1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ nghĩa nhân đạo nguyễn du trong truyện kiều và văn tế thập loại chúng sinh

59 91 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 723,84 KB

Nội dung

Nghiên cứu đề tài “Chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du trong Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh” chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu, khám phá tư tưởng tác giả, ý nghĩa tác phẩm hay cũng c

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

*******

HỒ THỊ THI

CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO NGUYỄN DU

TRONG TRUYỆN KIỀU VÀ VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 5/2015

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

*******

CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO NGUYỄN DU

TRONG TRUYỆN KIỀU VÀ VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn:

PGS TS Nguyễn Phong Nam

Người thực hiện:

HỒ THỊ THI (khóa 2011-2015)

Đà Nẵng, tháng 5/2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi: Hồ Thị Thi xin cam đoan rằng:

Công trình này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Phong Nam

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của nội dung trong công trình này

Đà Nẵng, ngày 03 tháng 05 năm 2015 Người thực hiện

Hồ Thị Thi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài khóa luận, tôi đã nhận được rất nhiều

sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Ngữ văn trường Đại học

Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của PGS.TS Nguyễn Phong Nam Cảm ơn thầy đã giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu,

từ khâu tìm tài liệu đến việc chỉnh sửa từng con chữ, từng nét nghĩa, từ khâu

bố cục đến từng chi tiết nội dung cụ thể Xin cảm ơn thời giờ, công sức và những vất vả nhọc tâm của thầy Nhờ đó mà tôi mới có thể hoàn thành đề tài luận văn này

Vì trình độ có hạn và thời gian không cho phép nên mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô cũng như các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện

Hồ Thị Thi

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

1.2 Vị trí Nguyễn Du trong dòng chảy lịch sử văn học dân tộc

1.2.1 Người khai mở một chủ nghĩa, một tư tưởng mới

1.2.2 Tầm ảnh hưởng, sự chi phối của tư tưởng và nghệ thuật Nguyễn Du 1.3 Truyện Kiều_Kiệt tác của nền văn học cổ điển Việt Nam

1.3.1 Nguồn gốc, thời gian sáng tác

1.3.2 Giá trị văn hóa, văn học

1.4 Văn tế thập loại chúng sinh_ “Quyển kinh của tình thương”

1.4.1 Nguồn gốc, thời gian sáng tác

1.4.2 Giá trị văn hóa, văn học

CHƯƠNG II: NÉT ĐẶC SẮC CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO NGUYỄN

DU TRONG TRUYỆN KIỀU VÀ VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH

2.1 Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh_ bản cáo trạng đanh thép đối với cái xấu xa, độc ác

2.1.1 Phê phán xã hội thối nát

2.1.2 Bên vực quyền sống của con người

Trang 6

2.2 Lòng yêu thương, khát khao hạnh phúc, tự do cho con người

2.2.1 Truyện Kiều và những suy tư về số phận con người

2.2.2 Tinh thần “Từ- bi- hỉ- xả” qua Văn tế thập loại chúng sinh KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọ đề tài

Nguyễn Du_ đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, là niềm tự hào của dân tộc ta Ông đã để lại cho nhân loại một kho tàng văn chương với các tập thơ chữ Hán, chữ Nôm, văn tế, truyện thơ…Nguyễn Du đã đem cái hồn, cái tinh của văn học dân tộc đến cùng bạn bè thế giới Vượt lên sự bào mòn của thời gian tên tuổi Nguyễn Du còn sống mãi với lịch sử nước Việt Không phải ngẫu nhiên mà hơn hai thế kỷ qua, vượt qua sự khắc nghiệt của thời gian và sự lãng quên của con người, những sáng tác của Nguyễn Du vẫn sống trong lòng người đọc bao thế hệ Để có sự vĩnh tồn vượt thời gian ấy, tác phẩm của Nguyễn Du phải chứa đựng những giá trị cao cả mà con người hướng tới, bất luận là thời đại nào Những điều đó có được trước hết bởi Nguyễn Du là một nhà tư tưởng với những suy tư vượt thời đại Có thể nói cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Du mang nhiều giá trị sâu sắc, phản ánh nhiều vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn Để hiểu hết những tư tưởng của Nguyễn Du là một điều không dễ dàng Nghiên cứu Nguyễn Du dưới góc độ

tư tưởng luôn là đề tài được thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và giới phê bình văn học

Ngày nay con người đang sống trong một xã hội với nhiều biến đổi to lớn về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, với guồng quay của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhiều giá trị văn hóa của người Việt Nam có sự thay đổi Bên cạnh những giá trị tích cực của nền kinh tế thị trường mang lại thì cũng kéo theo không ít những hiện tượng tiêu cực Kinh tế thị trường lấy lợi nhuận làm mục đích khiến con người chạy theo guồng quay của đồng tiền, dần đánh mất mình, đánh mất những giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc Điều này đòi hỏi chúng

ta phải nhận thức lại việc giữ gìn và phát huy các truyền thống nhân văn dân

Trang 8

tộc, truyền thống yêu thương con người là cấp thiết hơn bao giờ hết Đó cũng

là lý do chúng tôi tìm hiểu chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du, để thấy được những điều tốt đẹp mà ông cha ta đã nhắc nhở hàng bao thế kỷ trước

Chủ nghĩa nhân đạo trong thơ ca Nguyễn Du được kết tinh trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, là hiện thân của tinh thần, cốt cách của người Việt Nam Chủ nghĩa nhân đạo ấy được Nguyễn Du thể

hiện sâu sắc qua Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh Nguyễn Du đã

khiến bạn đọc phải thương, phải khóc khi sống cùng tác phẩm Nguyễn Du với “con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” đã tạo ra những áng thơ văn bất hủ, phi thường Tính chất phi thường của tác phẩm không chỉ thể hiện qua nội dung độc đáo, nghệ thuật tài hoa mà còn ở chỗ nó mang một tư tưởng thời đại, tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa

Nghiên cứu đề tài “Chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du trong Truyện Kiều

và Văn tế thập loại chúng sinh” chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu, khám phá tư

tưởng tác giả, ý nghĩa tác phẩm hay cũng chính là hiểu một thời đại văn học của dân tộc, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc ta Đề tài này cũng giúp cho chúng tôi trong việc học tập và công tác giảng dạy sau này

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Nguyễn Du là con người nổi tiếng Cuộc đời và sự nghiệp của ông có sức hút mạnh mẽ giới nghiên cứu trong và ngoài nước Có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, những áng văn chương bất hủ, tư duy nghệ thuật tài hoa của Nguyễn Du đã được công bố

