Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
835,21 KB
Nội dung
PHẦN VII SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 573 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA KHU HỆ ĐỘNG VẬT NỔI VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG SAU TRẬN CHÁY RỪNG tháng 3/2002 Phạm Doãn Đang Viện Sinh học Nhiệt đới MỞ ĐẦU Vườn Quốc gia U Minh Thượng (VQGUMT) là khu rừng ngập nước có hệ Động Thực vật phong phú, là nơi giao lưu và chuyển tiếp giữa hai khu hệ sinh vật nước mặn và nước ngọt, chứa đầy đủ các yếu tố sinh thái mặn, lợ, ngọt khiến khu hệ sinh vật ở đây trở nên phức tạp. Song nhờ có tầng than bùn mà nước ngọt có được từ sông và nước mưa đã được tích trữ, phèn được ém, mặn được ngăn, tạo nên hệ sinh thái ngọt với thảm phủ cây tràm bạt ngàn. Vào những năm 1999-2000 Dự án Phát triển Cộng đồng và Bảo vệ Khu Bảo tồn Thiên nhiên đã triển khai nghiên cứu một số yếu tố sinh vật thuộc VQG U Minh Thượng như: Chim, Thú, Thực vật trên cạn,… riêng phần Thủy sinh vật chưa được nghiên cứu sâu. Tháng 3 năm 2002 xảy ra trận cháy rừng, khu hệ sinh vật biến đổi nhiều, thảm họa về sinh thái khó có thể bù đắp ngay được. Ngay sau khi trận cháy rừng xảy ra, Ủy ban nhân dân Tỉnh Kiên Giang và Phân viện Quy hoạch rừng đã tổ chức tạo điều kiện cho tập thể nghiên cứu của Viện Sinh học Nhiệt đới “Điều tra, nghiên cứu, thu thập dữ liệu về hiện trạng chất lượng môi trường nước và khu hệ Thủy sinh vật ở Vườn Quốc gia UMT”. Những dữ liệu thu thập được đã cho biết trong suốt thời gian dài bơm nước mặn chống cháy và giữ ẩm cho rừng đã chuyển toàn bộ hệ thống thủy vực nước ngọt của Vườn Quốc gia U Minh Thượng sang hệ sinh thái lợ mặn (độ mặn 5-15‰). Khu hệ Thủy sinh vật biến đổi nhiều, theo xu thế bất định h ình bởi sự pha trộn các khu hệ Ngọt - Lợ - Mặn, nghiêng về mặn nhiều hơn. Song tài nguyên Thủy sinh vật nói chung và khu hệ động vật nổi nói riêng luôn luôn biến đổi dưới tác động của khí hậu, chế độ mưa nắng trong năm và tác động của con người, khả năng phục hồi của khu hệ sinh vật, trong đó có Thủy sinh vật l à một hiện hữu. Để biết được khả năng phục hồi của khu hệ Thủy sinh vật ở V ườn Quốc gia U Minh Thượng trong thời gian qua (2002 - 2004), phòng Công nghệ và Quản lý Môi trường - Viện Sinh học Nhiệt đới đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang và Vườn Quốc gia UMT giúp đỡ tạo điều kiện thực hiện chuyên đề: “Khảo sát nghiên cứu sự phục hồi của quần xã Thủy sinh vật và đánh giá chất lượng môi trường nước ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng”. Nhằm đánh giá được mức độ hồi phục của quần xã Thủy sinh vật nói riêng và động vật nổi nói chung sau hơn hai năm kể từ sau trận cháy rừng tháng 3 năm 2002. Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007 574 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Công tác thực địa: 2. Mẫu định tính sử dụng lưới vớt động vật phiêu sinh Juday có kích thước mắt lưới 40m để kéo. Lưới được kéo khoảng 50m chiều dài, tốc độ kéo trung bình khoảng 0,5m/s. 3. Mẫu định lượng được lọc 60 lít, sử dụng xô có thể tích 10 lít để múc và lọc qua lưới Juday có kích thước mắt lưới 40m. 4. Các mẫu trên sau khi thu xong được cho vào thẩu nhựa có thể tích 300ml và cố định ngay tại hiện trường bằng Formalin 5%. 