HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH tại công ty TNHH điện cơ Phát Minh
-1- HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH tại công ty TNHH điện cơ Phát Minh MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục các bảng, sơ đồ, biểu đồ Mở đầu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH tại công ty TNHH điện cơ Phát Minh .1 MỤC LỤC .1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 5 1.1Khái niệm và phân loại chiến lược kinh doanh 5 1.1.1Khái niệm về chiến lược kinh doanh: .5 1.1.2Phân loại chiến lược kinh doanh .6 1.1.3Những lợi ích và hạn chế của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp. .8 1.2Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh .9 1.2.1Xác định nhiệm vụ, sứ mạng của doanh nghiệp 9 1.2.2Xác định mục tiêu kinh doanh 9 1.2.3Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài .10 1.2.3.1Phân tích đánh giá môi trường bên ngoài: .10 1.2.3.2Phân tích đánh giá môi trường bên trong: .15 1.2.4Thiết lập chiến lược kinh doanh 17 1.2.5Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh .18 1.2.6Đánh giá hiệu quả chiến lược đã lập .18 1.3Công cụ hỗ trợ cho việc xác định, lựa chọn chiến lược: .19 -2- 1.3.1Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE). 19 1.3.2Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE). .20 1.3.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh. .21 1.3.4Ma trận SWOT 22 1.4Một số lưu ý khi xây dựng chiến lược kinh doanh .23 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 24 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY PHÁT MINH .26 2.1Giới thiệu tổng quan về công ty Phát Minh 26 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty .26 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực 27 2.1.3 Sơ lược về sản phẩm biến tần Yaskawa: 31 2.1.4Tình hình kinh doanh tại công ty Phát Minh qua các năm 32 2.2Phân tích môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty .35 2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô .35 2.2.1.1Tình hình thế giới 35 Từ năm 2004 đến nay, chính quyền Nhật Bản đã không can thiệp vào chính sách tiền tệ của Nhật. Trong những năm gần đây, Đồng Yên Nhật Bản liên tục leo dốc mạnh làm cho giá hàng hóa của nước này trở nên đắt đỏ hơn, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. .36 2.2.1.2Chính phủ 36 2.2.1.3Phát triển kinh tế .38 2.2.1.4Công nghệ kỹ thuật .39 2.2.2Phân tích môi trường vi mô 40 2.2.2.1Tổng quan về ngành biến tần ở Việt Nam 40 2.2.2.2Phân tích môi trường vi mô 41 2.2.2.2.1 Áp lực của nhà cung cấp 41 2.2.2.2.2Áp lực cạnh tranh từ khách hàng .41 2.2.2.2.3 Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành .42 -3- Áp lực cạnh tranh từ đối thủ: 46 2.2.2.2.4Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế .47 2.2.2.2.5 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn 47 2.2.3Xác định các cơ hội và mối đe dọa .48 2.2.3.1 Cơ hội: 48 2.2.3.2 Nguy cơ 48 2.2.4Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài – EFE 49 2.3Phân tích môi trường nội bộ của công ty Phát Minh 51 2.3.1Phân tích môi trường nội bộ của công ty Phát Minh 51 2.3.1.1Sản phẩm cung cấp .51 Sản phẩm công ty Điện Cơ Phát Minh cung cấp bao gồm: cung cấp sản phẩm biến tần, dịch vụ lắp đặt, tích hợp hệ thống và dịch vụ sửa chữa biến tần .51 2.3.1.2 Marketing .55 2.3.1.3Giá cả .56 2.3.1.4 Phân phối .56 2.3.1.5Nguồn nhân lực .56 2.3.1.6 Nghiên cứu phát triển 57 2.3.1.7 Tình hình tài chính và Tiếp thị - bán hàng 57 2.3.1.8 Năng lực lõi 59 Nhận xét: Công ty có 2 năng lực lõi, do đó công ty cần phát huy thế mạnh của mình để phục vụ tốt hơn cho công việc kinh doanh 60 2.3.2 Xác định điểm mạnh, điểm yếu của công ty 60 2.3.2.1 Điểm mạnh 60 2.3.2.2 Điểm yếu .60 2.3.3 Ma trận đánh giá yếu tố bên trong – IFE 61 2.4Phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh .62 2.5Tổng hợp điểm, mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa của công ty .64 -4- TÓM TẮT CHƯƠNG 2 67 