Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 86 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
86
Dung lượng
1,12 MB
Nội dung
1 LỜI CÁM ƠN Hoàn thành đồ án tốt nghiệp này Trước tiên tôi xin gửi tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nha Trang, phòng Đào tạo Đại học và Lãnh đạo Viện Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường lời cám ơn, niềm kính trọng, sự tự hào được học tập tại trường trong những năm qua. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy cô trong Viện Công nghệ Sinh Học và Môi trường – Trường Đại học Nha Trang đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ sở và chuyên ngành quý giá để em có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Chân thành cảm ơn Th.S Lê Nhã Uyên cùng Th.S Đặng Xuân Cường đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này. Xin được ghi nhớ tình cảm, sự giúp đỡ của tập thể cán bộ- Phòng thí nghiệm Công Nghệ Sinh Học, phòng thí nghiệm Viện Công Nghệ Sinh Học & Môi Trường, phòng thí nghiệm Nhiệt Lạnh – Trung tâm thực hành Thí nghiệm – Trường Đại học Nha Trang đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đồ án này. Xin tỏ lòng biết ơn gia đình, người thân và các bạn bè đã tạo điều kiện, động viên khích lệ để tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập vừa qua. Nha Trang, ngày tháng…năm 2014 Sinh viên thực hiện Bùi Thị Thu Hằng 2 MỞ ĐẦU Hệ sinh thái biển rất phong phú và đa dạng.Trong đó có nhiều tài nguyên có giá trị kinh tế cao.Việt Nam cũng nằm trong những nước có vùng biển rộng lớn và có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng.Trong số các nguồn tài nguyên biển, rong biển là loài có số lượng lớn và là nguồn chứa những hợp chất đa dạng về mặt hóa học. Rong biển được coi là loài thực vật biển quý giá do giá trị dinh dưỡng. Trong rong biển có chứa các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học có giá trị trong thực phẩm, dược liệu như: Iod, alginate, fucoidin, các acid béo. Hơn nữa, chúng còn đóng vai trò quan trọng: là sinh vật duy nhất trên trái đất sản xuất phlorotannin- hợp chất chứa các polyphenol có những hoạt tính sinh học có giá trị trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Do vậy, rong biển đang là đối tượng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng từ nguồn rong biển được công bố và ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì vấn đề sức khỏe là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vì vậy người tiêu dùng ngày càng có xu hướng lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, như các dạng thực phẩm có chứa hoạt chất chống oxy hóa, chống lão hóa, bảo vệ tim mạch. Do đó, hiện nay các nhà khoa học tập trung nghiên cứu về phlorotannin là chất có khả năng chống oxy hóa. Phlorotannin là hợp chất chuyển hóa thứ cấp giàu hoạt tính sinh học thường gặp trong các loài rong nâu như: Alaraceae, Fucaceae, Sargasace, Phlorotannin tồn tại dưới dạng acetate-malonate của phloroglucinol. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phlorotannin là nhóm polyphenol có nhiều hoạt tính sinh học quý giá là hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa, có khả năng diệt khuẩn, chống ung thư, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch Được sự đồng ý của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang và Viện Công nghệ Sinh học & Môi trường, em được gia thực hiện đề tài “Nghiên cứu chiết phloratannin thô bằng phương pháp vi sóng từ rong nâu Sargassum polycystum”. Mục đích nghiên cứu 3 Đánh giá khả năng sử dụng vi sóng để phá vỡ cấu trúc rong làm tăng khả năng thu nhận phlorotannin chống oxy hóa từ rong mơ Sargassum polycystum. Nội dung nghiên cứu 1) Đánh giá hàm lượng phlorotannin với hoạt tính chống oxi hóa từ loài rong nâu Sargassum polycystum theo hai phương pháp sây khác nhau. 2) Nghiên cứu chiết phlorotannin bằng phương pháp vi sóng. 3) Đánh giá hoạt tính chống oxi hóa của các dịch chiết thu được. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy cô hướng dẫn, các giáo viên phụ trách phòng thí nghiệm của trường Đại học Nha Trang, bạn bè tôi đã hoàn thành đề tài được giao. Trong quá trình thực hiện đề tài, do thời gian thực tập ngắn, kiến thức còn hạn chế và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi thiếu sót.Tôi rất mong sự quan tâm và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1Giới thiệu về rong biển 1.1.1. Rong biển [8] Rong biển hay tảo biển có tên khoa học là marine – algae, marine plant hay seaweed.Rong biển là thực vật thủy sinh có đời sống gắn liền với nước. Chúng có thể là đơn bào, đa bào sống thành quần thể. Hình dạng của chúng có thể là hình cầu, hình sợi, hình phiến lá hay hình thù rất đặc biệt.Sản lượng hàng năm các Đại dượng cung cấp cho trái đất khoảng 200 tỷ tấn rong. Nhiều nhà khoa học cho rằng trên 90% carbon tổng hợp hàng năm nhờ quang hợp trong môi trường lỏng, trong đó có 20% do rong biển tổng hợp nên Rong biển thường phân bố ở các vùng nước mặn, nước lợ, vùng sông, cửa triều, vùng biển cạn… Rong Đỏ và rong Nâu là hai đối tượng được nghiên cứu với sản lượng lớn và được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp và đời sống. Rong biển hấp thụ một lượng thức ăn phong phú chảy trôi dạt từ lục địa ra, rong có nhiều tính chất không giống thực vật trên cạn. Đời sống của rong biển phụ thuộc vào các yếu tố: địa bàn sinh trưởng, nhiệt độ, ánh sáng, độ muối, độ pH, muối dinh dưỡng, khí hòa tan, mức triều, sóng, gió, hải lưu. Rong biển được dùng làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm có giá trị trong công nghiệp và thực phẩm.Từ lâu rong biển đã được coi là đối tượng nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới.Ở nước ta trữ lượng rong biển rất lớn, là nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú, chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực kinh tế biển Việt Nam. Giá trị dinh dưỡng của rong biển là cung cấp đầy đủ các chất khoáng đặc biệt là các nguyên tố vi lượng, các axit amin cần thiết cho cơ thể, các loại vitamin (đặc biệt là thuộc nhóm A, B, C, E…), các Carbohydrate đặc trưng (mono-, olygo- và polysacaride) và các chất hoạt tính sinh học ( lectin, sterol, antibiotics, …) có lợi cho sức khỏe và có khả năng phòng bệnh tật (huyết áp, nhuận tràng, béo phì, đông tụ máu, xơ vữa động mạch,…). Vì vậy ngày nay rong biển được xếp và nhóm thực phẩm chức năng (functional food) và ngày càng được sử dụng hết sức rộng rãi trong các ngành 5 công nghiệp như: thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, công nghệ dệt, nông nghiệp, công nghệ sinh học, nghiên cứu khoa học… 1.1.2. Phân loại rong biển [8] Tùy thuộc vào thành phần cấu tạo, thành phần sắc tố, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh sản mà rong biển chia thành 9 ngành. 1. Ngành rong Lục (Chlorophyta) 2. Ngành rong Trần (Englenophyta) 3. Ngành rong Giáp (Pyrophyta) 4. Ngành rong Khuê (Bacillaareonphyta) 5. Ngành rong Kim (Chryrophyta) 6. Ngành rong Vàng (Xantophyta) 7. Ngành rong Nâu (Phaeophyta) 8. Ngành rong Đỏ (Rhodophyta) 9. Ngành rong Lam (Cyanophyta) Trong đó, ba ngành có giá trị kinh tế cao là rong Lục, rong Nâu, rong Đỏ. Ngành rong Lục: có trên dưới 360 chi và hơn 5.700 loài, thành phần sống trong nước ngọt, nét đặc trưng của loài rong này là có màu lục, sản phẩm quang hợp là tinh bột. Rong có dạng tế bào đơn giản hoặc phức tạp, nhiều tế bào hình phiến hay dạng sợi, chia nhánh hoặc không chia nhánh. Trừ một số trường hợp rong chỉ là tế bào trần không có vỏ còn lại đại đa số có vỏ riêng như chất pectin hay Cellulose. Ngành rong Nâu: có trên 190 chi, hơn 900 loài, phần lớn sống ở biển, số chi, loài tìm thấy trong nước ngọt không nhiều lắm. Rong có cấu tạo nhiều tế bào dạng màng giả, dạng phiến hay dạng sợi đơn giản, một hàng tế bào chia nhánh, dạng ống hoặc phân nhánh phức tạp hơn dạng cây có gốc, rễ, thân, lá. Rong sinh trưởng ở đỉnh, ở giữa, ở gốc các lóng.Ngoài ra, do các tết bào rong dạng phiến chia cắt sinh trưởng khuếch tán gọi là sinh trưởng bề mặt. 6 Ngành rong Đỏ: có 2.500 loài, gồm 400 chi, thuộc nhiều họ, phần lớn sống ở biển, có cấu tạo từ nhiều tế bào, trừ một số dạng từ một tế bào hay quần thể. Rong có dạng hình trụ dẹp dài, phiến chia hoặc không chia nhánh.Sinh trưởng chủ yếu ở đỉnh, ở giữa đốt hay phân tán.Đặc trưng của loài này là chứa nhiều sắc tố đỏ. 1.1.3. Rong mơ 1.1.3.1. Sự phân bố của rong mơ Rong mơ được phân bố dọc bờ biển nước ta, khu vực miền Trung và phía Nam, rong Mơ tập trung chính tại các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang cụ thể ở bảng sau: Bảng 1.1. Diện tích rong Mơ theo vùng biển các tỉnh [8] Các địa danh Diện tích (m 2 ) Năng suất sinh lượng (kg/m 2 ) Mùa vụ (tháng) Quảng Nam-Đà Nẵng 190.000 2-7 3-4-5 Bình Định 42.750 2,5 3-4-5 Khánh Hòa 2.000.000 5,5 3-4-5 Ninh Thuận 1.500.000 7 3-4-5 Vùng biển Khánh Hòa có diện tích rong mơ mọc cao nhất, tổng diện tích lên đến 2.000.000 m 2 , sinh lượng khá cao có thể lên tới 5,5kg/m 2 , trữ lượng có thể khai thác hằng năm có thể ước tính hơn 11.000 tấn rong tươi[8]. Theo kết quả khảo sát của tiến sĩ Bùi Minh Lý- Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang cho thấy: rong mơ là loài chiếm ưu thế nhất ở các khu vực với trữ lượng chiếm 98% tổng trữ lượng các bãi rong, mật độ cây trung bình 43,8±20,2 cây/m 2 và sinh lượng trung bình đạt 456±64,2 g khô/m 2 . Diện tích phân bố rong mơ tại Khánh Hòa ước tính là 1.167,33 ha, trữ lượng 7.302,12 tấn khô/năm, tập trung ở 4 khu vực chính: vịnh Vân Phong, đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh. Số lượng loài ưu thế tạo nên sinh lượng lớn ở các điểm khảo sát là 21 loài [9]. 1.1.3.2. Công dụng và vai trò sinh học của rong mơ [47] 7 Rong mơ được coi là thực phẩm bổ dưỡng, có thể phòng ngừa điều trị một số bệnh,đặc biệt là bệnh bứu cổ do rong mơ chứa nhiều Iod. - Rong mơ là nguyên liệu chính sản xuất keo alginate dùng trong công nghiệp, được dùng để bao viên thuốc, làm huyết thanh nhân tạo, làm chỉ khâu vết mổ, chất sát trùng, thuốc cầm máu…vv. - Trong công nghiệp, rong mơ dùng để làm chế phẩm in hoa, hồ vải, dán gỗ, chế tơ nhân tạo. - Trong nông nghiệp, rong mơ dùng làm phân bón, pha chế thuốc trừ sâu, thay thế phèn chua. - Trong thực phẩm, rong mơ dùng để chế các loại rượu, bánh kẹo, đồ uống. Ngoài ra, bã rong mơ có thể tận dụng để chế than hoạt tính dùng trong y dược có tác dụng tan đông máu cục, tăng cường tính miễn dịch, kháng ung thư…. Vai trò sinh học của rong mơ Rong mơ có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Cùng với các nhóm rong biển khác, rong mơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa, cân bằng hệ sinh thái ven biển, đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu ô nhiễm nước ven bờ. Rong mơ hấp thu chất dinh dưỡng, làm sạch nước, là một mắt xích quan trọng trong mối quan hệ hữu cơ và có sự tương tác giữa các thành tố bên trong hệ sinh thái rạn san hô. Các bãi rong mơ là nơi cu ngụ cho nhiều động vật biển khỏi bị ăn thịt cũng như là bãi ươm nuôi ấu trùng, sinh trưởng và sinh sản của nhiều loài thủy hải sản có giá trị[47]. 