chiết lần 1 hàm lượng phlorotannin là cao nhất ở mẫu sấy là 14,214 ± 0,884 mg phloroglucinol/g DW, mẫu phơi là 17,306 ± 0,809 mg phloroglucinol/g DW. Chiết lại lần thứ 2 thì hàm lượng phlorotannin thu giảm xuống đáng kể ở mẫu sấy còn 3,692 ± 0,056 mg phloroglucinol/g DW, mẫu phơi là 0,440 ± 0,156 mg phloroglucinol/g DW. Tiếp tục chiết đến lần 3 thì hàm lượng phlorotannin còn rất ít mẫu sấy là 1,903 ± 0,055 mg phloroglucinol/g DW, mẫu phơi là 0,429 ± 0,088 mg phloroglucinol/g DW. Kết quả này có thể giải thích như sau:
+ Ban đầu nồng độ chất tan trong rong lớn nên dịch chiết thu được nhiều. Hàm lượng phlorotannin có mức giới hạn nhất định nên đến một thời điểm nào đó thì sự khuếch tán sẽ cân bằng, ở những lần chiết sau lượng phlorotannin trong rong rất ít. Khi đó sẽ không thu thêm được phlorotannin cần thiết mà còn lẫn nhiều tạp chất.
- Hoạt tính chống oxy hóa tổng:
Qua kết quả hình cho thấy: khi hàm lượng phlorotannin tăng thì hoạt tính chống oxy hóa tổng cũng tăng. Mẫu sấy ở hàm lượng phlorotannin 14,214 ± 0,884 mg
phloroglucinol/g DW thì hoạt tính chống oxy hóa tổng tương đương 3,390 ± 0,477 mg acid ascorbic/g DW và hoạt tính khử sắt là 0,191 ± 0,018 mg Fe SO4/g DW, khi hàm lượng phlorotannin là 1,903 ± 0,055 mg phloroglucinol/g DW thì hoạt tính chống oxy hóa tổng và hoạt tính khử sắt tương ứng là 2,458 ± 0,041 mg acid ascorbic/g DW và 0,120 ± 0,006 mg FeSO4/g DW . Mẫu phơi ở hàm lượng phlorotannin 17,306 ± 0,809 mg phloroglucinol/g DW thì hoạt tính chống oxy hóa tổng và hoạt tính khử sắt tương đương: 4,106 ± 0,134 mg acid ascorbic/g DW, 0,366 ± 0,018 mg FeSO4/g DW, khi hàm lượng phlorotannin là 0,429 ± 0,088 mg phloroglucinol/g DW thì hoạt tính chống oxy hóa tổng và hoạt tính khử sắt tương ứng là: 2,616 ± 0,011 mg acid ascorbic/g DW, 0,170 ± 0,027 mg FeSO4/g DW.
- Sự tương quan giữa hàm lượng phlorotannin và hoạt tính chống oxy hóa tổng:
Hình 3.28. Sự tương quan giữa hàm lượng phlorotannin và hoạt tính chống oxy hóa tổng mẫu sấy
Hình 3.29. Sự tương quan giữa hàm lượng phlorotannin và hoạt tính chống oxy hóa tổng mẫu phơi
Kết quả nghiên cứu hình 3.28 và hình 3.29 cho thấy khi hàm lượng phlorotannin tăng thì hoạt tính chống oxy hóa tổng cũng tăng. Theo phân tích hình thì hàm lượng và hoạt tính chống oxy hóa tổng ở mẫu rong sấy có sự tương quan theo phương trình hồi quy phi tuyến bậc 2: y = 74,355x2 – 421,62x + 589,01 với R2 = 1. Theo phân tích hình thì hàm lượng phlorotannin và hoạt tính chống oxy hóa tổng ở mẫu rong phơi có sự tương quan theo phương trình hồi quy phi tuyến bậc 2:
y = 10,225x2 – 57,403x + 80,624 với R2 =1.