5. Trong phòng thí nghiệm: 6. Định tính: Sử dụng kính hiển vi quang học độ phón g đại tối đa 400 lần để xác định các loài có trong mẫu. Các mẫu định tính được xác định tới loài và ghi chép vào biểu phân tích mẫu. 7. Định lượng: Đếm số lượng cá thể của các loài bằng buồng đếm Sedgewick Rafter Cell có thể tích 1ml và quy ra số lượng có trong 1m 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Cấu trúc thành phần loài Qua hai đợt khảo sát tháng 8 và tháng 11 năm 2004 ở VQG U Minh Thượng, đã xác định được 75 loài động vật nổi, thuộc 6 nhóm: Protozoa, Rotatoria, Cladocera, Copepoda, Ostracoda và Larvae. Trong đó nhóm có số lượng loài cao nhất là Rotatoria: 29 loài chiếm 38,7%, tiếp đến là Cladocera với 21 loài chiếm tỷ lệ 28,0%. Các nhóm còn lại như Protozoa, Copepoda, Ostracoda và Larvae có s ố lượng loài ít hơn, chỉ dao động trong khoảng từ 2 - 10 loài, đạt tỷ lệ từ 2,7% -13,3%. Cấu trúc thành phần loài động vật nổi VQG U Minh Th ượng Năm 2002 Năm 2004 TT Nhóm loài Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) 1 Protozoa (Động vật nguyên sinh) 0 0.0 2 2.7 2 Rotatoria (Luân trùng) 5 14.3 29 38.7 3 Cladocera (giáp xác Râu ngành) 5 14.3 21 28.0 4 Copepoda (giáp xác Chân chèo) 18 51.4 10 13.3 5 Ostracoda (giáp xác có vỏ) 0 0.0 4 5.3 6 Larvae (Ấu trùng) 7 20.0 9 12.0 Tổng 35 100 75 100 Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 575 Khả năng phục hồi của khu hệ động vật nổi ở VQG U Minh Th ượng sau đợt cháy rừng rất nhanh chóng, thể hiện ở cấu trúc thành phần loài động vật nổi: ở đợt khảo sát năm 2002 có rất nhiều lo ài mang nguồn gốc biển như: Acartia clausi, Acartia pacifica, Calanopia thompsoni (Copepoda), Siphonophora, Hydromedusae (Larave), sang các đợt khảo sát năm 2004, các loài có nguồn gốc biển giảm dần, thay vào đó là các loài sống trong môi trường nước ngọt điển hình, thích nghi cao với tính chất nước chua phèn. Bên cạnh đó, số lượng loài cũng tăng lên đáng kể, kết quả khảo sát năm 2002 chỉ ghi nhận đ ược 35 loài, nhưng tới năm 2004 đã ghi nhận được 75 loài. Điểm đặc trưng của khu hệ động vật nổi ở VQG U Minh Th ượng với phát triển mạnh của các loài trong 3 nhóm chính là Rotatoria, Cladocera và Copepoda, các nhóm còn lại có số lượng loài rất ít. 2. Cấu trúc số lượng và loài ưu thế Mật độ cá thể động vật nổi VQG U Minh Th ượng ở đợt khảo sát tháng 5 năm 2002 rất thấp, chỉ đạt từ 17 - 1.805 con/m 3 , nhưng qua hai đợt khảo sát năm 2004 thu được mật độ cá thể cao hơn rất nhiều, dao động từ 101 -106400 con/m 3 . Tháng 5 năm 2002: 17 - 1.805 con/m 3 Tháng 8 năm 2004: 4.800 - 10.6400 con/m 3 Tháng 11 năm 2004: 101 - 1.719 con/m 3 Xét về mức độ ưu thế của động vật nổi ở VQG U Minh Thượng cho thấy chúng phát triển không ổn định, các loài chiếm ưu thế có sự thay đổi liên tục theo không gian và thời gian. Các loài chiếm ưu thế chủ yếu trong hai đợt khảo sát năm 2004 đều thuộc 3 nhóm chính là: Rotatoria, Cladocera và Copepoda: Rotatoria: Asplanchna priodonta, Trochosphaera solstialis, Brachionus quadridentatus, Brachionus plicatilis. Cladocera: Diaphanosoma excisum, Duhevedia crassa, Chydorus sphaesicus, Moina dubia, Bosminopsis deitersi, Alona rectangula. Copepoda: Mesocyclops leuckarti, Copepoda nauplius, Copepodite, Neodiaptomus bortulifer, Tropocyclops chinei. KẾT LUẬN Khu hệ động vật nổi VQG U Minh Thượng đang có xu hướng phục hồi nhanh chóng sau đợt cháy rừng năm 2002, từ những kết quả thu thập được về cấu trúc thành phần loài, cấu trúc số lượng cho thấy: Trong tháng 5 năm 2002 chỉ có 35 lo ài, đến tháng 8 và tháng 11 năm 2004 đã ghi nhận được 75 loài. Mức độ đa dạng và phong phú về thành phần loài tăng dần theo thời gian nghiên cứu, những loài động vật nổi có nguồn gốc biển giảm dần thay vào đó là các loài thích nghi với môi trường nước ngọt điển hình. Từ đó cho thấy khu hệ động vật nổi đang tái lập về tính đa dạng v à thủy vực đang có sự ổn định tương đối tốt. Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007 576 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Mi ên (1980). Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. NXB KH&KT 2. Động vật chí Việt Nam 5 (2001). Giáp xác nước ngọt. NXB KH&KT 3. Nguyễn Văn Khôi (1994). Lớp phụ chân mái ch èo (Copepoda) Vịnh Bắc Bộ. NXB KH&KT 4. Boxshall. G. A. and Halsey. S. H. (2004). An introduction to Copepod diversity. London 5. Dussart. B. H. and Defaye. D. (1995). Introduc tion to the Copepoda. SPB Academic Publishing. 6. Ein Bestimmungswerk and Max Voigt (1956). Rotatoria. Berlin -Nikolassee. 7. Ranga Reddy. Y. (1994). Copoda, Calanoida, Diaptomidae. SPB Academic Publishing. 8. Shirota. A. (1968). The Plankton of South VietNam (Over sea Techimical Copperation Agency Japan). 9. W.T.Edmondson, Fresh-Water Biology: Rhizopoda, Actinopoda, Cladocera, Copepoda, Rotifera, Ostracoda. University of Washington, Scattle. SUMMARY Restored assessment of zooplankton fauna of U Minh Thuong national park after the forest fire in 2002 Pham Doan Dang Institute of Tropical Biology Zooplankton fauna of U Minh Thuong national park has quickly being restored after the forest fire in 2002. According to the results of component and the quantity structure: there were 35 species have been identified in May 2002 but there were 75 species have been identified in August and in November 2004. The diversity of component has gradually increased in research time. Many species from fresh water have gradually replaced the species that have marine origin. Therefore the diversity of zooplankton fauna has restored, and the environment has well settled. Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 577 ĐA DẠNG SINH HỌC KHU HỆ CÁ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Xuân Thư, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Đồng Viện Sinh học Nhiệt đới MỞ ĐẦU Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), một phần của châu thổ sông M êkông, đỉnh ở Kratie (Cămpuchia) là phần hạ lưu cửa sông của sông Mêkông. Từ nửa cuối thế kỷ XX đã có một số công trình nghiên cứu khu hệ cá ĐBSCL như: Kawamoto N, Nguyễn Việt Trương, Trần Thị Tuý Hoa (1972) mô tả hình thái của 96 loài; Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1993) mô tả và định loại 173 loài; Mai Đình Yên và ctv (1992) định loại 255 loài cá nước ngọt Nam Bộ; v.v. Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ thành phần loài khu hệ cá ĐBSCL. Nghiên cứu này, thừa kế các nghiên cứu đã có, tiếp tục khảo sát thực địa, thu thập mẫu định loại, bổ sung thêm thành phần loài khu hệ, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học cá ở ĐBSCL và những biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững chúng. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Sông Mêkông là một trong những con sông lớn nhất ở Châu Á, đ ược xếp vào loại lớn thứ 10 trên thế giới có chiều dài khoảng 4220km, phát nguyên từ Tây Tạng (Trung Quốc) toả chiếm một lưu vực 795.000km 2 qua Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái Lan, Cămpuchia và Việt Nam. Sông Mêkông đi vào Việt Nam bằng 2 dòng Tiền Giang và Hậu Giang, động lực chính tạo th ành ĐBSCL. ĐBSCL có diện tích 39.313km 2 , giới hạn từ sông Vàm Cỏ ở phía Đông; phía Tây giáp vịnh Thái Lan; phía Đông và Đông Nam giáp bi ển Đông, phía Bắc là đường biên giới Việt Nam - Cămpuchia. Mạng lưới sông ngòi của ĐBSCL gồm sông Tiền và sông Hậu (có 9 dòng) sông Vàm Cỏ và một số hệ thống sông rạch (vừa tự nhi ên, vừa nhân tạo) chằng chịt trong châu thổ. Các sông nhỏ và kênh rạch hoặc nối với sông Tiền, sông Hậu đổ ra biển Đông hoặc đổ thẳng ra biển Đông, biển Tây. Toàn bộ ĐBSCL bị chi phối bởi hệ thống sông M êkông phần hạ lưu. Tổng lượng dòng chảy sông Mêkông vào ĐBSCL tại Tân Châu (sông Tiền) và Châu Đốc (sông Hậu) khoảng 486.109m 3 /năm và lượng dòng chảy do mưa sinh ra tại ĐBSCL Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007 578 khoảng 19.109m 3 /năm. Nước lũ vào ĐBSCL không những qua sông Tiền và sông Hậu mà còn tràn qua cả biên giới Việt Nam - Cămpuchia từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Diện tích ngập lũ ở ĐBSCL l ên đến 19.000km 2 với độ ngập từ 0,5-3,5m, tuỳ thuộc độ cao từng khu vực. Mùa lũ nước ngọt tiến ra biển 60km cách cửa sông Hậu. Thời gian ngập lũ từ 3-6 tháng hàng năm. Lượng dòng chảy mùa lũ (từ tháng 6 tới tháng 11) chiếm 70-80% lượng dòng chảy toàn năm. Trong mùa khô, lượng nước từ thượng lưu đổ về nhỏ, độ dốc của lòng sông ở ĐBSCL không lớn nên triều xâm nhập vào trong sông ngòi, kênh rạch và nội đồng. ĐBSCL chịu ảnh hưởng của 2 loại triều: triều biển Đông là bán nhật triều không đều có biên độ triều cao, với tốc độ lan truyền khoảng 30km/h tr ên sông Tiền và 20-25km/h trên sông Hậu. Thuỷ triều có thể lên đến gần Côngpôngchàm (cách cửa sông đến 350-480km). Triều biển Tây là nhật triều với biên độ triều thấp, ảnh hưởng đồng bằng ven biển phía Tây: Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Mùa khô đường đẳng muối 4‰xâm nhập vào đất liền chảy qua thị xã Bến Tre, Mỹ Tho, Sóc Trăng, bán đảo C à Mau. Nhiều huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang bị nhiễm mặn. Những đặc điểm đó đã làm cho khu hệ cá ĐBSCL có đa dạng sinh học cao: có số lượng loài nhiều với nhiều nhóm sinh thái khác nhau, có trữ l ượng lớn với nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên trong quá trình phát tri ển kinh tế-xã hội trong lưu vực sông Mêkông nói chung, ở ĐBSCL nói riêng, những hoạt động của con người đã có tác động nhiều mặt: khai thác các vùng hoang vu rộng lớn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, vùng rừng ngập ven biển, v.v.) th ành đồng ruộng, làng xã, thị trấn, thành phố; nhiều kênh rạch được đào, nhiều đê bao, cống, đập, đường giao thông bộ được xây dựng, hoạt động sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải, công nghiệp, dịch vụ, gia tăng, đa dạng sinh học cá ĐBSCL đang chịu tác động sâu sắc, báo động sự suy thoái. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Các nghiên cứu khu hệ cá ĐBSCL được tiến hành từ năm 1995. Các đợt khảo sát thực địa được tổ chức ở các vùng khác nhau ở ĐBSCL: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long xuyên, U Minh, Tây Sông Hậu, các tỉnh ven biển, trên dòng sông Tiền, sông Hậu. Mẫu vật được thu thập nghiên cứu thành phần loài và sinh học; sử dụng hệ thống phân loại của Eschmeyer, 1998 v à FishBase 2000. Phân tích hình thái sinh học theo các phương pháp nghiên cứu ngư loại thông thường. 