ tình, loại kịch bao gồm: bi kịch, hài kịch, chính kịch
Vào thế kỉ XIX, nhà lí luận văn học Nga là Belinski cũng chia tác phẩm văn học thành ba loại: tự sự, trữ tình, kịch Ông cho rằng, “chia thơ ca (văn học) làm ba loại:
t ự sự, trữ tình, kịch là xuất phát từ ý nghĩa của việc nhận thức chân lí, cũng tức là trên tinh thần nhận thức - xuất phát từ mối quan hệ qua lại giữa chủ thể với đối tượng - khách thể nhận thức Thơ trữ tình biểu hiện phương diện chủ quan của một con người, đem con người bên trong phơi bày ra trước mắt chúng ta, do đó toàn bộ là cảm xúc, tình cảm, âm nhạc Thơ tự sự là miêu tả khách quan một sự kiện đã hoàn thành, là nhà nghệ sĩ đã chọn cho chúng ta một điểm thích hợp nhất để bày tỏ tất cả mọi phương
di ện, làm thành một bức tranh cho chúng ta xem Thơ kịch là sự điều hòa hai phương diện trên, chủ quan, trữ tình và khách quan, tự sự Trình bày ra trước mắt chúng ta, không phải là sự kiện đã hoàn thành, mà là đang thực hiện; không phải nhà thơ đang thông báo sự việc cho ta, mà là từng nhân vật xuất hiện nói với chúng ta”
Nhìn chung, có các tiêu chí cơ bản để phân chia thể loại như sau:
- Hình thức lời văn: dùng để phân biệt thơ văn vần, truyện văn xuôi hay truyện thơ, kịch thơ hay kịch nói,…
- Dung lượng tác phẩm: là căn cứ quan trọng để phân biệt thơ với trường ca, khúc ngâm, phân biệt truyện vừa, truyện dài, truyện ngắn,
Trang 15- Cảm hứng, cảm xúc: là một trong những cơ sở để phân biệt bi kịch, hài kịch, chính kịch, ngụ ngôn và truyện cười…
- Nội dung thể loại: tiêu chí này được các nhà nghiên cứu Xô Viết như Pospelov, Sernhext đề xuất nhằm phân loại văn học dựa tên đặc trưng loại hình lặp lại có hệ thống của đề tài, theo đó có 3 nhóm nội dung thể tài chủ yếu là thể tài lịch sử, thể tài đời tư, thể tài thế sự
Có thể nói không một tiêu chí phân loại văn học nào có thể loại trừ được các tiêu chí khác Các thể loại và các loại văn học không ngừng xâm nhập vào nhau, tạo thành các loại trung gian Chính vì vậy, các tiêu chí này cũng chỉ hợp lý ở một mức độ nhất định
Như vậy, ta có thể nghiên cứu đề tài này theo hướng phân chia tác phẩm văn học thành ba loại lớn:
Loại trữ tình: lấy suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng con người làm đối tượng chủ yếu Loại tự sự: dùng lời kể, lời tả để miêu tả, xây dựng cốt truyện, khắc họa tính cách nhân vật
Loại kịch: dùng mâu thuẫn, xung đột kịch, ngôn ngữ kịch để phản ánh cuộc sống
1.1.2 Hi ện tượng tương tác thể loại văn học
Theo từ điển từ và ngữ Tiếng Việt thì tương tác là sự tác động qua lại, có ảnh hưởng lẫn nhau giữa các đối tượng người hoặc vật
Tương tác thể loại là sự xâm nhập, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai hay nhiều thể loại của một hoặc nhiều hệ thống thể loại khác nhau nhằm tạo nên sự vận động và phát triển của cấu trúc thể loại văn học Tương tác thể loại là sự thể hiện tập trung nỗ lực sáng tạo và đổi mới của văn học Do vậy, tương tác thể loại là hiện tượng hết sức sinh động đa chiều Xét về cấp độ, sự tương tác thể loại thể hiện trên nhiều cấp độ: loại/loại, thể/loại, thể/thể, yếu tố/yếu tố,… Xét về hình thức tương tác
Trang 16bằng nhiều hình thức khác nhau Nhìn chung, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể, sâu sắc nào về hiện tượng tương tác thể loại Ta có thể hiểu rằng, hiện tượng tương tác thể loại là sự tương tác giữa các thể loại với nhau trong một tác phẩm Sự tương tác này giúp các thể loại trong tác phẩm bổ sung, hỗ trợ cho nhau để cùng hướng tới đích đến
là tư tưởng của tác giả, giá trị của tác phẩm
Trong công trình “Lí lu ận văn học”, chương “Thể loại của tác phẩm văn học”,
do Trần Đình Sử phụ trách đã đưa đến người đọc những khái niệm ban đầu về sự tương tác thể loại văn học Trần Đình Sử đã đề cập đến khái niệm thể loại văn học và phân chia loại thể văn học Ông cũng nhận định về “đặc trưng kép” của thể loại văn học: “Thể loại vừa có các yếu tố ổn định, truyền thống; lại vừa có các yếu tố vận
động, đổi mới do sự phát triển văn học và tài năng sáng tạo của nhà văn” Chính
nhờ sự “vận động” của văn học đã tạo nên sự tương tác thể loại
1.2 Gi ới thiệu về Truyện Kiều 1.2.1 Nguy ễn Du và Truyện Kiều
Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (tính ra dương lịch là ngày 3 tháng
1 năm 1766) tại kinh đô Thăng Long và lớn lên ở đấy Ông mất ngày 16 tháng 9 năm
1820 tại Huế Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình phong kiến đại quý tộc, trí
thức, tài hoa và có danh vọng vào bậc nhất đương thời Không những thế, gia đình này còn có một truyền thống về văn học Hoàn cảnh gia đình đã có những tác động rõ rệt đối với sự hình thành thiên tài văn học ở Nguyễn Du Gia đình Nguyễn Du có nhiều người đậu đạt cao và làm quan lớn trong triều đình: Thân sinh của Nguyễn Du đậu tiến sĩ, từng làm tể tướng trong triều đình Nguyễn Khản, anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du đậu tiến sĩ giữ chức lớn dưới cả hai thời Trịnh Sâm và Trịnh Tông Nguyễn Huệ, bác ruột Nguyễn Du, đậu tiến sĩ Theo Phạm Ðình Hổ thì dòng họ này
có mười hau tiến sĩ và năm quận công Dòng họ này còn có truyền thống văn học, thân sinh của ông là Nguyễn Nghiễm là một sử gia cũng là một nhà thơ Nguyễn Khản giỏi
thơ Nôm, tương truyền có dịch Chinh phụ ngâm Nguyễn Hành, Nguyễn Thiện (cháu
gọi Nguyễn Du bằng chú) đều là những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng đương thời
Trang 17Xuất thân trong một gia đình phong kiến đại quý tộc có danh vọng vào loại bậc
nhất đương thời nhưng Nguyễn Du sống trong cuộc sống nhung lụa không được bao
lâu Bởi vì nhà thơ lớn lên giữa lúc gia đình đang sụp đổ nhanh chóng theo đà sụp đổ
của tập đoàn phong kiến thống trị Lê - Trịnh Nguyễn Du phải sớm đương đầu với
những biến cố lớn lao của gia đình và xã hội Có lúc nhà thơ cũng bị hất ra giữa cuộc
đời, đã từng chịu nhiều nỗi bất hạnh Ông có một thời gian dài khoảng 16 năm sống
lưu lạc ở quê vợ ở Thái Bình, quê cha Hà Tĩnh Những năm tháng bất hạnh này có ảnh
hưởng trực tiếp quyết định đến sự hình thành con người nghệ sĩ vĩ đại ở ông
Hoàn cảnh gia đình đã để lại những dấu ấn vàng son trong tâm hồn nhà thơ và
cũng chắc chắn rằng qua thực tiễn của gia đình, ông cũng đã nhận thức được nhiều
