Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 87 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
87
Dung lượng
1,42 MB
Nội dung
1 đặt vấn đề Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là mét hội chứng thường gặp của đường tiêu hóa với các rối loạn chức năng ruột, gồm một nhóm các triệu chứng như: đau bụng, chướng bụng, rối loạn đại tiện v.v. Trước đây, hội chứng này có nhiều tên gọi khác nhau như: viêm đại tràng co thắt, rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng đại tràng kích thích. Hiện nay, thuật ngữ HCRKT được thống nhất để gọi tình trạng bệnh lý này. Ở các nước phương Tây, HCRKT chiếm tỷ lệ từ 30-35% số bệnh nhân đến khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Ở Việt nam, theo Hà Văn Ngạc số bệnh nhân tiêu hoá tại viện 108 có 24,1% bệnh nhân mắc HCRKT [25]. Theo Lại Ngọc Thi phát hiện tỷ lệ này là 17,3% [31]. Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đều cho thấy tỷ lệ mắc HCRKT ở nữ giới nhiều hơn nam giới, với tỷ lệ từ 1,6:1 đến 2:1 (tuỳ theo từng nghiên cứu), độ tuổi trung bình là 40 [22, 26, 27, 60, 61]. HCRKT không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng hay tái phát nên hạn chế và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đồng thời, cơ chế bệnh sinh và căn nguyên của bệnh chưa rõ ràng nên việc điều trị bệnh còn nhiều hạn chế. Y học hiện đại đã đạt được nhiều kết quả trong việc điều trị với mục tiêu làm giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Y học cổ truyền Việt Nam cũng đã ứng dụng một số bài thuốc để điều trị HCRKT như : “Bình vị tan” [27], “Viên nang Hế mọ” [29] và đã có hiệu quả nhất định. Năm 2008, viện Y học cổ truyền Quân đội công bố kết quả đề tài “Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc “Tứ thần hoàn” trong điều trị HCRKT thể lỏng”. Đây là đề tài bước đầu đi sâu nghiên cứu cơ chế tác dụng của bài thuốc cổ phương trên thực nghiệm và đánh giá tác dụng điều 2 trị của bài thuốc trên lâm sàng [26]. Tiếp tục hướng đi này, Viện y học cổ truyền Quân đội nghiên cứu bài thuốc cổ phương “Thèng tả yếu phương” đã được sử dụng từ đời Minh ở Trung Quốc, và ứng dông ở Việt Nam từ lâu để chữa chứng Can uất tỳ hư, mét chứng bệnh có những điểm tương đồng với HCRKT [56]. Để góp phần nghiên cứu tác dụng của bài thuốc trên cơ sở đánh giá khoa học về hiệu quả điều trị HCRKT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu : 1. Gây mô hình HCRKT trên động vật thực nghiệm. 2. Đánh giá tác dụng điều trị HCRKT của bài thuốc “Thống tả yếu phương” trên động vật thực nghiệm. 3 Chương 1 Tổng quan 1.1. định nghĩa, lịch sử và dịch tễ học HCRKT 1.1.1. Định nghĩa Năm 1989, hội nghị quốc tế về HCRKT (Irritable Bowel Syndrom : IBS) được tổ chức tại Rome đã đưa ra định nghĩa nh- sau: Hội chứng ruột kích thích là các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy tổn thương về giải phẫu bệnh và hóa sinh [54]. 