THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

7 765 1
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG  ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC HỆ  VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TẠP CHÍ ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 8 - Tháng 2/2012 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN HUỲNH THỊ KIM TRANG (*) TĨM TẮT Khoa giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sài Gòn, ngồi việc đào tạo chính quy lực lượng giáo viên tiểu học còn có nhiệm vụ đào tạo liên thơng cho đội ngũ giáo viên ở các quận huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học. Trong những năm qua, Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sài Gòn đã đạt được những thành quả bước đầu trong việc góp phần bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên tiểu học của thành phố, đáp ứng được phần nào nhu cầu phát triển của một đất nước đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Tuy nhiên với quy mơ đào tạo ngày càng lớn, đòi hỏi phải có những thay đổi trong cơng tác tổ chức quản lí cũng như cần xem xét lại chương trình đào tạo để chất lượng đào tạo ngày một hiệu quả hơn và phù hợp với nhu cầu thực tế. ABSTRACT Department of Primary Education - Saigon University does its regular duty as training primary teachers. Besides it also has a continuous training for teacher staff in districts which belong to Ho Chi Minh City from college level to uinversity level. In recent years, Department of Primary Education - Saigon University has achived initial success to contribute in improvement and development qualifications for primary teachers in Ho Chi Minh City, to meet partly development needs of a country in the process of international intergration. However, with growing training scale, change in management and organization is required. It is also necessary to consider the training programme again so that training quality is getting more effective and suitable to practical needs. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ (*) Một đất nước muốn có những bước phát triển nhảy vọt thì đầu tư phát triển con người cần được xem là loại đầu tư có giá trị hàng đầu, trong đó đầu tư cho giáo dục là loại đầu tư có tầm chiến lược quan trọng nhất. Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp (*) ThS, Sở Giáo dục và Đào tạoTp. Hồ Chí Minh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, là điều kiện phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế tri thức. Điều này đòi hỏi mọi người phải có cơ hội và được hỗ trợ để học tập nâng cao kĩ năng một cách thường xun. Vì vậy, học tập suốt đời có vai trò quan trọng trong q trình phát triển kinh tế xã hội THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC toàn diện của đất nước, như trong văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã nêu: “Tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, suốt đời”. Do đó, vấn đề mở các hệ đào tạo liên thông cũng là một yêu cầu, một cơ hội học tập hết sức cần thiết của mọi người. Hình thành hệ thống đào tạo liên tục là quan điểm chung của hầu hết các nước phát triển và đang phát triển. Hệ thống đào tạo này góp phần chuyển từ công thức “đào tạo một lần cho cuộc đời” bằng công thức “đào tạo liên tục cho cả cuộc đời”, vì thế hệ thống đào tạo liên tục phải đảm bảo tính mềm dẻo. Việc chăm lo đội ngũ giáo viên – lực lượng tri thức, những người vun đắp cho thế hệ tương lai của đất nước - đóng vai trò máy cái trong công nghệ sản xuất sức lao động, kĩ thuật, tái sản xuất chất xám, nguồn tài nguyên quý giá nhất của dân tộc. Trong điều kiện khoa học, kĩ thuật phát triển nhanh chóng, muốn hiện đại hoá giáo dục và đào tạo, trước hết phải hiện đại hoá thầy giáo, đặc biệt là đội ngũ thầy giáo các trường tiểu học, là bậc học đầu tiên của giáo dục phổ thông. Như vậy, việc mở các lớp đào tạo thuộc mọi hình thức như chính quy, không chính quy trong đó có cả hình thức vừa làm vừa học cho các