điều về giới quan lại đương thời
Thời đại
Thời đại Nguyễn Du là thời đại khổ đau, bế tắc và đầy những biến động dữ dội
Xã hội phong kiến Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX khủng hoảng
trầm trọng Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, điêu đứng Phong trào nông dân khởi
nghĩa nổ ra liên tục mà lớn nhất là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn Là người có hiểu biết sâu
rộng, có vốn sống phong phú, Nguyễn Du đã sống nhiều năm lưu lạc tiếp xúc với
nhiều cảnh đời và thân phận con người trong thời đại loạn lạc, dâu bể Khi làm quan
bất đắc dĩ dưới triều Nguyễn, ông đã từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng đất
rộng lớn, tiếp xúc với nền văn hóa rực rỡ ở Trung Hoa Tất cả những điều đó đã ảnh
hưởng lớn đến sáng tác của Nguyễn Du Là người có một trái tim giàu tình yêu
thương, chính ông đã từng viết trong Truyện Kiều : “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ
tài” Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du rất phong phú và đồ sộ, ba tập thơ chữ Hán
v ới 243 bài, sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là “Truyện Kiều”
Nhà thơ sống vào giai đoạn lịch sử xã hội Việt Nam có nhiều biến động dữ dội,
nhất là khoảng ba mươi năm đầu của cuộc đời nhà thơ Nguyễn Du đã có dịp chứng
kiến những biến cố lịch sử trọng đại nhất: Sự sụp đổ thảm hại của tập đoàn phong kiến
Trang 18thống trị Lê - Trịnh, vận mệnh ngắn ngủi nhưng rạng rỡ của phong trào Tây Sơn và triều đại Quang Trung, công cuộc trung hưng của nhà Nguyễn Thời đại là một cơ sở sâu xa tạo nên sự xuất hiện gương mặt thiên tài văn học Nguyễn Du Ông đã sống trong một thời đại mà truyền thống nhân văn và tinh thần dân tộc được kết tinh một cách rực rỡ Những biến cố xã hội, truyền thống nhân văn và tinh thần dân tộc của thời đại đã để lại những âm hưởng, những màu sắc trong nhân cách cũng như sáng tác của nhà thơ
Sự nghiệp văn chương
Xét về văn học, sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt Nhưng ông không màng để tâm đến công danh Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen
và ngay cả khi sống giữa quan trường Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân
ca xứ Nghệ
Thơ chữ Hán: Nhà thơ đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng bằng chữ Hán và chữ Nôm Ông có ba tập thơ:
- Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) 1786-1804
- Nam trung t ạp ngâm: 1805-1812
- Bắc hành tạp lục: 1813-1814
Cả ba tập thơ đã được tập hợp lại thành tập Thơ chữ Hán của Nguyễn Du do nhóm
Lê Thước và Trương Chính giới thiệu, xuất bản năm 1965 gồm 243 bài thơ Nguyễn
Du có nhiều tác phẩm Thơ chữ Hán như Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm,
Bắc hành tạp lục Cả ba tập này, nay mới góp được 250 bài nhờ công sức sưu tầm của
nhiều người Lời thơ điêu luyện, nhiều bài phản ánh hiện thực bất công trong xã hội,
Trang 19biểu lộ tình thương xót đối với các nạn nhân, phê phán các nhân vật chính diện và phản diện trong lịch sử Trung Quốc, một cách sắc sảo
Thơ chữ Nôm
- Ðo ạn trường tân thanh (tên Truyện Kiều là do quần chúng đặt cho tác phẩm)
- Văn chiêu hồn (còn gọi là Văn tế thập loại chúng sinh)
- Sinh tế Trường Lưu nhị nữ
- Thác lời trai phường nón
Tác phẩm tiêu biểu cho thơ chữ Nôm của thiên tài Nguyễn Du là “Đoạn trường
tân thanh” và “Văn tế thập loại chúng sinh”, đều viết bằng quốc âm “Đoạn trường tân thanh” được gọi phổ biến là “Truyện Kiều”, là một truyện thơ lục bát Cả hai tác
phẩm đều xuất sắc, tràn trề tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, phản ánh sinh động xã hội bất công, cuộc đời dâu bể Tác phẩm cũng cho thấy một trình độ nghệ thuật bậc thầy
“Truy ện Kiều” đã là đầu đề cho nhiều công trình nghiên cứu, bình luận và những cuộc
bút chiến Ngay khi “Truyện Kiều” được công bố (đầu thế kỷ XIX) ở nhiều trường học
của các nho sĩ, nhiều văn đàn, thi xã đã có trao đổi về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
1.2.2 Đối sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện
của Thanh Tâm tài nhân
Thanh Tâm Tài Nhân tên thật là Từ Văn Trường, tức Từ Vị, ông còn có một số bút danh khác là Thiện Tri, Thanh Đằng, Điền Thủy Nguyệt, là một nhà văn Trung Quốc đời nhà Thanh (khoảng thế kỷ XVII) Ông học giỏi, hiểu biết rộng nhưng lận đận chốn quan trường, bèn làm mặc khách của Hồ Tôn Hiến Sinh thời đã có lần Thanh Tâm Tài Nhân thảo tờ biểu “Dâng hươu trắng” cho vua nên trở thành nổi tiếng Ngoài Kim
Vân Ki ều truyện, ông còn viết bộ kịch Tứ thanh viên gồm bốn vở
Trang 20Kim Vân Kiều truyện là một trong vô vàn tiểu thuyết tài tử giai nhân cuối Minh
đầu Thanh Kim Vân Kiều truyện là một bộ tiểu thuyết chương hồi có lối kết cấu
truyền thống theo kiểu văn xuôi cổ điển Trung Quốc kể lại cuộc đời của một cô gái đời Minh nổi danh về tài sắc mà chẳng may bị lưu lạc khổ sở Sách gồm 20 hồi, trước mỗi hồi đều có phần giới thiệu, tóm lược nội dung, lời bình phẩm Kết cấu của tác phẩm được miêu tả theo tuyến tính thời gian, trình tự diễn biến của sự kiện và quá trình hoạt
động của nhân vật chính Chủ đề của Kim Vân Kiều truyện là tình và khổ
Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân có
mối quan hệ mật thiết với nhau Nói cho đúng hơn thì Truyện Kiều có nguồn gốc từ
Kim Vân Ki ều truyện đời Thanh Thế nhưng hai tác phẩm này lại có hai số phận hoàn
toàn khác nhau Truy ện Kiều của Nguyễn Du được nhiều người ưa chuộng và được
dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau (khoảng 30 bản dịch ra 20 tiếng nước ngoài) Ngoài
ra đã có những công trình nghiên cứu so sánh Truyện Kiều với một số tác phẩm của
một số nền văn học dân tộc khác như văn học Nga, văn học Đức, văn học Hàn Quốc,
) Kim Vân Ki ều truyện lại phải bị vùi lấp hàng mấy thế kỉ trong văn học sử Trung
Quốc Nó thất truyền và gần như không tồn tại trong lịch sử văn học Trung Quốc Không có Thanh Tâm Tài Nhân thì ắt hẳn không thể có Truyện Kiều của Nguyễn Du
Thế nhưng, Truyện Kiều nổi tiếng và sống mãi trong lòng người đọc chính nhờ công
lao to lớn của Nguyễn Du,
Hai tác phẩm có cùng một cốt truyện, cùng một hệ thống nhân vật và cả kết cấu tự
