Bố trí thí nghiệm xác định các thông số của quy trình

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiết phloratannin thô bằng phương pháp vi sóng từ rong nâu sargassum polycystum (Trang 48 - 54)

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm cần chú ý:

- Rong tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do phlorotannin dễ bị phân hủy. - Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong quá trình chiết.

- Khi thời gian thí nghiệm kéo dài cần thường xuyên kiểm tra các điều kiện còn lại để đảm bảo độ chính xác.

2.3.5.1. Xác định công suất lò vi sóng

Cần lựa chọn công suất vi sóng thích hợp cho quá trình chiết. Nếu công suất quá thấp, khả năng phá vỡ tế bào yếu, khuếch tán yếu thì hiệu suất chiết phlorotannin trong nguyên liệu thấp. Nếu công suất quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt tính của phlorotannin, tiêu tốn dung môi và năng lượng

Mục đích: lựa chọn công suất thích hợp nhất để hiệu suất thu được chất cần

thiết cao và tiêu tốn ít dung môi, năng lượng.  Sơ đồ bố trí thí nghiệm Chiết 100W 200W 400W 600W 800W Lọc Dịch chiết Hàm lượng phlorotannin Hoạt tính chống oxy hóa tổng Hoạt tính khử sắt

Cách tiến hành

Cho mẫu vào 5 bình tam giác đã chuẩn bị sẵn, sau đó cho dung môi vào mỗi bình với tỷ lệ 20/1, pH =7. Sau đó cho lần lượt mỗi bình tam giác vào lò vi sóng vặn công suất tương ứng để trong vòng 1 phút. Sau đó ta thu dịch chiết và đem xác định hàm lượng phlorotannin, hoạt tính chống oxy hóa tổng và tính khử sắt .

Dựa vào kết quả hàm lượng phlorotannin, hoạt tính chống oxy hóa tổng và tính khử sắt để lựa chọn công suất thích hợp.

2.3.6.2. Xác định tỷ lệ DM/NL

Khi chiết xuất phải lựa chọn tỷ lệ DM/NL thích hợp.Nếu tỷ lệ DM/NL thấp thì không chiết được hết phlorotannin trong nguyên liệu. Nếu tỷ lệ DM/NL cao thì sẽ tốn kém dung môi, tốn năng lượng và thời gian hơn cho công đoạn sau.

Mục đích: lựa chọn tỷ lệ DM/NL phù hợp cho quá trình chiết để hiệu suất thu

được chất cần thiết cao và ít tốn dung môi.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Cách tiến hành

Sau khi chọn được công suất vi sóng thích hợp từ thí nghiệm trên, ta cho mẫu vào 5 bình tam giác đã chuẩn bị sẵn, sau đó cho dung môi đã chọn theo tỷ lệ khác nhau lần lượt vào mỗi bình, pH = 7. Đặt bình vào lò vi sóng vặn ở công suất đã chọn trong 1

Chiết 30/1 40/1 50/1 60/1 70/1 20/ 10/ Lọc Dịch chiết Hàm lượng phlorotannin Hoạt tính oxy hóa tổng Hoạt tính khử sắt

phút. Sau đó đem lọc lấy dịch chiết.Xác định hàm lượng phlorotannin, hoạt tính chống oxy hóa tổng và hoạt tính khử sắt.

Dựa vào kết quả hàm lượng phlorotannin, hoạt tính chống oxy hóa tổng và tính khử sắt để lựa chọn tỷ lệ dung môi/ nhiên liệu thích hợp.

2.3.6.3. Xác định thời gian chiết

Thời gian ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất.Thời gian chiết ngắn sẽ không chiết hết hợp chất cần thiết trong nguyên liệu, nếu thời gian chiết quá dài dịch chiết sẽ lẫn nhiều tạp gây bất lợi cho quá trình tinh chế và bảo quản sau đó, đồng thời làm hao tốn năng lượng. Do đó, cần lựa chọn thời gian chiết thích hợp.