2. Điều tra tình hình khai thác và sản lượng cá khai thác ở các vùng khác nhau; Sử dụng phương pháp điều tra nông hộ để tính sản lượng. Số liệu được xử lý thống kê sinh học, phần mềm Exel, Systate KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Thành phần loài khu hệ cá ĐBSCL. Khu hệ cá ĐBSCL có 253 loài thuộc 132 giống 42 họ, 11 bộ (phụ lục 1) Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 579 Bảng 1. Số lượng bộ, họ, giống, loài và tỷ lệ % của khu hệ cá ĐBSCL. Số họ Số giống Số loài Stt Bộ: Tên Việt Nam, tên Khoa học Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Bộ cá Thát lát: Osteoglossiformes 1 2,56 2 1,52 2 0,79 2 Bộ cá Cháo: Elopiformes 1 2,56 1 0,76 1 0,40 3 Bộ cá Trích: Clupeiformes 3 7,69 10 7,56 14 5,53 4 Bộ cá Chép: Cypriniformes 3 7,69 37 28,03 80 32,14 5 Bộ cá Nheo: Siluriformes 7 18,42 17 12,88 48 18,97 6 Bộ cá Sóc: Cyprinodonsiformes 2 5,26 2 1,52 3 1,19 7 Bộ cá Nhái: Beloniformes 3 7,69 6 4,55 10 3,95 8 Bộ Mang liền: Synbranchiformes 2 2,52 5 3,79 9 3,56 9 Bộ cá Vược: Perciformes 14 36,84 40 30,30 62 24,51 10 Bộ cá Bơn: Pleuronectiformes 2 5,26 5 3,79 16 6,32 11 Bộ cá Nóc: Tetraodontiformes 1 2,56 7 5,30 9 3,56 Tổng 39 100 132 100 253 100 Bộ cá Chép (Cypriniformes), Bộ cá Nheo (Siluriformes), Bộ cá V ược (Perciformes), là 3 bộ có số lượng loài nhiều nhất, trong đó bộ cá Chép có số lượng loài nhiều nhất. Tính chất này cũng giống khu hệ cá các nước lân cận (Cămpuchia, Lào, Thái Lan, Bắc Việt Nam, ). Khu hệ cá của toàn bộ sông Mêkông có trên 1200 loài, như vậy phần ĐBSCL chiếm 21,08% số loài của Mêkông. Khu hệ cá Cămpuchia có 478 loài (Fish Base, 2005), khu hệ cá ĐBSCL bằng 52,93% cá Cămpuchia. Là thành phần cá của khu vực hạ lưu, cửa sông số loài cá có nguồn gốc lợ, mặn của ĐBSCL nhiều hơn khu hệ cá Cămpuchia. Khu hệ cá nước ngọt ĐBSCL được hình thành từ cuối kỷ Đệ Tam, thuộc vùng địa lý cá nước ngọt Đông Phương, vùng phụ Đông Dương. 2. Sự đa dạng sinh thái của khu hệ cá ĐBSCL ĐBSCL là một phần của sông Mêkông có lịch sử địa chất lâu đời ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á. ĐBSCL có nhiều loại hình đất ngập nước điển hình: rừng ngập mặn ven biển, đầm lầy nội địa (rừng tràm), cửa sông rộng lớn, có 2 dòng chính với nhiều cửa đổ ra biển, mạng lưới kênh rạch dày đặc, đồng bằng thấp về mùa lũ ngập với diện tích lớn kéo dài 3-6 tháng hàng năm. Sự đa dạng về sinh thái của khu hệ cá ĐBSCL l à rất lớn. Cá ở ĐBSCL có 2 nhóm cá đặc trưng: cá sông (cá trắng) sống ở các thuỷ vực nước chảy lưu thông: sông, kênh, rạch lớn, về mùa lũ mở rộng phân bố ở các vùng ngập lũ: nhiều loài trong bộ cá Chép (Cypriniformes), bộ cá Nheo (Siluriformes), một số lo ài trong bộ cá Trích (Clupeiformes), một số trong bộ cá V ược (Perciformes). Cá đồng (cá đen) sống trong các khu ao ruộng, lung ngập nước (rừng tràm), nhiều loài trong bộ cá Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007 580 Vược (Perciformes), một số trong bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), một số trong bộ cá Nheo (Siliriformes), nhóm cá này thích nghi s ống ở nước đứng, có khả năng chịu ngưỡng oxy thấp, pH thấp, nhiệt độ cao trong mùa khô. Sự đa dạng trong chu kỳ sống của các lo ài cá trong khu hệ cá ĐBSCL rất cao. Các loài cá có kích thước nhỏ, có tuổi thọ thấp 1-2 năm chiếm tỷ lệ rất lớn. Nhóm cá này thành thục sinh dục và sinh sản ngay trong năm đầu và năm thứ 2 của đời sống, có sức sinh sản tương đối lớn, thường sinh sản trong mùa mưa lũ có vùng ngập lớn sinh trưởng nhanh, tạo khả năng phục hồi quần thể cao. Nhóm cá n ày thường ăn phù du sinh vật, mùn bã hữu cơ và động vật đáy nhỏ: nhiều loài trong bộ cá Trích (Coilia, Conica, v.v.) bộ cá Chép (Esomus, Rasbora, Thynnichthys, Osteochilus, Cirhinus, Labeobarbus, v.v.), b ộ cá Nheo (Leiocassis, Mystus, Heterobagrus, v.v.), bộ cá Sóc (Aplocheilus, Lebistis, Dermogenus, v.v.), bộ cá Vược (Channa, Betta, Trichogaster, Butis, v.v.). Nhóm cá này có sản lượng khai thác lớn ở ĐBSCL. Nhóm cá có kích thước trung bình chiếm số lượng lớn thứ 2, gồm nhiều loài cá ăn tạp, ăn động vật (cá dữ điển hình), thiếu vắng những loài cá ăn thực vật điển hình. Chúng sinh trưởng nhanh trong những năm đầu của đời sống và thành thục sinh dục sinh sản vào năm thứ 2, 3, Thuộc nhóm này gồm nhiều loài trong bộ cá Chép (Leptobarbus, Cyclocheilichthys, Cirhinus, v.v.), b ộ cá Nheo (Wallago, Kryptopterus, Clarias, Plotosus, Pangasius, Mystus, v.v.), b ộ cá Vược (Lates, Channa, Oxyeleotris, v.v.), bộ Mang liền (Monopterus, Mastacembelus, v.v.),. Nhóm này gồm nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao. Khu hệ cá ĐBSCL có một số loài cá kích thước lớn, tuổi thọ lớn 5-10 năm, gồm các loài trong bộ cá Chép (Catlocarpio, Probarbu s, Morulius, ). Loài cá Hô Catlocarpio siamensis là loài cá có kích thư ớc lớn nhất trong bộ cá Chép (chiều d ài có thể tới 300cm, trọng lượng trên 200kg); các loài trong bộ cá Nheo (Pangasinodon, Wallagonia, Bagarius, v.v.). Loài cá Tra d ầu Pangasinodon gigas là loài cá da trơn nước ngọt lớn nhất: chiều dài có thể đạt tới 300 cm, trọng lượng 300kg. Đây là những nguồn gen độc đáo có giá trị kinh tế v à khoa học cao. Tuy nhiên sản lượng của chúng đang giảm sút nghi êm trọng, chúng đang ở tình trạng bị đe dọa. Sự di cư của các loài cá ở ĐBSCL diễn ra rất đa dạng. Các loài cá ở vùng nước lợ ven biển cửa sông đi vào hạ lưu vào sâu trong các kênh rạch nội đồng trong mùa khô, một số loài vượt qua khỏi ĐBSCL lên đến Cămpuchia: nhiều loài trong bộ cá Trích, bộ cá Nheo, bộ cá Vược: di cư dinh dưỡng. Chúng trở lại cửa sông ven biển vào mùa lũ; Một số loài di cư lên xa để sinh sản. Các loài cá nước ngọt bắt đầu phát dục di cư ngược dòng ra khỏi ĐBSCL lên đến trung lưu trong phần lãnh thổ Cămpuchia để sinh sản. Sự di cư thụ động theo dòng nước lũ của cá bột, cá con từ trung lưu hoặc ở Cămpuchia về ĐBSCL diễn ra vào đầu, giữa mùa lũ của nhiều loài thuộc bộ cá Chép, bộ cá Nheo, bộ cá Vược, phần lớn đi vào các kênh rạch, đồng ruộng ngập lũ để kiếm ăn và sinh trưởng trong suốt mùa lũ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy thành phần loài của cá bột, cá con di cư là rất đa dạng: hàng trăm loài (Nguyễn Thanh Tùng, 2004). Các loài cá sống ở sông, kênh rạch trong Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 581 phạm vi ĐBSCL đến mùa lũ cũng đi vào đồng ruộng ngập để sinh sản và kiếm ăn. Lũ là nhân tố quan trọng bảo đảm sinh sản, sinh trưởng của phần lớn các loài cá ở ĐBSCL. 3. Hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học cá ĐBSCL Đánh bắt cá nước ngọt ở ĐBSCL là hoạt động kinh tế phổ biến của hầu hết c ư dân trong vùng. Sản phẩm từ cá nước ngọt tự nhiên có giá trị quan trọng trong sản xuất và đời sống của ĐBSCL. Tuy vậy cho đến nay sản l ượng cá khai thác chưa được thống kê, đánh giá đầy đủ. Những kết quả điều tra sản l ượng cá khai thác những năm gần đây ở một số khu vực là rất lớn. Sản lượng cá khai thác năm 1999 của tỉnh An Giang là 194.678 tấn, Trà Vinh 34.587 tấn (Nguyễn Thanh Lâm, 2003); sản lượng cá khai thác của