đối tượng từ mọi lứa tuổi là một nhu cầu hết sức cần thiết và càng quan trọng hơn khi đối tượng học là các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại các trường từ mầm non cho đến đại học, những người đang góp phần tạo ra những sản phẩm cho xã hội sử dụng sau này. Trường Đại học Sài Gòn bên cạnh sứ mệnh đào tạo cho thành phố lưc lượng giáo viên trẻ để đáp ứng nhu cầu hằng năm của ngành giáo dục, trường còn phải đảm nhận việc đào tạo bồi dưỡng, nâng chuẩn để góp phần nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên hiện đang công tác tại các trường từ mầm non, tiểu học đến trung học cơ sở… thông qua hai phương thức đào tạo: chính quy và không chính quy (vừa làm vừa học, tại chức, chuyên tu, liên thông). Đó cũng chính là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo của Khoa Giáo dục Tiểu học thuộc Trường Đại học Sài Gòn từ năm 2002 đến nay. 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRƯỜNG Xuất phát từ nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo và góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng và nâng chuẩn giáo viên tiểu học hiện đang công tác tại Thành phồ Hồ Chí Minh. Trường Đại học Sài Gòn (trước đây là Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) đã liên kết đào tạo với Trường Đại học Sư phạm Huế để mở 6 khoá (từ khoá thứ 10 đến khoá thứ 15) đào tạo giáo viên tiểu học từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học cho khoa Giáo dục Tiểu học từ năm 2002 đến năm 2007. Việc liên kết đào tạo này đã được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cấp quyết định số 175/THCN-ĐH giao cho hai trường tổ chức các lớp đào tạo đại học chuyên tu (VLVH) cho đội ngũ giáo viên thành phố trong đó có các lớp dành cho các giáo viên tiểu học với kết quả: HUỲNH THỊ KIM TRANG KHOÁ – NĂM ĐÀO TẠO SỐ LƯỢNG TUYỂN VÀO SỐ LƯỢNG TỐT NGHIỆP (tính cả số SV năm trước & năm hiện tại) K.10 – 2002 - 2004 142 110 K.11 – 2003 - 2005 253 204 K.12 – 2004 - 2006 169 178 K.13 – 2005 -2007 202 215 K.14 – 2006 - 2008 202 210 K.15 – 2007 - 2009 234 219 KẾT QUẢ 6 NĂM ĐÀOTẠO 1202 1136 – 94,5% Kể từ năm 2008,với sự phát triển và lớn mạnh của Trường Đại học Sài Gòn, khi đã đi vào ổn định, Trường Đại học Sài Gòn đã chủ động mở được 02 lớp đào tạo bậc đại học cho các hệ VLVH (tính đến thời điểm tháng 8/2010), với kết quả: KHOÁ – NĂM ĐÀO TẠO SỐ LƯỢNG TUYỂN VÀO SỐ LƯỢNG TỐT NGHIỆP KẾT QUẢ ĐÀO TẠO K.08 – 2008 - 2010 197 177 89,8% K.09 – 2009 - 2011 144 128 88,9% Những học viên tham gia học tập là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại các trường tiểu học trong Thành phố Hồ Chí Minh và họ đã trở lại học để nâng cao trình độ sau thời gian từ 2 đến 10 năm. Bên cạnh đó, còn có một vài học viên tham gia làm công tác khác như Tổng phụ trách Đội hay nhân viên văn phòng tại các trường tiểu học. Nhiều học viên đã lớn tuổi, có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm và có người là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố… Trước sự đa dạng của người học như đã nêu, đòi hỏi phải có những thay đổi trong công tác quản lí dạy và học để có thể cải tiến chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học các hệ ngoài chính quy ngày một có hiệu quả cao hơn. Để tìm hiểu thực trạng về việc đào tạo giáo viên tiểu học từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học hệ VLVH, chúng tôi đã dùng phương pháp điều tra, phân tích. Thông qua bộ phiếu điều tra với năm lĩnh vực và mẫu đại diện chọn theo phương pháp ngẫu nhiên gồm 62 học viên đã tốt nghiệp ngành Giáo dục Tiểu học hệ không chính quy VLVH trong đó có chuyên viên của một số Phòng Giáo dục& đào tạo; Ban giám hiệu trường tiểu học; Giáo viên đang trực tiếp giảng dạy. Số liệu được xử lí theo phương pháp toán học và kết quả thu được THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC như sau:  Lĩnh vực 1: Mục tiêu và chương trình đào tạo Có 47/62 phiếu = 75,8% đồng ý Có 15/62 phiếu = 24,2 % không đồng ý  Lĩnh vực 2: Đội ngũ giảng viên của khoa Có 53/62 phiếu = 85,5% đồng ý Có 9/62 phiếu = 14,5 % không đồng  Lĩnh vực 3: Sự đáp ứng của khoa học Có 53/62 phiếu = 85,5 % đồng ý Có 9/62 phiếu = 14,5% không đồng ý  Lĩnh vực 4: Quản lí và phục vụ đào tạo Có 45/62 phiếu = 72,6% đồng ý Có 17/62 phiếu = 27,4 % không đồng ý  Lĩnh vực 5: Các chế độ chính sách Có 40/62 = 64,5 % đồng ý Có 22/62 = 35,5% không đồng ý. Đối với cả 5 lĩnh vực trên hơn 65% các học viên đều đồng ý với các tiêu chí đã đưa ra. Tuy nhiên ở cả năm lĩnh vực, cũng còn có lĩnh vực 35,5% số người được hỏi chưa tán thành. Bên cạnh việc tìm hiểu ý kiến của người học xung quanh 5 lĩnh vực trên, chúng tôi còn tìm hiểu một số ý kiến khác có liên quan đến chương trình đào tạo. Trong đó có những ý kiến cho rằng không cần thiết phải đưa vào chương trình để học các môn cơ bản như hình học sơ cấp vì đối tượng học là những người lớn tuổi không còn nhớ những kiến thức toán học cao cấp, đồng thời những kiến thức của môn hình học sơ cấp đó không liên quan đến việc giảng dạy ở tiểu học, hoặc các học phần âm nhạc, mĩ thuật thì đã có giáo viên chuyên trách. Phần lớn chỉ chú trọng vào các môn cơ sở như phương pháp giảng dạy Toán, phương pháp giảng dạy Tiếng Việt… vì theo họ đó là những học phần sẽ phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cần bổ sung vào chương trình đào tạo học phần Tiếng Anh vì đó là một học phần rất cần thiết trong giai đoạn ngày nay, giai đoạn mà công nghệ thông tin đang phát triển, Internet đang trở nên phổ biến, rõ ràng tài liệu thì không thiếu mà hầu hết tài liệu trên mạng không được viết bằng tiếng Việt, vấn đề là học viên chưa biết tận dụng hết những tài nguyên này. Chương trình chủ yếu là cung cấp kiến thức cho người học mà ít chú trọng đến việc dạy người học cách tiếp cận, cách đánh giá vấn đề. Qua trao đổi với một số giáo viên tiểu học trong Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay vẫn còn một số ít trường hợp người học đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Sư phạm nhưng thuộc các chuyên ngành khác, chẳng hạn chuyên ngành Hoá học, nhưng sau khi ra trường do tình hình thực tế lúc đó thừa giáo viên cấp trung học cơ sở (THCS) mà lại thiếu giáo viên tiểu học (GVTH). Do đó, họ chuyển sang giảng dạy Tiểu học suốt 10 – 15 năm nay. Mặc dù họ rất muốn học để được nâng cao trình độ lên đại học với hình thức VLVH như các giáo viên tiểu học khác nhưng không được do chuyên ngành đào tạo của họ trước đây không phù hợp với tiểu học. Phải chăng đây là vấn đề cần được các nhà quản lí chúng ta quan tâm, nhằm tạo cho người học vượt qua được rào cản này, góp phần: “Tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, suốt đời”. 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Qua thực tế cho thấy, nhu cầu học tập và tham gia các lớp chuẩn hoá hệ đại học (VLVH) của đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng. Đây chính là nhu cầu của ngành HUỲNH THỊ KIM TRANG Giáo dục và Đào tạo, đồng thời cũng chính là nhu cầu của những người trực tiếp đang làm công tác giáo dục tại các trường tiểu học. Với quy mô đào tạo ngày càng lớn, đòi hỏi phải cải tổ công tác tổ chức dạy và học, tăng cường công tác quản lí đào tạo để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá cho đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố hiện nay, trong đó có cả việc bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ cho những giáo viên lớn tuổi. Qua khảo sát thực tế ở lớp Đại học Chuyên tu VLVH khoá 15 (khoá liên kết với ĐHSP Huế) vừa dự lễ tốt nghiệp ngày 29/8/2010 tại Trường Đại học Sài Gòn, chúng tôi xin được đề xuất một số ý kiến để khắc phục các hạn chế ở thực trạng nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu đặt ra. 3.1. Nơi đào tạo - Bổ sung thêm vào chương trình đào tạo học phần Tiếng Anh để giúp học viên có cơ hội tiếp cận với ngôn ngữ phổ biến hiện nay trên thế giới một cách liên tục từ trình độ cao đẳng lên đại học cũng như tạo điều kiện để họ có thể tiếp tục “Học nữa, học mãi” mà không bị hạn chế bởi trình độ ngoại ngữ. - Mở thêm một số học phần chuyển đổi phù hợp với chương trình đào tạo của tiểu học để giải quyết tình trạng thực tế hiện nay của một số giáo viên THCS đang dạy tiểu học, từ đó giúp họ rộng đường để nâng cao trình độ sau này. - Đối với những học phần có giáo viên chuyên trách như Mĩ thuật và Âm nhạc nên xem xét lại, mặc dù giáo viên tiểu học phải là người dạy đủ các môn học. Nhưng hiện nay ở các trường tiểu học đã có các giáo viên chuyên trách, vậy phải chăng việc tổ chức cho học viên học hai học phần trên là không cần thiết. Nên giảm bớt để tránh hiện tượng kiến thức cái thì quá thừa, cái lại quá thiếu. - Do người học đa dạng về độ tuổi và thời gian trở lại trường học nâng cao trình độ, vì thế khi phân chia lớp nên chú ý đến việc sắp xếp các độ tuổi tương đối phù hợp hơn để tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy và học tập của học viên. 3.2. Đơn vị công tác - Thực hiện việc động viên khuyến khích các giáo viên tại cơ sở tiếp tục học lên trình độ đại học, sao cho mỗi cá nhân thấy được việc học tập để nâng cao trình độ là một nhu cầu rất cần thiết: “Học để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định mình; Học để cùng chung sống”. - Bên cạnh việc động viên khuyến khích đó, tại cơ sở cũng cần giảm bớt một số công tác cho những người đang đi học. - Cần có những chế độ, chính sách động viên hoặc giới thiệu gương điển hình những người lớn tuổi tham gia học tập nâng cao trình độ tại cơ sở để qua đó giúp họ càng tự tin hơn trong học tập. - Tránh tạo những áp lực trong công việc để người đi học có thời gian tập trung hơn trong việc học. 4. KẾT LUẬN Với những thông tin đã tìm hiểu được từ thực tế ở các lớp Đại học liên thông hệ VLVH thuộc khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sài Gòn, chúng tôi tin rằng phần nào sẽ giúp những người làm công tác quản lí có cái nhìn đúng hơn trong công tác tổ chức và quản lí các hệ ngoài chính quy. Chính những ý kiến của người học qua khảo sát, thăm dò về 5 lĩnh vực trên sẽ là cơ sở để các nhà quản lí xem xét và điều chỉnh các mặt còn hạn chế. Trong đó nội dung chương trình đào tạo cũng cần được cải tiến để chất lượng đào tạo ngày một hiệu quả hơn và phù hợp với nhu cầu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC thực tế. Bên cạnh đó, người học phải được các đơn vị cơ sở đặc biệt quan tâm, nhất là những người lớn tuổi nhằm tạo sự chuyển biến tốt trong nhận thức của người học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Knapper CK, Cropely AJ (2000), Lifelong Learning in Higher Education (Vấn đề học suốt đời ở bậc đại học). 2. GS. Boris Mil’ner (2007), Quản lí tri thức trong nền kinh tế hiện đại, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội số 8/2007. 3. GS.TS Chu Văn Cấp (2007), “Tìm hiểu vấn đề “Đẩy mạnh công nghịêp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức” trong Văn kiện Đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia. 4. Nhà xuất bản Tri Thức (2007), Những vấn đề giáo dục hiện nay. 5. TS. Nguyễn Kim Dung (2008), Dạy và học theo quan điểm học suốt đời, Tạp chí Tia sáng 2-5-2008. 6. TS. Tôn Thất Dụng (2009), Báo cáo tổng kết 15 năm liên kết đào tạo hệ chuyên tu giữa Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế với Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Đại học Sài Gòn). . K.13 – 2005 -2007 202 215 K.14 – 2006 - 2 008 202 210 K.15 – 2007 - 2009 234 219 KẾT QUẢ 6 NĂM ĐÀOTẠO 1202 1136 – 94,5% Kể từ năm 2 008, với sự phát triển và lớn mạnh của Trường. kết quả: KHOÁ – NĂM ĐÀO TẠO SỐ LƯỢNG TUYỂN VÀO SỐ LƯỢNG TỐT NGHIỆP KẾT QUẢ ĐÀO TẠO K .08 – 2 008 - 2010 197 177 89,8% K.09 – 2009 - 2011 144 128 88,9% Những học viên tham gia học. (2007), Những vấn đề giáo dục hiện nay. 5. TS. Nguyễn Kim Dung (2 008) , Dạy và học theo quan điểm học suốt đời, Tạp chí Tia sáng 2-5-2 008. 6. TS. Tôn Thất Dụng (2009), Báo cáo tổng kết 15 năm liên

Ngày đăng: 19/01/2015, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan