1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp

31 5,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 624 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế Thế giới hiện nay tăng huyết áp (THA) được xem là một trong 10 bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nhân loại có thể làm giảm thọ từ 10 đến 20 tuổi. Thực tế cũng đã cho thấy hậu quả của việc điều trị không đúng bệnh THA sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột có thể làm đứt mạch máu não gây xuất huyết não, đột quỵ, suy tim cấp, phù phổi cấp hay tình trạng huyết áp tăng vừa phải thường xuyên sẽ gây ra suy tim mạn, suy thận mạn, tổn thương ở đáy mắt. Qua đó chúng ta thấy hầu hết các biến chứng này đều nguy hiểm tính mạng hoặc không hồi phục. Vì vậy việc phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc tốt bệnh THA có thể giúp đẩy lùi các tai biến nguy hiểm này. Tỷ lệ THA trên thế giới năm 2000 là 26,4% tương đương 972 triệu bệnh nhân THA bao gồm cả nam và nữ. Dự đoán sẽ tăng lên 29,2% (1,5 tỷ người bệnh) vào năm 2025. Tại Việt Nam, xu hướng bị THA tăng: Tỷ lệ năm 1992 trên toàn quốc là 12%. Điều tra năm 2010 cho thấy 25,1% ở người từ 25 tuổi trở lên bị THA (khoảng 5 triệu người). Điều đáng lo lắng là trong số những người bị THA theo WHO tỷ lệ kiểm soát tốt chỉ chiếm 19% còn 81% không được kiểm soát lơ lửng các mối hiểm nguy do THA gây ra. Tại các nước phát triển việc kiểm soát tốt bệnh THA vẫn ở một tỷ lệ khá thấp. Chẳng hạn như bệnh nhân THA được kiểm soát tốt huyết áp dưới mức 140/90mmHg tại Mỹ là 24%, tại Anh quốc là 6% và tại nhiều nước đang phát triển con số này cũng chỉ khoảng 1- 2%. Hiện nay đã có nhiều tài liệu, nghiên cứu về THA đề cập nhiều đến yếu tố nguy cơ, triệu chứng, biến chứng, dùng thuốc… Thực tế tại Việt Nam chưa có nhiều bài viết đi sâu về chăm sóc bệnh nhân THA. Chính vì vậy chuyên đề này đề cập đến những nội dung chính sau đây: 1. Cung cấp kiến thức cơ bản về bệnh THA. 2. Chăm sóc cho bệnh nhân THA. CHƢƠNG 1. NỘI DUNG 1. Định nghĩa huyết áp. - Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch. Hình 1: Hình ảnh mô tả tác động của máu lên thành động mạch - Huyết áp thể hiện bằng hai chỉ số: + Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mmHg (đọc là milimét thuỷ ngân). + Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mmHg. Mỗi người phải luôn biết và nhớ hai chỉ số huyết áp của mình! 2. Khái niệm tăng huyết áp. Huyết áp tăng dần theo tuổi nhưng khi tăng tới mức gây nguy hại cho cơ thể mà ở mức này việc chữa trị có lợi hơn là hại thì gọi là THA. Tăng huyết áp được chẩn đoán xác định khi: - Đo huyết áp khi nghỉ ngơi > 10 phút ở tư thế ngồi hoặc nằm. Đo > 2 lần x 3 ngày riêng rẽ. Đặc biệt đối với người già và người đái tháo đường nên đo huyết áp cả ở tư thế ngồi vì sẽ có hiện tượng hạ huyết áp khi đứng. - Hoàn cảnh đo: Chú ý Stress (hiện tượng áo choàng trắng: Huyết áp tăng hơn bình thường). - Kết quả đo: ≥ 140mmHg: Huyết áp tâm thu ≥ 90 mmHg: Huyết áp tâm trương Từ gọi thông dụng nhưng không đúng: Các vùng miền có các cách gọi khác nhau về tăng huyết áp như tăng xông, cao máu, lên máu, cao áp huyết. 