sự Thế nhưng Nguyễn Du đã dùng tài năng của mình để thay đổi số phận của tác phẩm Truyện Kiều có những cái mới mà Kim Vân Kiều truyện không có được Hai tác phẩm với hai thể loại khác nhau mang đến những cảm nhận khác nhau cho người đọc Truyện thơ đã giúp tác giả thể hiện cảm xúc một cách chân thật nhất, đồng thời nó cũng dễ chạm vào trái tim bạn đọc hơn là ngôn ngữ của một cuốn tiểu thuyết Không chỉ khác biệt về thể loại, điểm đặc biệt trong Truyện Kiều là Nguyễn Du đã đem thiên nhiên vào trong tác phẩm của mình – một thiên nhiên thực nhưng cũng có khi là thiên nhiên của cảm xúc Trong khi đó Kim Vân Kiều truyện hoàn toàn vắng bóng thiên
Trang 21nhiên Nhân vật của Kim Vân Kiều truyện đã được Nguyễn Du xây dựng theo một cách riêng, không rập khuôn nguyên tác
“Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều trên cơ sở vay mượn cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện, Truyện Kiều là một kiệt tác văn chương, Truyện Kiều là một công trình sáng t ạo văn hóa” [tr12, 6]
Kim Vân Kiều truyện ra đời vào thời Khang Hy nhà Thanh Đây là thời kì tiểu
thuyết Trung Quốc phát triển rực rỡ Không thể không nhắc đến “Tứ đại kì thư”:
“Tam quốc diễn nghĩa” (La Quán Trung), “Hồng Lâu Mộng” (Tào Tuyết Cần), “Thủy
Hử” (Thi Nại Am), và “Tây Du Kí” (Ngô Thừa Ân) Sau này, không thể không nhắc
đến “Đông Chu Liệt Quốc” (Phùng Mộng Long), “Kim Bình Mai”, hay “Liêu trai chí
dị” (Bồ Tùng Linh) Ta có thể thấy được có rất nhiều tác phẩm được nhắc đến, nổi
tiếng và sống mãi với thời gian, tuy nhiên, trong đó không thấy cái tên Kim Vân Kiều
truy ện Điều đó cho ta thấy rằng Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân cũng
chỉ là một tác phẩm “thường thường bậc trung”, dường như bị lãng quên ngay trên chính quê hương của nó
Trần Đình Sử khi nghiên cứu Thi pháp Truyện Kiều đã nhận xét: “Thanh Tâm Tài
Nhân quả là làm phong phú thêm rất nhiều cho Kim Vân Kiều truyện…, là một truyện mới, vượt hẳn lên nội dung lịch sử cụ thể để nói một cái gì đó bất hủ muôn đời theo quan ni ệm tác giả Nhưng tác giả trọng lý hơn tình, nhân vật của ông cũng sống hợp lý hơn tình, nên ít sống động, thuyết phục đáng nhớ,…” [75, 7]
Các học giả Trung Quốc trong công trình “So sánh văn học Trung Quốc và văn
học nước ngoài” đã viết “Truyện Kiều tuy vay mượn đề tài của tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện, nhưng quyết không phải là một tác phẩm dịch, cũng không phải là tác
ph ẩm mô phỏng máy móc giản đơn, mà là một thành quả lớn của việc cấu tứ lại một cách tinh vi, và tái tạo lại trên cơ sở di thực” [tr317, 5]
Trang 22Giống nhau
Nguyễn Du đã dựa vào cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện sáng tạo nên Truyện
Kiều Ông đã lấy lại hầu hết các nhân vật và tình tiết, từ thằng bán tơ, Đạm Tiên, Thúy
Vân, Thúy Kiều, Vương Quan, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến, Tú Bà, Bạc Bà, Bạch Hạnh, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, …
Khác nhau
Nếu chỉ nhắc đến cốt truyện thì ta vẫn chưa thấy được nét sáng tạo của Nguyễn Du với Truyện Kiều Trên cơ sở cốt truyện ấy, Nguyễn Du đã sáng tạo và tinh tế biến nó
thành Truy ện Kiều vừa phù hợp với không gian, thời gian, thể loại truyện thơ, chất
Việt Nam và quan niệm của tác giả
Một bên là văn xuôi kể chuyện theo lối cổ của Kim Vân Kiều truyện, một bên là truyện thơ của Truyện Kiều Hay nói rõ hơn về ngôn ngữ một bên là ngôn ngữ văn xuôi, một bên là ngôn ngữ thơ Nói đến ngôn ngữ văn xuôi kể chuyện theo lối cổ như
Kim Vân Kiều truyện là nói đến cái ngữ nghĩa thông báo đơn nhất mà ngôn từ chứa
đựng, cụ thể ở đây là nội dung của câu chuyện được kể lại Còn nói đến ngôn ngữ thơ
như Truyện Kiều thì ngoài ngữ nghĩa ra từ ngôn bản, còn phải nói đến tiết tấu, vần và
nhịp điệu, nói đến khả năng ảnh hưởng của tất cả những thứ ấy Trong lúc trữ tình, nhà thơ đã gửi gắm vào đó cả thể nghiệm cuộc đời của mình, nên những đoạn đó chân thực tha thiết, làm cảm động lòng người
Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tác phẩm tiểu thuyết chương hồi
thuộc thể tài văn xuôi, kết cấu theo thời gian, theo trình tự diễn biến của các sự kiện, theo quá trình hành động của các nhân vật Nó thiên về mô tả sự kiện, đi sâu miêu tả thực tại, khắc họa chân dung nhân vật một cách cụ thể Cũng như các tiểu thuyết chương hồi khác, tác phẩm gần như không đề cập đến diễn biến tâm lý nhân vật mà chỉ có các biến cố, hành động của nhân vật Tác phẩm lại đặc biệt coi trọng mâu thuẫn xung đột, tập trung mô tả nhiều chi tiết để tô đậm một tính cách nào đấy của nhân vật
Trang 23Trong tác phẩm, tác giả cũng đã đưa vào những đoạn thơ, bài phú miêu tả thiên nhiên, nhưng thiên nhiên ấy lại bị tách rời khỏi cốt truyện và đôi khi lại không gắn bó gì với tâm trạng của nhân vật
Trong khi đó, Truyện Kiều lại là một cuốn truyện thơ, một tác phẩm văn học vừa
cổ điển vừa hiện đại, có sự hài hòa giữa hình thức và nội dung Các nhân vật trong tác phẩm, các vấn đề xã hội không đợi tác giả tự thuật lại nhiều mà tự nó có thể tự hiện diện, tự bộc lộ một cách tinh tế nhất
Thanh Tâm Tài Nhân đã sáng tạo nên một hệ thống nhân vật mới: Kim Trọng, Thúy Vân, Hoạn Thư, Thúc Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Mã Giám Sinh, Giác Duyên, Tam Hợp đạo cô Đến Truyện Kiều, Nguyễn Du đã giữ lại hệ thống nhân vật này Tuy nhiên, các nhân vật của Truyện Kiều không thể là các nhân vật cũ như trong Kim Vân
Kiều truyện Nhân vật đã được sống một cách khác, nghĩ một lối nghĩ khác bởi sự khác
biệt giữa văn hóa Trung Hoa và Việt Nam, và hơn cả là sự khác biệt trong quan điểm giữa Thanh Tâm Tài Nhân và Nguyễn Du Tác phẩm của Nguyễn Du ăm ắp nỗi đau đời, thương con người, tiếc cho cái đẹp thường mong manh bất trắc Nguyễn Du nhìn con người với bản chất của chính nó, ông muốn khám phá con người ở chiều sâu tâm
lý, ở số phận, kiếp người,… “Con người trong con mắt Nguyễn Du là con người bình
đẳng trước tạo hóa, con người của đời thường nhìn ở nhiều góc độ, là con người nhân tính ph ổ biến với tất cả những mong manh may rủi dễ hư nát, hạnh phúc và bất hạnh, ” [tr.36, 6]
Nhân vật của Nguyễn Du sống một cuộc đời thường, rất gần gũi Hoài Thanh từng viết: “Thúy Kiều như một con người có thật, con người ấy từ lâu sống trong lòng hàng