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐẾN NĂM 2015 69 3.1Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu của công ty đến năm 2015 69 3.2Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty. .71 3.2.1Ma trận SWOT .71 3.2.2Chiến lược tổng quát 74 3.2.3Các chiến lược cụ thể .75 3.2.3.1Chiến lược sản phẩm (Product): 75 3.2.3.2Chiến lược giá (Price): .75 3.2.3.3Chiến lược phân phối (Place): 76 3.2.3.4Chiến lược chiêu thị (Promotion): 78 3.3 Một số giải pháp để thực hiện chiến lược .79 3.3.1 Nhóm giải pháp marketing 79 3.3.2Nhóm giải pháp cho phòng nghiên cứu và phát triển, bộ phận sản xuất 80 3.3.3Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược chăm sóc khách hàng .80 3.3.4 Nhóm giải pháp cho bộ phận kỹ thuật 82 3.3.5 Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược củng cố nhân viên .83 3.3.6 Sản phẩm .84 3.3.7 Nhóm giải pháp phân chia khách hàng 85 3.3.8 Tài chính 85 3.4Kiến nghị 86 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 87 KẾT LUẬN 88 -5- CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1 Khái niệm và phân loại chiến lược kinh doanh 1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh: Theo cẩm nang kinh doanh Harvard thì chiến lược là một thuật ngữ xuất phát từ Hy Lạp dùng để chỉ kế hoạch dàn trận và phân bố lực lượng để đạt được các mục tiêu trong chiến tranh. Ngày nay thuật ngữ chiến lược được sử dụng trong nhiều lãnh vực của xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Theo Fred R. David: Chiến lược kinh doanh là những phương tiện để đạt đến mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý, liên doanh. (Fred R. David, Khái luận về quản trị chiến lược, bản dịch, NXB Thống kê, 2006). Theo Bruce Henderson, chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập tập đoàn tư vấn Boston thì: “chiến lược kinh doanh là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”. Theo giáo sư Alfred Chandler thuộc trường đại học Havard định nghĩa: “Chiến lược kinh doanh là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, cách lựa chọn phương hướng hành động và phân bổ tài nguyên nhằm thực hiện các mục tiêu đó” Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, có thể nói chiến lược kinh doanh chính là việc xác định mục tiêu kinh doanh, lập kế họach và phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra lợi thế cạnh tranh nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh một cách tốt nhất. -6- 1.1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh Phân loại chiến lược kinh doanh là một công việc quan trọng mà tại đó các nhà quản trị cần lựa chọn những chiến lược phù hợp với mục tiêu đề ra cũng như phù hợp với nhiệm vu, chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp hay toàn doanh nghiệp. 1.1.2.1 Xét theo quy mô và chức năng lao động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp mà nhà quản trị có thể lựa chọn ba chiến lược cơ bản sau: • Chiến lược công ty: Đây là chiến lược cấp cao nhất của tổ chức hoặc doanh nghiệp có liên quan đến các vấn đề lớn, có tính chất dài hạn và quyết định tương lai hoạt động của doanh nghiệp.Thường thì chiến lược công ty chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự biến động rất lớn của cơ cấu ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó dẫn tới một hệ quả là doanh nghiệp có tiếp tục theo đuổi hoạt động trong lĩnh vực đó hay không? hay doanh nghiệp nên tham gia vào lĩnh vực khác mà tại đó lợi nhuận nói riêng hay các mục tiêu nào đó dễ dàng đạt được và đạt được với hiệu quả cao hơn. Và tương lai của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào quyết định đó. Điều tất nhiên là chiến lược công ty được thiết kế, xây dựng, lựa chọn và chịu trách nhiệm ở cấp cao nhất trong doanh nghiệp như hội đồng quản trị, ban giám đốc, các nhà quản trị chiến lược cấp cao… • Chiến lược cạnh tranh: Đây là chiến lược cấp thấp hơn so với chiến lược công ty. Mục đích chủ yếu của chiến lược cạnh tranh là xem xét doanh nghiệp