Mục đích: chọn được thời gian chiết thích hợp cho hiệu quả chiết cao, không

gây tốn năng lượng và lẫn nhiều tạp chất.  Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Chiết 6 phút 5 phút 4 phút 3 phút 2 phút 1 phút Lọc Dịch chiết Hàm lượng phlorotannin Hoạt tính oxy hóa tổng Hoạt tính khử sắt

Cách tiến hành:

Sau khi đã chọn công suất vi sóng và tỷ lệ DM/NL thích hợp, ta cho mẫu vào 5 bình tam giác đã chuẩn bị sẵn, sau đó cho lần lượt vào mỗi bình với tỷ lệ DM/NL đã chọn, pH = 7. Sau đó cho vào lò vi sóng với công suất đã chọn với các khoảng thời gian. Sau đó đem dịch chiết đi lọc rồi xác định hàm lượng phlorotannin, hoạt tính chống oxy hóa tổng và tính khử sắt.

Dựa vào kết quả xác định hàm lượng phlorotannin, hoạt tính chống oxy hóa tổng và hoạt tính khử sắt để lựa chọn thời gian chiết thích hợp nhất cho quá trình chiết phlorotannin.

2.3.6.4. Xác định pH

Mục đích: chọn pH của dung môi thích hợp để thu được hàm lượng

phlorotannin nhiều nhất mà ít ảnh hưởng đến hoạt tính của phlorotannin, ít tốn dung môi, năng lượng và gây khó khăn cho các công đoạn sau.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Chiết 10 9 8 7 6 5 Lọc Dịch chiết Hàm lượng phlorotannin Hoạt tính oxy hóa tổng Hoạt tính khử sắt

Cách tiến hành:

Sau khi xác định được công suất vi sóng, tỷ lệ DM/NL và thời gian chiết thích hợp, ta cho mẫu vào 5 bình tam giác đã chuẩn bị sẵn, cho dung môi vào lần lượt mỗi bình với tỷ lệ đã chọn tương ướng với các giá trị pH. Sau đó cho lần lượt mỗi cốc vào lò vi sóng với công suất và thời gian cố định đã chọn. Đem dịch chiết đi lọc và xác định hàm lượng phlorotannin, hoạt tính chống oxy hóa tổng và hoạt tính khử sắt.

Dựa vào kết quả xác định hàm lượng phlorotannin, hoạt tính chống oxy hóa tổng và hoạt tính khử sắt để lựa chọn pH thích hợp cho quá trình chiết.

2.3.6.5. Xác định số lần chiết

Mục đích: chọn số lần chiết thích hợp để hiệu quả thu được hàm lượng

phlorotannin cao nhất, ít ảnh hưởng đến hoạt tính của phlorotannin, ít tốn dung môi và năng lượng.  Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Chọn pH thích hợp Chiết lần 1 Dịch chiết 1 Bã rong Dịch chiết 2 Chiết lần 2 Bã rong Chiết lần 3 Dịch chiết lần 3

Cách tiến hành:

Sau khi xác định được công suất vi sóng, tỷ lệ DM/NL, thời gian và pH thích hợp nhất, ta cho mẫu vào 5 bình tam giác đã chuẩn bị sẵn, cho dung môi vào với tỷ lệ đã xác định và pH đã có ở nghiên cứu trên. Sau đó ta cho bình tam giác vào lò vi sóng với công suất và thời gian đã xác định ở trên rồi tiến hành chiết lần 1. Dịch chiết sau khi lọc được xác định hàm lượng phlorotannin, hoạt tính chống oxy hóa tổng và hoạt tính khử sắt. Bã rong tiếp tục cho dung môi, pH như trên và được chiết lần 2 theo các điều kiện như trên. Tương tự chiết lần 3.

Dựa vào kết quả xác định hàm lượng phlorotannin, hoạt tính chống oxy hóa tổng và hoạt tính khử sắt để lựa chọn số lần chiết chiết thích hợp nhất cho quá trình chiết phlorotannin.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiết phloratannin thô bằng phương pháp vi sóng từ rong nâu sargassum polycystum (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w