Hoàng Khôi với cuốn Nguyễn Du_ trên đường gió bụi đã giúp bạn đọc

giải đáp một số thắc mắc trong cuộc đời Nguyễn Du như: Nguyễn Du trong thời gian ở Thái Bình, Nguyễn Du với phong trào Tây Sơn, Nguyễn Du Với Gia Long, Nguyễn Du với mối tình mang tên Hồ Xuân Hương…Với công

Trang 9

trình này Hoàng Khôi đã cho bạn đọc một cái nhìn khái quát nhất về cuộc đời Nguyễn Du

Lê Xuân Lít với cuốn Hai trăm năm nghiên cưu bình luận Kiều, đã tập

hợp tất cả những công trình nghiên cứu về Nguyễn Du trải qua hai trăm năm lịch sử như bối cảnh lịch sử văn hóa thời đại Nguyễn Du, dòng họ con người Nguyễn Du cùng các tác phẩm của ông Cuốn sách cung cấp lượng tri thức khổng lồ về Nguyễn Du với những tài liệu chân thực, đáng tin cậy Chúng tôi đánh giá rất cao công trình này, nó giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài

Đặc biệt xoay quanh hai tác phẩm Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng

sinh cũng có rất nhiều bài viết phê bình nghiên cứu, nhiều bài nghiên cứu có

tính chất phê bình, nghị luận đã được công bố Ở trong các trường đại học cũng đã có hàng loạt các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về tác phẩm này

Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh được các nhà nghiên cứu đánh giá

là thành công trên nhiều mặt, nhiều bình diện khác nhau như đề tài, cách xây dựng nhân vật, thi pháp nhân vật, ngôn từ nghệ thuật…

* Các công trình nghiên cứu về Truyện Kiều:

Dưới góc độ văn hóa có công trình của Lê Nguyên Cẩn Tiếp cận truyện

Kiều từ góc nhìn văn hóa Ông nhận định: “Tác phẩm không chỉ thể hiện quan

điểm độc đáo, nghệ thuật tài hoa mà con mang một tầm vóc văn hóa, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, mang tính lịch sử và truyền thống văn hóa thời đại”

Trần Đình Sử trong bài viết “cái nhìn nghệ thuật về con người” thì cho

rằng “cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Du về con người cho thấy ông đã đổi mới hẳn quan niệm về con người và cách miêu tả con người, tạo thành chất lượng mới trong tác phẩm Cách cảm nhận chủ quan của nhà thơ là một thái

Trang 10

độ hàm chứa rất nhiều bình diện giá trị khác loại của đời sống, thể hiện đặc điểm của nhà thơ lớn…” [16, tr.583]

Dưới góc độ triết_luân lý, Bùi Giáng trong bài viết “Giá trị luân lý của

Đoạn trường tân thanh hay là giọng nói của Nguyễn Du” viết: “Nguồn đạo lý

toát ra từ cái nhân sinh quan sâu sắc ấy, từ cái nhìn rất gần gũi với cuộc đời,

mà hầu như đã hoàn toàn siêu thoát, người sẽ nói đến tài đến mệnh, đến luật

bỉ sắc tư phong…nhưng nếu ta chậm rãi, thung dung nhận lại ta sẽ thấy không biết bao nhiêu sâu xa của tư tưởng, u uẩn của tâm tình, khuất mắc của tâm can được giải bày…” [16, tr.801]

Phan Ngọc trong Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều thì kết luận: chủ đề của Truyện Kiều là tài mệnh tương đố, hồng nhan bạc mệnh

Theo ông: “Tài mệnh tương đố, hồng nhan bạc mệnh không phải là vấn đề vay mượn, là một sáo ngữ… và nó là một vấn đề không có tính chất muôn thuở mà nó nảy sinh trong một giai đoạn lịch sử nhất định,… là sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du” [21, tr.42] Bằng những lý luận văn học hiện đại,

ông đã chỉ ra những đổi mới cách tân nghệ thuật của Nguyễn Du trong Truyện

Kiều Bằng những ứng xử nghệ thuật riêng của Nguyễn Du, ông đã chứng

minh một cách khoa học rằng Truyện Kiều không phải là một bản dịch thơ từ

một tác phẩm Trung Quốc mà là một sáng tạo độc đáo của văn học Việt Nam,

và của cá nhân đại thi hào Nguyễn Du

Đào Duy Anh lại cho rằng: “Tư tưởng chủ yếu của Nguyễn Du trong sách này là tài mệnh tương đố.Tư tưởng ấy gốc là ở thuyết thiên mệnh của Nho giáo” [17, tr.1065]

Trần Trọng Kim có nhận định khác, ông cho rằng: “Truyện Kiều bày tỏ một cách rõ ràng cái lí thuyết nhân quả của nhà Phật” [6, tr.278]

Cao Huy Đỉnh cũng cho rằng Truyện Kiều mang triết lí đạo Phật “Vấn

đề là Truyện Kiều nhuốm màu đạo Phật, nhưng đạo Phật không còn thuần tuý

Trang 11

và cũng không phải là chủ yếu trong Truyện Kiều… Ông viết Truyện Kiều

theo tiếng gọi của tình cảm, theo luận lí của hiện thực trước khi theo giáo lý nhà Phật” [6, tr.551]

Hoàng Ngọc Hiến có cái nhìn khác hơn Theo ông, “Nguyễn Du giải

thích cuộc đời đứng ở phía con người để oán hờn số mệnh (trong Truyện Kiều

“trời xanh”, “trăng già”, “hoá công”, “hoá nhi”… chỉ là cái tên văn học của số mệnh)” [6, tr.549]

*Các công trình nghiên cứu về Văn tế thập loại chúng sinh:

Hoài Thanh trong bài viết “văn chiêu hồn” (trích trong cuốn Nghiên cứu

văn- sử- địa do Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn) đã cho rằng: “Chủ nghĩa nhân

đạo ở đây không có sức chiến đấu như trong Truyện Kiều, nó đi vào chỗ hoàn

toàn bế tắc” và “bài văn tế rất dồi dào tính quần chúng, nó dựng lên những hình ảnh rút ra từ trong trí tưởng tượng và cuộc đời thực của quần chúng…nhưng về mặt tinh thần nó biểu hiện cái tiêu cực, phần mê tín dị đoan nhiều hơn là cái phần hang hái tráng kiệt trong tinh thần quần chúng”

Cũng viết về Văn chiêu hồn, Đình Hùng với bài viết “Người thơ thuần

túy Nguyễn Du trong văn tế thập loại chúng sinh”, đã đề cao văn chiêu hồn

như là “viên ngọc quý” Tác giả đã đưa ra một nhận định xác đáng “Cả

Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh đều giúp cho ta tìm hiểu con

người nguyên vẹn của Nguyễn Du” [6, tr.140]

