Thảm thực vật trên đất ngập nước bàu Hà Lầm

Một phần của tài liệu Sinh thái tài nguyên và môi trường (Trang 60)

Kết quả khảo sát cho thấy thảm thực vật bàu Hà Lầm được cấu trúc bởi các kiểu:

Rừng hành lang, rừng bán ngập nước, các hội đoàn thực vật ngập nước và thực vật tự nhiên trên đất canh tác nông nghiệp đ ược thể hiện trên bản đồ thảm thực vật đất ngập nước dưới đây (hình 2).

Kiểu rừng hành lang ven sông suối:phân bố theo sườn dốc hay trên khu vực đất

bằng phẳng phía Đông - Đông Nam bàu Hà Lầm. Các loài ưu thế là: Muồng (Cassia

siamea), Tre gai (Babusa blumeana) và một số loài cây gỗ khác như: Mallotus

Cây gỗ; 36; 20% Thân thảo; 76; 41% Thủy sinh ; 37; 20% Khuyết thực vật; 3; 2% Cây bụi; 13; 7% Dây leo; 18; 10% Khuyết thực vật Cây bụi Dây leo Thân thảo Thủy sinh Cây gỗ Hình 1. Dạng sống của các loài thực vật ghi nhận được ở bàu Hà Lầm

philippensis, Vitex canescens), Bình linh (Vitex sumatrana var urceolatas), Đủng đỉnh

(Caryota sympetala), Sung (Ficus variegata Bl var. variegata), Thiết đinh (Markhamia stipulata var. pierrei), Quao (Stereospermum cylindricum),… .

Do tác động của con người, kiểu thực vật n ày được thay thế bởi kiểu Lách

(Saccharum spontaneum ) và Sung (Ficus esquiroliana) dọc hai bên bờ trên địa hình bằng phẳng của đất canh tác n ơi bàu nối với Sông Ba.

Hai loài Dầu rái (Dipterocarus alatus) và Sao đen (Hopea odorata ) cũng được

ghi nhận rải rác trong kiểu rừng n ày nhưng đã bị người dân địa ph ương khai thác

dầu và gỗ. Sự hiện diện và hiện trạng phân bố của cây họ Dầu (Dipterocapceae)

cho thấy kiểu rừng ven sông suối của khu vục đầm lầy Hà Lầm là kiểu rừng ẩm thường xanh thứ sinh nhân tác đ ược hình thành sau khi rừng ẩm thường xanh trên núi thấp với ưu thế cây họ Dầu rất phổ biến trong khu vực tr ước đây. Theo đánh

giá mức độ đe dọa cây họ Dầu của IUCN (1994, 2001), hai loài của họ Dầu ghi

nhận đang ở mức độ “gần bị đe dọa (NT)”.

Kiểu rừng bán ngập n ước - rừng Gáo (Nauclea orientalis ): Trên các vùng

chuyển tiếp giữa đất canh tác v à đất ngập nước ở trung tâm bàu Hà Lầm với thời

gian ngập trung bình khoảng 3- 4 tháng trong năm, Gáo (Nauclea orientalis) là

loài chiếm ưu thế phát triển thành rừng cây gỗ thuần loài, rất đều, chiều cao trung

bình 12 m, đường kính trung bình 30cm. Ngoài ra còn có Chiếc (Barringtonia acutangula subsp. spicata), Tre ( Babusa blumeana), Sung (Ficus racemosa ). Tầng

thảm cỏ là tái sinh của Chiếc, Gáo, và các loài thân thảo như: Pseudoechinolaena polystachya, Paspalum paspaloide, Pseudoraphis brunoniana, Panicum repens, Brachiaria mutica… Kiểu rừng này hiện còn rất ít ở dọc lưu vực Sông Ba mà hiếm nơi nào có th ể ghi nhận được, nhưng sẽ bị biến mất trong t ương lai gần mà nguyên nhân chính là do nhu cầu đất canh tác nông nghiệp, khai thác gỗ cho xây dựng và dụng cụ gia đình của người dân địa ph ương, nhất là khi thủy điện sông Ba Hạ ngăn dòng.

Các hội đoàn thực vật ngập nước:37 loài thực vật thủy sinh và các loài thực vật

thích nghi với môi trường ẩm quanh năm đã hình thành nên các hội đoàn thực vật đất

ngập nước bàu Hà Lầm. Các hội đoàn thực vật tiêu biểu là:

(a). Hội đoàn Sen (Nelumbo nucifera) - Lục bình (Eichhornia crassi pes):

hiện diện chủ yếu ở khu vực trũng sâu giữa lòng bàu Lầm, bàu Blanao. Nelumbo

nucifera và Eichhornia crassipes tạo thành hội đoàn bao phủ toàn bộ diện tích

mặt nước của Bàu. Các loài thực vật thủy sinh nh ư: Sacciolepis myosuroides (Bất đuôi chuột), Brachiaria mutica, Panicum repens , Ceratopteris thalictroides , Ludwidgia adscendens, Ludwidgia octovalvis, Polygonum lanigerum, Polygonum hydropiper, Sagittaria sagittaefolia , Commelina diffusa, Wolffia arrhiza, Limnocharis flava, Pistia stratiotes… cũng được ghi nhận trong hội đoàn này.

Đây là nơi trú ng ụ, kiếm ăn của các lo ài chim nước, thú nhỏ, ếch nhái, cá v à là nơi

cung cấp thức ăn, n ơi trú ngụ an toàn cho cá Sấu nhờ diện tích mặt n ước rộng và

(b). Hội đoàn Lác hến (Scirpus grossus) - Sen (Nelumbo nucifera) : phân bố chủ yếu ở bàu Blanao và diện tích nhỏ ở bàu Chao. Scirpus grossus phát triển thành đám dày

cao trung bình 1,2m. Một số loài thực vật thủy sinh khác đ ược ghi nhận ở đây nh ư:

Eichhornia crassipes, Ceratopteris thalictroides , Ludwidgia adscendens, Ludwidgia

octovalvis, Polygonum lanigerum, Polygonum hydropiper, Commelina diffusa,… Kiểu

thực vật này đang bị thu hẹp dần do nhu cầu canh tác nông nghiệp của ng ười dân.

(c). Hội đoàn Cỏ Ống (Panicum repens) - Cỏ Lông tây (Brachiaria mutica) - Bất đuôi chuột (Sacciolepis myosuroides ) - Lục Bình (Eichhornia crassipes) : Hiện diện nơi có mực nước thấp vào mùa khô (0,5 m) ở lòng bàu Lầm, bàu Chao. Chúng phát triển rất mạnh tạo thành “trấp cỏ” nổi rất dày mà chúng ta có thể di chuyển trên đó. Các

loài thân thảo và thủy sinh hiện diện trong trấp nh ư: Ceratopteris thalictroides , Ludwidgia adscendens, Ludwidgia octovalvis, Polygonum lanigerum, Polygonum hydropiper, Commelina diffusa, Ludwidgia epilobioides Maxim. var. epilopioides, Ludwidgia prostrate, Alternanthera sessilis, Eclipta prostrate, Merremia hirta, Ipomoea alba, Fimbristylis miliacea, Fimbristylis griffithii, Clitori a Marianna, Phramites vallatori…tạo sự đa dạng cho kiểu thực vật đặc tr ưng này.

Sự phát triển của trấp có một vai trò quan trong cho hệ sinh thái đất ngập n ước, nếu

phát triển vừa phải thì trấp là nơi trú ngụ và kiếm ăn của nhiều lo ài chim nước và một

số động vật khác, còn nếu phát triển quá mức thì sẽ ảnh hưởng rất lớn vì trấp gây cản

trở dòng chảy, xâm chiếm môi tr ường sống của các kiểu thực vật ngập n ước khác.

Các trấp cỏ rất dễ cháy vào mùa khô do hoạt động của người dân địa phương đe dọa đến đời sống của nhiều lo ài động thực vật trong bàu nhất là khả năng kiếm ăn và trú

(d). Kiểu thực vật trên đất canh tác: chủ yếu hiện diện trên vùng bán ngập của bàu Hà Lầm. Thực vật hoang dại chiếm ưu thế trong kiểu này thuộc các họ Cyperaceae, Poaceae và Fabaceae như: Aechynomene aspera, Aechynomene indica, Sesbania sesban, Cyperus iria, Scirpus articulatu, Cyperus ohwii , Cyperus compactus, Cyperus fulvo-albescens, Echinochloa crus -galli, Ludwidgia octovalvis, Eleusine indica, Alternanthera sessilis…Sự hiện diện của chúng chỉ l àm tăng tính đa dạng, có ý nghĩa

phủ xanh, chống xói mòn, rửa trôi từ bên trên xuống bàu.

Thực vật ngoại lai: Thực vật ngoại lai ghi nhận đ ược ở bàu Hà Lầm là: Lục bình

(Eichhornia crassipes), Rau diệu (Alternanthera sessilis), Cỏ lào (Eupatorium

odoratum), Nhãn lồng (Passiflora foetida), Mắc cỡ (Aechynomene indica), Cỏ ống

(Cynodon dactylon), Bèo cái (Pistia stratiotes), Trinh nữ (Mimosa diplotricha)… . Bên

cạnh ý nghĩa làm tăng tính đa dạng sinh học thì các loài ngoại lai có thể gây hại cho môi trường tự nhiên bàu Hà Lầm. Loài Mimosa diplotricha có thể làm chết cây nhờ khả năng leo cao trùm lên các loài cây g ỗ lớn, làm chết từ từ. Sự phát triển quá nhanh và xác của Eichhornia crassipe, Pistia stratiotes khi chết sẽ gây ô nhiễm nước, hạn chế ánh sáng đi vào môi trư ờng nước ảnh hưởng đến thủy sinh vật, l à nơi ẩn nấp và sinh sản cho muỗi (Trần Triết, 2006).

KẾT LUẬN

186 loài thực vật có mạch được nghi nhận trong các thảm thực vật đất ngập n ước

bàu Hà Lầm, trong đó có 2 loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) có t ên trong sách đỏ của

thế giới ở mức độ NT (IUCN, 1994, 2001) và một số loài thực vật ngoại lai có thể gây

hại cho môi trường tự nhiên của bàu. Hiện nay hệ sinh thái này đang bị đe dọa nghiêm trọng do các tác động của con n gười. Trên cơ sở nghiên cứu, chúng tôi có một số kiến

nghị:

 Cần bảo vệ thảm thực vật đất ngập n ước hiện tại cũng như ngăn chặn các hoạt động xâm hại của người dân địa phương lên rừng Gáo (Nauclea orientalis).

 Nghiên cứu động thái hình thành trấp cỏ để kiểm soát việc tác động lên các hội đoàn thực vật ngập nước, nơi sinh sống, trú ngụ và kiếm ăn củanhiều loài sinh vật.

 Việc xây dựng thủy điện sông Ba Hạ cần xem xét, đánh giá một cách thận trọng về

những tác động của nó lên hệ sinh thái đất ngập n ước bàu Hà Lầm ở thời điểm

hiện tại và lâu dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Hoàng Hộ (1999).Cây cỏ Việt Nam. NXB Trẻ. 3 tập.

2. Nguyen Xuan Vinh and et al., (2005). Technical report: Status of the freshwater crocodile (crocodylus siamensis) in song hinh district, Phu Yen province, vietnam . 50 pages.

3. Tran Triet and et al., (2001). The vegetation of U Minh Thư ợng National Park. Final reprot. 69 pages.

4. Viện Sinhhọc Nhiệt đới (2000). Khảo sát môi phục vụ xây dựng dự án khả thi phục

SUMMARY

Một phần của tài liệu Sinh thái tài nguyên và môi trường (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)