1.2 Quá trình oxy hóa và phlorotannin chống oxy hóa 1.2.1. Quá trình oxy hóa và các gốc tự do 1.2.1.1.Quá trình oxi hóa Quá trình oxi hóa là loại phản ứng hóa học trong đó electron được chuyển sang chất oxi hóa, có khả năng tạo các gốc tự do sinh ra phản ứng dây chuyền phá hủy tế bào sinh vật [5]. 1.2.1.2.Gốc tự do[5] 8 Trong cơ thể con người thường xuyên diễn ra nhiều quá trình khác nhau như xây dựng và hủy hoại. Nhiều chất như là nhân tố chính của tế bào, nhưng cũng có thể làm hại tế bào. Gốc tự do và oxygen là một ví dụ. Những phân tử này có liên hệ với nhau và ảnh hưởng tới cơ thể con người rất nhiều, nhất là ở giai đoạn cuối của cuộc đời[50]. Theo định nghĩa, gốc tự do (Free radical) là bất cứ phân tử nào chỉ có một điện tử duy nhất (electron mang điện âm) hay một số lẻ điện tử. Trong quá trình phản ứng hóa học, một điện tử tách khỏi nhóm và phân tử đó trở thành một gốc tự do với số lẻ điện tử. Do đó chúng không cân bằng về điện tích nên rất bất ổn, dễ tạo ra phản ứng. Chúng luôn luôn tìm cách chiếm đoạt điện tử mà chúng thiếu từ các phân tử khác và lần lượt tạo ra một chuỗi những gốc tự do mới, gây rối loạn cho hoạt động bình thường của tế bào. Trong cơ thể có rất nhiều loại gốc tự do mà các gốc nguy hiểm nhất là superoxide, ozone, hydrogen peroxide, lipid peroxy nhất là hydroxyl radical một gốc hoạt động rất mạnh gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể. Nguồn gốc các gốc tự do[36] • Các nguồn nội tại Các phản ứng của enzymebao gồm: các phản ứng liên quan đến chuỗi hô hấp, phản ứng trong thực bào, trong tổng hợp prostaglandin và trong hệ thống cytochrom P450là nguồn gốc của các gốc tự do. Một số nguồn nội bộ khác của gốc tự do là ty thể, xanthine oxidase, đại thực bào, các phản ứng chuyển tiếp liên quan đến sắt và kim loại khác, peroxisome, con đường Arachidonate, thiếu máu cục bộ, viêm. • Các nguồn bên ngoài Bao gồm các phản ứng không có enzym của oxy với các hợp chất hữu cơ, phản ứng được bắt đầu bằng bức xạ ion hóa. Một số nguồn bên ngoài khác của các gốc tự do là khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường, bức xạ, tia cực tím, ozone, một số loại thuốc, thuốc trừ sâu, thuốc mê, dung môi công nghiệp. • Các yếu tố sinh lý 9 Trạng thái tinh thần như căng thẳng, cảm xúc, và cơ thể bị bệnh cũng là điều kiện cho sự hình thành các gốc tự do. 1.2.1.3. Ảnh hưởng của gốc tự do tới cơ thể Gốc tự do có tác dụng không tốt cho cơ thể liên tục ngay từ khi sinh ra và mỗi tế bào chịu sự tấn công của cả chục ngàn gốc tự do mỗi ngày. Ở tuổi trung niên, cơ thể khỏe mạnh trấn áp được chúng, nhưng tới tuổi cao, sức yếu, gốc tự do lấn át gây thiệt hại gấp mười lần ở người trẻ. Nếu không bị kiểm soát, kiềm chế gốc tự do gây ra nhiều tác dụng xấu đối với sức khỏe. Theo các nhà nghiên cứu, gốc tự do hủy hoại tế bàotheo diễn tiến sau đây:trước hết, gốc tự do oxy hóa màng tế bào, gây trở ngại trong việc thải chất bã và tiếp nhận thực phẩm, dưỡng khí; rồi tấn công cách ly lạp thểphá vỡ nguồn cung cấp năng lượng. Sau cùng, bằng cách oxy hóa, gốc tự do làm suy yếu kích thích tố, enzym khiến cơ thể không tăng trưởng được. Gốc tự do gây ra những tổn thương: - Gây ra các bệnh thoái hóa như ung thư, xơ cứng động mạch, làm giảm trí tuệ, teo cơ quan bộ phận ở người cao niên. - Phá rách màng tế bào khiến chất dinh dưỡng thất thoát, tế bào không tăng trưởng, tu bổ, rồi chết. - Tạo ra chất lipofuscin tích tụ dưới da khiến có những vết đồi mồi trên mặt, trên mu bàn tay. 10 - Tiêu hủy hoặc ngăn cản sự tổng hợp các phân tử chất đạm, đường bột, mỡ, enzyme trong tế bào. - Gây tổn hại cho các nhiễm sắc thể DNA, RNA làm cho quá trình sao chép không chính xác, dẫn đến đột biến gen.Những đột biến này làm tăng tỷ lệ ung thư. - Gây mất tính đàn hồi của collagen, elastin khiến da nhăn nheo, cơ khớp cứng nhắc. - Gây ra những tổn thương cho tất cả các chất liệu và mô trong cơ thể như màng tế bào, protein và mỡ. Mô mỡ là nơi bị tổn thương sớm nhất và thường gặp nhất vì đó là loại mô rất dễ bị oxy hóa. - Gây tổn thương protein, dẫn đến sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. - Kích hoạt gen ung thư,còn gọi là oncogene. - Ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể - bất hoạt hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể (làm hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu dẫn đến một loạt bệnh nguy hiểm như: HIV/AIDs, viêm gan virus B, C ). Theo các nhà khoa học thì gốc tự do có thể là thủ phạm gây ra tới trên 60 bệnh, đáng kể nhất gồm có: bệnh xơ vữa động mạch, ung thư, Alzheime, Parkinson, đụcthủy tinh thể, bệnh tiểu đường, cao huyết áp không nguyên nhân, xơ gan. Tuy nhiên, không phải gốc tự do nào cũng phá hủy. Đôi khi chúng cũngcó hoạt động hữu ích. Nếu được kiềm chế, chúng có thể là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, tạo ra melanine cần cho thị giác, góp phần sản xuất prostaglandins có công dụng ngừa nhiễm trùng, tăng cường tính miễn dịch, làm dễ dàng cho sự truyền đạt tín hiệu thần kinh, co bóp cơ thịt. 1.2.2. Phlorotannin và hoạt tính sinh học 1.2.2.1. Phlorotannin Tannin được coi là hợpchất tự nhiên phân bố rộng rãi trong thực vật. Các polyphenol này thường được chia thành các nhóm riêng biệt theo cấu trúc của chúng, bao gồm các flavonoid hoặc các polymer của acid gallic trong thực vật trên cạn. Rong biển chứa các đơn vị cơ bản để hình thành nên phlorotannin là phlorogucinol (1,3,5- trihydroxybenzene). Theo Rangan M. A [32],phlorotannin là những polymer sinh học được hình thành từ những đơn vị cơ bản phlorogucinol. Trên thế giới, cấu trúc một số chất thuộc nhóm phlorotannin từ rong nâu đã được xác định và hoạt tính sinh học của dịch chiết thô chứa phlorotannin đã được khảo sát. [...]... hóa công đoạn chiết phlorotannin từ rong nâu (Sargassum aemulum Sonder) Khánh Hòa[2] - Tối ưu hóa quy trình chiết phlorotannin từ rong nâu Sargassum baccularia ở Khánh Hoà, Vi t Nam bằng phương pháp đáp ứng bề mặt được công bố bởi tài liệu [11,4]đã công bố các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết polyphenol từ loài rong Sargassum mcclurei 1.3 Một số phương pháp chiết xuất phlorotannin Chiết xuất là... Saccorhizapolyschides Sargassumvulgare Stypocaulonscoparium 516,24 815,82 288,02 968,57 101,97 53,31 36,68 74,96 126,73 1.2.5 Tình hình nghiên cứu phlorotannin chống oxy hóa ở Vi t Nam Hiện nay vi c nghiên cứu tách chiết và ứng dụng phlorotannin trong rong nâu đã và đang được Vi n Nghiên Cứu và ứng dụng Nha trang tiến hành nghiên cứu: - Năm 2009, Đặng Xuân Cường đã nghiên cứu thành công vi c thu nhận dịch chiết kháng... 