* Đối với đề tài chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du thì có một số công trình cụ

thể như sau: Đặng Thai Mai với bài viết “Đặc sắc của văn học cổ điển Việt

Nam qua nôi dung Truyện Kiều”; Cao Huy Đỉnh với bài viết “Triết lý đạo phật trong Truyện Kiều” (in trên tạp chí Văn học, số 12, 1966); Lưu Trọng Lư

trong bài “Một quyển kinh về tình thương” in trong Nhật ký đọc Kiều, NXB

Hội Nhà văn

Trang 12

Với dung lượng ngắn, hầu hết các công trình nghiên cứu nói trên mới chỉ

đề cập một cách sơ lược chưa giải quyết một cách đầy đủ các phương diện của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du Với đề tài khóa luận “Chủ nghĩa nhân

đạo Nguyễn Du trong Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh” tôi mong

muốn có thể góp một tiếng nói riêng việc nghiên cứu Nguyễn Du và làm rõ nét độc đáo của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du ở hai tác phẩm này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng khoa học mà khóa luận nghiên cứu là chủ nghĩa nhân đạo

Nguyễn Du thể hiện qua tác phẩm Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng

sinh

Phạm vi đề tài là hai tác phẩm Truyện Kiều, NXB Thanh niên, (2008); và

Văn tế thập loại chúng sinh, NXB Văn học, (1996)

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp những phương pháp nghiên cứu văn học sau:

Phương pháp nghiên cứu tác giả

Phương pháp nghiên cứu tác phẩm

Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp phân tích, tổng hợp

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, để tài của chúng tôi chia làm 2 chương:

Chương 1: Chân dung Nguyễn Du_Danh nhân văn hóa

Chương 2: Nét đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du trong Truyện Kiều

và Văn tế thập loại chúng sinh

Trang 13

CHƯƠNG I CHÂN DUNG NGUYỄN DU_DANH NHÂN VĂN HÓA 1.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du

1.1.1 Cuộc đời

Nguyễn Du (sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820), tên chữ

Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ, là người Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Cha ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), tự

Hy Di, biệt hiệu Hồng Ngự cư sĩ, vừa là một quan chức, sử gia vừa là một nhà thơ Mẹ là Trần Thị Tần (1740 - 1778), quê làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh Nguyễn

Du được sinh ra trong một gia đình quý tộc có thế lực vào bậc nhất lúc bấy giờ, tương truyền:

“Bao giờ ngàn Hống hết cây

Sông Rum hết nước họ này hết quan”

Vốn có tư chất thông minh, lại sống trong gia đình quyền quý nên ông có điều kiện học sâu hiểu rộng, tinh tường cả Nho, Phật, Lão, thấu cả văn chương kim cổ Những biến cố của gia đình và thời đại đã nhanh chóng đẩy ông ra giữa phong ba bão táp cuộc đời Năm mười tuổi, Nguyễn Du mồ côi cha, năm mười ba tuổi mồ côi mẹ và ông phải đến sống cùng người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản (1734-1786) Nguyễn Khản từng làm quan tới chức Tham tụng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm và là người rất mê hát xướng Trong thời gian này, Nguyễn Du có điều kiện dùi mài kinh sử, có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến Những điều đó để lại nhiều dấu ấn trong sáng tác của ông sau này

Năm Quý Mão (1783), mười chín tuổi Nguyễn Du dự khoa thi Hương ở trường Sơn Nam đỗ tam trường Ông từng là con nuôi của một người làm

Trang 14

Chánh thủ hiệu quân Hùng hậu họ Hà Sau khi người đó mất ông được tập chức Năm Kỷ Dậu (1789), vua Lê Chiêu Thống chạy sang phương Bắc ông theo hộ giá không kịp, bèn trở về quê vợ, nương nhờ anh vợ là Đoàn Khắc Tuấn người An Hải, Quỳnh Côi, Sơn Nam Đoàn Khắc Tuấn là người tuổi trẻ, tài cao, nổi tiếng văn chương, làm quan đến Lại bộ Tả Thị lang thời Tây Sơn Mùa đông năm Bính Thìn (1796) Nguyễn Du định vào Gia Định theo Nguyễn Ánh nhưng việc bị tiết lộ, bị tướng trấn thủ là Thận Quận công bắt giữ Mùa

hạ năm Nhâm Tuất (1802), khi Nguyễn Ánh đến Nghệ An, ông đáp lời triệu

ra yết kiến vua Mùa thu tháng tám nhận chức Tri huyện huyện Phù Dung, sau

đó làm Tri phủ phủ Thường Tín Mùa đông năm Quý Hợi (1803) sứ giả nhà Thanh đến sắc phong, ông phụng mệnh cùng đi Mùa thu năm Giáp Tý (1804)

vì bị bệnh xin từ chức về quê, được nghỉ hơn một tháng lại có lệnh triệu lên kinh Mùa xuân năm Đinh Sửa (1805) được thăng Đông Các học sĩ, tước Du Đức hầu Mùa thu năm Đinh Mão (1807), được lệnh làm giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương Năm Mậu Thìn (1808), xin vua được về quê Tháng

tư năm Kỷ Tỵ (1809) được vua chuẩn ban Cai bạ doanh Quảng Bình Nguyễn

Du làm quan được bốn năm Mùa thu năm Nhâm Thân, ông xin phép về quê hai tháng sau đó được triệu về kinh Mùa xuân năm Quý Dậu (1813) ông được thăng Cần Chánh điện học sĩ, rồi được ban chức Chánh sứ tuế cống bộ

đi sứ sang Trung Quốc Thời gian này Nguyễn Du được tiếp xúc với nền văn hóa mà từ nhỏ ông đã quen thuộc qua sử sách, thơ văn Chuyến đi sứ đã góp phần mở mang hiểu biết của Nguyễn Du về xã hội và thân phận con người trong các sáng tác của ông Năm Canh Thìn (1820) vua Minh lên ngôi, cử ông làm chánh sứ cầu phong, nhưng chưa kịp đi thì lâm bệnh, mất tại kinh đô vào ngày mười tháng tám năm Canh Thìn (16/9/1820)

Trang 15

Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp hai trăm năm ngày sinh của ông

