2.2.1.1Tình hình thế giới
Tình hình Thế giới và khu vực trong thời gian vừa qua có những biến động hết sức phức tạp:
• Cuộc khủng hoảng thị trường cầm cố thế chấp ở Mỹ ở thời kỳ đỉnh điểm giữa tháng 9/2008 gây nên tác động to lớn đối với hệ thống tài chính của Mỹ cũng như của cả thế giới. Sau nỗi hoảng sợ của cả thế giới là trạng thái đóng băng tín dụng gần như trên phạm vi toàn cầu. Các ngân hàng trước kia dễ dãi trong việc cho vay bao nhiêu, thì tới nay, họ lại dè dặt bấy nhiêu. Tình trạng đóng băng tín dụng - vốn là
“nguồn nhựa sống” của nền kinh tế - là một trong những mối đe dọa lớn nhất hiện nay của kinh tế thế giới. Ba nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng loạt suy thoái lần đầu tiên kể từ Đại chiến Thế giới thứ hai, kinh tế toàn cầu giảm tốc mạnh. Nền kinh tế Nhật cũng bị ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng. Nhiều nhà máy trong đó có một số nhà máy lâu đời phải tuyên bố phá sản, công nhân thất nghiệp nên hầu hết các nhà máy sản xuất cụ thể là nhà sản xuất biến tần Yaskawa Nhật Bản phải chờ để gom đơn hàng từ các nước trên thế giới (do số lượng nhu cầu bị giảm sút) từ đó mới sản xuất chứ không sản xuất đại trà như trước đây. Điều này dẫn đến thời gian giao hàng bị kéo dài hơn làm cho việc kinh doanh biến tần Yaskawa của công ty Phát Minh bị ảnh hưởng khá lớn vì theo đặc thù ở Việt Nam: các nhà máy khi thiết bị hư hỏng mới mua thay thế chứ không mua dự phòng nên nếu không có hàng sẵn họ buộc phải mua hàng khác để thay thế. Ngoài ra, do tình trạng suy thoái nên nhu cầu người tiêu dùng giảm sút làm cho các nhà máy cũng hạn chế đầu tư máy móc cho nhà xưởng. Chính vì điều nàylàm cho kinh doanh của công ty giảm đáng kể từ cuối năm 2008 đến nay.
Từ năm 2004 đến nay, chính quyền Nhật Bản đã không can thiệp vào chính sách tiền tệ của Nhật. Trong những năm gần đây, Đồng Yên Nhật Bản liên tục leo dốc mạnh làm cho giá hàng hóa của nước này trở nên đắt đỏ hơn, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.
2.2.1.2Chính phủ
Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay trên thế giới. Việt Nam đang cho thấy nhu cầu ngày càng tăng về điện năng, đầu tiên là để cung cấp cho các nhà máy mới và thứ hai là để vận hành thiết bị gia dụng ngày càng gia tăng được mua khi dân số có thu nhập càng tăng. Trong những năm gần đây, tiêu thụ điện đã tăng 17% (1) và Việt Nam đã phải nổ lực rất nhiều để có thể duy trì được nguồn cung cấp điện năng như hiện nay.
Hiện nay, Chính phủ ở các nước trên thế giới nói chung và chính phủ ở Việt Nam nói riêng đều quan tâm đến vấn đề về năng lượng vì nguồn năng lượng là có giới hạn và đang ngày một giảm sút hàng ngày, hàng giờ. Do đó tiết kiệm năng lượng
không chỉ mang ý nghĩa lâu dài về mặt bảo vệ môi trường thiên nhiên, đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế quốc gia mà còn mang ý nghĩa thiết thực giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như khả năng cung cấp một lượng hàng hoá ốn định giảm sự phụ thuộc vào giá năng lượng cho cả nền kinh tế quốc gia.
Trước đây khi đưa giải pháp dùng biến tần tiết kiệm điện năng đã gặp phải một số khó khăn nhất định khi vẫn còn tồn tại nghi ngờ về tác dụng của biến tần.
Ngày nay qua thực tế chứng minh, giải pháp dùng biến tần để tiết kiệm điện năng trong công nghiệp đã được ứng dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó việc sử dụng biến tần trong các ngành công nghiệp đang ngày càng được khuyến khích không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới vì hiệu quả mà biến tần mang lại.
Ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây thường xuyên có các hội thảo, quyết định do chính phủ đứng ra tổ chức để tuyên truyền về tiết kiệm năng lượng và các ứng dụng của biến tần cho các ngành công nghệp. Điều này giúp cho kiến thức được phổ biến rộng rãi và việc sử dụng biến tần được người dân tiếp cận dễ dàng hơn đã giúp ích cho ngành biến tần Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần giúp việc kinh doanh của công ty Phát Minh thuận lợi hơn. Một trong những hoạt động đó là:
(1) Báo Tự Động Hóa Ngày Nay số 82 tháng 06/2007 do Hội Khoa học công nghệ tự động Việt Nam phát hành
• Ngày 31/12/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến 2010” trong đó nội dung chính là đẩy mạnh phát triển thị trường tự động hoá công nghệ đẩy nhanh quá trình Công Nghiệp Hoá đất nước theo hướng hiện đại cho giai đoạn sau năm 2010.
• Với chủ trương phát triển thị trường Khoa Học & Công Nghệ (KH&CN) trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách để các sản phẩm KH&CN trở thành hàng hóa, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo nền tảng pháp lý cho việc phát triển thị trường KH&CN. Điểm quan trọng trong các Luật là công nhận những kết quả sáng tạo của cộng đồng các nhà khoa học trong các viện, các trường, các doanh nghiệp và cả trong khu vực tư nhân là hàng hóa; thừa nhận những kết quả nghiên cứu là có giá trị. Và khi đã có giá trị, nó phải được định giá và đưa ra trao đổi, mua bán. Có thể nói, các văn bản luật ra đời đã hỗ trợ rất lớn cho các hoạt động KH&CN theo cơ chế thị trường, thông tin rộng rãi và tạo môi trường cạnh tranh để các sản phẩm KH&CN được mua - bán thuận lợi; khuyến khích gắn kết hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ…
• Ngày 10/1/2010, Bộ KH&CN tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương Sao vàng, với sự tham dự của ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Gia Khiêm, Nguyễn Thiện Nhân... Nhấn mạnh vai trò của tự động hoá đối với sự phát triển kinh tế xã hội, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Chính phủ sẽ sát cánh cùng các nhà khoa học và công nghệ thực hiện nhiệm vụ này.
Theo Phó thủ tướng, Chính phủ đang quyết tâm đưa tự động hoá trở thành động lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước ta nhanh chóng ra khỏi khối các quốc gia có thu nhập thấp và cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.
Bộ KH&CN tiền thân là Ủy ban Khoa học Nhà nước được thành lập năm 1959
2.2.1.3Phát triển kinh tế
Ngày nay do nền kinh tế phát triển nên có hàng loạt các máy móc lần lượt ra đời để phục vụ cho nhu cầu của con người. Hầu hết máy móc nào cũng sử dụng động
cơ ba pha để hoạt động. Theo kết quả nghiên cứu từ Nhật Bản được trình bày trong cuốn sách “Kiến thức về motor” thì:
50% năng lượng thế giới có được là do chuyển động của motor mà trong đó 80-85% năng lượng có được là do motor 3 phase, trong đó động cơ không đồng bộ 3 pha chiếm 85%. Biến tần lại là thiết bị để điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha do đó việc kinh tế ngày càng phát triển đồng thời cũng giúp cho thị trường biến tần ngày càng được mở rộng hơn.
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp của nước ta liên tục tăng trưởng và phát triển theo chiều hướng tốt nên trong tương lai nhu cầu về biến tần sẽ rất lớn. Đây sẽ là cơ hội tốt rất tốt cho ngành biến tần ở Việt Nam.
Bảng 2.4 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế
Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 Giá trị sản xuất công nghiệp 1.203.749,1 1.469.272,3 1.910.006,9 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2.2.1.4Công nghệ kỹ thuật
Công nghệ và kỹ thuật sản xuất biến tần ngày một cải tiến về kích thước và chức năng của biến tần.