1.3.4.3 Phương pháp chiết sử dụng năng lượng lò vi sóng Lò vi sóng do Percy Spencer phát minh đầu tiên năm 1947 Tuy 1978 Michael J.Collin mới thiết kế lò vi sóng đầu tiên áp dụng cho phòng thì nghiệm phân tích Sau đó hang loạt thiết bị vi sóng được phát minh để phục vụ vào nghiên cứu cũng như phục vụ sản xuất công nghiệp Đây là một mảng lớn chưa được khai thác, mặc dù bằng cách sử dụng lò vi sóng để... quan trọng trong sự cô lập, xác định và sử dụng các hợp chất phenol Trong nhiều năm qua, chiết xuất các hợp chất phenol đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt Có nhiều phương pháp chiết xuất có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chiết xuất 1.3.1 Cơ sở của quá trình tách chiết [52] Phương pháp chiết là phương pháp thu lấy một hay nhiều chất từ hỗn hợp đã tách biệt, cô lập và tinh chế các cấu tử có trong hỗ hợp... lập trong quá trình nghiên cứu 1.3.3 Các phương pháp chiết tách bằng dung môi Tách bằng dung môi là quá trình tách và phân ly các chất dựa vào quá trình chuyển một chất hòa tan trong một pha lỏng vào trong một pha lỏng khác không hòa tan với nó, nhằm chuyển một lượng nhỏ chất nghiên cứu trong một thể tích lớn dung môi này vào một thể tích nhỏ dung môi khác, nhằm nâng cao nồng độ của chất cần nghiên cứu. .. dụng thêm hóa chất Ở Vi t Nam, các nghiên cứu ban đầu về sử dụng CO 2 siêu tới hạn để tách các dịch chiết quý đã được tiến hành tại Vi n Hóa học Công Nghiệp Vi t Nam, Vi n Dược liệu 1.3.4.2 Phương pháp chiết sử dụng sóng siêu âm Đây là kĩ thuật chiết thay thế rẻ tiền, đơn giản và hiệu quả Songd siêu âm thường được sử dụng để cải thiện vi c chiết lipid, protein và các hợp chất phenolic từ thực vật, khảo... của polyphenol từ rong biển Turbinaria ornatabđã được J Agardh nghiên cứu Kết quả cho thấy chiết xuấtpolyphenol từ Turbinaria ornatab có hoạt động bắt giữ gốc tự do: DPPH (84.27 ± 2.27)%, superoxide anion (61.28 ± 2.03)%, hydroxyl (70.12 ± 2.03)% [41] Hoạt động chống oxy hóa của phlorotannin chiết xuất từ rong nâu Eisenia bicysclis được một nhóm nghiên cứu khoa học đánh giá bằng phương pháp HORAC(Hydrophilic... từ rong nâu Dictiota dichotoma Tác giả đã xác định các thông số tối ưu để thu nhận phlorotannin tổng số từ Dictiota dichotoma có hàm lượng tối đa bằng cách sử dụng phương pháp Folin-Ciocalteu Đồng thời từ hoạt tính kháng khuẩn trên một số loại vi khuẩn và đã thu được kết quả cao[1] - Năm 2010 đến nay, nghiên cứu xây dựng quy trình chiết tách và sang lọc các chất phlorotannin có hoạt tính sinh học từ. .. và được gọi là chiết làm giàu Bên cạnh đó vi c chiết thành cao dịch thô là vô cùng quan trọng vì khi đó giữ lại được hoạt chất tốt hơn và dễ dàng cho những công đoạn sau 1.3.3.1 Chiết bằng phương pháp ngấm kiệt (Percolation)[52] - Phương pháp ngấm kiệt là một trong những phương pháp trích ly được sử dụng phổ biến nhất không đòi hỏi nhiều thao tác cũng như thời gian - Đây là quá trình chiết liên tục,... trong quá trình chiết có thể duy trì các điều kiện nhẹ và đạt được hiệu quả vượt trội khi chiết Dưới tác dụng của lò vi sóng nước trong thực vật bị nóng lên nhanh chóng, áp suất bên trong tăng đột ngột làm các mô chứa dịch chiết vỡ ra, dịch chiết thoát ra bên ngoài, lôi cuốn theo hơi nước sang hệ ngưng tụ Hiệu suất có thể bằng hoặc cao hơn những phương pháp khác nhưng thời gian chiết rất ngắn Dịch chiết . Vi n Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang và Vi n Công nghệ Sinh học & Môi trường, em được gia thực hiện đề tài Nghiên cứu chiết phloratannin thô bằng phương pháp vi sóng từ rong nâu. dung nghiên cứu 1) Đánh giá hàm lượng phlorotannin với hoạt tính chống oxi hóa từ loài rong nâu Sargassum polycystum theo hai phương pháp sây khác nhau. 2) Nghiên cứu chiết phlorotannin bằng phương. rong nâu Sargassum polycystum . Mục đích nghiên cứu 3 Đánh giá khả năng sử dụng vi sóng để phá vỡ cấu trúc rong làm tăng khả năng thu nhận phlorotannin chống oxy hóa từ rong mơ Sargassum polycystum. Nội