3. Nguyên nhân tăng huyết áp. - THA nguyên phát: Khi không tìm thấy nguyên nhân lý giải cho tăng huyết áp. - THA thứ phát: Còn gọi là tăng huyết áp triệu chứng, tăng huyết áp là một triệu chứng của một bệnh lý nào đó. 3.1. Tăng huyết áp nguyên phát Chiếm trên 90% các trường hợp THA, thường gặp ở người trên 50 tuổi. Tuy không tìm thấy nguyên nhân, nhưng các yếu tố sau được coi là các yếu tố nguy cơ gây THA: 3.1.1. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi: Tuổi, giới, chủng tộc, yếu tố gia đình. 3.1.2. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được: - Béo phì. - Tăng lipid máu. - Tăng lipid máu. - Sang chấn tinh thần. - Thuốc lá. - Thói quen ăn mặn. - Ít hoạt động thể lực. - Lạm dụng một số thuốc. 3.2. Tăng huyết áp thứ phát Chiếm khoảng 10% các trường hợp THA, thường gặp ở người trẻ tuổi. Các nguyên nhân thường gặp có thể là: 3.2.1. Bệnh thận: Viêm cầu thận cấp và mạn, viêm thận, bể thận, sỏi thận, bệnh động mạch thận (hẹp), các bệnh thận bẩm sinh, suy thận. 3.2.2. Bệnh nội tiết: U tuyến thượng thận, u tuyến yên, cường tuyến giáp. 3.2.3. Bệnh tim mạch: - Hẹp eo động mạch chủ gây THA chi trên, giảm huyết áp chi dưới. - Hở van động mạch chủ gây THA tâm thu, giảm huyết áp tâm trương. 3.2.4. Một số nguyên nhân khác - Nhiễm độc thai nghén: Một trong các tai biến nguy hiểm gặp trong bệnh lý sản khoa. Điều dưỡng cần chú ý theo dõi huyết áp chặt chẽ cho bệnh nhân. - Bệnh tăng hồng cầu. - Nhiễm toan hô hấp. 4. Yếu tố tăng huyết áp. - Tuổi tác: Tuổi càng cao thì càng dễ bị THA đặc biệt là huyết áp tâm thu, do động mạch trở nên cứng hơn, nguyên nhân là do bệnh xơ cứng động mạch. - Tình trạng kinh tế xã hội: Tăng huyết áp - Cũng gặp nhiều hơn ở những nhóm người có trình độ giáo dục và kinh tế xã hội thấp. - Tiền sử gia đình (tính di truyền): Bệnh THA có khuynh hướng di truyền theo gia đình. - Giới: Thường thì nam giới dễ bị THA hơn nữ. Điều này thay đổi theo tuổi tác và chủng tộc. - Thừa cân (béo phì): Những người béo phì có nguy cơ bị cao huyết áp cao gấp từ 2 đến 6 lần những người có trọng lượng trong giới hạn bình thường. - Nhạy cảm với Natri (muối): Một số người bị nhạy cảm với Natri (muối) do đó huyết áp của họ sẽ tăng cao nếu dùng muối. Giảm lượng muối ăn vào có thể làm hạ huyết áp - Những thức ăn nhanh chứa một lượng Natri đặc biệt cao hơn bình thường. Nhiều loại thuốc thông dụng (OTC - over the counter), chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc chữa loãng xương cũng có thể chứa một lượng lớn Natri. Đọc kỹ nhãn hiệu để biết thức ăn mà bạn đang dùng chứa bao nhiêu natri. Tránh những loại thức ăn có nồng độ natri cao. - Uống rượu: Uống nhiều hơn 1 hay 2 ly rượu 1 ngày có thể làm tăng huyết áp đối với những người nhạy cảm với rượu. - Thuốc tránh thai (dùng bằng đường uống): Một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể bị tăng huyết áp. - Không tập thể dục: Ngồi nhiều một chỗ có thể gây béo phì và tăng huyết áp. - Thuốc: một số loại thuốc, như amphetamine (thuốc kích thích), thuốc giảm cân, thuốc cảm và dị ứng có thể làm THA . 