triệu người và được quí trọng, được âu yếm, nâng niu, được yêu mến say mê…”
Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân được giới thiệu rõ ràng lai lịch, gốc gác: “Trước
cũng theo nghề nghiên bút, thi hỏng mấy khóa, sau mới xoay qua thương mại, tiền có
c ủa thừa, lại thích kết giao với giang hồ hiệp khách”, Nguyễn Du lại để Từ Hải xuất
hiện như một vị anh hùng
Trang 24Trong một bài biên khảo đăng trong tuyển tập Nguyễn Du, Tác Giả và Tác Phẩm
do Nhà Xuất bản Giáo Dục ấn hành năm 1999 tại Việt Nam, các tác giả Nguyễn Thạch Giang, Triệu Ngọc Lan, và Lô Úy Thu đã nghiên cứu những phần trong Kim Vân Kiều
truy ện mà Nguyễn Du đã lược bỏ Khi so sánh hai tác phẩm, các tác giả nhận thấy
Nguyễn Du đã loại bỏ 142 trang trên tổng số 214 trang, tức khoảng hai phần ba tác phẩm, giữ lại 72 trang và dùng các chi tiết trong số trang này để viết thành 1313 câu
thơ trong tổng số 3254 câu của Đoạn Trường Tân Thanh
Nguyễn Du đã lược bỏ những bài thơ xướng họa, những bài ghi lời thề thốt trong
Kim Vân Kiều truyện Nguyễn Du đã khéo léo dẫn dắt độc giả vào một lối đi khác
Thanh Tâm Tài Nhân, đó chính là đi vào đường tài và đường tình của các nhân vật một cách tự nhiên, không màu mè Thể hiện điều này rõ nhất ở nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du đã làm cho độc giả phải bất bình với những cái xấu, cái ác đã chà đạp lên
cái “tài” và cái “tình” của nhân vật
Ở đoạn ba chị em Thúy Kiều đi hội đạp thanh, lúc đi ngang mộ Đạm Tiên, nếu
Kiều trong Truyện Kiều chỉ:
L ầm rầm khấn vái nhỏ to Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra
Thì Kiều trong Kim Vân Kiều truyện lại vừa khấn vái, vừa lạy, lại vừa đề thơ:
S ắc hương đâu đó tá?
Thăm viếng não lòng thay!
Chăn gấm, trăng soi lạnh, Đài gương, bụi phủ nhòa
Đất tuy vùi ngọc ấy, Tuy ết chưa lấp danh này
Trang 25Rượu nhiều như sông đó, Nào ai tưới chôn đây?
Hay như sau khi gặp Kim Trọng về, ở Kim Vân Kiều truyện, Kiều nhớ nhung, suy
nghĩ miên man về Kim rồi làm thơ:
Tr ời quang mây lặng không vương bụi, Khác gì bình ngọc chứa lòng băng
Nếu bạn đa tình săn sóc hỏi,
T ấm thân đau đớn biết cho chăng?
Thì hành động này ta không bắt gặp lại trong Truyện Kiều
Nguyễn Du cũng đã lược bỏ những lời đối đáp rườm rà Ở hồi một và hồi hai, những lời đối thoại qua lại của ba chị em Thúy Kiều lúc thấy mộ Đạm Tiên và khi gặp Kim Trọng đều được Nguyễn Du rút lại một cách ngắn gọn
Cũng nhờ đó, bố cục của cốt truyện trong Đoạn Trường Tân Thanh rất chặt chẽ,
phát triển rất tự nhiên và cân đối, không hề luộm thuộm, rườm rà Có thể thấy rằng Nguyễn Du chỉ giữ lại những chi tiết nào gọi là đặc trưng, điển hình, ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách nhân vật
Ngoài ra, những gì gây hại đến tính cách, nhân phẩm của các nhân vật như Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải; bao gồm cả những lời lẽ dụ hàng của các thuyết khách của
Hồ Tôn Hiến (quan đốc phủ phái Hoa Nhân, trung quân họ La), lời Từ Hải đáp lại tên Lợi Sinh, … cũng được Nguyễn Du lược bỏ
Cuộc xử oán dông dài và man rợ trong Kim Vân Kiều truyện được cụ Nguyễn Du tóm tắt qua 42 câu thơ So sánh hai đoạn trích Kiều báo oán trong Kim Vân Kiều
truyện và Đoạn Trường Tân Thanh, ta nhận thấy những điểm nổi bật sau:
Trang 26Trong Đoạn Trường Tân Thanh, Thúy Kiều tha tội hoàn toàn cho Hoạn Thư
Trong Kim Vân Ki ều truyện, Kiều tha tội chết nhưng ra lệnh đánh Hoạn Thư một cách
dã man Trong Đoạn Trường Tân Thanh, Thúy Kiều không sai quân sĩ bắt mẹ Hoạn
Thư đem về trị tội như trong Kim Vân Kiều Truyện
Nguyễn Du chỉ tả cảnh xử tội Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hạnh, Bạc
Bà, và Ưng, Khuyển một cách vắn tắt chứ không chi tiết và tàn nhẫn như trong Kim
Vân Ki ều Truyện Qua ngòi bút của cụ Nguyễn Du, chúng ta cảm thấy đồng tình với
Kiều khi nàng tha bổng Hoạn Thư nên không phê phán nàng nặng nề khi nàng trả thù những nhân vật khác Trái lại, khi đọc Kim Vân Kiều Truyện, có lẽ người đọc phải chau mày và có ý niệm chán ghét Kiều trước cách trừng trị dã man, tàn bạo, thiếu nhân tính nàng áp dụng đối với kẻ thù
Nàng Kiều trong Truyện Kiều đối với Thúc Sinh và Từ Hải vẫn nặng tình như đối với Kim Trọng, mà lẽ ra theo đúng nguyên tác Kim Vân Kiều truyện “Thúy Kiều chỉ
thực sự yêu có một mình Kim Trọng, còn đối với Thúc Sinh và Từ Hải thì chủ yếu chỉ cảm cái ơn họ chuộc mình ra khỏi lầu xanh Nguyễn Du cũng không hề buộc chặt nhân v ật Thúy Kiều vào một thứ “phẩm tiết kiên trinh” như Thanh Tâm Tài Nhân Được Hoài Thanh coi là người “đi guốc trong ruột nhân vật”, Nguyễn Du hiểu hơn ai
hết mối tình với Kim Trọng dẫu sao cũng chỉ là mối tình đầu của Kiều Với thời gian
xa cách chừng ấy năm, lại trải biết bao nhiêu bầm dập, trong tâm lý Kiều ví thử vẫn cứ còn giữ nguyên vẹn tình cảm với Kim Trọng như thuở nào để suốt ngày mình dằn vặt mình thì thật ít ai hiểu nổi Nguyễn Du đúng là một ngòi bút hiện thực tâm lý, khi ông cho nàng Kiều nhớ đến Kim Trọng như nhớ đến một kỷ niệm cũ, không còn thắm nữa
nhưng vẫn chưa phai: “Xót thay chút nghĩa cũ càng/Dầu lìa ngó ỷ còn vương tơ lòng”
Nguyễn Du cũng không thể buộc Thúy Kiều hờ hững với Thúc Sinh vì trong hoàn cảnh đang sống dưới địa ngục trần gian của nhà mụ Tú Bà, Thúc Sinh không chỉ là người phò nguy cứu nạn, mà còn là con người hết sức đa tình, đã hiến dâng cho nàng
cả tâm hồn và của cải, cả tình yêu “đá vàng” lẫn tình yêu xác thịt: “Miệt mài trong
cuộc truy hoan/Càng quen thuộc nết càng dan díu tình” Kiều giờ đây không còn ở cái
Trang 27tuổi cài trâm e lệ như thuở mới yêu Kim Trọng Nàng đã thất thân với Mã Giám Sinh rồi với Sở Khanh, lại đã lăn lóc chốn lầu xanh, mùi đời đã trải Bắt nàng cứ thờ ơ lạnh nhạt trước một mối tình chứa chan hạnh phúc như của chàng Thúc e chỉ là giả dối nếu không là ngốc nghếch về tâm lý Thế nhưng mối tình của Thúy Kiều đối với Thúc Sinh, cũng như sau này đối với Từ Hải, vẫn khác mối tình đầu giữa nàng với Kim Trọng Một bên e ấp, trong sáng, thuần túy tình yêu, một bên dạn dĩ, tỉnh táo, vừa là ơn
nghĩa, vừa biết tính toán thiệt hơn, nên tuy có nhớ nhung: “Cầm tay dài ngắn thở
than/Chia phôi ngừng chén hợp tan nghẹn lời’ vẫn đinh ninh những chuyện rất thực tế:
“Đôi ta chút nghĩa đèo bòng” Cũng vậy, với Từ Hải, người đã cứu mình khỏi chốn