1.1.2 Sự nghiệp văn học

Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: Ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc Nguyễn Du và những tác phẩm văn chương của Nguyễn Du được hình thành không chỉ từ học vấn Nho giáo kết hợp hài hoà với các tri thức văn hoá dân gian, từ bối cảnh xã hội hết sức phức tạp Nguyễn Du từng trải nghiệm trong cuộc đời mà dường như còn được hình thành từ những khoảnh khắc loé sáng kết tinh trầm tích văn hoá của bao

số phận con người, của dòng đời, của cả xã hội phong kiến Việt Nam thời đó Sáng tác của Nguyễn Du được lưu hành ngay từ lúc ông còn sống Từ đó đến nay, các sáng tác của ông thu hút rất nhiều người tìm hiểu, học tập, nghiên cứu Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm các tác phẩm sáng tác bằng chữ Hán và các tác phẩm sáng tác bằng chữ Nôm

Những tác phẩm bằng chữ Hán của Nguyễn Du rất nhiều, nhưng mãi đến năm 1959 mới được ba nhà nho là: Bùi Kỷ, Phan Võ và Nguyễn Khắc Hanh

sưu tầm, phiên dịch, chú thích và giới thiệu tập: Thơ chữ Hán Nguyễn Du

(Nhà xuất bản Văn hóa, 1959) chỉ gồm có một trăm lẻ hai bài Đến năm 1965

Nhà xuất bản Văn học đã ra Thơ chữ Hán Nguyễn Du tập mới do Lê Thước

và Trương Chính sưu tầm, chú thích, phiên dịch, sắp xếp, gồm hai trăm bốn mươi chín bài Các tập thơ gồm:

Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm bảy mươi tám bài,

viết chủ yếu trong những năm tháng sống ở Thái Bình cho đến những năm đầu ra làm quan với nhà Nguyễn ở Bắc Hà Tác phẩm là tâm tình của nhà thơ trong những năm sống long đong vất vả ở Thái Bình, cũng như ở Tiên Điền

Trang 16

Nhà thơ lúc nào cũng buồn, luôn than thở về thực tại nghèo túng, lúc nào cũng “thân thế phó mặc cho cát bụi” có lúc lại “giả vụng để phòng thói tục”

Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm bốn mươi

bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam

Hà Tĩnh Là một tập thơ có tính nhật ký, bút ký của tác giả trong những năm

tháng làm quan dưới thời Nguyễn Về đề tài Nam trung tạp ngâm chưa có gì mới so với Thanh Hiên thi tập Những bài thơ trong Nam trung tạp ngâm vẫn

là tiếng thở dài của nhà thơ trước một thực trạng mà ông không thấy có gì gắn

bó Nguyễn Du lại nói về sự nghèo túng ốm đau của mình Trong một số bài thơ khác ông nói một cách mỉa mai bóng gió về việc bọn quan lại hay chèn

ép Trong một số bài thơ khác nữa ông lại than thở làm quan như bị nhốt vào củi không tìm thấy những ngày tháng tự do, phóng khoáng Cũng giống như

Thanh Hiên thi tập, Nguyễn Du chưa bao giờ nói rõ tâm sự thật của ông trong Nam trung tạp ngâm

gồm một trăm ba mươi mốt bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc, bao gồm những đề tài lịch sử và những điều tai nghe mắt thấy trên con đường

đi sứ ở Trung Quốc Mặc dù làm Chánh sứ công việc ngoại giao rất phiền toái, thế mà số lượng sáng tác của ông trong hai năm đi sứ gần bằng toàn bộ sáng tác thơ chữ Hán của ông trong suốt mười mấy năm trước đó cộng lại

Trong Bắc hành tạp lục Nguyễn Du không những viết nhiều mà còn viết rất

hay Có thể nói những bài thơ chữ Hán hay nhất , thể hiện rõ nhất lòng ưu ái của nhà thơ trước cuộc đời và trước vận mệnh của con người chủ yếu tập

trung trong tập này Chẳng hạn các bài Phản chiêu hồn, Thái Bình mại ca giả,

Sở kiến hành, Trở binh hành,…

Những tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du gồm có:

Trang 17

Đoạn trường tân thanh, được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ

theo thể lục bát Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện

của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật

chính trong truyện, một cô gái có tài sắc Về thời điểm sáng tác, Từ điển văn

học (bộ mới) ghi: "Có thuyết cho rằng Nguyễn Du viết ra sau khi ông đi sứ

Trung Quốc (1814-1820), có thuyết nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809)”

sáng tác Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của Trần Thanh Mại, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn

Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả

Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812) Tác phẩm

được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm Trong tác phẩm này Nguyễn Du muốn chia sẻ tình thương của mình cho tất cả mọi người từ em bé mồ côi không nơi nương tựa, cô gái làm nghề mại dâm, đến những người lao động tần tảo, những người đi lính…, tình thương đó không

có ranh giới, giai cấp

Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải Bài thơ tình tứ, mang âm hưởng của cao dao, vè, ngôn ngữ bình dân, giản dị, dễ hiểu

để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác

Trang 18

Ở chặng đường tiếp nối hai thế kỷ, thơ Nguyễn Du là đỉnh cao của tiếng nói nhân văn, đồng hành với những thăng trầm lịch sử và đời sống tinh thần dân tộc Sự nghiệp thi ca của Nguyễn Du trải dài suốt cuộc đời, có cả thơ chữ Hán

và thơ chữ Nôm, có cả Ðường thi và lục bát dân tộc, cả thơ đoản thiên và trường thiên Nghiệm sinh 55 năm trên cõi đời, Nguyễn Du đã để lại cả một di sản thi ca đồ sộ Thơ Nguyễn Du dù viết bằng chữ Nôm hay chữ Hán đều đạt đến trình độ điêu luyện, mang hơi thở, linh hồn của văn chương, con người đất Việt

1.2 Vị trí Nguyễn Du trong dòng chảy lịch sử văn học dân tộc

1.2.1 Người khai mở một chủ nghĩa, một tư tưởng mới

Xã hội Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII vô cùng rối ren, phức tạp với những mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp phong kiến, giữa nhân dân với giai cấp phong kiến thống trị, ngày càng trở nên gay gắt dẫn đến các cuộc chiến tranh chia cắt và khởi nghĩa nông dân bùng nổ Đời sống nhân dân vô cùng khổ cực Trái ngược với tình hình xã hội, đây lại là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam bao gồm cả văn học chữ Hán, chữ Nôm, văn học bác học, văn học bình dân Lực lượng sáng tác đông đảo là các nhà trí thức nho sĩ không giữ các trọng trách trong triều đình Nền văn học rất đa dạng về thể loại như: truyện ký, thơ Đường luật, khúc ngâm, truyện thơ…

Ảnh hưởng bối cảnh xã hội với nhiều biến động dữ dội, nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, cùng với sự phát triển của dòng chảy văn học nước nhà đã tác động mạnh mẽ sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Nguyễn Du Bối cảnh