5. Triệu chứng tăng huyết áp. Phần lớn THA không có triệu chứng. Các dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, nôn, mỏi mệt…không phải là biểu hiện chỉ của mỗi THA. Khi có triệu chứng THA, thường lúc này đã là biến chứng hoặc tình trạng THA đã nặng. 6. Cận lâm sàng. - Xét nghiệm cần làm về máu: Bilan lipid máu, đường máu, công thức máu, Ure, creatinin. - Đối với nước tiểu: Protein, tế bào vi trùng, đường niệu. - Một số xét nghiệm khác: Soi đáy mắt, đo điện tâm đồ, chụp X-quang tim phổi, siêu âm tim, chụp mạch thận, định lượng các hormone trong huyết thanh. 7. Chẩn đoán. 1. Chẩn đoán xác định: Chủ yếu bằng cách đo huyết áp theo đúng các quy trình.Tuy nhiên điều quan trọng là nên đi khám sức khỏe định kỳ để khám xét toàn bộ nhằm phát hiện sớm những trường hợp tiềm tàng hoặc chưa có triệu chứng. 2. Chẩn đoán giai đoạn tăng huyết áp: Theo tổ chức y tế thế giới (1996) Chia làm 3 giai đoạn. - Giai đoạn I: THA thực sự nhưng không có các tổn thương thực thể các cơ quan. - Giai đoạn II: Có ít nhất một trong các biến đổi cơ quan sau: + Dày thất trái: Phát hiện bằng lâm sàng, X quang, điện tim, siêu âm. + Hẹp lan tỏa hay từng vùng các động mạch võng mạc (giai đoạn I và II đáy mắt của Keith-Wagener-Baker). + Thận: Albumin niệu vi thể, protein niệu, ure hoặc creatinin máu tăng nhẹ. + Có hình ảnh mảng vữa xơ động mạch trên siêu âm hoặc X quang. - Giai đoạn III: Có dấu hiệu chức năng và thực thể do tổn thương các cơ quan đích: + Tim: Suy tim trái, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. + Não: Tai biến mạch máu não thoáng qua, xuất huyết não, tiểu não hoặc thân não. Bệnh não THA. Loạn thần do mạch não. + Đáy mắt: Xuất huyết võng mạc xuất tiết có hay không phù gai thị (giai đoạn III và IV)/các dấu hiệu này là đặc biệt của giai đoạn ác tính (giai đoạn tiến triển nhanh). - Các biểu hiện khác thường gặp ở giai đoạn III nhưng không đặc hiệu của THA: + Thận: Creatinin huyết tương tăng rõ, suy thận. + Mạch máu: Phồng tách, bít tắc động mạch, tắc động mạch ngoại biên. - THA ác tính hay THA tiến triển nhanh là một hội chứng gồm có: + Huyết áp tối thiểu rất cao, trên 130 mmHg. + Đáy mắt giai đoạn III và IV theo Keith-Wagener. + Có biến chứng ở thận, tim, não. + Bệnh nhân trẻ tuổi dưới 40. + Tiến triển nhanh, tử vong trong vòng 2-3 năm. Phân độ tăng huyết áp theo ESH/ESC 2007 (mmHg) Phân độ Tâm thu Tâm trương Tối ưu < 120 Và < 80 Bình thường 120-129 Và/hoặc 80-84 Bình thường cao 130-139 Và/hoặc 85-89 THA độ 1 140-159 Và/hoặc 90-99 THA độ 2 160-179 Và/hoặc 100-109 THA độ 3 ≥ 180 Và/hoặc ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 Và < 90 THA tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu >/=140mmHg có 3 độ: 1, 2, 3 và huyết áp tâm trương phải < 90mmHg. 8. Phân loại tăng huyết áp. - Theo tính chất: + THA thường xuyên: THA lành tính và tăng huyết áp ác tính. + THA dao động, huyết áp có lúc cao, có lúc bình thường. - Theo nguyên nhân: + THA nguyên phát (vô căn) chiếm >90 % + THA thứ phát < 10% 9. Tiến triển và biến chứng của tăng huyết áp Tác hại của THA (biến chứng THA) xảy ra chủ yếu ở tim, não, thận, mắt, mạch máu. 9.1. Tại tim, tăng huyết áp gây: - Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim - Suy tim, rối loạn nhịp tim Hình 2. Biến chứng nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp (nơi có mũi tên) 9.2. Tại não, tăng huyết áp gây: - Cơn thiếu máu não thoáng qua. - Suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. - Đột quỵ (tai biến mạch máu não) gồm nhồi máu não (nhũn não) và xuất huyết não (chảy máu não, đứt mạch máu não). - Bệnh não do THA (nôn mửa, chóng mặt, co giật, hôn mê…). Hình 3. Hình ảnh nhũn não và xuất huyết não 9.3. Thận: - Vữa xơ động mạch thận sớm và nhanh. - Xơ thận gây tình trạng suy thận dần dần. - Hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây THA ác tính. - Ở giai đoạn cuối thiếu máu não cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đến nồng độ rennin và angiotensin II trong máu gây cường aldosteron thứ phát. Hình 4. Tổn thương mạch máu thận, cuối cùng gây bệnh thận giai đoạn cuối do tăng huyết áp (chỗ có mũi tên). 9.4. Mạch máu: THA gây giãn phình và phình tách thành của một số động mạch Hình 6. Động mạch xơ cứng, dày lên do tăng huyết áp, hậu quả là huyết áp càng tăng… (chỗ có mũi tên). 9.5. Mắt: Tổn thương ở đáy mắt (nặng nhất là xuất huyết, xuất tiết và phù gai thị) Hình 5. Hình ảnh tổn thương đáy mắt do tăng huyết áp Tất cả biến chứng này: (1) về mặt sức khỏe làm bệnh nặng dần, tàn tật nhiều (62% đột quỵ và 49% đau thắt ngực do THA) và gây chết hoặc đột ngột hoặc từ từ hoặc chết sớm (THA gây giảm thọ từ 10 đến 20 năm); còn (2) về mặt tài chính thì làm tăng chi phí. 10. Phát hiện tăng huyết áp. Chỉ bằng cách đi khám và đo huyết áp tại các cơ sở y tế. [...]... tim do tăng huyết áp Hình 3 Hình ảnh nhũn não và xuất huyết não Hình 4 Tổn thương mạch máu thận, cuối cùng gây bệnh thận giai đoạn cuối do tăng huyết áp Hình 5 Hình ảnh tổn thương đáy mắt do tăng huyết áp Hình 6 Động mạch xơ cứng, dày lên do tăng huyết áp, hậu quả là huyết áp càng tăng Hình 7 Đo huyết áp tư thế ngồi bằng huyết áp kế thuỷ ngân hiện nay là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tăng huyết áp Hình... cho bệnh nhân và gia đình người bệnh cần phải biết các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi làm tăng huyết áp, cách phát hiện các triệu chứng tăng huyết áp, cách phòng, điều trị và theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp 4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc: - Chăm sóc: + Để bệnh nhân nằm nghỉ, tránh lao động trí óc căng thẳng, lo lắng qua độ, nên tập thể dục nhẹ, đi bộ thư giãn, bơi lội + Động viên, an ủi bệnh nhân. .. phòng chống tăng huyết áp và khoẻ mạnh, nên ăn nhiều rau, cá Hình 9 Đi bộ nhanh, một cách phòng chống tăng huyết áp đơn giản và hiệu quả MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƢƠNG 1 NỘI DUNG 2 1.1 Định nghĩa huyết áp 2 1.2 khái niệm tăng huyết áp 2 1.3 Nguyên nhân tăng huyết áp 3 1.3.1 Tăng huyết áp nguyên phát 3 1.3.2 Tăng huyết áp thứ phát... tố tăng huyết áp 4 1.5 Triệu chứng tăng huyết áp 5 1.6 Cận lâm sàng 5 1.7 Chẩn đoán 5 1.7.1 Chẩn đoán xác định: 5 1.7.2 Chẩn đoán giai đoạn tăng huyết áp: 5 1.8 Phân loại tăng huyết áp 7 1.9 Tiến triển và biến chứng của tăng huyết áp 7 1.9.1 Tại tim, tăng huyết áp gây: 7 1.9.2 Tại não, tăng huyết áp. .. ăn cho bệnh nhân THA 4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc: - 7h30: + Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp cho bệnh nhân (bảng theo dõi) + Hướng dẫn bệnh nhân nằm tư thế thoải mái giúp giảm đau + Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh hiện tại - 8h: Cho bệnh nhân uống thuốc (theo y lệnh) - 9h: Bệnh nhân uống 1 cốc nước cam (300ml) - Từ 10h đến 10h30: Cho bệnh nhân đi bộ 2 vòng quanh vườn hoa bệnh viện... 11h30: Cho bệnh nhân ăn 1 bát cơm, canh rau thịt nạc, sau đó tráng miệng một quả chuối - 12h đến 13h: Bệnh nhân ngủ trưa tại giường - 13h 30: + Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp cho bệnh nhân (bảng theo dõi) + Cho bệnh nhân dùng thuốc (theo y lệnh) - 14h: Giáo dục sức khỏe + Cung cấp thông tin cho bệnh nhân và gia đình về các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi làm tăng huyết áp + Hướng dẫn bệnh nhân và gia... trị đúng hướng và có chế độ chăm sóc tốt sẽ góp phần không nhỏ vào việc cải thiện sức khỏe, chi phí điều trị cho bệnh nhân Để làm được việc đó thì việc bệnh nhân và cộng đồng được cung cấp các kiến thức cơ bản về bệnh THA là vô cùng quan trọng Từ đó phần chăm sóc bệnh nhân THA sẽ đạt hiệu quả cao hơn Việc lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện chăm sóc chi tiết cho từng bệnh nhân là cần thiết để đạt được... số bệnh nội khoa như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường týp 2, hội chứng chuyển hoá 14 Hƣớng dẫn bệnh nhân cách đo huyết áp tại nhà - Cách đo: Nếu được hướng dẫn cách đo tỉ mỉ, với một huyết áp kế (huyết áp kế đồng hồ hay huyết áp kế thủy ngân) và 1 ống nghe thì một người không chuyên vẫn có thể đo khá chính xác huyết áp của mình Nếu không thích hay không làm quen được với cách đo huyết áp bằng huyết áp. .. hoặc thủy ngân thì có thể dùng huyết áp kế điện tử Loại huyết áp kế này đắt tiền hơn 2 loại trên và đòi hỏi sự yên tĩnh, tránh rung xóc trong quá trình đo huyết áp Chú ý khi pin hay ắc quy của máy đo đã yếu, số đo sẽ không chính xác Nên đo huyết áp vào các giờ nhất định trong ngày, trừ khi có các dấu hiệu đặc biệt nghi ngờ tăng huyết áp hay tụt huyết áp Mỗi lần đo huyết áp nên đo 2 – 3 lần, mỗi lần cách... tăng huyết áp 16 1.14 Hƣớng dẫn bệnh nhân cách đo huyết áp tại nhà 17 CHƢƠNG 2 CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP 18 2.1 Nhận định: 20 2.1.1 Toàn trạng: 20 2.1.2 Các hệ thống cơ quan: 21 2.2 Chẩn đoán điều dƣỡng : 21 2.3 Lập kế hoạch chăm sóc điều dƣỡng: 21 2.4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc: 23 2.5 Lƣợng giá: . huyết. 3. Nguyên nhân tăng huyết áp. - THA nguyên phát: Khi không tìm thấy nguyên nhân lý giải cho tăng huyết áp. - THA thứ phát: Còn gọi là tăng huyết áp triệu chứng, tăng huyết áp là một triệu. gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mmHg. Mỗi người phải luôn biết và nhớ hai chỉ số huyết áp của mình! 2. Khái niệm tăng huyết áp. Huyết áp tăng. biến nguy hiểm gặp trong bệnh lý sản khoa. Điều dưỡng cần chú ý theo dõi huyết áp chặt chẽ cho bệnh nhân. - Bệnh tăng hồng cầu. - Nhiễm toan hô hấp. 4. Yếu tố tăng huyết áp. - Tuổi tác: Tuổi

Ngày đăng: 14/01/2015, 16:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w