Cân bằng hàm lượng nước trong phân

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều tra bệnh đại tràng chức năng (hội chứng ruột kích thích) ở 7934 người lớn (Trang 70)

Sau khi điều trị thuốc ở hai lô uống nước sắc và viên nang, hàm lượng nước trong phân đã trở về trong khoảng giới hạn bình thường. Chuột ở thể phân táo của lô uống nước sắc hàm lượng nước trong phân tăng từ 32,8 lên 48,8%, của lô uống viên nang tăng từ 34,6 đến 48,9%. Chuột ở thể phân lỏng hàm lượng nước trong phân giảm mạnh từ 66,2 xuống 49,3% (lô uống nước sắc), giảm từ 63,7 xuống 50,2% (lô uống viên nang). Sự tăng và giảm so với trước điều trị của hai lô này là có ý nghĩa (P < 0,01). Trong khi đó lô uống nước cất, thể phân táo chỉ tăng từ 33,7 đến 40,2%, thể phân lỏng chỉ giảm được từ 60,2 xuống 56,1%, sự tăng và giảm không có ý nghĩa so với trước điều trị (P > 0,05). Qua đó đã hướng chúng tôi nghĩ tới rằng: bài thuốc TTYP có tác dụng điều hòa vận động tiêu hóa bằng cách tác dụng chủ yếu trên cơ trơn đường tiêu hóa, chống co thắt cơ nhưng không làm giảm trương lực cơ và điều chỉnh làm các vận động của ruột trở về bình thường, ổn định quá trình tái hấp thu nước và điện giải trong lòng ruột vào máu đối với HCRKT ở cả hai thể táo và lỏng.

Như vậy, thuốc TTYP đã có tác dụng cân bằng lại hàm lượng nước trong phân, vì cả thể phân táo và lỏng đều có hiệu quả rõ rệt sau khi dùng thuốc. Hay nói một cách khác, thuốc có tác dông rút ngắn được khoảng cách giữa hàm lượng nước trong phân ở thể táo và thể lỏng, đạt chỉ số trong khoảng giới hạn bình thường đối với chuột sau khi được uống thuốc. Đồng thời giữa hai dạng bào chế của thuốc có tác dụng như nhau vì sự khác biệt không có ý nghĩa. Nước cất không có hiệu quả trong điều trị.

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều tra bệnh đại tràng chức năng (hội chứng ruột kích thích) ở 7934 người lớn (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)