đó chính là cơ sở sâu xa làm xuất hiện quan niệm mới về nhân sinh, xã hội, con người, trong đó có trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với tư tưởng chống đối các thế lực phong kiến chà đạp con người, đề cao con người, đòi giải phóng tình cảm cho con người Nguyễn Du chính là một đại diện xuất sắc nhất của

Trang 19

trào lưu này Với chủ nghĩa nhân đạo, nguyễn Du luôn chủ trương và có ý thức nhìn thẳng vào sự thật của xã hội, lên án tố cáo xã hội phong kiến đầy bất công Thơ văn của ông còn là tiếng nói cảm thương với số phận con người đặc biệt là số phận của người phụ nữ đồng thời là tiếng nói ngợi ca trân trọng

họ Ông luôn bênh vực, đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người

Vốn có tấm lòng trong trẻo, trái tim nhân hậu, năng khiếu văn chương xuất sắc, Nguyễn Du đã để lại cho đời những áng thơ văn đích thực, thấm đẫm những nỗi niềm thương cảm, những yêu ghét rạch ròi Từ những sáng tác

chữ Hán, chữ Nôm mà đỉnh cao là Truyện Kiều, ta thấy đúng như Hoài Thanh

nhận xét về đại thi hào, đó là “một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn” Ở Nguyễn

Du: Tâm cũng lớn mà tài cũng lớn Đọc Nguyễn Du, nhất là Truyện Kiều,

người ta thấy “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” và cũng thấy rằng tất

cả lời ngọc ý vàng ấy đều được viết ra từ một tấm lòng đau đớn cho thân phận con người, cho thời thế và cho nhân thế Giá trị nghệ thuật Nguyễn Du đúng

là kết tinh từ vết thương lòng của một trái tim từng quặn đau trong biển đời Cuộc đời Nguyễn Du có nhiều sóng gió, mười năm lưu lạc trên đất Bắc là khoảng thời gian điêu đứng, long đong Nguyễn Du đã nếm trải đủ cay đắng, ngọt bùi trên đời Các sáng tác của ông là bức tranh sinh động về xã hội, những cảnh đời trước mắt Chính vì vậy, các tác phẩm của ông đều toát lên tinh thần nhân đạo sâu sắc

Với chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du, ông đã dành trái tim mình cho tất cả những kiếp người đau khổ Ông thương người mẹ lang thang cầu bất cầu bơ

lê mình đi ăn xin cho ba đứa con trong Sở kiến hành Ông thương cả những cô

cầm vừa quen vừa lạ, hai mươi năm trước tài sắc nổi tiếng đất Long Thành, vương hầu công tử xúm xít quanh mình Thế mà nay đã thành một bà già tàn

tạ “tóc hoa râm, mặt võ, mình gầy” bị bỏ quên ngay bên tiệc rượu để rồi “Lệ

Trang 20

thương tâm ướt vạt áo là” trong Long thành cầm giả ca Không chỉ thương

dân mình mà chủ nghĩa nhân đạo trong Nguyễn Du còn là tiếng thương với nhân loại, với dân tộc khác Ông đau đớn nghẹn ngào cho Khuất Nguyên -

một nhà thơ lớn của Trung Quốc, sống cách ông hơn 2000 năm qua Phản

chiêu hồn Nhà thơ thương xót cả những người lính Trung Quốc bị đẩy vào

cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, phải qua lại nơi cửa ải nguy hiểm Quỷ

Môn quan

Trái tim của Nguyễn Du thật dễ xúc động, dễ tổn thương, sự đồng cảm của nó là không biên giới, không thời gian Mọi nỗi buồn đau, thống khổ của kiếp người vang động đến đều có thể làm cho trái tim ấy rỉ máu Ngòi bút của Nguyễn Du chấm vào thứ máu ấy mà viết lên những trang thơ Trái tim mẫn cảm của Nguyễn Du giành phần thống thiết nhất cho thân phận bi kịch của những con người tài hoa, nhất là những người phụ nữ tài sắc Ông xót thương cho Tiểu Thanh , cho nàng Kiều Niềm cảm thông, thương xót của Nguyễn

Du dành cho Thúy Kiều thật sâu sắc Mười lăm năm lưu lạc đời Kiều, Nguyễn

Du lận đận theo nàng trên từng trang sách Ông bồi hồi trước mối tình đầu của nàng, ông đau đớn khi nàng ra đi dấn thân vào quãng đường đời ô nhục, ông nhìn thấu cuộc đời đau khổ, số phận bèo bọt của người con gái tài sắc ấy để rồi thốt lên đầy thương cảm:

“Thương thay cũng một kiếp người

Hại thay mang lấy sắc tài làm chi”

Nguyễn Du là người đầu tiên trong lịch sử văn học Việt nam đã phác hoạ

ra một bức tranh xã hội toàn diện, lấy những đau khổ của những con người đương thời để nêu lên thành những vấn đề chung, thành vấn đề của con người trong xã hội có áp bức, bóc lột Đó là một tinh thần nhân đạo bao quát của Nguyễn Du Cái thế giới làm cho ông cảm thương, xót xa là cái thế giới của tất cả những người bị giày xéo, đoạ đày về thể xác cũng như tinh thần Lời tố

Trang 21

cáo của Nguyễn Du là lời tố cáo đánh vào những kẻ, những chế độ chà đạp lên con người Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du đã vạch rõ ranh giới giữa yêu và ghét

1.2.2 Tầm ảnh hưởng, sự chi phối của tư tưởng và nghệ thuật Nguyễn Du

Nguyễn Du là danh nhân văn hóa có vị trí đặc biệt trong lịch sử văn hóa- văn học Việt nam Điều này thể hiện qua tầm ảnh hưởng, sự chi phối của tư tưởng và nghệ thuật của ông đối với đời sống văn hóa- văn học của người Việt suốt mấy thế kỷ qua

Tam giáo đồng nguyên là nét đặc trưng điển hình trong tư tưởng Nguyễn

Du Trong đó, Nho giáo có những ảnh hưởng sâu sắc tới các tư tưởng chính trị, đạo đức và nhân sinh của ông Nguyễn Du được nuôi dưỡng thuần thục trong môi trường Nho giáo, ông có điều kiện thuận lợi để tiếp xúc đầy đủ mọi loại sách vở, với giới Nho sĩ hàng ngày Điều kiện sống của một gia đình phong kiến quý tộc đã cung cấp cho ông không chỉ kiến thức mà cả những bằng chứng sống động Ông được giáo dục và mặc nhiên thừa nhận các giá trị Nho giáo như là nhũng rường cột tạo lập và vận hành xã hội Với Nguyễn