1.1.2. Lịch sử HCRKT * Trên Thế giới Những rối loạn chức năng ruột - đại tràng bao gồm các chứng: đau bụng, đầy hơi, rối loạn đại tiện kéo dài (phân lỏng, táo bón hoặc táo lỏng luân phiên) đã được nhiều thầy thuốc mô tả từ lâu và được gọi bằng các tên khác nhau . Năm 1673, Louis Guyon Fre [58] đã viết về chứng đau bụng, đầy hơi. Năm 1830, Howslip [58] là tác giả đầu tiên đã mô tả chứng co thắt đại tràng. Trong một thời gian dài, hội chứng này được xem là có nguyên nhân viêm nhiễm với nhiều tên gọi như: viêm đại tràng mãn, viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng tiết nhầy, viêm đại tràng chức năng… Năm 1922, Hurst cho rằng gọi “viêm đại tràng” là không xác đáng [58]. Năm 1944, Pefers và Bargen đề nghị gọi là chứng “Đại tràng kích thích” hay “rối loạn thần kinh đại tràng” [58]. Năm 1962, Chaudray và Truelove lần đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu lâm sàng của HCRKT. Các tác giả nhiều công trình nghiên cứu sau này mà đại diện như: Manning (1978), Nauveau (1986), Lynn (1998), Thompson (1990, 1999) v.v. đã cho rằng, không chỉ có đại tràng bị kích thích mà còn có sự tham 4 gia của tiểu tràng trong việc làm phát sinh các rối loạn chức năng. Vì vậy, các tác giả đã thống nhất gọi là hội chứng ruột kích thích [17, 48, 49, 54, 60, 62]. Các hội nghị tiêu hóa quốc tế về HCRKT đã được tổ chức tại Rome vào những năm 1989 [54] và đưa ra định nghĩa như trên. Năm 1999, các nhà tiêu hóa đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán Rome II [46]. Năm 2005, đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán Rome III [47]. * Ở Việt Nam Năm 1961 Hà Văn Ngạc [24] đã nghiên cứu về hội chứng lỵ và đưa ra nhận xét: Ngoài hội chứng lỵ có tổn thương thực thể, còn có hội chứng lỵ mà kết quả soi trực tràng hoàn toàn bình thường. Đó là hội chứng mà ông cho rằng do nguyên nhân thần kinh (rối loạn thần kinh ruột). Năm 1996 Hà Văn Ngạc – Lại Ngọc Thi [23] đã tiến hành “Nghiên cứu điều tra bệnh đại tràng chức năng (hội chứng ruột kích thích) ở 7934 người lớn có bề ngoài bình thường” và rót ra kết luận: Khi điều tra HCRKT bằng khám lâm sàng và hỏi bệnh, cho kết quả không có sự khác biệt lớn so với phương pháp khám lâm sàng kết hợp với cận lâm sàng. Những người mắc HCRKT có đặc điểm: Mặc dù biểu hiện nhiều triệu chứng lâm sàng phối hợp với nhau, thời gian mắc bệnh lâu nhưng sức khoẻ không giảm sút. Đó là điểm quan trọng có giá trị trong chẩn đoán phân biệt với các bệnh có tổn thương thực thể. Tiếp theo nhiều nghiên cứu của các tác giả như Ngô Đức Thành(1996) [30], Nguyễn Thị Nhuần(1999) [27], Nguyễn Thị Tuyết Nga(2008) [26], đã đưa ra nhận xét: Các triệu chứng lâm sàng Ýt khi đứng đơn độc mà thường phối hợp với nhau trên một người bệnh, làm tăng khả năng chẩn đoán của HCRKT. Mức độ nặng của bệnh không phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh dài hay ngắn. Điều này khác hẳn với các bệnh có tổn thương thực thể ở ống tiêu hóa và càng minh chứng cho tính chất chức năng của bệnh. 5 1.1.3. Dịch tễ học HCRKT Nghiên cứu trên 41.000 người, tại 8 quốc gia Châu Âu (Bỉ, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Anh và Hà Lan ) cho thÊy, tần suất mắc HCRKT là 11,5%, tỷ lệ này thay đổi tuỳ theo quốc gia (6-12%) do điều kiện hoàn cảnh xã hội khác nhau ; trong đó HCRKT thể lỏng là 34%, thể táo là 27% với 63% bệnh nhân là nữ, 35% bệnh nhân chịu đựng các triệu chứng trên 10 năm [52]. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc HCRKT từ 13,4%- 17,3%. Nữ mắc nhiều hơn nam 1,6/1; thể phân lỏng 66%, thể táo bón 21%. Tuổi hay mắc từ 30-60 [23]. Năm 2004, Nguyễn Thị Tuyết vân đã khảo sát 6.166 bệnh nhân có bệnh lý đại - trực tràng - hậu môn tại phòng khám của Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả cho thấy: có 5.129 bệnh nhân mắc HCRKT, chiếm tỷ lệ 83,18% [39]. 1.2. Hội chứng ruột kích thích theo y học hiện đại 1.2.1. Sơ lược về giải phẫu- sinh lý đại tràng Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hoá, bắt đầu từ tận cùng của hồi tràng đổ vào manh tràng (van Bauhin) đến hậu môn có độ dài trung bình từ 1,4- 1,8m, như một chiếc khung hình chữ U ngược ôm lấy tiểu tràng từ trái qua phải [14]. Đại tràng được chia ra hai đoạn có chức năng tiêu hoá rõ ràng [21]. Đoạn bên phải (đoạn gần) gồm có đại tràng lên và 1/3 bên phải của đại tràng ngang, là phần cố định dính vào thành bụng sau có giới hạn từ van Bauhin đến cơ vòng Cannon và Boehm. Đoạn bên trái (đoạn xa) gồm có phần đại tràng ngang còn lại và toàn bé đại tràng xuống. Đại tràng sigma di động không đi thẳng mà tạo thành cuộn vòng đi từ mào chậu trái tới đốt sống cùng III. Giữa đại tràng xuống và đại tràng sigma có cơ vòng Moutier. 6 Trực tràng và hậu môn nằm trong tiểu khung, đoạn ống phình ra gọi là bóng trực tràng. Đoạn cuối trực tràng là một ống hẹp ngắn 3- 4cm gọi là ống hậu môn. Ở đoạn này có các cơ vòng và cơ hậu môn [7, 14]. Nhờ có các cơ vòng mà đoạn bên phải giữ thức ăn lại. Dưới tác động của co bóp phân đoạn, các nhu động và phản nhu động tạo điều kiện cho sự tái hấp thu được triệt để. Khi đến đoạn bên trái, hầu như mọi thành phần trong thức ăn đã dược tiêu hoá, còn lại chất bã trong đó có một số sợi cơ chưa tiêu hết sẽ được các vi khuẩn phân huỷ gây ra hiện tượng thối rữa và cuối cùng là hình thành phân để xuống sigma tràng, từng đợt rơi vào trực tràng [21]. Các vận động ở đại tràng bao gồm co bóp phân đoạn và các sóng nhu động giống như ở tiểu tràng: - Co bóp phân đoạn giúp cho thức ăn được nhào trộn và tiếp xúc với niêm mạc đại tràng để làm tăng hấp thu. Co bóp này xảy ra chậm, không đều, là sự co thắt giúp cho thức ăn lưu lại trong đại tràng để tiêu hoá và hấp thu nước. - Các sóng nhu động đẩy thức ăn về phía trực tràng. Nó theo tuần tự từ trên xuống dưới, phụ thuộc vào: chất lượng thức ăn, yếu tố thần kinh và thể dịch. Đại tràng phải nhu động yếu, càng sang trái nhu động càng mạnh lên để tống phân xuống trực tràng. Đôi khi cũng có những sóng phản nhu động nhưng yếu. Ngoài ra, đại tràng còn có một loại co bóp đặc biệt là co bóp khối diễn ra như sau: ở đoạn đại tràng ngang đang bị căng ra, mét co bóp vòng xuất hiện làm chất phân ở đoạn ruột phía dưới bị Ðp lại thành khối. Co bóp mạnh dần lên trong khoảng 30 giây rồi ruột giãn ra trong 2-3 phót và một co bóp khối khác lại xuất hiện ở đoạn ruột xa hơn, chuỗi vận động này chỉ tồn tại trong nửa giê, rồi nửa ngày hay một ngày sau lại xuất hiện. Khi những co bóp khối đẩy khối phân vào trực tràng, gây cảm giác muốn đại tiện do sù co phản xạ của trực tràng và giãn cơ thắt hậu môn [7]. 7 1.2.2. Cơ chế bệnh sinh hội chứng ruột kích thích Cơ chế bệnh sinh của HCRKT khá phức tạp. Nghiên cứu về nguyên nhân - cơ chế bệnh sinh của HCRKT hiện đang được nhiều nhà khoa học quan tâm. Gần đây, nhờ các kỹ thuật thăm dò trên thực nghiệm và lâm sàng, nhiều công trình nghiên cứu đều cho rằng HCRKT có liên quan đến các cơ chế sau: 1.2.2.1. Rối loạn chức năng vận động ruột Trước đây rối loạn vận động bất thường của đại tràng được coi là một trong những cơ chế bệnh sinh cơ bản gây nên các triệu chứng của HCRKT. Nhiều nghiên cứu sử dụng những bóng nhỏ để đo áp lực trong lòng ruột từ trực tràng lên đến toàn bộ đại tràng sigma đã thấy có hiện tượng rối loạn vận động của đại tràng. Khi xem xét về tính chất phân, ở bệnh nhân HCRKT có tiêu chảy là chủ yếu thì rối loạn vận động ruột được xác định bởi sự tăng mức độ vận động từng đoạn ruột lúc đang bị đau, còn những bệnh nhân HCRKT có phân khô táo là chủ yếu thì được xác định bởi nhu động ruột giảm, cơ vòng thắt lại [42]. Ngoài ra, hậu quả của stress, những bữa ăn giầu chất béo và chất kích thích, những tác nhân kích thích khác cũng tác động tới tính đáp ứng của ruột. Những triệu chứng lâm sàng phong phú ở người bị HCRKT cho thấy có sự rối loạn vận động ở nhiều vị trí khác nhau của ống tiêu hoá. Hiện nay nhiều kết quả nghiên cứu về những dấu hiệu của nhu động đặc hiệu ở bệnh nhân HCRKT và những hiểu biết về rối loạn vận động đã cho rằng rối loạn vận động ruột chưa đủ để giải thích triệu chứng đau bụng của bệnh nhân [47]. 1.2.2.2. Rối loạn cảm giác nội tạng của ruột Các nghiên cứu cho thấy các triệu chứng của bệnh thường do nhiều cơ chế bệnh sinh khác nhau gây nên. Trong đó, những điểm bất thường về rối loạn cảm giác nội tạng có thể được dùng làm cơ sở để giải thích cho các triệu 8 chứng mạn tính như: đau bụng, thay đổi số lần đại tiện, đầy hơi chướng bụng. Bệnh nhân bị HCRKT chủ yếu do sù thay đổi chức năng cảm giác nội tạng của ruột; 50-70% bệnh nhân bị HCRKT có ngưỡng đau thấp hơn so với nhóm chứng khoẻ mạnh khi có thay đổi áp lực và thể tích ở lòng ruột [55]. Hiện nay qua nhiều nghiên cứu về cơ chế tăng mẫn cảm nội tạng, các tác giả cho rằng có rất nhiều yếu tố (gen, viêm nhiễm, sự thay đổi nhu động ruột, sự tiếp xúc với hoá chất độc, những kích thích cơ học tại chỗ lên thần kinh ruột, yếu tố tâm lý…) đã làm biến đổi các thụ thể thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng của các nơ-ron ở tuỷ sống và thần kinh trung ương đã tạo ra độ nhạy cảm lâu dài đối với xung động cảm giác truyền từ nội tạng. Các nghiên cứu cũng gợi ý HCRKT là do sự tăng nhạy cảm của thần kinh hướng tâm, bởi các kích thích tác động vào các thụ cảm thể hoá học trên niêm mạc, các thụ thể cơ học của cơ trơn và các thụ thể cảm giác ở mạc treo mà người bình thường không cảm nhận được nhưng lại gây cảm giác đau cho bệnh nhân [17, 38, 12]. 1.2.2.3. Mất cân bằng của chất dẫn truyền thần kinh Mét trong những chất dẫn truyền thần kinh chủ yếu tham gia vào việc điều tiết vận động của đại tràng là Serotonin (5-hydroxytryptamine:5-HT). 