vùng Ô Môn-Xà No (Tây sông Hậu) năm 2001 là 18.500 tấn, năm 2003 là 10.500 tấn (Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Xuân Thư, Nguyễn Xuân Đồng, 2004). Sản lượng cá khai thác hàng năm ở ĐBSCL biến động theo cường độ của lũ: lũ lớn, thời gian ngập kéo d ài sản lượng cao và ngược lại. Những năm lũ lớn, thời gian ngập kéo dài sản lượng cá khai thác ở ĐBSCL có thể đạt 500.000 tấn/năm. Tuy vậy cường độ khai thác cá ở ĐBSCL trong thập ni ên cuối đã gia tăng rất cao: nhiều phương tiện khai thác mang tính chất huỷ diệt: l ưới có mắt lưới rất nhỏ, kích điện, dùng chất độc. Gia tăng sản xuất nông nghiệp, khai hoang mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học, v.v. Xây dựng nhiều đê bao, cống đập, đường giao thông vận tải, phát triển công nghiệp, gia tăng dân số cơ học, ô nhiễm nguồn nước, v.v. Những biến đổi đó đã tác động mạnh đến đa dạng sinh học cá ở ĐBSCL: thu hẹp và ô nhiễm nơi sinh sống, bị đánh bắt vượt quá sức tái sản xuất của quần thể cá, số l ượng nhiều loài cá kinh tế giảm sút nghiêm trọng. Đa dạng sinh học cá ĐBSCL đang đứng tr ước nguy cơ suy thoái ở cấp độ cao. KẾT LUẬN Khu hệ cá ĐBSCL rất đa dạng, phong phú gồm loài 253 loài, 132 giống, 42 họ, 11 bộ khác nhau. Trữ lượng cá của khu hệ rất lớn; những năm lũ lớn, thời gian ngập kéo dài sản lượng cá khai thác cao, những năm lũ nhỏ, ngập ngắn sản l ượng thấp. Đa dạng sinh học cá ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ suy thoái cao do khai thác quá mức, chịu tác động mạnh mẽ của quá tr ình phát triển kinh tế xã hội ở ĐBSCL. Xây dựng và thực hiện một chương trình bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học cá ĐBSCL giảm thiểu các tác động bất lợi tiến tới phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Đức Đạt. Thái Ngọc Trí (2001). Khu hệ cá và nghề cá ở Đồng Tháp Mười. Tuyển tập công trình nghiên cứu Khoa học Công nghệ. Viện Sinh học Nhiệt đới. trang 390-395. Nxb Nông nghiệp. [...]... VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 599 Độc tố trong đất có pH thấp bao gồm SO 42-, Al 3+ và Fe 3+ tăng lên được chứng minh trong nghiên c ứu này khi đất trồng rau cải xanh đ ược tưới nước có pH thấp (4 và 5) với tổng lượng nước axít là 30mm/48 giờ và với các tần suất tưới axít khác nhau là 30 và 84% Kết quả nghiên cứu cho thấy so với đất đ ưa vào thí nghiệm ở tất cả các nghiệm thức, pH (H 2 O) và. .. nhập của sinh vật bám v ào các dàn khoan có hai phương thức: 1 Sinh vật bám vào vỏ tàu hoạt động trong vùng khai thác thuộc nhóm này có sum và hà Số lượng nguồn giống du nhập v ào mỏ Đại Hùng phụ thuộc vào cường độ hoạt 604 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007 động và độ sạch của vỏ tàu Các sinh vật này chỉ xâm nhập được vào dàn khoan khi ở đây đã hình thành được lớp keo sinh học (biofilm) 2 Sinh vật... hợp thông tin chung trong và ngoài nước có liên quan đến chuyên đề và tư liệu quan trắc thực địa (khu vực lân cận và ảnh hưởng) của người viết và đồng nghiệp, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót Chuyên đề mở ra cách tiếp cận v à một hướng nghiên cứu thực sự có ý nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế biển của đất n ước Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 607 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Alicia... Thailand 12 Walter J Rainboth (1996) Fishes of the Cambodian Mekong FAO, UN Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 583 