Du, Nho giáo giống như một chiếc áo khoác quý giá bao trùm lên các hoạt động của mọi thành viên trong xã hội, khiến cho tất cả đi theo cùng một lối, trật tự và chuẩn mực Lý tưởng xã hội của ông không ra ngoài lý tưởng xã hội Nho giáo với vua sáng, tôi hiền, tôn ti trật tự rõ ràng, công hầu khanh tướng rộn rịp, dân lành vui sống thảnh thơi, đất nước thanh bình với cảnh thái hoà Những lý tưởng đạo đức Nho giáo của Nguyễn Du như lòng trung, hiếu, đức trinh đã được ông chiêm nghiệm và khảo sát qua thực tiễn thời đại ông, được nhào trộn với các giá trị đạo đức Phật giáo và dân gian, và cuối cùng, được điển hình hoá và khái quát hoá Tư tưởng nhân sinh của Nguyễn Du chịu ảnh hưởng của vũ trụ quan Nho giáo nhưng có giá trị nhân văn cao cả Với ông, đời người và xã hội vận động theo luật phản phục, bĩ cực thái lai;

Trang 22

mỗi người có một số phận do mệnh trời quy định, nhưng nếu nỗ lực hành thiện thì số phân ấy có thể cải biến được Với quan niệm này, ông đã cố gắng thoát ly khỏi ảnh hưởng Nho giáo để trở về với những giá trị nhân văn của dân tộc Như vậy, mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo như mọi nhà

tư tưởng Việt Nam điển hình thời phong kiến, nhưng tư tưởng của Nguyễn Du vẫn có những nét đặc sắc riêng Đó là sự thoát ly khỏi ràng buộc của các chuẩn mực đạo đức và chính trị Nho giáo, là sự nhận thức và xây dựng một tư tưởng tổng thể về nhân sinh dựa trên vũ trụ quan của Nho giáo kết hợp với Phật giáo Chính những nét đặc sắc này đã góp phần tạo nên chiều sâu và tầm rộng trong tư duy nhân văn của Nguyễn Du; đồng thời, góp phần làm cho tư tưởng của ông trở nên gần gũi hơn với mọi tầng lớp và thế hệ người dân Việt Nam

Bên cạnh Nho giáo, Phật giáo cũng là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du Có thể nói Nguyễn Du là một nhà Thiền học, một tín đồ Phật giáo từ trong tâm khảm Tinh thần Thiền học đã thấm nhuần trong nhãn quan của ông đối với cuộc đời, cũng như thấm nhuần trong nhiều sáng tác quan trọng của ông Nó chính là một động lực để ông sáng tác, một mục tiêu để ông gửi gắm, và một cứu cánh để ông nương tựa

Nó là một phần quan trọng trong tư tưởng nghệ thuật của ông Nhiều tư tưởng triết lý nhà Phật như thuyết nhân quả, xóa tội vong linh, hay các khái niệm duyên, nghiệp, tu, nhân, tiền oan nghiệt chướng, họa phúc, số kiếp… đều được nhà thơ sử dụng vào trong tác phẩm của mình Ông sử dụng nó như một phương pháp tháo gỡ vấn đề, đưa con người ra khỏi bế tắc

Tư tưởng Nho giáo, kết hợp với Phật giáo và dân gian đã tạo nên nét đặc sắc riêng trong tư tưởng nhân đạo Nguyễn Du, một tư tưởng lớn xuyên suốt cả một thời đại văn học dân tộc Sự cộng hưởng giữa nhiều yếu tố trong

tư tưởng nhân đạo Nguyễn Du được thể hiện rõ trong hai kiệt tác để đời là

Trang 23

Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh Tư tưởng này của Nguyễn Du đã

tác động mạnh mẽ đến nhiều nhà văn nhân đạo cùng thời với ông, nó trở thành một trào lưu, một chủ nghĩa trong nền văn học dân tộc

“Không chỉ tư tưởng, mà cả tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du cũng có

ảnh hưởng lớn đến nền văn học Với tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã

đạt đến sự hoàn thiện của truyện thơ nôm ở nhiều phương diện đặc biệt là phương diện nghệ thuật: thi pháp nhân vật, thi pháp kết cấu, ngôn từ nghệ

thuật,…Văn phong Nguyễn Du trong Truyện Kiều được xem là thứ văn

chương mẫu mực có giá trị khuôn thước cho nhiều nhà văn hậu bối noi theo

Đó là nguồn cảm hứng, nguồn văn liệu cho các nhà văn khai thác, tìm cảm

hứng, đề vịnh, xướng họa, mô phỏng sáng tác Truyện Kiều được sử dụng

trong đời sống người Việt Nam như một thứ siêu ngôn ngữ, một phương tiện

giao tiếp phổ biến và hiệu quả Ngôn ngữ của Truyện Kiều có khả năng mê

hoặc mọi người vì vẻ đẹp lạ của nó Ngôn ngữ trong tác phẩm đã được trau chuốt đến độ siêu việt bởi người đọc không còn nhận ra sự gia công của nhà

thơ Nhiều người cho rằng ngôn ngữ Truyện Kiều giản dị, quần chúng nhưng

thực ra ngôn từ ở đây rất uyên bác, rất cách điệu, một sự cách điệu dựa trên chuẩn mực của lời nói vì vậy nó tạo cho ta cảm giác thông tục, gần gũi Ngôn

từ nghệ thuật của Nguyễn Du, cũng như các phương diện nghệ thuật khác đều được các nhà văn đời sau mô phỏng, học hỏi theo Bên cạnh lĩnh vực văn học,

Truyện Kiều còn được xem là hiện tượng văn hóa Truyện Kiều được xem

như một chuẩn mực trong giao tiếp, trong những tình huống rất riêng, khó xử,

đặc biệt là trong lĩnh vực tình cảm người ta đều tìm đến Truyện Kiều Truyện

Kiều đối với người Việt còn là thứ thiêng liêng dùng để bói toán Nó được coi

là công cụ hữu hiệu để giải mã những ẩn khuất trong đời sống riêng tư của con người Đây là một hiện tượng đặc biệt mà hiếm có tác phẩm văn chương thuần túy nào trên thế giới đạt được.” [20, tr.21-22]

Trang 24

Như vậy, tư tưởng và nghệ thuật văn chương của Nguyễn Du không chỉ ảnh hưởng lớn đến văn học dân tộc mà còn lấn sang địa hạt của văn hóa, không chỉ ảnh hưởng các nhà văn đương thời mà cả các hậu bối theo sau, không chỉ khai mở một trào lưu văn học mà còn là động lực phát triển của cả nền văn học nước nhà

1.3 Truyện Kiều_kiệt tác của nền văn học cổ điển Việt Nam

1.3.1 Nguồn gốc, thời gian sáng tác

Cũng như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du là một trong những thiên tài sớm được hấp thụ tinh hoa từ văn học văn hóa dân gian kết hợp với chất xúc tác của thời đại “lịch sử đầy biến động” đã làm thăng hoa,

hiện hữu một tác phẩm mang dấu ấn dân tộc sâu đậm Truyện Kiều

Truyện Kiều hay Đoạn trường tân thanh được Nguyễn Du sáng tạo dựa

trên sự vay mượn tình tiết, cốt truyện, những biến cố, địa danh của tác phẩm

Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân_một văn nhân Trung Quốc

Nếu như câu truyện chỉ là cuộc đời khổ nhục, đầy đọa của người con gái tên

Thúy Kiều như trong Kim Vân Kiều truyện thì chắc chắn Truyện Kiều không

thể có sức sống mãnh liệt hay có vị trí sâu sắc trong lòng quần chúng nhân

dân đến thế Khi sao sánh Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện, người ta thấy chúng giống nhau từ đại cương đến chi tiết, nhưng với Truyện Kiều, tác giả

Nguyễn Du đã làm cho nó Việt hóa hết cả các vai trong truyện và cải thiện

những chỗ khuyết điểm Khi đọc Truyện Kiều, bạn đọc dễ dàng nhận ra chỗ

sáng tạo và đặc sắc của ngòi bút tác giả

Như đã nói ở trên Truyện Kiều của Nguyễn Du vốn là sáng tác dựa trên

đề tài Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, vậy nên quan hệ kế

thừa là không phải bàn cãi Đương nhiên quan hệ kế thừa này được đưa ra trên cơ sở nguyên tắc sáng tác và tư tưởng sáng tác tương đồng Như vậy điều khiến chúng ta thấy được ở đây không chỉ là sự kế thừa về mặt chấp nhận

Trang 25

quan điểm sáng tác, hoặc một sự giống nhau nào đó Đầu tiên, khung truyện của hai tác phẩm này về mặt cơ bản là giống nhau, kết cấu truyện chặt chẽ Hai tác phẩm đều lấy vận mệnh Vương Thúy Kiều làm trọng tâm để triển khai, thuật lại những gian khổ đau thương mà nàng phải chịu đựng, khiến cho

số phận long đong chìm nổi của nàng trở thành sợi dây xuyên suốt câu chuyện So sánh hai tác phẩm này, có thể thấy hai tác phẩm tương đồng về nội dung truyện, đặc biệt hoàn toàn trùng khớp về cả sự kiện, thời gian, địa điểm

Thứ hai, hình tượng nhân vật được xây dựng cũng rất giống nhau, tính

cách nhân vật điển hình nổi bật Dù là Kim Vân Kiều truyện hay Truyện Kiều,

những nhân vật chủ chốt xuất hiện đều giống nhau, ngay cả thái độ đánh giá của tác giả đối với nhân vật cũng không có gì khác biệt, như với những nhân vật có liên quan đến sự thực lịch sử như Từ Hải, Vương Thúy Kiều, Hồ Tôn Hiến…; hay những nhân vật được ca ngợi như Kim Trọng, Chung Công, Giác Duyên, v.v…; hay những nhân vật phản diện như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Hạnh, Bạch Bà Để xây dựng nhân vật Thúy Kiều, hai tác giả đã

sử dụng kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật như miêu tả hình dáng, miêu tả ngôn ngữ, miêu tả tâm lý Cả hai tác phẩm đều phản ánh tinh thần phê phán hiện thực chủ nghĩa xen lẫn với thuyết định mệnh trong chế độ phong kiến

Dù là Truyện Kiều hay Kim Vân Kiều truyện thì tác phẩm đều đã cho thấy

thực trạng xã hội đen tối của chế độ phong kiến thời kỳ cuối, giúp độc giả nhìn nguyên nhân số phận bi kịch của Thúy Kiều dưới nhiều góc độ, với nhiều tầng ý nghĩa khác nhau

Truyện Kiều được hình thành trên cơ sở Kim Vân Kiều truyện, nhưng

Truyện Kiều không phải là bản dịch của Kim Vân Kiều truyện Nguyễn Du đã

dùng một đề tài của Trung Quốc kết hợp với hình thức văn học và ngôn ngữ

Trang 26

của dân tộc, tiến hành tái sáng tạo, để sáng tạo ra một kiệt tác, phù hợp hơn với thói quen thưởng thức và tiêu chuẩn thẩm mỹ của dân tộc

Nguyễn Du giữ lại nội dung câu chuyện và tuyến nhân vật của Kim

Vân Kiều truyện, nhưng Nguyễn Du đã không dừng lại ở việc mô phỏng

phong cách và nhịp điệu của Kim Vân Kiều truyện, mà căn cứ vào kinh

nghiệm sáng tác và ý thức thẩm mỹ của dân tộc để tiến hành tái sáng tạo và

đạt được thành công vô cùng to lớn, khiến Truyện Kiều trở thành danh tác

trong di sản văn học quý báu của Việt Nam cũng như thế giới

1.3.2 Giá trị văn hóa, văn học

Hơn hai trăm năm qua, Truyện Kiều với vị trí là "tập đại thành của văn

học cổ điển nước nhà" đã tồn tại xuyên suốt với chiều dài lịch sử văn hóa dân tộc Nó là một hiện tượng văn hóa đặc sắc của dân tộc Tác phẩm này hội tụ được những giá trị đặc biệt và hiếm có tác phẩm nghệ thuật ngôn từ nào có

thể đạt đến Về kỹ thuật văn chương, Truyện Kiều được coi là mẫu mực, có

giá trị khuôn thước cho các thế hệ nhà văn học tập; đồng thời là nguồn cảm hứng, nguồn văn liệu cho nhiều nhà văn khai thác, để vịnh, xướng họa, mô

phỏng Truyện Kiều được sử dụng trong đời sống người Việt Nam như một phương tiện giao tiếp “vạn năng”, Truyện Kiều gắn bó với mỗi người dân Việt

ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời trong tiếng ru à ơi của bà, của mẹ…

Truyện Kiều cũng là tác phẩm không phân biệt người đọc, vừa mang tính bác

học, hàn lâm, vừa dân dã, gần gũi Người ta “bói Kiều”, “lẩy Kiều”, “vịnh Kiều”….Nó trở thành hiện tượng đặc biệt trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, là nét đẹp văn hóa của dân Việt từ bao đời nay