5- HT được bài tiết dưới tác động của những xung kích thích ruột, nhưng chỉ tạo ra hoạt tính sau khi kết hợp với thụ thể. Hoạt tính này gây co cơ trơn, qua đó ảnh hưởng đến nhu động của ruột, kích thích bài tiết nước và điện giải vào lòng ruột, thay đổi cảm nhận đau nội tạng. Trong cơ thể, 5-HT có tới trên 20 loại thụ thể đặc hiệu. Khoảng 5% 5-HT có ở hệ thần kinh trung ương, 95% còn lại tập trung nhiều nhất ở trong ống tiêu hoá, trong các tế bào ưa chrome của biểu mô niêm mạc ruột, nơ-ron thần kinh, tế bào cơ trơn, tế bào Mast. Đặc biệt trong ống tiêu hóa chỉ có 2 loại thụ thể là 5-HT 3 và 5-HT 4 nằm chủ yếu trên nơ-ron của hệ thần kinh ruột, có liên quan mật thiết tới sự vận động của ống tiêu hóa, cảm giác đau bụng và sự bài tiết của ruột. 9 Theo các tác giả Bearcoft 1998 [43] , Sanger [53] và Maxton [50] cho thấy: những trường hợp sau khi ăn, nồng độ 5-HT trong máu người bệnh tăng cao hơn rõ rệt so với người bình thường sẽ dẫn đến phản ứng quá mẫn nội tạng, đồng thời 5-HT cũng là chất chủ yếu gây đại tiện lỏng trên bệnh nhân HCRKT. Còn những trường hợp nồng độ 5-HT giảm thì mức độ hưng phấn của vỏ não giảm, thậm chí xuất hiện hiện tượng ức chế gây giảm nhu động ruột, và xuất hiện táo bón. Để giảm cảm giác khó chịu có thể sử dụng các chất ức chế chọn lọc 5-HT 3 tác dụng thần kinh cảm giác bên ngoài mà không ảnh hưởng đến việc co bóp hay bài tiết ruột. Một số chất dẫn truyền thần kinh khác có thể có vai trò quan trọng trong rối loạn chức năng dạ dày - ruột như: acetylcholin, chất P, polypeptid hoạt hóa adenylat cyclase của tuyến yên, oxid nitric. 1.2.2.4. Yếu tố tâm lý Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong số những bệnh nhân bị HCRKT, có khoảng 50-90% người có triệu chứng tâm lý bất thường như: lo âu, băn khoăn lo lắng, hay quên, nóng nảy… [54]. Những triệu chứng này phản ánh trạng thái tâm lý của bản thân người bệnh chứ không phản ánh ảnh hưởng của bệnh. Những nghiên cứu trên cũng chứng tỏ các triệu chứng tâm lý có thể có vai trò quan trọng trong việc bệnh nhân quyết định đi khám bệnh. Căng thẳng tâm lý thường gây trầm trọng các triệu chứng hoặc tái phát các triệu chứng lâm sàng đã ổn định. Có lẽ yếu tố tâm lý không gây HCRKT nhưng chúng ảnh hưởng đến cách đáp ứng của bệnh nhân đối với tình trạng bệnh của họ, hay nói cách khác nó là hậu quả của tình trạng bệnh lý kéo dài này. Do hiểu biết không đầy đủ và lại quá lo lắng về bệnh, nên người bệnh đã thường xuyên tìm đến thầy thuốc. Mặc dù vậy, bất thường về tâm lý không phải là yếu tố gây bệnh nhưng là một mắt xích trong vòng xoắn cơ chế bệnh sinh của HCRKT thông qua hệ thống thần kinh thực vật và trục não ruột. Vì những bệnh nhân bị các bệnh 10 tiêu hoá mạn tính khác nhiều khi cũng có bất thường về tâm lý và những người có triệu chứng HCRKT mà không đến khám bác sĩ thì tâm lý không có gì khác biệt so với những người khoẻ mạnh [38]. 