có nên tham gia hay tiến hành cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong một lĩnh vực cụ thể. Nhiệm vụ chính của chiến lược cạnh tranh là nghiên cứu những lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp đang có hoặc mong muốn có để vượt qua các đối thủ cạnh tranh nhằm giành một vị thế vững chắc trên thị trường. • Chiến lược chức năng: -7- Là chiến lược cấp thấp nhất của một doanh nghiệp. Nó là tập hợp những quyết định và hành động hướng mục tiêu trong ngắn hạn (thường dưới 1 năm) của các bộ phận chức năng khác nhau trong một doanh nghiệp. Chiến lược chức năng giữ một vai trò quan trọng bởi khi thực hiện chiến lược này các nhà quản trị sẽ khai thác được những điểm mạnh của các nguồn lực trong doanh nghiệp. Điều đó là cơ sở để nghiên cứu xây dựng lên các ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp hỗ trợ cho chiến lược cạnh tranh. Thông thường các bộ phận chức năng của doanh nghiệp như bộ phận nghiên cứu và triển khai thị trường, kế hoạch vật tư, quản lý nhân lực, tài chính kế toán, sản xuất…sẽ xây dựng lên các chiến lược của riêng mình và chịu trách nhiệm chính trứơc hội đồng quản trị, ban giám đốc về các kết quả đạt được. 1.1.2.2 Căn cứ vào phạm vi của chiến lược, người ta chia chiến lược kinh doanh thành hai loại: • Chiến lược tổng quát: Đề cập đến những mục tiêu chung, những vấn đề trọng tâm có ý nghĩa lâu dài quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. • Chiến lược bộ phận: Đây là chiến lược cấp hai, thông thường trong doanh nghiệp, loại chiến lược này bao gồm: chiến lược giá cả, chiến lươc sản phẩm và chiến lược phân phối cho từng giai đoạn ngắn hạn hay trung hạn của chiến lược tổng quát. 1.1.2.3 Phân loại theo hướng tiếp cận chiến lược: ta có các chiến lược như sau: • Chiến lược tập trung: Chỉ tập trung vào những điểm then chốt có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh của Công ty chứ không dàn trải các nguồn lực. • Chiến lược dựa trên ưu thế tương đối: Tư tưởng hoạch định chiến lược là dựa trên sự phân tích, so sánh sản phẩm hay dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh, tìm ra điểm mạnh của mình làm chỗ dựa cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh. • Chiến lược sáng tạo tấn công: Chiến lược kinh doanh dựa trên sự khai phá mới để giành ưu thế trước đối thủ cạnh tranh. -8- • Chiến lược tự do: Là chiến lược không nhắm vào các yếu tố then chốt mà khai thác những nhân tố bao quanh nhân tố then chốt 1.1.3 Những lợi ích và hạn chế của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp. • Về lý thuyết cũng như thực tiễn cho thấy, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh sẽ mang lại các lợi ích cho doanh nghiệp như sau: • Giúp doanh nghiệp thấy rõ hướng đi (lộ trình) của mình trong tương lai để quản trị gia xem xét và quyết định doanh nghiệp đi theo hướng nào và khi nào thì đạt tới một mục tiêu cụ thể nhất định. • Giúp doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá, dự báo, nhận dạng được các cơ hội – nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai đối với hoạt động của mình, nhận dạng được điểm mạnh- điểm yếu của doanh nghiệp. Phân tích sự kết hợp giữa các cơ hội – nguy cơ và điểm mạnh – điểm yếu có thể giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội, phòng tránh và giảm các tác động của nguy cơ, có thể đưa các quyết định phù hợp để đối phó với sự biến động của môi trường kinh doanh. • Chiến lược kinh doanh cũng có những hạn chế nhất định. Đó là: Doanh nghiệp mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc chi phí cho việc xây dựng chiến lược; Chiến lược là tập hợp những dự báo cho tương lai dài hạn, nhưng được thiết lập trong hiện tại nên giới hạn sai sót trong việc dự báo môi trường đôi khi là rất lớn và trong trường hợp đó chiến lược đã xây dựng trở thành vô ích, ngay cả khi chiến lược lược được xây dựng phù hợp với thực tiễn nhưng nếu việc tổ chức thực hiện không tốt thì chiến lược cũng thất bại. • Mặc dù có