bùn nhơ lần thứ hai, lại giúp mình đền ơn trả oán phân minh, cho mình được sống những ngày hả hê nhất, mà nói Kiều lấy Từ không phải vì tình thì dễ chỉ có Thanh Tâm Tài Nhân mới nghĩ ra được Kiều của Nguyễn Du phát triển theo xu thế tâm lý cuộc đời thực đã không thể làm như vậy Nàng yêu Từ Hải với tấm lòng của người tri kỉ: “Khen cho con mắt tinh đời/Anh hùng đoản giữa trần ai mới già”, cũng là với cái
nghĩa của người chịu ơn sâu nặng: “Thưa rằng lượng cả bao dung/Tấn Dương được
th ấy mây rồng có phen” Vì thế nàng vẫn dành cho từ Hải một góc trong trái tim
thương nhớ sau khi đã hồi tưởng hết cha mẹ, các em, đến người tình cũ: “Cánh hồng
bay b ổng tuyệt vời/ Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm” Không thể nói với những
mối tình gắn bó sau này, Kiều đã tự đánh mất mình Chính Kim Trọng là người hiểu rất rõ tâm hồn của nàng trước sau vẫn toàn vẹn: “Chữ trinh kia cũng có ba bảy
đường”
Điều này cho ta thấy sự khác biệt rõ ràng giữa tư tưởng của Nguyễn Du với tư tưởng của Thanh Tâm Tài Nhân Từ đó mà chủ đề của hai tác phẩm ngỡ là giống nhau nhưng thật ra lại khác nhau hoàn toàn Nếu Thanh Tâm Tài Nhân viết chỉ vì cảm thông với thân phận chìm nổi bấp bênh, trăm đau ngàn khổ của nhân vật chính Thúy Kiều - một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại bị bao “nỗi khổ nhục phũ phàng
hắt hủi” và cốt chỉ để chứng minh “Tạo hóa ghét sự hoàn toàn, hơn điều nọ tất phải
Trang 28kém điều kia, sinh được một phần hồng nhan thì phải chịu mười phần đày đọa, có được một chút tài tình lại phải gánh thêm mười phần nghiệp chướng”
Thì ở Đoạn Trường Tân Thanh, Nguyễn Du dường như sâu sắc hơn nhiều Ông
đau cho cái kiếp số bèo bọt của nhân vật hay cũng chính là đau cho cái cuộc đời thực của ông? “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” Câu thơ nghe như xé lòng người đọc tan tác, ta nghe đâu đó cả tiếng cười gằn mỉa mai của tác giả Rõ ràng, cái cảm của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ là cái cảm của người ngoài, làm sao đau, sao xót bằng cái cảm của Nguyễn Du - người trong cuộc! Nguyễn Du đã xây dựng một Thúy Kiều làm ta đau đớn hơn hẳn ngàn lần Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân Khi viết Đoạn Trường Tân Thanh, ngoài việc lược bỏ những đoạn hoặc rườm rà hoặc không cần thiết trong Kim Vân Kiều truyện, cụ Nguyễn Du đã chứng tỏ biệt tài trong việc sử dụng ngôn ngữ qua những đoạn tả cảnh, tả tình, tả tình trong cảnh, tả cảnh trong tình; cũng như đã thành công trong việc miêu tả nhân vật và tô đậm cá tính nhân vật với chỉ vài câu thơ Thêm nữa, cụ cũng đã trang bị cho các nhân vật một đời sống nội tâm phong phú với những suy tư, những khao khát, những rung động phù hợp với con người của họ theo từng hoàn cảnh của câu chuyện Đây là những điều Thanh
Tâm Tài Nhân đã thiếu sót khi sáng tác Kim Vân Kiều Truyện
Chính tài năng của Nguyễn Du đã cắt nghĩa được tại sao hai tác phẩm kể cùng một câu chuyện lại có hai số phận khác nhau Một bên nhanh chóng chìm vào quên lãng ngay chính trên quê hương của nhân vật trong truyện, một đằng vừa xuất hiện đã được quần chúng mở rộng vòng tay đón nhận và trở thành tác phẩm bất hủ của dân tộc và cả thế giới Từ sự thực đó nói lên một cách rõ ràng: Truyện Kiều không phải là một tác phẩm dịch Dịch và viết bao giờ cũng là hai chuyện khác nhau Điều đó có lý do của
nó Bởi vì ngôn ngữ chỉ là công cụ của nhà văn, nhà thơ dùng để diễn đạt một nội dung nào đấy qua một số hình tượng nào đấy trong một tác phẩm văn học Cái vĩ đại, cái chủ yếu của một tác phẩm văn học chính là nội dung cùng với cả hệ thống hình tượng của nó được diễn tả, được xây dựng nên bằng một ngôn ngữ tương ứng Không có cái
Trang 29nội dung được diễn tả qua hệ thống hình tượng ấy thì ngôn ngữ - hay nói một cách nôm na, thì văn có bóng bẩy đến đâu cũng không sao gọi là hay được
Trang 30Chương 2: SỰ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG TRUYỆN KIỀU 2.1 Đặc trưng chất trữ tình trong Truyện Kiều
2.1.1 Đặc trưng chất trữ tình
Theo nghĩa Hán tự, trữ là rút ra, kéo ra; tình là tình cảm, cảm xúc Như vậy, theo
nguyên nghĩa của nó “trữ tình” biểu hiện một hành động, một động tác, thể hiện, bộc
lộ cảm xúc “Bút pháp trữ tình là một lối thể hiện cuộc sống đặc biệt – thể hiện cuộc
s ống thông qua sự bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể sáng tạo” [tr.8,14]
Trữ tình là yếu tố quyết định tạo nên chất thơ Tác phẩm thơ luôn thiên về diễn tả những cảm xúc, rung động, suy tư của chính nhà thơ về cuộc đời Những rung động ấy xét đến cùng là những tiếng dội của những sự kiện, những hiện tượng đời sống vào tâm hồn nhà thơ Khi phân tích tác phẩm mang đậm chất trữ tình, ta không phải đi sâu vào mổ xẻ, cắt nghĩa, lí giải về các chi tiết, sự kiện, sự việc được nhà thơ đề cập, mà điều cốt lõi là thấy và nói được những cảm xúc, tâm trạng, thái độ và suy tư của nhà thơ về các vấn đề trên
Tác phẩm trữ tình là tác phẩm được xây dựng bằng bút pháp trữ tình, ở đó cuộc sống hiện ra như là một sản phẩm của sự chủ quan hóa Nội dung của tác phẩm trữ tình là nội dung cảm nghĩ mà cuộc sống đã gợi lên trong chủ thể sáng tạo, vì vậy, những mảng hiện thực khách quan đều in đậm màu sắc chủ quan với tất cả những nét
cá biệt của nó do bàn thân mỗi chủ thể sáng tạo có những kinh nghiệm riêng, vốn sống riêng Mặt khác, mỗi một con người lại có những góc độ cảm nhận cuộc sống riêng và những phương thức biểu hiện riêng tùy theo cá tính và bản lĩnh Vì vậy, “nếu con
người được giới thiệu qua một trạng thái tâm hồn, qua một tâm trạng cá biệt nhất định không có cốt truyện, thì trước mắt chúng ta là loại trữ tình,… Trong tác phẩm trữ tình,
b ất cứ thuộc thời gian nào, chúng ta đều thấy có một lối thể hiện con người, thể hiện tính cách hoàn toàn khác, ở đây con người được vẽ lên trong một tâm trạng cá biệt
c ủa mình” - L.JTimofiep
Trang 31Trong truyện thơ, hình tượng trữ tình tồn tại theo những phương thức có phần khác biệt Truyện thơ được xây dựng không chỉ bằng bút pháp trữ tình mà còn bằng bút pháp tự sự, bút pháp trào phúng Trong khi xây dựng truyện thơ, tác giả đã kết hợp các bút pháp khác nhau để thể hiện những nội dung khác nhau, những nhân vật khác nhau Bút pháp tự sự để miêu tả diện mạo, hành động và biểu hiện bên ngoài của nhân vật Bút pháp trữ tình thể hiện đời sống nội tâm của nhân vật, thái độ, tâm tư tình cảm của tác giả Hai bút pháp này có liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung và chuyển hóa lẫn nhau