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ CHẠCH LÁ TRE (Macrognathus siamensis Gunther) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Xuân Th ư, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Đồng Viện Sinh học Nhiệt đới MỞ ĐẦU Đa dạng sinh học của khu hệ cá Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là rất phong phú với... đường xâm nhập sinh vật bám ở khu mỏ Đại H ùng (theo dòng chảy hoặc tàu thuyền) Xác định thời gian xâm nhập của sinh vật bám đến Đại H ùng dựa vào chu kỳ sinh sản của chúng Xác định tầng bám và độ dày bám của sinh vật bám theo đặc điểm sinh lý sinh th ái của chúng Xác định độ dày bám của sinh vật bám khi giả thiết có hoạt động bảo d ưỡng thường xuyên hoặc không Để đánh giá mức xâm hại của sinh vật bám... sinh nhỏ, v à chủ yếu kiếm ăn ở tầng đáy 70 60 y = 0.0002x2.2526 50 40 30 20 10 0 0 50 100 150 200 250 L (mm) 585 Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 11 Qua biểu đồ 1 cho thấy nhóm cá khai thác chủ yếu có ch iều dài từ 15,0020,00cm và trọng lượng từ 15-35g Giữa chiều dài và trọng lượng có mối tương quan tỷ lệ thuận với phương trình y = 0,0002x2,2526 Ở thời kỳ cá con (ch ưa trưởng thành sinh. .. tượng nghiên cứu: Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 595 Thí nghiệm phối hợp 3 yếu tố của m ưa axít và 3 mức tác động lên tỷ lệ nảy mầm, hàm lượng clorophin, cường độ quang hợp, sinh khối hữu dụng v à năng suất hữu dụng của rau cải xanh Các mức tác động của các “thành tố” mưa axít được chọn trong giới hạn tối thiểu và tối đa của mưa axít: pH từ 4-6, tần suất 36-84% và lượng mưa 48 giờ từ 1050mm... và ngoài nước đã được công bố có nội dung li ên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới chuy ên đề Các kết quả nghiên cứu sinh vật bám trên biển thuộc các khu vực lân cận v ùng khai thác dầu (ven biển thành phố Vũng Tàu, Côn Đảo) do các chuyên gia trong nước (trong đó có người viết báo cáo chuyên đề) tiến hành từ 1990 lại đây Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 603 Phân tích: Xác định nguồn sinh. .. ình con bằng tăm nhang cho đến đầu đũa ở dưới đập, một số bám chết tr ên thành đập (kết quả điều tra vào tháng VIII/2004) Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 591 Theo ngư dân và cán b ộ ban quản lý đập Trấm (Quảng Trị), cá chình con xuất hiện rất nhiều dưới chân đập sau những đợt xả nước và thời kỳ cuối mùa lũ Ngư dân ở đây đã thu cá chình giống để nuôi lồng trên sông Thạch Hãn Trước năm... Crustacea, ấu trùng côn trùng, và mùn bã h ữu cơ Ống tiêu hoá ngắn khoảng 60% chiều dài cá 3 Cá thành thục sinh dục và sinh sản vào năm thứ 2 của của đời sống, mùa sinh sản kéo dài trong mùa mưa (t ừ tháng V đến tháng X h àng năm) Sức sinh sản tuyệt đối trung bình 3.339 trứng, sức sinh sản tương đối 136 trứng/g cá 4 Cá CLT là loài cá kinh t ế, có giá trị hàng hoá ở thị trường nội địa cũng như xuất khẩu . PHẦN VII SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 573 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA KHU HỆ ĐỘNG VẬT. trong Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 581 phạm vi ĐBSCL đến mùa lũ cũng đi vào đồng ruộng ngập để sinh sản và kiếm ăn. Lũ là nhân tố quan trọng bảo đảm sinh sản, sinh trưởng của. settled. Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 577 ĐA DẠNG SINH HỌC KHU HỆ CÁ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Xuân Thư, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Đồng Viện Sinh học Nhiệt