Nếu như trước đây cách nay khoảng hai mươi năm, kích thước biến tần rất to lớn gần bằng kích thước của một cái bàn thì nay với công nghệ mới, biến tần đã có kích thước nhỏ gọn hơn rất nhiều. Kích thước nhỏ gọn giúp tiết kiệm diện tích rất nhiều, đặc biệt trong điều kiện đất đai, nhà xưởng hiện nay rất đắt đỏ. Điều này giúp cho các nhà máy cũ mong muốn thay thế biến tần sang thế hệ mới để tiết kiệm diện tích. Ngoài ra, biến tần ngày nay đã được tích hợp nhiều tính năng hơn bao gồm cả khởi động mềm, …. thay vì trước đây ngoài việc mua biến tần phải mua thêm nhiều thiết bị/linh kiện khác kèm theo nên việc mua một sản phẩm gồm nhiều tính năng giá
sẽ rẻ hơn mua nhiều thiết bị một lúc. Việc thay thế, làm mới này đã giúp cho việc kinh doanh của công ty Phát Minh được thuận lợi hơn.
Ngoài những yếu tố vừa nêu, nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật và việc cạnh tranh nhau giữa các hãng sản xuất, giá cả biến tần ngày càng rẻ. Nếu như trước đây, biến tần là sản phẩm xa xỉ rất hiếm được các nhà máy sử dụng thì ngày nay giá cả biến tần không quá đắt đỏ, có thể phù hợp với nhiều nhà máy. Điều này giúp việc kinh doanh biến tần của công ty cũng ngày một dễ dàng hơn. Tuy nhiên do giá cả giữa các hãng cạnh tranh nhau khá gay gắt nên thường xuyên xảy ra các cuộc chạy đua về giá. Việc so sánh giá cả trước khi quyết định chọn mua của khách hàng, một phần ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty do hiện tại công ty Phát Minh đang kinh doanh sản phẩm biến tần của Nhật mà tỷ giá hiện tại đã quá cao làm cho khả năng cạnh tranh về sản phẩm của công ty bị giảm đáng kể
2.2.2 Phân tích môi trường vi mô
2.2.2.1Tổng quan về ngành biến tần ở Việt Nam
Ngành biến tần ở Việt Nam còn khá non trẻ, biến tần có mặt ở thị trường Việt Nam chỉ khoảng 10 năm. Với xu thế phát triển, máy móc ngày một cải tiến, khách hàng đòi hỏi những sản phẩm với yêu cầu cao hơn trước, điện năng cũng ngày càng cạn kiệt và đắt đỏ… nên việc sử dụng biến tần vào các ngành công nghiệp ở Việt Nam ngày càng tăng. Tỉ lệ tăng trưởng ngành biến tần ở Việt Nam hàng năm từ 20~30% (2). Do đó, nếu trước đây chỉ có một vài hãng biến tần có mặt ở Việt Nam thì tính đến nay đã có hơn 30 hãng biến tần trên thị trường gồm cả Nhật, Châu Âu, Đức, Đài Loan, Trung Quốc…. và mỗi một hãng lại có nhiều đại lý phân phối.
(2) Theo số liệu thống kê công bố trên Tạp chí Công Nghiệp Tự Động Hoá số 3/2008 do Nhà Xuất Bản Trẻ phát hành
Một số nhãn hiệu biến tần đang có mặt ở Việt Nam hiện nay là: Hitachi, Yaskawa, Mitsubishi, Danfoss, ABB, Siemens, Denlta … khiến cho việc cạnh tranh giữa các hãng ngày càng trở nên gay gắt.
2.2.2.2Phân tích môi trường vi mô 2.2.2.2.1 Áp lực của nhà cung cấp
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Từ lúc thành lập đến nay công ty Phát Minh là nhà phân phối độc quyền biến tần Yaskawa ở Việt Nam. Yaskawa là sản phẩm có uy tín trên thế giới nên để được cung cấp độc quyền ở thị trường Việt Nam, công ty Phát Minh phải chấp thuận theo các chính sách do Yaskawa đề ra như đảm bảo về doanh số, thanh toán công nợ,… rất gắt gao. Mà trong đó việc thanh toán công nợ bằng đồng Yên Nhật (không phải bằng Đôla Mỹ như của các hãng khác) đã gây rất nhiều khó khăn cho công ty Phát Minh trong tình hình tỷ giá JPY tăng liên tục và bất ổn định trong những năm gần đây.
