1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bước đầu đánh giá tác dụng hạ glucose huyết và độc tính cấp tính của rễ cây Chóp mau việt

46 517 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 732,78 KB

Nội dung

1 ĐẶT VẤN ĐỀ “Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa” Dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ 20 đã và đang trở thành hiện thực. Ngày 20/12/2006, Hội đồng liên hiệp quốc đã thông qua nghị quyết số 61/225 công nhận ĐTĐ là căn bệnh mãn tính, suy nhược, tốn kém và là nguy cơ nghiêm trọng đối với toàn nhân loại. Trong các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, nhất là đái tháo đường type 2, đã và đang được xem là vấn đề cấp bách của thời đại. Năm 1995 số người mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới ước tính khoảng 110 triệu người, 10 năm sau, năm 2006, con số này đã là 246 triệu người [2]. Hàng năm nhân loại đã tiêu tốn hàng tỷ USD chi phí trực tiếp cho bệnh ĐTĐ. Đó là còn chưa kể đến hàng ngàn USD khác cho nghiên cứu phòng và chữa bệnh. Hiện nay có khoàng 5% đến 6% người trưởng thành trên thế giới mắc bệnh ĐTĐ, tốc độ trẻ hóa của bệnh ngày càng nhanh (người bệnh trẻ nhất mới 8,0 tuổi) [2]. Những biến chứng của bệnh làm tăng thêm “gánh nặng” bệnh tật đối với bệnh ĐTĐ. Cứ 30 giây có 1 người mắc bệnh ĐTĐ có biến chứng bàn chân phải cắt cụt chi. ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận và ở các nước phát triển như Đức, Mỹ tỷ lệ này hàng năm tăng từ 30%-40%. Tỷ lệ tử vong do suy thận – đái tháo đường chiếm từ 10% đến 20% [2]. Hàng năm, biến chứng võng mạc ĐTĐ gây mù khoảng 5000 bệnh nhân ở Mỹ và gây ảnh hưởng đến thị lực khoảng 2,5 triệu người trên thế giới. ĐTĐ còn chiếm 50% các bệnh lý tim mạch [2]. Do đó, đái tháo đường không chỉ là vấn đề riêng của ngành y tế mà còn là vấn đề của toàn xã hội, đòi hỏi phải được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa. Hiện đã có rất nhiều các chế phẩm tân dược được sử dụng có hiệu quả để điều trị ĐTĐ nhưng hầu hết giá thành điều trị còn cao và gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là khi sử dụng kéo dài. Trong khi đó, từ rất lâu, nhân dân Việt Nam và một số nước khác đã sử dụng các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên để điều trị ĐTĐ theo kinh nghiệm dân gian. Tác dụng của các thuốc này có thể không nhanh và mạnh bằng thuốc tân dược nhưng ít tác dụng phụ, ít độc tính và phù hợp 2 với yêu cầu điều trị lâu dài của bệnh. Trong số các dược liệu đó, dịch chiết của các cây thuộc chi Salacia L., họ Chân danh- Celastraceae đã được nhân dân nhiều nước như: Srilanka, Ấn Độ, Thái Lan…sử dụng để điều trị ĐTĐ. Ở Việt Nam, cây Chóp mau Trung Quốc - Salacia chinensis L., rễ của nó trị ĐTĐ [4] và cùng chi với nó là cây Chóp mau Việt (Salacia cochinchinensis L., Celastraceae) mới được phát hiện là cây thuốc quý có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư, ĐTĐ nên đã thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước. Và để góp phần vào việc nghiên cứu phát hiện ra những thuốc điều trị đái tháo đường mới có nguồn gốc thiên nhiên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Bước đầu đánh giá tác dụng hạ glucose huyết và độc tính cấp tính của rễ cây Chóp mau Việt– Salacia cochinchinensis L., Celastraceae”. Đề tài được thực hiện với những mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm thực vật, và nghiên cứu đặc điểm vi phẫu lá, thân, rễ của cây nghiên cứu. 2. Sơ bộ xác định độc tính cấp tính của dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trên động vật thực nghiệm. 3. Sơ bộ đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trên mô hình tăng glucose huyết thực nghiệm bằng STZ. 3 PHẦN I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.1.1. Định nghĩa Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2002: “Đái tháo đường là một bệnh mãn tính do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc do tác dụng insulin không hiệu quả gây ra bởi nguyên nhân mắc phải và/hoặc do di truyền với hậu quả là tăng glucose máu. Tăng glucose máu hậu quả là gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt là mạch máu và thần kinh” [8]. Theo hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2004: “Đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hoá đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [8]. 1.1.2. Dịch tễ học bệnh ĐTĐ. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới Theo thông báo của hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF), số người mắc ĐTĐ trên thế giới đang tăng nhanh chóng: năm 2000 có khoảng 152 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, ước tính đến năm 2010 sẽ có khoảng 23,7 triệu người mắc bệnh ĐTĐ type 1 và 215,6 triệu người mắc bệnh ĐTĐ type 2 [3]. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới thì: cứ 10 giây có 1 người chết vì bệnh ĐTĐ, số người tử vong do bệnh ĐTĐ trung bình trong 1 phút là 6 người, 1 ngày là 8.700 người và 1 năm là 3,2 triệu người [8]. Hiện nay cả thế giới có khoảng 180 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và con số này có thể tăng gấp đôi đến năm 2030 [8]. Còn theo ước tính của quỹ ĐTĐ thế giới, năm 2025 sẽ có từ 300-339 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Các nước phát triển tỷ lệ bệnh nhân mắc ĐTĐ tăng 42%, còn ở các nước đang phát triển tăng 170%. Trong đó, ĐTĐ type 2 chiếm khoảng 85-90% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ. 4 Tình hình bệnh ĐTĐ ở Việt Nam: Việt Nam nằm trong nhóm các nước đang phát triển, bệnh ĐTĐ cũng đang tăng lên nhanh chóng theo thời gian: theo điều tra năm 1991-1992, thành phố Hà Nội tỷ lệ mắc ĐTĐ là 1,4%; đến năm 2003 là 2,45%. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1992-1993 tỷ lệ mắc ĐTