GHI NHẬN BAN ĐẦU VỀ TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC

Một phần của tài liệu Sinh thái tài nguyên và môi trường (Trang 65)

NÚI TÀ KÓU, TỈNH BÌNH THUẬN

Lưu Hồng Trường, Nguyễn Vinh Hiển, Lý Ngọc Sâm

Trung tâm Đa dạng sinh học và Phát triển, Viện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU

Với diện tích khoảng 1.104 ha v à đỉnh cao 697 m trên mực nước biển, núi Tà Kóu (thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu) được xem là nơi có nguồn dược liệu đa dạng

và chất lượng cao ở phía Nam Việt Nam (Tr ường, 2000). Thực vật có mạch có khoảng trên dưới 1.000 loài, trong đó có khoảng ¼ có thể sử dụng làm dược liệu. Nhiều loài cây thuốc ở núi Tà Kóu không chỉ được người dân trong vùng đệm khu bảo tồn sử

dụng mà còn được tiêu thụ ra thị trường bên ngoài. Bên cạnh đó, mỗi năm có trên

200.000 khách hành hương đ ến viếng các ngôi chùa trên núi cũng đã góp phần tiêu thụ

một số lượng lớn cây thuốc được bày bán tại khu vực này.

Một nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng tài nguyên cũng như các hoạt động khai

thác cây thuốc tại núi Tà Kóu, làm cơ sở hoạch định các hoạt động bảo tồn và phát triển trong tương lai, đãđược tiến hành bởi Trung tâm đa dạng Sinh học và phát triển (CBD)

thuộc Viện Sinh học nhiệt đới từ tháng 7/2005 đến tháng 6/2006 với sự hỗ trợ của

Rufford Small Grants for Nature Conservation (Anh Quốc). Bài viết này trình bày một

số ghi nhận ban đầu trong nghiên cứu này.

Mục tiêu nghiên cứu:

 Đánh giá hiện trạng tài nguyên, hoạt động khai thác và thị trường tiêu thụ cây

thuốc.

 Xác định vai trò của cây thuốc đối với đời sống của ng ười dân địa phương

 Tư liệu hoá cách sử dụng truyền thống các loài cây thuốc

 Định hướng các hoạt động tiếp theo.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU

Các phương pháp sau đây đư ợc áp dụng trong nghiên cứu này:

Đánh giá nhanh nông thôn có s ự tham gia của người dân (Participatory Rural

Appraisal, viết tắt PRA): bao gồm các đối tượng là người sử dụng cây thuốc ở địa phương, thầy lang, người thu mua và chính quyền địa phương trong vùng đệm để

biết được hoạt động khai thác và thị trường tiêu thụ cây thuốc.

Điều tra ô mẫu theo tuyến (hay đ ường cắt - transect): theo 4 tuyến gồm 25 ô mẫu có kích thước 20m x 20m (400m2, theo phương ngang) đư ợc bố trí cách đều nhau

25m theo cao độ. Tổng diện tích khảo sát l à 4 ha. Xác định sự hiện diện của các

loài trong từng ô mẫu, tiến hành thu mẫu để định danh. Thực vật được định danh

chủ yếu theo Hộ (2000), Hộ (2006), Lợi (2005) và Petelot (1952-1954).

KẾT QUẢ BAN ĐẦU

Dữ liệu điều tra hiện đang đ ược phân tích, nhưng những ghi nhận ban đầu cho thấy

tài nguyên cây thuốc núi Tà Kóu rất đa dạng. Có khoảng 300 loài thực vật từ núi Tà

Kóu được sử dụng tại địa ph ương hay được ghi nhận trong các tài liệu về cây thuốc.

Một số loài cây thuốc thường được khai thác được trình bày trong Bảng 1. Trong đó, năm loại cây thuốc được khai thác nhiều nhất hiện nay là: Thạch hộc (Dendrobium cf.

crumenatum Sw.), Cốt toái bổ (Drynaria spp.), Thần xạ (Luvunga scandens (Roxb.)

Ham.), Đỗ trọng nam (Parameria laevigata (Juss.) Mold.) và Ngũ gia bì (Schefflera elliptica (Bl.) Harms.). Mật độ của chúng được trình bày trong Hình 1.

Bảng 1. Các loài cây thuốc thường được khai thác và mua bán ở núi Tà Kóu

STT Tên khoa học Tên thông thường Bộ phận sử dụng

1 Abrus precatoriusL. Cam thảo dây Thân và lá

2 Abutilon indicum(L.) Sweet Cối xay Toàn bộ

3 Andrographis paniculataNees in Wall. Xuyên tâm liên Lá

4 Argyreia acutaLour. Bạc thau Lá

5 Asparagus cochinchinens is(Lour.) Merr. Thiên môn Toàn bộ

6 Blumea balsamifera (L.) DC. Từ bi xanh Toàn bộ

7 Bombax albidum Gagn. Gòn rừng Vỏ

8 Clematis similacifoliaWall. Mộc thông Toàn bộ

9 Croton delpyiGagn. Cù đèn Rễ

10 Dendrobiumcf.crumenatumSw. Thạch hộc Toàn bộ

11 Dracaena cambodianaPierre ex Gagn. Huyết giác Gỗ có nhựa

12 Drynaria boniiChrist. Thằn lằn Thân giả

13 Drynaria quercifolia(L.) J. Smith. Ráng bay Thân giả

14 Eurycoma longifoliaJack subsp.Longifolia Mật nhân Thân và rễ

15 Flacourtia indica(Burm.f.) Merr. Chùm quân Rễ và vỏ

16 Hibiscus squamosusGagn. Giấy dâm bụt Rễ

17 Homalomena occulta (Lour.) Schott. Thiên niên kiện Rễ

18 Luvunga scandens (Roxb.) Ham. Thần xạ Thân và rễ

19 Mussaenda dehiscensCraib. Bướm bạc Toàn bộ

20 Parameria laevigata (Juss.) Mold. Đỗ trọng dây Vỏ

21 Schefflera eliptica (Bl.) Harms. Ngũ gia bì Vỏ

22 Selaginella tamariscina (Beauv.) Spring Trường sinh Toàn bộ

23 Smilax ssp. Thổ phục linh Rễ

24 Stephania rotundaLour. Thần thông Rễ củ

25 Streptocaulon juventasMerr. Hà thủ ô Toàn bộ

26 Tetracera indica (Chr. & Panz.) Merr. Dây chiều Rễ

Hình 2. Mật độ 5 loại cây thuốc được thu hái nhiều nhất theo các tuyến khảo sát 13 196 26 104 0 49 129 101 54 33 0 117 65 32 4 0 117 192 81 10 15.5 139.75 96 11.75 67.75 0 50 100 150 200 250

Dendrobium cf. crumenatum Drynaria bonii & D. quecifolia Luvunga scandens Parameria laevigata Schefflera elliptica

Tuyến hướng Bắc Tuyến hướng Đông Tuyến hướng Nam Tuyến hướng Tây Trung bình

Hình 1. Mật độ của năm loại cây thuốc đ ược khai thác nhiều nhất trong các tuyến khảo sát. Mỗi tuyến có tổng diện tích khảo sát l à 1 ha.

Từ kết quả khảo sát PRA cho thấy tài nguyên cây thuốc đã suy giảm đi rất nhiều.

Một thầy thuốc gia truyền cũng l à người thường xuyên thu hái cây thuốc trên núi Tà

Kóu ước rằng trữ lượng cây thuốc đã mất đi 90% so với khoảng thời gian 1972 khi ông

bắt đầu nghề hái thuốc tại núi Tà Kóu. Việc khai thác quá mức làm nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, ví dụ: loài Thần thông (hay Bình vôi - Stephania rotunda Lour.) hiện đã trở nên cực hiếm và là loài đã được xếp vào nhóm IIA (hạn chế khai

thác, sử dụng vì mục đích thương mại) theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Trong khi hầu hết các loài có mật độ vài cá thể trong một ha, hầu hết các loài cây thuốc có mật độ cao nhất chỉ còn hiện diện với các cá thể ch ưa đạt tuổi khai thác.