1.2.2.5. Liên quan đến hiện tượng nhiễm khuẩn và viêm Gnee và cộng sự đã nhận thấy, các yếu tố nguy cơ làm phát triển HCRKT sau viêm dạ dày ruột nhiễm khuẩn, gồm giới tính nữ và sự hiện diện của các yếu tố tâm lý (bao gồm một stress quan trọng trong cuộc sống vào thời điểm có nhiễm trùng và rối loạn thực thể hóa). Chính vì vậy, mà một sè bệnh nhân HCRKT có khởi phát bằng một bệnh viêm dạ dày ruột nhiễm trùng; một số bệnh nhân HCRKT khác trong tiền sử đã có viêm ruột nhiễm khuẩn, nhiễm Helicobacter pylori mạn [36]. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, có hiện tượng tăng tế bào Mast ở trực tràng hậu môn ở bệnh nhân viêm nhiễm thông thường. Phản ứng của hệ thống miễn dịch tại chỗ cũng làm thay đổi quá trình nhu động và bài tiết hấp thu của ruột, rất khó xác lập mối quan hệ giữa sự có mặt các tế bào này và những tiêu chuẩn chẩn đoán HCRKT. Như vậy, có lẽ yếu tố viêm nhiễm chỉ đóng vai trò khởi động trong giai đoạn đầu, nghĩa là chỉ tìm thấy yếu tố viêm ở giai đoạn đầu của HCRKT [62]. 1.2.2.6. Không dung nạp thức ăn Chế độ ăn có thể tác động lên tính hoạt động của thành ruột. Ăn Ýt chất xơ gây sự chuyển vận chậm và lượng phân Ýt. Ngược lại, ăn nhiều chất xơ tạo chuyển vận nhanh hơn và lượng phân nhiều hơn [21]. Ở bệnh nhân HCRKT có sự tăng mẫn cảm với một số thức ăn dẫn đến đi lỏng hoặc táo bón, và chế độ ăn kiêng có vai trò quan trọng trong việc điều trị dự phòng HCRKT nhất là thể lỏng vì các triệu chứng được cải thiện khi bệnh nhân biết điều chỉnh chế độ ăn của mình. 1.2.2.7. Rối loạn điều hoà trục não – ruột [...]... tràng : Để loại trừ các bệnh như Políp; viêm, loét đại tràng; ung thư - Sinh thiết niêm mạc đại tràng để xét nghiệm mô bệnh học: Để loại trừ viêm đại tràng vi thể (như viêm đại tràng Lympho và viêm đại tràng Collagen) 1.2.5 Điều trị hội chứng ruột kích thích 16 1.2.5.1 Nguyên tắc điều trị [37] * Chủ yếu là điều trị triệu chứng vì: trong hầu hết các trường hợp, không điều trị khỏi bệnh do chưa có loại... vi các chứng “phúc thống”, “tiết tả”, “táo kết” Quan niệm hiện nay của YHCT cho 19 rằng HCRKT thuộc hội chứng trường đạo dễ kích thích do sự rối loạn chức năng sinh lý của trường đạo với các biểu hiện lâm sàng chủ yếu là: phóc thống, phóc chướng, phóc tả, khác hẳn với bệnh lý viêm thực thể ở đường ruột mà YHCT có tên gọi là chứng “lỵ tật” Bệnh chiếm tỷ lệ khá cao trong nhóm bệnh rối loạn chức năng sinh... trương lực cơ, có tác dụng điều hoà vận động của ruột và điều hoà sự tăng nhạy cảm của ruột [3] - Trimebutin (Debridat): Điều hoà chức năng vận động đường tiêu hoá bằng cách kích thích các thụ thể enkephalinergic ở ruột khi có rối loạn nhu động [3] * Thuốc chống tiêu chảy - Thuốc kháng cảm thụ thể 5-HT3: thường dùng alosetron điều trị HCRKT có đau và tiêu chảy nặng chiếm ưu thế ở nữ giới, mà không có đáp... co thắt của đại tràng nhưng dễ thay đổi vị trí, thường bộc lé dấu hiệu nhạy cảm đau ở phần tư bụng dưới trái bên trên một khối đại tràng sigma sê được - Thăm trực tràng: Có thể có phản xạ co thắt 1.2.3.3 Cận lâm sàng - Nội soi đại tràng: Niêm mạc ruột có tăng tiết nhầy, tăng co thắt hoặc giảm nhu động, có thể có xung huyết nhẹ và không có hiện tượng tổn thương bệnh lý - X quang khung đại tràng: Không... những người vốn Tỳ hư yếu khiến vận