những hạn chế nêu trên, nhưng nếu biết khắc phục những nhược điểm và biết vận dụng tốt mặt tích cực thì chiến lược sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội thành công hơn. Vì vậy, chiến lược kinh doanh là một công cụ hữu ích của doanh nghiệp. -9- 1.2 Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh Theo cẩm nang kinh doanh Harvard thì qui trình hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh được thể hiện qua sơ đồ dưới đây (Sơ đồ 1.1) Sơ đồ 1.1. Sơ đồ qui trình hoạch định chiến lược kinh doanh Nhiệm vụ/ Sứ mạng 1.2.1 Xác định nhiệm vụ, sứ mạng của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều có nhiệm vụ, sứ mạng nhất định, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều phải hướng đến nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy chiến lược sản xuất kinh doanh cũng phải bắt nguồn từ nhiệm vụ của doanh nghiệp, nhiệm vụ là cơ sở cho chiến lược kinh doanh và mục đích của chiến lược cũng là nhằm hoàn thành nhiệm vụ của doanh nghiệp. Do đó việc đầu tiên của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh là phải xác định được nhiệm vụ, sứ mạng của doanh nghiệp là gì. 1.2.2 Xác định mục tiêu kinh doanh Bước tiếp theo của quá trình hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh chính là xác định được mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu chính là kết quả hay là cái đích mà một doanh nghiệp sẽ hướng đến, nó chính là cơ sở đầu tiên -10- và quan trọng nhất để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ, sứ mệnh của doanh nghiệp mang tính tổng quát, còn mục tiêu là cụ thể hóa nhiệm vụ, sứ mệnh của doanh nghiệp, ví dụ nhiệm vụ của một Ngân hàng là huy động vốn và cho vay, thì mục tiêu cụ thể hóa nhiệm vụ ở đây là huy động và cho vay bao nhiêu, trong thời gian bao lâu? số lượng và đối tượng khách hàng là ai,… Mục tiêu được xây dựng trên cơ sở sứ mệnh của doanh nghiệp và các yếu tố môi trường bên trong và bên ngòai doanh nghiệp. Mục tiêu phải phù hợp với các điều kiện cả khách quan và chủ quan, tức là cần phải được cân nhắc xây dựng và điều chỉnh dựa trên cơ sở các yếu tố môi trường cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. 1.2.3 Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài Bất kể một doanh nghiệp hay một ngành sản xuất kinh doanh nào cũng đặt trong một môi trường nhất định, bao hàm cả các yếu tố chủ quan (môi trường bên trong) và các yếu tố khách quan (môi trường bên ngoài). Vì vậy, khi nghiên cứu về một doanh nghiệp thì phải nghiên cứu cả môi trường bên trong và môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp. 1.2.3.1 Phân tích đánh giá môi trường bên ngoài: Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm: Môi trường vĩ mô và Môi trường vi mô. 1.2.3.1.1 Môi trường vĩ mô: Môi trường vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ và tính chất tác động khác nhau do đó doanh nghiệp khó kiểm soát được môi trường này. Môi trường vĩ mô gồm nhiều yếu tố như: Yếu tố chính trị - pháp luật, yếu tố kinh tế, văn hóa - xã hội, dân số… nhưng đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị tự động hóa thì môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố chủ yếu sau: • Yếu tố kinh tế: Bao gồm các hoạt động, các chỉ tiêu kinh tế của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh [...]... phân tích thực trạng kinh doanh tại Công ty Phát Minh, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó làm căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty từ nay đến năm 2015 -26- CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY PHÁT MINH 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty Phát Minh 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Công ty TNHH Điện Cơ Phát Minh được thành lập... những công ty tự động hoá có uy tín tại Việt Nam Từ khi thành lập cho đến nay công ty Phát Minh đã và đang từng bước phát triển mạnh mẽ về cơ sở vật chất, khoa học công nghệ và năng lực toàn thể đội ngũ nhân