Chẳng hạn, loài Thần xạ hiện chỉ còn các cá thể với đường kính tại gốc nhỏ hơn 3cm. Phải mất trên 10 năm để các cá thể này phát triển kích thước đến mức có thể khai thác để làm thuốc có chất lượng cao.

Sự gia tăng số lượng người thu hái và việc khai thác không thể kiểm soát đ ược

trong thời gian hơn 5 năm trước đây là những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm

nguồn tài nguyên cây thuốc một cách nhanh chóng.

Lan gấm (Ludisia discolor (Ker.-Gawl.) A. Rich) vốn được khai thác rầm rộ bán đi

Trung Quốc cách đây hơn mười năm, nhưng hiện nay chỉ còn thấy mọc rải rác trong

hốc đá ở sườn núi phía Đông. Nhiều loài khác cũng không được ghi nhận trong 100 ô

mẫu đã khảo sát, như Chìa vôi (tên địa phương là Thần thông), Trường sinh, Cam thảo,

Bạc thau, Huyết giác,… (tên khoa học ở Bảng 1).

Khá nhiều khó khăn khác mà người thu hái địa phương gặp phải. Thông thường,

giá cả là do người mua (chủ yếu là các nhà thuốc đông y) quyết định khi đặt hàng. Nếu

tự ý thu hái mà không có sự đặt hàng trước thì người thu hái có thể bị ép giá rất nhiều, đến 50% giá hoặc thậm chí có thể không bán đ ược, phải mang về nhà và chờ đợi. Rất ít người thu hái được trang bị một cuốn sách có thể h ướng dẫn họ cách nhận diện cây

thuốc. Do đó, chỉ một số ng ười thật sự chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm mới có

thể nhận diện được nhiều loài cây thuốc. Hầu hết họ chỉ biết một số loài thường được đặt hàng. Việc hái nhầm cây thuốc cũng đôi khi xảy ra, nh ưng người mua sẽ từ chối không mua hàng. Trong khi đó, ngư ời thu hái luôn đối mặt với nguy c ơ bị lực lượng

kiểm lâm giữ lại số cây thuốc thu hái được, cảnh cáo người thu hái và cho về. Tuy vậy, người thu hái sẽ mất hoàn toàn nguồn thu nhập từ số cây thuốc đã thu hái.

Cây thuốc ở núi Tà Kóu rất quan trọng trong các đ ơn thuốc gia truyền tại địa phương, hầu như là không thể thay thế được đối với các đơn thuốc chữa trị các bệnh như đau nhức xương khớp và viêm xoang, vốn được hầu hết các thầy thuốc gia truyền

cho là sở trường của mình. Nhiều thầy thuốc gia truyền cũng chữa trị đ ược các trường

hợp bị rắn cắn. Nhiều người báo cáo là họ đã chữa trị thành công bệnh xơ gan. Tuy

vậy, theo Hội Đông y của Huyện Hàm Thuận Nam thì lượng cây thuốc từ núi Tà Kóu

ước chỉ chiếm dưới 10% tổng lượng dược liệu mà các thành viên của hội (hơn 100 người) sử dụng. Điều này phản ánh có nhiều hội viên là thầy thuốc Bắc, chủ yếu sử

dụng dược liệu nhập về từ Trung Quốc hay miền Bắc n ước ta. Hơn nữa, cũng có nhiều

thầy thuốc dân gian không phải là thành viên của hội, mà đa số họ sử dụng cây cỏ từ núi Tà Kóu làm dược liệu.

Hội Đông y Huyện Hàm Thuận Nam đã nỗ lực gây trồng cây thuốc tại các v ườn

thuốc cấp xã. Chương trình hiện đang gặp trở ngại do nắng hạn trong những năm qua, trong khi kinh phí không đ ủ để đào giếng nhằm tạo nguồn n ước tưới. Đã có nhiều hộ

dân, kể cả thầythuốc gia truyền, gây trồng thành công các loài cây thuốc bản địa và du nhập một cách tự phát theo qui mô nhỏ nhằm đáp ứng một phần nhu cầu gia đ ình.Đây

có thể là một mô hình phát triển cây thuốc có nhiều hứa hẹn cho khu vực này.

ĐỀ NGHỊ

Với các hoạt động phát triển kinh tế trong khu vực, Khu BTTN T à Kóu đang bị đe

dọa bởi tác động mạnh của con ng ười, có nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt

chủng do bị khai thác quá mức. Trong khi tiếp tục phân tích dữ liệu khoa học thu đ ược

cũng như thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu nhằm hiểu biết rõ ràng giá trị đa dạng sinh

học và nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, chúng tôi cho rằng cần nhanh chóng có một kế

hoạch bảo tồn tổng thể cho toàn bộ Khu BTTN Tà Kóu. Công cuộc bảo tồn đa dạng

sinh học ở khu vực này, trong đó có núi Tà Kóu, đang rất cần sự giúp đỡ và hỗ trợ từ

các tổ chức trong nước và quốc tế. Không chỉ đầu t ư cho các chương trình phát triển

cộng đồng, một chương trình giáo dục bảo tồn nên tiến hành ngay cho người dân và khách du lịch. Song song với hoạt động bảo vệ rừng, cần tiến hành các nghiên cứu và thử nghiệm phục hồi tài nguyên rừng trên các khu vực xung quanh núi Tà Kóu. Những

cuộc phỏng vấn với người dân địa phương đã ghi nhận mong ước phục hồi các khu

rừng đã mất, trong đó có rừng cây họ Dầu (Dipterocarpaceae), nhằm tái lập sinh cảnh

cho các loài cây thuốc phát triển.

Nên cân nhắc cách tiếp cận Chi trả dịch vụ môi tr ường (payment for environment services), trong đó lợi nhuận từ khai thác du lịch, phần lớn đ ược gọi là du lịch sinh thái

dựa vào Khu BTTN Tà Kóu cần được san sẻ cho các hoạt động bảo vệ và phát triển môi trường và tài nguyên tại đây, bao gồm cả tài nguyên cây thuốc.

Kiến thức bản địa về cây thuốc và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ khác rất cần được tư liệu hoá và phổ biến phục vụ cho công tác bảo t ồn. Từ kết quả nghiên cứu

chúng tôi đã xuất bản một cuốn sách nhỏ giới thiệu về 20 loài cây hữu ích của núi Tà

Kóu (Trường và ctv., 2007). Đây là m ột trong những bước đi đầu tiên trong kế hoạch

hoạt động lâu dài của Trung tâm Đa dạng Sinh học và phát triển (CBD) vì sự phát triển

bền vững của khu vực ven biển nam Trung bộ nói chung hay vùng 3-Phan nói riêng. Các dữ liệu thu được từ chương trình này cho phép phân tích sâu hơn về mật độ và phân bố các loài cây thuốc được ghi nhận trên núi Tà Kóu, tạo cơ sở đầu tiên cho các nghiên cứu quan trắc về sau. Ngo ài ra, chúng tôi đang phân tích d ữ liệu nhằm tìm hiểu

mối liên kết giữa sự phân bố cây thuốc với các điều kiện sinh thái (cấu trúc, tổ thành của kiểu rừng, độ dốc, độ cao,…) cũng nh ư tính toán các chỉ số cấu trúc và sinh thái -

đa dạng sinh học của thảm thực vật núi Tà Kóu. Kết quả không chỉ giúp chúng ta hiểu

rõ hơn về thảm thực vật nói chung tại Tà Kóu mà còn tạo cơ sở khoa học cho công tác

gây trồng cũng như khai thác hợp lý tài nguyên sinh học ở núi Tà Kóu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường, L.H. (2000). Kỷ yếu Hội nghị Khoa học, Công nghệ v à Môi trường miền Đông Nam bộ lần thứ VI: 169 - 171.

2. Trường, L. H., L. N. Sâm và N. V. Hiển (2007). Thực vật hữu ích chọn lọc từ núi

Tà Kóu, Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu. 47 trang. NXB Tổng hợp TPHCM. Song

ngữ Việt- Anh.

SUMMARY

Một phần của tài liệu Sinh thái tài nguyên và môi trường (Trang 65)