Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 117 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
117
Dung lượng
1,66 MB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN Hiện tại đang là sinh viên năm cuối chuyên ngành Quản trị kinh doanh, khoa Kinh Tế của trường Đại học Nha Trang niên khóa 2010-2014. Thời gian qua được sự đồng ý của Ban lãnh đạo công ty Cổ phần Thương Mại và Tư Vấn Tân Cơ- Chi nhánh Nha Trang (CPTM&TV Tân Cơ Nha Trang), tôi đã được nhận vào thực tập cuối khóa và hoàn tất công việc khóa luận của mình. Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ tận tình của tất cả các quý thầy cô bộ môn Quản trị kinh doanh nói riêng, các thầy cô chịu trách nhiệm giảng dạy trong suốt khóa học nói chung đã cho tôi những kiến thức nền cơ bản về chuyên ngành của mình, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và làm khóa luận. Về phía giáo viên hướng dẫn tôi chân thành cảm ơn thầy Lê Chí Công, là người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong quá trình khóa luận thực tập. Về phía công ty Tân Cơ Nha Trang, tôi xin chân thành cảm ơn anh Trần Văn Đạo- Giám đốc chi nhánh công ty, đặc biệt các anh chị tại phòng kinh doanh cũng như các anh chị các phòng ban khác toàn công ty đã tạo điều kiện và hướng dẫn công việc tận tình, hỗ trợ tôi trong quá trình thực tập tại công ty. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tất cả tới mọi người đã giúp tôi hoàn thành bài khóa luận. Xin chúc mọi người sức khỏe và thành công. Nha Trang, ngày 05 tháng 01 năm 2014 Sinh viên thực hiện HOÀNG THỊ HOA i Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Nha Trang, ngày 05 tháng 01 năm 2014 Giáo viên hướng dẫn Lê Chí Công ii Xác nhận và đánh giá của Công ty CPTM&TV Tân Cơ- Chi nhánh Nha Trang Nha Trang, ngày 05 tháng 01 năm 2014 iii MỤC LỤC PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO iv DANH MỤC BẢNG BIỂU v DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi MỞ DẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Ngày nay, không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không gắn bó việc kinh doanh của mình với thị trường. Trong cơ chế thị trường, sự cứng nhắc của các kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn đã trở thành nguyên nhân chính cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá mới có đủ tính linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của thị trường. Đó là chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin tổng quát về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp. Từ đó xây dựng các mục tiêu chiến lược, lựa chọn chiến lược tối ưu nhất và xây dựng các chính sách để đạt được mục tiêu đó đồng thời với việc kiểm tra, điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp không rơi vào thế bị động mà luôn luôn đứng trên thế chủ động trước những biến đổi của môi trường kinh doanh. Qua đó, nó ngày càng thể hiện rõ vai trò là một công cụ cạnh tranh sắc bén trong kinh tế thị trường. Công ty Cổ phần TM&TV Tân Cơ- Chi nhánh Nha Trang là một công ty mới thành lập được gần 4 năm, kinh doanh trong ngành vật tư, sắt thép, thiết bị lắp xiết; hiện nay công ty đã ổn định và trên đà phát triển mặc dù còn khá non trẻ trên thị trường Khánh Hòa và các tỉnh lân cận (Bình Định, Phú Yên, Đăklăk, Gia Lai, ĐăkNông, Ninh Thuận). Tình hình kinh tế ngày càng biến động, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung cũng như chi nhánh Tân Cơ Nha Trang nói riêng cũng gặp không ít khó khăn. Để phát huy hết nguồn lực, tận dụng cơ hội và nhận định điểm yếu, đe dọa từ môi trường kinh tế thì chi nhánh công ty cần có hướng phát triển, chính sách và chiến lược phát triển cụ thể . Công ty hiện tại chưa có một chiến lược phát triển cụ thể nào, với tình hình phát triển hiện tại của công ty, cần có một chiến lược cụ thể và rõ ràng, nó sẽ giúp công ty phát triển đúng hướng, tăng sức cạnh tranh, tận dụng thời cơ và nguồn lực, ứng phó nhanh trước những thay đổi từ môi trường tốt hơn. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: Xây dựng chiến lược cho Công ty Cổ phần TM&TV Tân Cơ- Chi nhánh Nha Trang.”, với mục đích tiếp cận và vận dụng sáng 1 tạo những kiến thức của quản trị chiến lược vào hoàn cảnh riêng của công ty, đưa ra những chiến lược cụ thể để phát triển công ty lâu dài trong tương lai cũng như đối mặt với những vấn đề cơ bản trong hoạt động kinh doanh. Đây là một vấn đề đã và đang trở nên hết sức quan trọng cho sự sống còn của công ty trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đang bị thúc ép phải chấp nhận luật chơi trong môi trường kinh doanh toàn cầu, đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt và ngày càng phức tạp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Dựa vào tình hình hiện tại của công ty, đề tài tập trung vào: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của công ty, phân tích những cơ hội, thách thức mà công ty đang có. Đề xuất chiến lược phát triển cho chi nhánh công ty tới năm 2018. 