viên Với những thành quả hiện nay của công ty Phát Minh phần lớn nhờ vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà công ty Phát Minh đã cung cấp cho khách hàng • Thông tin công ty TNHH Điện Cơ Phát Minh. .. Điện Cơ Phát Minh Tên Công ty: Công ty TNHH Điện Cơ Phát Minh Tên viết tắt: Phat Minh Co., Ltd MST: 0303579611 • Lĩnh vực kinh doanh của công ty: • Mua bán, sửa chữa thiết bị máy móc ngành công nghiệp - đo lường - điện tử - bán dẫn • Lắp đặt hệ thống điện • Sản xuất thiết bị phân phối và điều khiển điện, thiết bị điện -27- Công ty Phát Minh gồm văn phòng chính đặt tại Hồ Chí Minh, hai chi nhánh đặt... nguy cơ Ma trận SWOT chính là một công cụ tập hợp những thành phần của các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và kết hợp các yếu tố thành những chiến lược kinh doanh như bảng 1.4 -23- 1.4 Một số lưu ý khi xây dựng chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh là một hoạt động quan trọng đối với tổ chức kinh doanh, nhưng việc xây dựng chiến lược kinh doanh không đơn giản vì nó phụ thuộc... tốt những cơ hội để đạt được mục tiêu cho doanh nghiệp Chính vì vậy đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh là rất quan trọng Việc đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh chủ yếu ở các bước như sau: • Rà soát kiểm tra tính phù hợp của chiến lược kinh doanh trước khi chính thức triển khai thực hiện Bởi vì như đã đề cập ở phần trước, chiến lược kinh doanh có tính quyết định đến thành bại của doanh nghiệp,... của Công ty để thực hiện thành công chiến lược kinh doanh đã lựa chọn, như: ← Sắp xếp cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cho phù hợp ← Phân bổ, duy trì và phát triển nguồn nhân lực ← Phân bổ nguồn lực tài chính ← Xây dựng một mô hình quản lý khoa học và hiệu quả 1.2.6 Đánh giá hiệu quả chiến lược đã lập Một chiến lược kinh doanh hiệu quả khi nó phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, phù hợp với thực trạng doanh. .. 10,273 Nguồn: Tổng hợp từ phòng kinh doanh Nhận xét: Công ty TNHH Điện Cơ Phát Minh được thành lập hơn năm năm, là nhà phân phối độc quyền sản phẩm biến tần Yaskawa trên toàn Việt Nam và cung -33- cấp các thiết bị hỗ trợ Trong đó sản phẩm biến tần là sản phẩm chủ lực tạo nên doanh số của công ty Theo như bảng 2.1, trong năm 2007, tình hình kinh doanh của công ty rất tốt, doanh thu về sản phẩm biến tần... lớn: so với năm 2008 doanh thu toàn công ty giảm gần 11%, trong đó doanh thu biến tần giảm gần 14% Cho đến hiện nay tỷ giá đồng JPY vẫn tiếp tục tăng mạnh và đang ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của công ty Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng, công ty Phát Minh có điểm mạnh là dịch vụ sửa chữa biến tần, doanh số tăng đều qua các năm Đây là lợi thế rất lớn công ty cần phát huy hơn nữa -34-...-11- doanh của doanh nghiệp Các chỉ tiêu liên quan cụ thể như: - Tốc độ phát triển kinh tế hằng năm - Các yếu tố lạm phát, tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp • Yếu tố chính trị - pháp luật: Việt Nam là nước có tình hình chính trị ổn định trong khu vực và trên thế giới, đây là điều kiện tốt để các doanh nghiệp an tâm khi kinh doanh tại Việt... mục tiêu một cách nhanh nhất ← Chiến lược chiêu thị: Đây chính là chiến lược hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nâng cao hình ảnh cho doanh nghiệp nhằm thu hút được nhiều khách hàng 1.2.5 Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh Đó là các giải pháp về nhân lực, nguồn lực tài chính, tổ chức quản lý kinh doanh, quản lý sản xuất,… nhằm thực hiện được các chiến lược kinh doanh đã thiết lập Hay nói một cách . -1- HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH tại công ty TNHH điện cơ Phát Minh MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục các bảng, sơ đồ, biểu đồ Mở đầu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1 Khái niệm và phân loại chiến lược kinh doanh 1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh: