Tiến hành 6 mẫu thí nghiệm, mỗi mẫu lấy 1g rong để nghiên cứu chiết phlorotannin ở pH dung môi khác nhau. Mẫu 1: pH 5, mẫu 2: pH 6, mẫu 3: pH7, mẫu 4: pH 8, mẫu 5: pH 9, mẫu 6: pH 10. Sau khi chiết lọc thu nhận dịch chiết để xác định hàm lượng phlorotannin, hoạt tính chống oxy hóa tổng và hoạt tính khử sắt.
Kết quả thu được
Hình 3.21. Ảnh hưởng của pH đến hàm lượng phlorotannin và hoạt tính chống oxy hóa tổng và hoạt tính khử sắt của mẫu rong sấy
Hình 3.22. Ảnh hưởng của pH đến hàm lượng phlorotannin và hoạt tính chống oxy hóa tổng và hoạt tính khử sắt của mẫu rong phơi
Nhận xét:
+ Hàm lượng phlorotannin: kết quả nghiên cứu hình 3.21, 3.22 và phụ lục 6 cho thấy
khi pH dung môi chiết tăng thì hàm lượng phlorotannin thu được tăng, hàm lượng phlorotannin thu được lớn nhất khi chiết ở pH = 7, tương ứng với 16.378 ± 0,368 mg phloroglucinol/g DW ở mẫu rong sấy và 17,713 ± 0,706 mg phloroglucinol/g DW ở mẫu rong phơi. Khi pH > 7 thì hàm lượng phlorotannin thu giảm xuống. Ở pH = 10 có môi trường kiềm cao nhất thu được 12,363 ± 0,451 mg phloroglucinol/g DW ở mẫu sấy giảm 4,016 mg phloroglucinol/g DW so với chiết ở pH = 7, và 12,484 ± 0,889 mg
phloroglucinol/g DW ở mẫu rong phơi giảm 5,228 mg phloroglucinol/g DW so với chiết ở pH = 7.
Độ tăng hàm lượng phlorotannin khi chiết trong khoảng pH từ 5 – 7: ở mẫu sấy là 5,589 – 16,378 mg phloroglucinol/g DW, tại pH = 5 hàm lượng phlorotannin thu được giảm 10,789 mg phloroglucinol/g DW so với chiết ở pH = 7. Ở mẫu rong phơi là 9,582 – 17,713 mg phloroglucinol/g DW tại pH = 5 hàm lượng phlorotannin thu được giảm 8,131 mg phloroglucinol/g DW so với chiết ở pH = 7.
Kết quả này có thể giải thích: ở môi trường acid chứa nhiều ion H+ nên khả năng hút các anion càng mạnh. Phlorotannin có chứa nhiều nhóm OH- nên khi gặp H+ hai ion này sẽ kết hợp với nhau tạo thành H2O làm giảm khả năng chiết phlorotannin. Do đó, pH dung môi càng thấp thì thu được hàm lượng phlorotannin càng thấp. Ở môi trường kiềm chứa nhiều ion OH-. Màng tế bào rong là màng phosphorlipid 2 lớp mà trong màng có chứa cation N+ nên có khả năng liên kết với các anion. Do đó hai ion này sẽ kết hợp với nhau làm bít màng tế bào, làm cản trở sự khuếch tán phlorotannin trong tế bào rong ra môi trường bên ngoài.
Phân tích dữ liệu cho thấy giữa pH và hàm lượng phlorotannin có ý nghĩa thống kê, ở mẫu rong sấy F = 10,597 > Fcrit = 4,965 và P-value = 0,009 < 0,05, ở mẫu rong phơi F = 22,358 > Fcrit = 4,965 và P-value = 0,0008< 0,05.
Hình 3.24. Ảnh hưởng của pH dung môi chiết đến hoạt tính chống oxy hóa tổng của mẫu rong phơi.
Hình 3.25. Ảnh hưởng của pH dung môi chiết đến hoạt tính khử sắt của mẫu rong sấy.
Hình 3.25. Ảnh hưởng của pH dung môi chiết đến hoạt tính khử sắt của mẫu rong sấy.
+ Hoạt tính chống oxy hóa: theo phân tích dữ liệu cho thấy pH dung môi chiết cũng
ảnh hưởng đến hoạt tính chống oxy hóa tổng và hoạt tính khử sắt. Khi pH tăng thì hoạt tính chống oxy hóa cũng tăng. Ở pH = 7 thì hoạt tính chống oxy hóa là cao nhất: ở mẫu rong sấy tương đương TA = 3,725 ± 0,188 mg acid ascorbic/g DW, RP = 0,386 ± 0,011mg FeSO4/g DW, ở mẫu rong phơi tương đương TA = 4,595 ± 0,149 mg acid ascorbic/g DW, RP = 0,475 ± 0,046 mg FeSO4/g DW. Khi pH > 7 thì hoạt tính chống oxy hóa giảm xuống, tại pH 10 thì hoạt tính chống oxy hóa ở mẫu rong sấy tương đương TA = 2,758 ± 0,065 mg acid ascorbic/g DW, RP = 0,205 ± 0,011mg FeSO4/g DW, hoạt tính chống oxy hóa ở mẫu rong phơi tương đương TA = 3,501± 0,127 mg acid ascorbic/g DW, RP = 0,342 ± 0,036 mg FeSO4/g DW. Kết quả phân tích cho thấy khi chiết ở pH acid và kiềm thì hoạt tính chống oxy hóa giảm.
Phân tích dữ liệu cho thấy ở mẫu rong sấy pH dung môi chiết và hoạt tính khử sắt có mối tương quan theo phương trình phi tuyến bậc 2:
y = -0,0146x2 + 0,1932x – 0,2863 với R2 = 0,8673
Ở mẫu rong phơi pH dung môi chiết và hoạt tính chống oxy hóa tổng có mối tương quan theo phương trình phi tuyến bậc 2: y = - 0,0569x2 + 0,6463x + 2,5856 với R2 = 0,7876, pH dung môi chiết và hoạt tính khử sắt có mối tương quan theo phương trình phi tuyến bậc 2 : y = -0,0134x2 + 0,1894x – 0,2244 với R2 = 0,7768.
+ Sự tương quan giữa hàm lượng và hoạt tính chống oxy hóa tổng: khi hàm lượng
tăng thì hoạt tính chống oxy hóa tổng cũng tăng. Ở mẫu rong sấy khi hàm lượng phlorotannin là 16,378 ± 0,368 mg phloroglucinol/g DW thì hoạt tính chống oxy hóa tổng tương ứng là 3,725 ± 0,188 mg acid ascorbic/g DW, khi hàm lượng phlorotannin là 12,363 ± 0,451 mg phloroglucinol/g DW thì hoạt tính chống oxy hóa tổng tương ứng chỉ bằng 2,758 ± 0,065 mg acid ascorbic/g DW.
Phân tích dữ liệu cho thấy giữa hàm lượng và hoạt tính chống oxy hóa tổng mẫu rong sấy có ý nghĩa thống kê, F = 37,301 > Fcrit = 4,965 và P-value = 0,0001< 0,05
+ Sự tương quan giữa hàm lượng và hoạt tính khử sắt: phân tích dữ liệu cho thấy
hàm lượng và hoạt tính khử sắt ở mẫu rong sấy có ý nghĩa thống kê, F = 60,994 > Fcrit
= 4,965 và P-value = 0,00001< 0,05. Ở mẫu rong phơi giữa hàm lượng và hoạt tính khử sắt có mối tương quan thuận và tương đối chặt với r = 0,669.