Truyện Kiều là bức tranh xã hội rộng lớn dưới thời phong kiến thối nát

Qua tác phẩm Nguyễn Du đã nói lên được nỗi day dứt đến đau đớn khi nhìn thấy quyền sống của con người trong cảnh bể dâu, trong những đổi thay trớ trêu của cuộc đời, trong sự áp bức bạo tàn của chế độ phong kiến Trong cơn

Trang 27

dâu bể, thân phận của con gười thật mỏng manh, bị quăng quật, bị vùi dập, bị dày xéo đến xác xơ Ở đó đâu chỉ có các thế lực hữu hình, đồng tiền, nhà chứa

mà còn có các thế lực vô hình, đủ mọi tầng lớp hùa vào nhau để hành hạ con

người, nhất là đối với người tài sắc Có thể nói Truyện Kiều là tiếng nói nhân

đạo của văn học Việt Nam trung đại Qua tác phẩm Nguyễn Du đã nói được những vấn đề của xã hội, chạm đến những nổi đau cùng cực của con người

Không chỉ vậy, Truyện Kiều còn là đỉnh cao của thể thơ và ngôn ngữ dân tộc

1.4 Văn tế thập loại chúng sinh_ “Quyển kinh của tình thương”

1.4.1 Nguồn gốc, thời gian sáng tác

Văn tế là hình thức khá quen thuộc trong văn học Việt Nam Nó thể hiện tâm trạng tiếc thương của người sống đối với người đã chết Đó là sự đau xót trước mất mát, tan vỡ của mỗi con người, là nhu cầu để thể hiện lòng mình và cũng là nhu cầu để gieo vào lòng người khác một sự cảm hoài và sâu lắng

Trong giai đoạn thế kỷ XVIII văn tế xuất hiện rất nhiều song Văn tế thập loại

chúng sinh của Nguyễn Du là tác phẩm có một không hai trong nền văn học

chúng ta

Bàn về nguồn gốc của Văn tế thập loại chúng sinh cũng xuất hiện nhiều

ý kiến trái chiều Trong bài viết “Nguyễn Du và văn tế thập loại chúng sinh” của Thích Nguyên Hiền, tác giả đã đưa ra một số cứ liệu và nhân định rằng:

“Có thể ở thời đại Nguyễn Du, các khoa nghi cúng thí bằng Hán văn quá xa lạ với quần chúng, Nguyễn Du đã vì số đông người không hiểu chữ Hán nên diễn Nôm lại nghi thức này cho mọi người được hiểu, như đã từng diễn Nôm

tiểu thuyết Đoạn Trường Tân Thanh của Thanh Tâm Tài Nhân thành Truyện

Kiều vậy”

Nhưng đến nay vẫn chưa ai biết đích xác Nguyễn Du viết bài này trong thời gian nào Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, rằng Nguyễn

Trang 28

Du trước tác bài này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn Ông Hoàng Xuân

Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn tế thập loại chúng sinh trước cả

Truyện Kiều, khi ông làm Cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812) Không có tài

liệu nào để chứng minh Nguyễn Du diễn Nôm Văn tế thập loại chúng sinh

này từ một tác phẩm của Phật giáo Ngay cả xuất xứ của tác phẩm này, dù đã được minh định là của Nguyễn Du nhờ phong cách, tình điệu và nhất là nhờ

hợp với chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du qua tác phẩm Truyện Kiều hay

thơ chữ Hán, song các phát hiện về bản văn này cũng chỉ nhờ hai bản Nôm, một bản khắc ván năm 1895 và công bố năm 1924

1.4.2 Giá trị văn học, văn hóa

Văn tế thập loại chúng sinh là một tác phẩm rất đặc Nói như Chế Lan Viên: “Nghĩ mà xem trước Chiêu hồn chưa hề có bài văn nào đem cái run rẩy mới ấy vào văn học Sau Chiêu hồn lại càng không Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca thì Chiên hồn đã mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay

ít ai đụng tới: cõi chết”

Với một trăm tám mươi tư câu thơ, Văn tế thập loại chúng sinh đã có

một sức sống mạnh mẽ trong nhân dân Tác phẩm gồm ba phần chính Mở đầu là giới thiệu cảnh vật não nề thê thiết của “tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt”, hơi may lạnh buốt, lá thu rụng vàng … Một cảnh tượng dương gian đầy

u ám được dựng nên để giới thiệu một cõi âm nhập nhòa hồn thiêng phách lạc: “Cõi dương còn thế huống là cõi âm …” Phần hai cũng là phần chính của tác phẩm, tác giả cung chiêu tất cả mười ba loại cô hồn từ anh hùng tướng soái đến những kẻ tiểu nhi tấm bé, rồi kể hết những trường hợp hoạnh tử oan khiên của những người đã khuất bằng tất cả sự cảm thông sâu sắc Phần cuối của tác phẩm là những lời nhắn nhủ đối với người cõi âm, lấy Phật làm lòng,

Trang 29

hướng về nẻo thiện, nương nhờ Phật lực để siêu sanh Tịnh độ Một tác phẩm

có bố cục chặt chẽ Nguyễn Du mượn cõi âm để nói chuyện cõi dương, mượn tâm sự để vẽ lên bức tranh đời sống hiện tại, đồng thời tố cáo những cường hào ác bá, lên tiêng bên vực yêu thương cho số phận của con người

Thử lùi xa hơn trong văn học Việt Nam từng có một Thập giới cô hồn

quốc ngữ văn của vua Lê Thánh Tông Vị vua giàu đức nhân này nghĩ về

những kiếp người vì mệnh bạc phải ra cô hồn vất vưởng Tuy vậy với lối văn biền ngẫu, bài kệ luật Đường đó đã không len lỏi, lan rộng trong quảng đại

quần chúng Trong khi đó Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du lại

tuôn chảy theo thể thơ song thất lục bát, thiết tha trầm bổng Tác phẩm thật sự

là tiếng khóc cho những người, những phận đời bất hạnh Nguyễn Du viết cho người mà như viết cho mình, gan ruột nước mắt đều bày ra cả, chính vì lẽ đó

mà tác phẩm của ông đã chiếm một vị trí quan trọng không chỉ trong lịch sử văn học mà cả trong tâm thức văn hóa người Việt Nam Vào các dịp lễ Vu Lan, rằm tháng bảy, người dân Việt thường tổ chức thờ cúng, cầu nguyện các các vong hồn được siêu thoát, được xá tội…Nó đã trở thành tập tục văn hóa của dân tộc ta

Ngày đăng: 18/05/2021, 13:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w