Các bản đồ được điều tra, xây dựng mới, hoặc đ ược cập nhật, bổ sung dựa trên các bản đồ đã có. Bản đồ được chia làm hai loại:
* Bản đồ chuyên đề (Thematic Map), bao gồm: Các bản đồ hiện trạng và biến động
nuôi trồng thủy sản, bản đồ biến động đ ường bờ biển.
* Bản đồ tổng hợp (Synthesised Map), bao gồm: Các bản đồ đ ược xây dựng thông qua
việc chồng xếp thông tin của nhiều lớp bản đồ chuy ên đề, đó là các bản đồ đánh giá
thích nghi nuôi trồng thủy sản, bản đồ phân vùng sinh thái và quy hoạch phát triển nuôi
trồng thủy sản.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Các bản đồ chuyên đề 1. Các bản đồ chuyên đề
1.1. Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản
Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản, nh ư tên gọi, phản ảnh một cách trung
thành tình trạng hoạt động sản xuất, thực hành phát triển nuôi trồng thủy sản của
một vùng lãnh thổ ở vào thời điểm điều tra, xây dựng bản đồ. Các thông tin do bản đồ cung cấp cho phép đánh giá những tác động, ảnh h ưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở trong vùng đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản v à ngược lại. Kết
hợp với các bản đồ chuyên đề khác, bản đồ hiện trạng đ ược sử dụng cho việc phân
tích, tổng hợp, xây dựng các bản đồ thích nghi, bản đồ phân vùng sinh thái và quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản.
Việc sử dụng ảnh máy bay, ảnh vệ tinh chụp ở các thời gian khác nhau để xây dựng bản đồ hiện trạng không chỉ cho phép đánh giá xu thế phát triển của các hoạt động nuôi trồng thủy sản, mà còn cho phép đánh giá những tác động của các hoạt động phát triển nuôi trồng thủy sản đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của một
vùng lãnh thổ. Trong phạm vi đề t ài, để đề xuất quy trình nghiên cứu, xây dựng bản đồ, các bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản đã được xây dựng ở các tỷ lệ khác
nhau, bao gồm:
Bản đồ hiện trạng quy mô huyện: Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản. Huyện Cái Nước và Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Năm 2004. T ỷ lệ 1/25.000. Huyện Cái N ước và
Phú Tân được lựa chọn xây dựng bản đồ do đây là hai huyện có nhiều vấn đề trong
chuyển đổi cơ cấu canh tác và cơ cấu sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển đổi từ
canh tác lúa sang các hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Bản đồ hiện trạng quy mô tỉnh: Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản. Tỉnh Cà
Mau. Năm 2004. T ỷ lệ: 1/100.000. Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm n ước lợ lớn
nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và lớn nhất nước. Cà Mau được lựa chọn cho
việc xây dựng bản đồ nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch thủy sản của tỉnh cũng như của vùng.
Bản đồ hiện trạng quy mô vùng:
* Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản. V ùng ĐBSCL. Năm 1995. T ỷ lệ 1/250.000.
* Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sả n. Vùng ĐBSCL. Năm 2000. T ỷ lệ 1/250.000.
* Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản. V ùng ĐBSCL. Năm 2004. T ỷ lệ 1/250.000.
* Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản. V ùng ĐBSCL. Năm 2005. T ỷ lệ 1/250.000.
* Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản. V ùng ĐBSCL. Năm 2006. Tỷ lệ 1/250.000.
(Xem Bản đồ 01).
1.2. Bản đồ biến động hiện trạng nuôi trồng thủy sản
Bản đồ biến động hiện trạng nuôi trồng thủy sản. V ùng đồng bằng sông Cửu Long,
thời kỳ 1995 - 2000. Tỷ lệ 1/250.000.
Bản đồ biến động hiện trạng nuôi trồng th ủy sản. Vùng đồng bằng sông Cửu Long,
thời kỳ 2000 - 2005. Tỷ lệ 1/250.000 (Xem Bản đồ 02).
Các bản đồ biến động hiện trạng nuôi trồng thủy sản đ ược xây dựng nhằm
quan trắc các diễn biến trong hoạt động nuôi trồng thủy sản của v ùng đồng bằng
sông Cửu Long, đồng thời cho phép đánh giá xu thế phát triển nuôi trồng thủy sản
của vùng.
Thời kỳ 1995-2000 và 2000-2005 là các thời kỳ có nhiều biến động về hoạt động
nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là quy mô và diện tích nuôi tôm n ước lợ. Các bản đồ được xây dựng dựa trên việc tổng hợp các tài liệu, bản đồ về sản xuất nông nghiệp và các kết quả giải đoán ảnh ảnh vệ tinh, bao gồm các ảnh vệ tinh: MODIS, Landsat v à
SPOT đa phổ.
1.3. Bản đồ biến động đường bờ biển
Bản đồ biến động đường bờ biển. Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thời kỳ 1968- 2004. Tỷ lệ 1/250.000.
Bản đồ khu vực bồi tụ mũi Cà Mau. Tỉnh Cà Mau. Tỷ lệ 1/50.000.
Bản đồ khu vực xói lở cửa sông Cửa Lớn. Tỉnh Cà Mau. Tỷ lệ 1/50.000.
Bản đồ biến động đường bờ biển được xây dựng nhằm quan trắc sự thay đổi của đường bờ biển từ cửa sông Xoài Rạp đến mũi Cà Mau, nơi được đánh giá là các vùng nhạy cảm và có diện tích nuôi tôm nước lợ tập trung. Khu vực có sự bi ến động đường
bờ biển điển hình là:
Khu vực xói lở cửa phía Đông sông Cửa Lớn.
Khu vực bồi tụ bờ Tây mũi Cà Mau.
Các bản đồ được xây dựng dựa trên bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/250.000, hệ tọa độ
đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000, ảnh vệ tinh Landsat, vệ tinh SPOT XS và P chụp năm 1987,
1995, 2000, 2004.