3. Câu hỏi nghiên cứu Công ty hiện tại có những thế mạnh nào? Những điểm nào công ty còn hạn chế? Với tình hình hiện nay có những cơ hội nào công ty cần nắm bắt? Có những thách thức nào công ty đang gặp phải? Cần có những chiến lược gì để công ty tận dụng cơ hội và điểm mạnh của mình để khắc phục điểm yếu và hạn chế những thách thức từ môi trường bên ngoài? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công ty Cổ phần TM&TV Tân Cơ- Chi nhánh Nha Trang - Phạm vi nghiên cứu: Tình hình kinh doanh tại công ty ở tỉnh Khánh Hòa. 5. Phương pháp nghiên cứu Dự kiến sử dụng mô hình cơ bản để tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty Tân Cơ Nha Trang đến năm 2018. Các phương pháp nghiên cứu để thực hiện mô hình trên được sử dụng gồm có: - Phương pháp khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp giám đốc công ty cũng như các trưởng bộ phận và nhân viên trong công ty. - Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Phương pháp này được sử dụng để phân tích các diễn biến của thị trường điện Việt Nam và vai trò của Công ty CPTM&TV Tân Cơ- CN Nha Trang trong thị trường đó, nhận định các nguyên nhân tác động đến thị trường và qua đó tác động đến Công ty. Phương pháp này cũng giúp đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình hình thành và phát triển của công ty, giúp ích cho việc xây dựng và lựa chọn chiến lược, đề ra các giải pháp phát triển kinh doanh cho Công ty. 2 - Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được sử dụng để thông qua việc thu thập số liệu trong quá khứ của công ty, làm cơ sở cho các nhận định và phân tích, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục. - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được thực hiện cho các điều tra, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành lắp xiết, vật tư về các vấn đề nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp này làm tăng tính khách quan và độ chính xác của nội dung nghiên cứu, giúp đề ra các giải pháp có tính thực tiễn cao. Về việc thu thập dữ liệu: Nguồn dữ liệu phục vụ cho đề tài được thu thập từ số liệu sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra, một số dữ liệu còn được sử dụng từ các nguồn: sách, báo, các websites, chuyên ngành liên quan. 6. Kết cấu khóa luận Chương 1: Những vấn đề chung về xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty. Chương 2: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty CPTM&TV Tân Cơ- Chi nhánh Nha Trang. Chương 3: Lựa chọn chiến lược và để xuất giải pháp thực hiện chiến lược cho công ty CPTM&TV Tân Cơ- Chi nhánh Nha Trang. CHƯƠNG 1 3 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY 1.1 Những vấn đề chung về xây dựng chiến lược 1.1.1 Khái niệm chiến lược. Khái niệm về “chiến lược” đã xuất hiện từ rất lâu và có ý nghĩa “khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động”. Tuy nhiên, lúc đầu khái niệm này được gắn liền với lĩnh vực quân sự. Về sau khi nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển, khái niệm “chiến lược” bắt đầu được vận dụng trong kinh doanh. Có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược do xuất phát từ nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung, thống nhất về phạm trù này. Có thể nêu có một số quan niệm như sau: - Theo Michael Porter: “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”. - Theo Alfred Chandler: “Chiến lược kinh doanh bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của đơn vị kinh doanh, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”. - Theo William J. Glueck: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của tổ chức sẽ được thực hiện”. - Theo Fred R. David: “Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi phí, thanh lý và liên doanh”. [8] Nhìn chung các quan niệm trên về thuật ngữ chiến lược đều bao hàm và phản ánh các vấn đề sau: Mục tiêu của chiến lược, thời gian thực hiện, quá trình ra quyết định chiến lược, nhân tố môi trường cạnh tranh, lợi thế và yếu điểm của doanh nghiệp nói chung và theo từng hoạt động nói riêng. Khái quát chung :Chiến lược là tập hợp các mục tiêu căn bản dài hạn được xác định phù hợp với tầm nhìn và sứ mạng của tổ chức và các cách thức, phương tiện để đạt được mục tiêu đó một cách tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, đón nhận các cơ hội, né tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại do nguy cơ từ môi trường bên ngoài. 4 [...]... viên điều hành cấp chức năng Hình 1.3 Mô hình cấp quản trị chi n lược 1.1.4.1 Chi n lược cấp công ty Đây là chi n lược tổng quát và hướng tới việc đạt được các mục tiêu cơ bản dài hạn trong phạm vi của cả công ty Có nhiều chi n lược cấp công ty và các chi n lược này được chia ra thành các nhóm sau: Chi n lược tăng trưởng tập trung 9 Chi n lược tăng trưởng là những giải pháp định hướng có khả năng... phận chức năng Trong quản trị chi n lược, chi n lược chức năng được xem là các chi n lược có vai trò hỗ trợ cho chi n lược cấp công ty và chi n lược cấp cơ sở kinh doanh Chi n lược chức năng thường gắn liền với chi n lược của các bộ phận chức năng như: marketing, dịch vụ khách hàng, phát triển sản xuất, logistics, tài chính, nghiên cứu và phát triển, nguồn nhân lực… Các chi n lược này giúp hoàn thiện,... chi n lược Đưa ra các chính sách Hoạch định Thông tin phản hồi Thực hiện Đánh giá chi n lược chi n lược chi n lược Nguồn: Lê Chí Công, Bài giảng quản trị chi n lược, trang 5 Hình 1.1 Mô hình quản trị chi n lược toàn diện Các hoạt động trong quá trình Quản trị chi ́n lược được thực hiện theo sơ đồ dưới đây: 7 Thực hiện nghiên cứu Hoạch định Kết hợp trực giác Đưa ra quyết với phân tích Chi n. .. 1.1.4.2 Chi n lược cấp đơn vị kinh doanh Các chi n lược này thường được gọi tắt là chi n lược kinh doanh liên quan đến cách thức cạnh tranh thành công trên thị trường Chi n lược kinh doanh bao gồm cách thức cạnh tranh mà tổ chức lựa chọn, cách thức tổ chức định vị trên thị trường để đạt được lợi thế cạnh tranh và các chi n lược định vị khác nhau có thể sử dụng trong bối cảnh cụ thể của mỗi ngành - Chi n lược. .. hiện chi ́n lược là đề ra các mục tiêu ngắn hạn, đề ra các chi nh sách và tiến hành phân bổ nguồn lực Giai đoạn 3 : Đánh giá chi n lược 8 Việc thực hiện đánh giá kiểm tra chi n lược nhằm xem xét hoạt động Quản trị chi n lược của tổ chức, đo lường kết quả đạt được, đánh giá lại các yếu tố cơ sở của chi n lược hiện tại và thực hiện các hoạt động điều chỉnh chi n lược Việc kiểm tra chi n lược. .. trưởng của ngành .Chi n lược này gắn liền với mục tiêu tăng trưởng nhanh hoặc tăng trưởng ổn định, tùy theo đặc điểm của môi trường từng ngành kinh doanh, sự tăng trưởng có thể đạt được bằng nhiều chi n lược khác nhau Đặc điểm chung của nhóm chi n lược này là tập trung nỗ lực để cải thiện vị thế cạnh tranh trong ngành kinh doanh hiện tại của công ty Nhóm gồm có 3 chi n lược: - Chi n lược thâm nhập thị... phát triển nhanh.[7,44] Chi n lược tăng trưởng hội nhập dọc Đặc điểm chung của nhóm này là cho phép công ty tăng quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát đối với nhà cung cấp, nhà phân phối nhằm duy trì, củng cố và gia tăng vị thế cạnh tranh bền vững của công ty Nhóm gồm có 2 chi n lược: - Chi n lược hội nhập dọc ngược chi u: nhằm tăng quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát đối với các nhà cung cấp Chi n lược này đặc... công ty, do đó giúp các chi n lược kinh doanh, chi n lược cấp công ty thực hiện một cách hữu hiệu Chi n lược marketing: Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội giúp cho các cá nhân và tập thể đạt được những gì họ cần và mong muốn, thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác Dựa vào chi n lược cấp đơn vị sản xuất kinh doanh để xác định các thành phần. .. đó không có nghĩa các công ty vận dụng quản trị chi n lược sẽ không gặp phải các vấn đề, thận chí 19 có thể bị phá sản, mà nó chỉ có nghĩa là việc vận dụng quản trị chi n lược sẽ giảm bớt rủi ro gặp phải các vấn đề trầm trọng và tăng khả năng của công ty trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường kinh doanh khi cũng xuất hiện 1.2 Xây dựng chi n lược kinh doanh cho công ty 1.2.1 Phân tích môi... máy vận hành nhịp nhàng hơn, tốt hơn và như vậy góp phần làm giảm thời gian đạt được mục tiêu của tổ chức 1.1.2 Các cấp quản trị chi n lược và phân loại chi n lược Chi n lược được hình thành và phát triển ở nhiều mức khác nhau, thường có ba cấp độ theo mối quan hệ cấp bậc Đối với công ty dù lớn hay nhỏ thì mô hình cấp chi n lược tương đối là giống nhau Điểm khác biệt có chăng là quy mô kích thước của . vấn đề chung về xây dựng chi n lược kinh doanh cho công ty. Chương 2: Xây dựng chi n lược kinh doanh cho công ty CPTM&TV Tân Cơ- Chi nhánh Nha Trang. Chương 3: Lựa chọn chi n lược và để xuất. hiện chi n lược cho công ty CPTM&TV Tân Cơ- Chi nhánh Nha Trang. CHƯƠNG 1 3 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG CHI N LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY 1.1 Những vấn đề chung về xây dựng chi n lược 1.1.1. trị chi n lược 1.1.4.1 Chi n lược cấp công ty Đây là chi n lược tổng quát và hướng tới việc đạt được các mục tiêu cơ bản dài hạn trong phạm vi của cả công ty. Có nhiều chi n lược cấp công ty