hoá của Tỳ càng kém đi do Can khí lấn Tỳ (Can uất, Tỳ hư), khí cơ không thông gây nên đau bụng, rối loạn đại tiện Đau là do Can, tiết tả là do Tỳ Triệu chứng của bệnh là do Tỳ Vị nhưng gốc bệnh ở Can Can méc khắc Tỳ thổ làm Tỳ mất kiện vận mà gây 20 nên tiết tả, khí cơ không điều hòa gây ra đau bụng Nếu thực thì triệu chứng bệnh ở Dương minh Vị, hư thì triệu chứng bệnh. .. cơ chế bệnh sinh HCRKT Những yếu tố căng thẳng về tâm lý thường thấy trên bệnh nhân HCRKT thể táo (do thần kinh giao cảm bị kích thích), biểu hiện thần kinh phó giao cảm bị kích thích thường thấy trên bệnh nhân HCRKT thể lỏng; Như vậy, mất thăng bằng thần kinh thực vật tại chỗ có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của HCRKT [21, 59] 1.2.3 Triệu chứng HCRKT 1.2.3.1 Triệu chứng cơ năng * Các triệu chứng về... thông tin từ đại tràng được chuyển về thần kinh trung ương để xử lý, trong đó các trung tâm dưới vỏ có vai trò quan trọng nhất Hệ thống thần kinh của đại tràng có công năng chủ động ức chế vận động của đại tràng, tham gia điều tiết sự vận chuyển, bài tiết, hấp thu và tuần hoàn của đường tiêu hoá Đau bụng hoặc biến đổi nhu động và thãi quen của ruột có thể do rối loạn điều hoà hoạt động ở một hay nhiều... thì triệu chứng bệnh ở Thái âm Tỳ, dương bệnh thì thuộc phủ (Vị trường), âm bệnh thì thuộc tạng (Tỳ Thận) Ngoài ra, Can uất mất điều đạt làm khí cơ ngưng trệ (hoá nhiệt) không có khả năng truyền tống dẫn đến bụng chướng, đại tràng bí kết Mặt khác Tỳ hư huyết thiếu, không có khả năng làm đại tràng nhuận hạ mà gây ra tiện bí 1.3.1.2 Bất nội ngoại nhân (yếu tố ăn uống) Ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ... đầy hơi: Chướng bụng nhiều sau khi ăn, người bệnh thấy đầy tức ở bụng dưới hoặc dọc theo khung đại tràng, khi ợ hơi hoặc trung tiện được thì dễ chịu, và thường kèm theo sôi bụng [17] * Các triệu chứng ngoài tiêu hoá 13 - Rối loạn thần kinh thực vật: Khi thay đổi thời tiết người bệnh thường hay đau đầu, ra mồ hôi chân tay, dễ hồi hộp - Các biểu hiện về tâm lý: Người bệnh có trạng thái thần kinh không ổn... của ruột do làm giảm tính kích thích của ruột ở bệnh nhân HCRKT [36, 51] - Loperamide (Imodium) có tác dụng điều trị tiêu chảy nhưng không có tác dụng giảm đau, tăng sức chịu đựng của bệnh nhân bằng cách tăng trương lực hậu môn lúc nghỉ [3] - Ngoài ra có thể dùng Smecta, Actapulgite cũng có tác dụng cầm tiêu chảy * Thuốc chống táo bón - Thuốc nhuận tràng như: Duphalac, Movicol, Folax có tác dụng kích . hội chứng mà ông cho rằng do nguyên nhân thần kinh (rối loạn thần kinh ruột) . Năm 1996 Hà Văn Ngạc – Lại Ngọc Thi [23] đã tiến hành Nghiên cứu điều tra bệnh đại tràng chức năng (hội chứng ruột. nhiễm với nhiều tên gọi như: viêm đại tràng mãn, viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng tiết nhầy, viêm đại tràng chức năng Năm 1922, Hurst cho rằng gọi “viêm đại tràng là không xác đáng [58] chứng này có nhiều tên gọi khác nhau như: viêm đại tràng co thắt, rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng đại tràng kích thích. Hiện nay, thuật ngữ HCRKT được thống nhất để gọi tình trạng bệnh