Thơ là sự bộc bạch nội tâm của tác giả.Thơ là một thể loại có mặt sớm trong nền
văn học dân tộc “Thơ là sự chắt lọc, kết tinh chiều sâu và tiếng nói tâm hồn con
người” [tr13;9] Đọc thơ, ta dễ thấy cái “tôi” cá nhân của người cầm bút Thơ thường
có hai loại cơ bản là thơ trữ tình và thơ tự sự Thơ trữ tình chủ yếu như một bản tự thuật tâm trạng Nhà thơ thường trực tiếp bày tỏ tâm trạng của mình thông qua nhân vật trữ tình Ở thơ tự sự, nhà thơ thường thể hiện tình cảm, thái độ trực tiếp thông qua các sự kiện Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã bày tỏ tâm tư, tình cảm qua nội tâm nhân vật, ý kiến trước thực trạng xã hội thối nát Có thể thấy rằng, Truyện Kiều là thể
thơ “hỗn hợp trữ tình – tự sự” [tr15;9] “
2.1.2 Chất trữ tình trong Truyện Kiều
2.1.2.1 Th ể thơ
Truyện Kiều được viết bằng thể thơ lục bát Thơ lục bát là thơ của Việt Nam,
giống như thơ Đường luật của Trung Quốc, thơ Hai Ku của Nhật Bản và nhiều thể thơ khác của các dân tộc trên thế giới Thơ lục bát thân thiết với tất cả mọi tầng lớp người Việt, sâu lắng và tinh tế trong biểu đạt mọi trạng thái tư tưởng, tình cảm Thơ lục bát nảy nở rực rỡ trong tục ngữ, ca dao, hò vè, các làn điệu dân ca nối dài từ đời này qua đời khác để rồi tồn tại mãi mãi Thơ lục bát dễ làm, dễ thuộc và ai cũng có thể làm được cho dù là người biết chữ hay không biết chữ Một bài thơ lục bát có thể dài đến
vô cùng nhưng lại có thể ngắn đến chỉ là một cặp câu với mười bốn chữ nhưng vẫn hội
Trang 32tụ đủ nội dung và nghệ thuật của một bài thơ Thời gian định hình của thể lục bát đến nay vẫn chưa xác định chắc chắn Có người cho rằng: “Thời gian định hình của thể lục
bát từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ XV Trong thời gian này, giới trí thức chỉ lo làm các thể thơ gốc Trung Hoa Các bài thơ thường viết bằng chữ Hán Giới bình dân thường truy ền miệng nhau những câu thành ngữ quen thuộc, những câu tục ngữ có giá trị đạo
lý, lúc đầu chưa có điệu, chưa có vần nhưng dần dần được hoàn chỉnh để trở thành ca dao v ới vần điệu và âm vận rõ ràng” [tr.105,17]
Thơ lục bát được hình thành trước hết là bởi các nhóm với sáu từ làm thành câu lục và tám từ làm thành câu bát Các nhóm từ này được ghép lại với nhau theo một quy tắc gọi là luật của thơ lục bát Luật thơ lục bát bao gồm toàn bộ các quy định về hiệp vần và sắp xếp từ ngữ, âm thanh trong các câu thơ Luật thơ lục bát được tóm tắt
về sự sắp xếp từ ngữ trong câu lục theo thứ tự: bằng, bằng, trắc trắc, bằng, bằng Đối với câu bát các từ được xếp theo thứ tự: bằng bằng, trắc trắc, bằng bằng, trắc bằng Cho dù luật là vậy, song trong thực tế có thể thay đổi ở một vài vị trí để linh hoạt trong sáng tác Sự thay đổi này cũng có nguyên tắc giống với thơ Đường luật, đó là cụm từ:
“Nh ất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” Nghĩa là những từ ở các vị trí 1,3,5 có
thể bỏ qua quy định về bằng trắc, còn các từ ở vị trí 2,4,6 phải đúng quy định Dù vậy, ngay cả các vị trí nằm trong quy định cũng vẫn bị việc thay đổi như thường Đấy là các
trường hợp “nhị” vốn là bằng lại được thay là trắc và “tứ” là trắc lại thay là bằng
Không những thế vị trí vần giữa câu 6 và câu 8 cũng có những thay đổi để ta có dạng thơ lục bát biến thể như lâu nay ta vẫn từng đọc từng nghe
Có thể thấy, lục bát là thể thơ có khởi nguồn từ ca dao Chính đặc điểm về cấu tạo thể thơ đã tạo nên một giọng thơ ngọt ngào, đậm tính dân tộc “Cấu trúc câu sáu, câu
tám, lúc dài lúc ng ắn nối tiếp nhau miên man không biết điểm dừng được ví như những “con sóng” của tâm trạng Vì thế, thể thơ này rất phù hợp để diễn tả tâm tình
c ủa con người Đặc biệt là tâm sự buồn thương, chua xót của người phụ nữ.” [tr.77,3]
Trang 33Trong bài viết “Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ” (NXB Giáo dục, 1999), GS Nguyễn Văn Hạnh cũng đã có những nhận xét rất xác đáng về giá trị của thể loại này trong nền văn học Việt Nam: “Trải qua bao biến thiên, đảo lộn về xã hội, tư tưởng,
tâm lý suốt mấy trăm năm, người Việt vẫn coi lục bát như một thể thơ đặc trưng nhất
c ủa dân tộc, và có khả năm tuyệt vời để diễn tả những rung động sâu xa, tinh tế nhất của tâm hồn Việt Nam” [tr77]
Khi nhắc đến thể thơ lục bát, ngoài việc nghĩ đến những câu ca dao truyền thống
thì ta cũng không thể nhắc tới Truyện Kiều Có thể nói, Truyện Kiều được xem là đỉnh
cao của văn học trung đại Việt Nam không chỉ vì nội dung mà còn ở phương diện nghệ thuật Với việc lựa chọn thể thơ lục bát, thể thơ của dân tộc mang đậm chất trữ tình, Nguyễn Du đã đưa tác phẩm nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung đạt đến một tầm cao mới Thể thơ đã góp phần tạo nên giọng thơ tâm tình, thủ thỉ, ngọt ngào nhưng cũng đậm tính triết lý sâu sắc Đó chính là tiếng lòng của những cảm xúc tinh
tế, sâu sắc của con người
Gieo vần trong ca dao và Truyện Kiều đều là gieo vần chân và vần lưng Sự gắn
kết giữa tiếng cuối câu lục và tiếng sáu của câu bát, tiếng cuối câu bát và tiếng cuối câu lục tiếp theo góp phần tạo nên tiếng thơ dài miên man như tâm trạng con người:
Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuy ền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác bi ết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Bu ồn trông gió cuốn mặt duyềnh,
Trang 34Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
“Gi ọng thơ trong Truyện Kiều là giọng tâm tình thủ thỉ Đó không phải chỉ là suy nghĩ, tình cảm mà nó còn là tất cả những rung động sâu xa, tinh tế nhất của cảm xúc
c ủa con người” [tr.81,3] Chất trữ tình trong tác phẩm còn được thể hiện qua những
cách nói quen thuộc của ca dao Nguyễn Du đã nhiều lần mượn ca dao để viết lên những vần thơ đặc sắc:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
N ửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
(Truyện Kiều)
V ầng trăng ai xẻ làm đôi Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?
