Xác định thời gian chiết

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiết phloratannin thô bằng phương pháp vi sóng từ rong nâu sargassum polycystum (Trang 63 - 67)

Tiến hành 6 mẫu thí nghiệm, mỗi mẫu lấy 1g rong để nghiên cứu chiết phlorotannin ở các khoảng thời gian khác nhau. Các mẫu từ 1 đến 6 tương ứng ở các khoảng thời gian: 1 phút, 2 phút, 3 phút, 4 phút, 5 phút, 6 phút. Sau khi chiết lọc thu nhận dịch chiết để xác định hàm lượng phlorotannin, hoạt tính chống oxy hóa tổng và hoạt tính khử sắt.

Kết quả thu được

Hình 3.15. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng phlorotannin, hoạt tính chống oxy hóa tổng và hoạt tính khử sắt mẫu rong sấy

Hình 3.16. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng phlorotannin, hoạt tính chống oxy hóa tổng và hoạt tính khử sắt mẫu rong phơi

+ Hàm lượng phlorotannin:

Kết quả hình 3.15, 3.16 và phụ lục 5 cho thấy khi tăng thời gian chiết thì hàm lượng phlorotannin thu được tăng lên và cao nhất khi chiết ở 3 phút ở mẫu sấy tương ứng là 15,844 ± 0,425 mg phloroglucinol/g DW, ở mẫu rong phơi tương ứng là 17,041 ± 0,663 mg phloroglucinol/g DW. Hàm lượng phlorotannin thu được thấp nhất khi chiết ở thời gian 6 phút mẫu sấy là 4.994 ± 0,751 mg phloroglucinol/g DW, mẫu phơi là 9.209 ± 0,372 mg phloroglucinol/g DW. Kết quả này có thể giải thích như sau:

+ Thời gian đầu các chất có phân tử nhỏ thường là hoạt chất hòa tan và khuếch tán vào môi trường nước, sau đó mới là hỗn hợp phenol phân tử lớn. Do đó, khi thời gian chiết quá ngắn thì chưa chiết được hết phlorotannin. Lượng chất tan vẫn còn trong nguyên liệu rất nhiều.

+ Khi thời gian chiết dài, sẽ tăng thời gian khuếch tán cơ chất ra khỏi rong, giúp cồn thẩm thấu vào trong tế bào rong qua các mao quản, khi đó sự hòa tan và khuếch tán chất tan tăng lên. Vì vậy dịch chiết thu được hàm lượng phlorotannin cao. Hơn nữa, hàm lượng phlorotannin trong rong có mức giới hạn nhất định, nên nếu tăng thời gian chiết thêm thì cũng không tách thêm được nữa. Khi đó sẽ không thu thêm được phlorotannin cần thiết mà còn lẫn nhiều tạp chất, gây bất lợi cho quá trình tinh chế và

bảo quản, gây tốn kém chi phí và thời gian. Đồng thời, phlorotannin còn bị phân hủy một phần do nhiều điều kiện khác.

Phân tích dữ liệu cho thấy giữa thời gian chiết và hàm lượng phlorotannin ở mẫu rong sấy có ý nghĩa thống kê, F = 17,368 > Fcrit = 4,965 và P-value = 0,002 < 0,05. Thời gian chiết và hàm lượng phlorotannin ở mẫu rong phơi có ý nghĩa thống kê, F = 65,237 > Fcrit = 4,965 và P-value = 0,00001< 0,05.

Hình 3.17. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hoạt tính chống oxy hóa mẫu rong sấy

Hình 3.18. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hoạt tính chống oxy hóa mẫu rong phơi

+ Hoạt tính chống oxy hóa: qua đồ thị hình 3.18, 3.19 cho thấy thời gian chiết cũng

ảnh hưởng đến hoạt tính chống oxy hóa. Ở thời gian 3 phút hoạt tính chống oxy hóa ở mẫu rong sấy tương đương là 3,727 ± 0,035 mg acid ascorbic/g DW, hoạt tính khử sắt tương đương là 0,469 ± 0,035 mg FeSO4/g DW. Ở mẫu rong phơi tương đương là 4,946 ± 0,055 mg acid ascorbic/g DW hoạt tính khử sắt tương đương 0,550 ± 0,024 mg FeSO4/g DW là cao nhất. Trong khi chiết ở 6 phút thì hoạt tính giảm ở mẫu sấy hoạt tính chống oxy hóa tổng là 3,540 ±0,106 mg acid ascorbic/g DW, hoạt tính khử sắt tương ứng 0,341 ± 0,003 mg FeSO4/g DW. Ở mẫu phơi hoạt tính chống oxy tổng là 4,293 ± 0,148 mg acid ascorbic/g DW, hoạt tính khử sắt tương ứng là0,368 ± 0,032 mg FeSO4/g DW.

Phân tích dữ liệu cho thấy thời gian chiết và hoạt tính chống oxy hóa tổng mẫu rong sấy có mối tương quan theo phương trình hồi quy phi tuyến bậc 2:

y = -0,0344x2 +0,2666x + 3,1655 với R2 = 0,8217.

Thời gian chiết và hoạt tính chống oxy hóa tổng mẫu rong phơi có mối tương quan theo phương trình hồi quy phi tuyến bậc 2:

+ Sự tương quan giữa hàm lượng phlorotannin và hoạt tính chống oxy hóa:

Hình 3.19.Sự tương quan giữa hàm lượng phlorotannin và hoạt tính chống oxy hóa mẫu rong sấy.

Phân tích dữ liệu cho thấy khi hàm lượng phlorotannin tăng thì hoạt tính chống oxy hóa tổng cũng tăng.

Ở mẫu rong sấy khi hàm lượng phlorotannin là 14,244 ± 0,371 mg phloroglucinol/g DW thì hoạt tính chống oxy hóa tổng tương ứng là 3,418 ± 0,092 mg acid ascorbic/g DW, khi hàm lượng phlorotannin là 15,844 ± 0,425 mg phloroglucinol/g DW thì hoạt tính chống oxy hóa tổng tương ứng là 3,727 ± 0,035 mg acid ascorbic/g DW. Phân tích dữ liệu cho thấy hàm lượng và hoạt tính chống oxy hóa có ý nghĩa thống kê, F = 19,985 > Fcrit = 4,965 và P-value = 0,001 < 0,05.

Ở mẫu rong phơi khi hàm lượng phlorotannin là 15,467 ± 0,818 mg phloroglucinol/g DW thì hoạt tính chống oxy hóa tổng tương ứng là 4,019 ± 0,0616 mg acid ascorbic/g DW, khi hàm lượng phlorotannin là 17,041 ± 0,663 mg phloroglucinol/g DW thì hoạt tính chống oxy hóa tương ứng là 4,946 ± 0,055 mg acid ascorbic/g DW.

+ Sự tương quan giữa hàm lượng phlorotannin và hoạt tính khử sắt:

Theo phân tích dữ liệu khi hàm lượng phlorotannin tăng thì hoạt tính khử sắt cũng tăng.

Ở mẫu rong sấy khi hàm lượng phlorotannin là 14,244 ± 0,371 mg phloroglucinol/g DW thì hoạt tính khử sắt tương ứng là 0,344 ± 0,019 mg FeSO4/g DW, khi hàm lượng phlorotannin là 15,844 ± 0,425 mg phloroglucinol/g DW thì hoạt tính khử sắt tương ứng là 0,469 ± 0,035 mg FeSO4/g DW. Phân tích dữ liệu cho thấy hàm lượng phlorotannin và hoạt tính khử sắt có ý nghĩa thống kê, F = 38,491 > Fcrit = 4,965 và P- value = 0,0001< 0,05.

Hình 3.20. Sự tương quan giữa hàm lượng phlorotannin và hoạt tính khử sắt mẫu rong phơi

Ở mẫu rong phơi khi hàm lượng phlorotannin là 15,467 ± 0,818 mg phloroglucinol/g DW thì hoạt tính khử sắt tương ứng là 0,393 ± 0,037 mg FeSO4/g DW, khi hàm lượng phlorotannin là 17,041 ± 0,663 thì hoạt tính khử sắt tương ứng là 0,550 ± 0,024 mg FeSO4/g DW. Theo phân tích hình 3.21 thì hàm lượng và hoạt tính khử sắt có sự tương quan theo phương trình hồi quy phi tuyến bậc 2: y = -252,19x2 + 262,29x – 51,341 với R2 = 0,6898.

Như vậy, thời gian chiết được lựa chọn để chiết phlorotannin chống oxy hóa từ rong nâu Sargassum polycystum là 3 phút.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiết phloratannin thô bằng phương pháp vi sóng từ rong nâu sargassum polycystum (Trang 63 - 67)