2.2.2.2.2 Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Khách hàng luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của mình cả về sản phẩm lẫn giá cả, vì vậy họ luôn mặc cả với doanh nghiệp để sao cho nhận được sản phẩm tốt nhất với chi phí thấp nhất.
Khách hàng bên ngành biến tần chủ yếu được phân làm 2 nhóm:
+ Khách hàng lẻ và người sử dụng cuối cùng: áp lực của những khách hàng này là không lớn vì nhu cầu của họ không nhiều. Họ có thể hỏi giá của rất nhiều nhà cung cấp ở Việt Nam nhưng mức chênh lệch này là không lớn
+ Nhà phân phối và các nhà chế tạo máy (mua với số lượng nhiều): họ thường xuyên gây áp lực đối với các nhà cung cấp trong nước, đặc biệt là với các nhà chế tạo máy, có khi xảy ra “cuộc chiến” giữa các nhà cung cấp ở Việt Nam về giá, dịch vụ. Nhóm khách hàng này có quy mô lớn nhu cầu sử dụng của họ 1 lần là rất nhiều vì họ sản xuất máy hàng loạt. Trước khi quyết định chọn nhà cung cấp nào, họ yêu cầu rất
nhiều nhà cung cấp báo giá kèm theo dịch vụ, bảo hành… Tầm quan trọng của nhóm khác hàng này khá lớn vì số lượng họ sản xuất nhiều khi họ sử dụng sản phẩm của nhà cung cấp nào thì sản phẩm của họ được biết nhiều hơn và khả năng bán được trong tương lai nhiều hơn vì khi có hư hỏng khách hàng sẽ mua đúng sản phẩm đó để thay thế.
Bên cạnh đó tình trạng khách hàng có xu hướng nợ và chậm thanh toán cũng rất phổ biến hiện nay đã gây không ít khó khăn cho Công ty.
2.2.2.2.3 Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
- Đối thủ cạnh tranh: hiện nay trên thị trường có khoảng 30 hãng biến tần ở Việt Nam với nhiều nguồn gốc khác nhau như: Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc …
Ngoài ra hiện nay trong nội bộ ngành có rất nhiều doanh nghiệp phân phối cho nhiều nhà cung cấp nước ngoài, thậm chí có nhiều doanh nghiệp cùng phân phối cho 1 nhà cung cấp nên việc cạnh tranh cũng khá gay gắt. Việc xuất hiện nhiều hãng biến tần và nhiều nhà phân phối đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, hiện nay đa số các hãng biến tần như: Mitsubishi, Fuji (Nhật), Control (Anh), Sneicher (Đức)… đã chuyển sang gia công tại Trung Quốc để giảm chi phí. Trong 2 năm gần đây, do tình hình tỷ giá USD gia tăng kèm với sự gia nhập hàng loạt biến tần Trung Quốc vào thị trường Việt Nam, các nhà phân phối ở Việt Nam của các hãng đã chuyển sang nhập hàng được gia công từ Trung Quốc để tăng sức cạnh tranh, trong khi công ty Phát Minh vẫn chỉ nhập biến tần từ Nhật nên về giá hiện tại rất khó cạnh tranh trên thị trường.
• Thị phần của công ty Phát Minh trong năm 2008
Bảng 2.2: Thị phần của các hãng biến tần năm 2008
tần cộng Doanh số (nghìn USD) 1,612 806 1,934 2,096 645 1,290 967 1,128 1,934 3,708 16,120 Tỉ lệ (%) 10 5 12 13 4 8 6 7 12 23 100
Nguồn: Kết quả nghiên cứu thị trường năm 2008 của công ty ABB
Biểu đồ 2.2: Thị phần của các hãng biến tần năm 2008
Nếu như trong năm 2007, thị phần kinh doanh biến tần Yaskawa của công ty Phát Minh là 7%, đứng thứ 5 trên thị trường sau biến tần Mitsubishi, Control, Siemens, Hitachi (phụ lục 2) thì trong năm 2008, thị phần kinh doanh biến tần