(Ca dao)
Chính nhờ việc “mượn ý tứ” của ca dao để diễn tả thế giới nội tâm của nhân vật đã góp phần rất lớn vào việc tạo nên chất trữ tình trong tác phẩm Âm hưởng ngọt ngào từ
ca dao đã tạo ra chất trữ tình mượt mà “Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡ chàng?” –
“Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường” Kiều không chỉ trông ngóng, mong đợi mà
còn trách thầm định mệnh Chính cách “mượn ý” từ ca dao này cho thấy tình yêu mà Kiều dành cho Thúc Sinh một cách thật nhẹ nhàng, lãng mạn
Diễn tả tư thế hùng dũng, đội trời đạp đất của Từ Hải, Nguyễn Du dùng rất nhiều
từ có phụ âm đầu là “đ” mà sắc thái tu từ của nó khi đọc lên gây ấn tượng chắc chắn, vững chãi:
Đường đường một đấng anh hào Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài
Trang 35Đội trời đạp đất ở đời
H ọ Từ tên Hải vốn người Việt đông
Thể thơ lục bát có khả năng tu từ to lớn, đặc biệt ở sự kết hợp những từ thanh bằng
và thanh trắc, cách gieo vần, cách đối và ngắt nhịp Dưới ngòi bút Nguyễn Du, thể thơ lục bát được sử dụng linh hoạt, “thiên biến vạn hóa”
Về cách gieo vần, luật bằng trắc, thể lục bát qui định trong câu sáu, chữ 2, 4, 6 phải theo luật bằng – trắc – bằng Trong câu tám, chữ 2, 4, 6, 8 theo luật bằng – trắc – bằng – bằng Trong một cặp lục bát 14 chữ, có 7 chữ bắt buộc theo luật bằng trắc, 7 chữ còn lại được sử dụng linh hoạt Nguyễn Du đã vận dụng qui tắc ấy một cách tinh
tế nhất Khi tả cảnh mùa xuân, Nguyễn Du đã sử dụng câu thơ gồm rất nhiều từ thanh bằng: Lơ thơ tơ liễu buông mành
Giọng điệu là yếu tố quan trọng chi phối toàn bộ tác phẩm, giúp ta phân biệt được tác phẩm của nhà văn này với nhà văn khác “Văn thâm hậu thì con người của nó trầm
mà tĩnh; văn ôn nhu thì con người của nó khiêm và hòa; văn cao khiết thì con người
c ủa nó đam mà giản; văn hùng hồn thì con người của nó cương mà nhanh; văn uyên sau thì con người của nó thuần túy và đứng đắn” [tr189; 10] Để đạt được những điều
đó, nhà văn phải tự tìm cho mình một giọng điệu riêng nếu không muốn rơi vào sự lặp lại của kẻ khác Một tác phẩm không có giọng điệu riêng sẽ gây cho người đọc sự nhàm chán, “đọc xong rồi quên ngay” (Nam Cao) Giọng điệu là âm hưởng chung toát
lên từ tác phẩm nghệ thuật Nó bộc lộ rõ nét nhất toàn bộ cách cảm, cách nhìn, cách
Trang 36nghĩ của người viết Mỗi nhà văn thường tìm cho mình một hình thức thể hiện đứa con tinh thần riêng, một chỗ đứng riêng trong lòng độc giả Ví dụ văn Nam Cao thường mang tính suy lý, triết lí về cuộc sống Nguyễn Công Hoan dù cùng thời đại nhưng lại dùng lời nói bình dị như thành ngữ, tục ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày
Trong tác phẩm trữ tình, nhà thơ trực tiếp bày tỏ tình cảm, tư tưởng của mình đối với cuộc sống Không tác phẩm trữ tình nào là không có giọng điệu Mỗi giọng điệu có một kiểu thể hiện riêng, giọng tâm tình, giọng âu lo chiêm nghiệm, giọng mỉa mai châm biếm, … nhưng tất cả đều hướng tới mục đích chính là thể hiện tình cảm của tác giả Thể loại thơ tự sự được tác giả viết ra với một tình cảm nồng nhiệt, yêu, ghét, châm biếm mỉa mai hay yêu thương trân trọng được bày tỏ một cách rõ ràng Yếu tố giọng điệu chiếm vị trí quan trọng Khi đọc Truyện Kiều, không ít người đã bất ngờ với giọng điệu thơ đôi lúc táo bạo và đầy cảm xúc:
Chém cha cái s ố hoa đào
Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi
Trong văn học trung đại từ trước cho tới Nguyễn Du chưa có tác giả nào bày tỏ thái độ một cách rõ ràng như thế Nguyễn Du đã lựa chọn từ ngữ một cách tinh tế, chuẩn xác để thể hiện tâm tư, tình cảm một cách rõ nét Bằng giọng thơ yêu thương, đầy ai oán, ông đã trực tiếp bộc lộ thái độ phẫn uất đối với định mệnh khắc nghiệt đang bao vây lấy Kiều Ta thấy được rằng, Nguyễn Du đã tìm cho mình một giọng điệu riêng, đậm chất Nguyễn Du
Giọng kể đa dạng, thấm đẫm cảm xúc là một đặc điểm lớn của giọng kể trong
Truyện Kiều Mỗi chủ thể có một giọng kể riêng, kể cả giọng của chủ thể kể chuyện vô
hình, giọng của các nhân vật tham gia kể chuyện và giọng của nhân vật tự kể chuyện mình Các giọng này “song song tồn tại, giọng lồng trong giọng” [tr.139, 1], cũng chính nó góp phần tạo ra tính đa thanh, đối thoại trong Truyện Kiều mà các truyện
Nôm trước Truyện Kiều chưa có Người kể chuyện vô hình kể lại câu chuyện đời Kiều
Trang 37với giọng kể đầy yêu thương nhưng chất chứa nỗi đau Thúc Sinh kể về Kiều trong sự khâm phục và yêu thương Kiều tự kể chuyện mình trong sự xót xa và đau đớn
Chính việc lựa chọn giọng kể trữ tình cho nhân vật đã góp phần đưa nghệ thuật trữ tình của tác phẩm lên đỉnh cao Nỗi đau của Kiều là nỗi đau của người tự ý thức về mình với những nỗi đau, những mất mát của cuộc đời Nỗi đau của người kể chuyện
vô hình là nỗi đau của người chứng kiến “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” Khi kể chuyện, tác giả đóng vai trò là người dẫn chuyện và mỗi lúc câu chuyện đến hồi kịch tính thì Nguyễn Du lại cất lên giọng điệu cảm thông của mình Đó là tiếng kêu, tiếng gào thét thương cảm cho số phận cho con người tài hoa bạc mệnh, Nguyễn
Du không chỉ thấu hiểu mà còn muốn kêu gọi sự cảm thông nơi người đọc Tố Hữu đã
có những câu thơ rất hay về sự cảm thông của ông với Nguyễn Du qua Truyện Kiều:
Trải qua một cuộc bể dâu Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình Nổi chìm kiếp sống lênh đênh
Tố Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều (T ố Hữu – Kính gửi cụ Nguyễn Du)
Người đọc cảm thương cho Kiều, cho nỗi đoạn trường đời Kiều chính nhờ tâm huyết mà Nguyễn Du gửi gắm trong tác phẩm Từng câu thơ “như có máu chảy đầu
ngọn bút” Nguyễn Du nhập thân vào câu chuyện bằng nhiều cách và ở mỗi cách ông
đều tạo ra nét riêng Ở những câu thơ chuyển đoạn, hoặc kết thúc đoạn đều thấy thẫm đẫm cảm xúc người viết Có thể nói ông đã kết hợp một cách hài hòa bút pháp tự sự và bút pháp trữ tình Đôi lúc, người đọc thấy Nguyễn Du có mặt trong tác phẩm như một nhân vật, từ đó ông thốt lên tiếng nói lòng mình:
Thương ôi! Tài sắc bậc này Một dao oan nghiệt đứt giây phong trần!
Trang 38Nguyễn Du đã nhiều lần lên tiếng bênh vực cho Kiều Ông hiểu được nỗi đau của con người trong xã hội phong kiến, nỗi đau của cả một kiếp người Đó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi đau về tinh thần:
Thịt da ai cũng là người Lòng nào h ồng rụng thắm rời chẳng đau
Ông xót xa cho cảnh Kiều bị Hoạn Bà đánh đập:
Trúc côn ra sức đập vào
Th ịt nào chẳng nát gan nào chẳng kinh
Xót thay! Đào lý một cành
M ột phen mưa gió tan tành một phen
Nỗi đau về thể xác có thể qua đi nhưng nỗi đau tinh thần luôn dai dẳng trong tâm trí con người:
Thương thay thân phận lạc loài Dẫu sao cũng ở tay người biết sao
Nguyễn Du viết Truyện Kiều theo cảm hứng chủ đạo là phản ánh cuộc sống hiện thực và lòng yêu thương con người Chính từ cảm hứng nhân đạo, những hình ảnh đầy
đau thương “hoa trôi bèo dạt” “chiếc lá lìa cành”, “trâm gãy gương tan”, “thịt đổ
máu sa” giọng điệu trữ tình xuất hiện một cách tự nhiên, tinh tế Bao trùm cả tác phẩm
là tiếng lòng của tác giả đối với cuộc đời Kiều Cả đời Kiều bị xô đẩy bởi sự lừa lọc, dối lừa của đầy rẫy kẻ xấu Kiều tài hoa nhưng bạc mệnh, dễ tin người, từ Mã Giám Sinh, Sở Khanh đến Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến đều có thể lừa dối nàng Kiều đại diện cho kiếp người nhỏ bé mong manh trong xã hội đầy cạm bẫy ấy Nguyễn
Du thấy thương cho Kiều làm sao:
Trang 39Thương ôi, không hợp mà tan
C ả nhà vinh hiển riêng oan một nàng
Nàng chịu thiệt thòi đủ đường Trong khi ai cũng “vinh hiển”, tìm được hạnh phúc riêng thì riêng nàng phải trải qua mười lăm năm lưu lạc chân trời góc bể Cũng là kiếp người nhưng người ta vinh hiển, nàng thì đầy rẫy khổ đau:
Thoắt mua về thoắt bán đi Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần
Do vậy, mới mở đầu tác phẩm, Nguyễn Du đã cất lời than:
Trải qua một cuộc bể dâu
Nh ững điều trông thấy mà đau đớn lòng
Cả tác phẩm là một tiếng kêu cho số phận người phụ nữ:
Đau đớn thay phận đàn bà
L ời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Khi Kiều ở lầu xanh, Nguyễn Du đã miêu tả nội tâm nàng bằng sự cảm thông sâu sắc:
Khi t ỉnh rượu lúc tàn canh, Giật mình mình lại thương mình xót xa
Bị đẩy vào chốn bùn nhơ, phải đem tấm thân của mình để mua vui cho những kẻ lắm tiền háo sắc, Kiều đau đớn, xót thương cho cái phận “sống làm vợ khắp người ta” của mình, nỗi nhục nhã ấy cứ nghĩ đến là đau lòng Lầu xanh là chốn ăn chơi trụy lạc,
và chính cái “gi ật mình” của Kiều trong chốn lầu xanh làm cho người đọc xúc động
Đó là cái giật mình của người không tin vào sự thật mình đã bị đẩy vào chốn bùn nhơ,
Trang 40xô bồ, bẩn thỉu Đằng sau tâm trạng ấy của Kiều mà một Nguyễn Du – một con người hiểu nỗi đau nhân tình thế thái, yêu thương nhân vật hết mình Ở cái chốn lầu xanh nhơ nhớp ấy lại có một cô gái biết coi trọng phẩm giá của mình đến thế đủ thấy Nguyễn Du thương cho nhân vật của mình thế nào
Nguyễn Du thường sử dụng câu cảm thán trong tác phẩm như một tiếng kêu ai oán
xé lòng Từ vai trò người kể chuyện, người đọc nhận ra rằng ông đã có những tiếng nói
đồng cảm yêu thương thông qua giọng điệu “Nếu không có con mắt nhìn xuyên sáu
cõi, có tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời thì làm sao có được bút lực ấy” Giọng điệu trữ
tình thấm đẫm trong cả tác phẩm, rõ ràng nếu Nguyễn Du không có tấm lòng nhân đạo sâu sắc, sự cảm thông hết mực thì không thể có một giọng điệu cảm thông ngân vang trong lòng người đọc đến như vậy Giọng điệu trữ tình trong tác phẩm góp phần tạo nên sự thành công đặc săc của Truyện Kiều và phong cách sáng tác độc đáo riêng biệt của Nguyễn Du Truyện Kiều không phải chỉ là một truyện thơ theo nghĩa một truyện được viết bằng văn vần đơn thuần mà nó quả là một truyện thơ thực sự với lời kể vừa
có chất truyện, vừa có chất thơ Lời kể trong Truyện Kiều thấm đẫm chất thơ Giọng
kể thấm đẫm cảm xúc, trong đó có giọng buồn đau, suy tư chiêm nghiệm bao trùm toàn bộ tác phẩm là nhân tố cơ bản tạo ra chất thơ của lời kể chuyện
2.1.1.3 Tr ữ tình thiên nhiên
Trong văn học cổ, hình tượng thiên nhiên thường gắn với cảm xúc và là một hình thái ngôn ngữ nghệ thuật Chính vì thế, Truyện Kiều phản ánh cuộc sống xã hội thông qua con người cảm nghĩ với những xúc động, suy tư sâu kín bên cạnh thiên nhiên, nhân vật không lời Ngôn ngữ thiên nhiên xuất hiện khi Nguyễn Du vẽ cảnh bằng chất liệu ngôn ngữ mang đậm tính gợi hình, gợi cảm, làm cho nhân vật hoạt động và bộc lộ tính cách
Một trong những biểu hiện giàu chất thơ của ngôn ngữ Truyện Kiều là có một mối liên hệ gắn bó giữa tâm tình, cảm xúc của nhân vật với những rung động của thiên
nhiên “Thiên nhiên trong Truy ện Kiều là những không gian nghệ thuật có chức năng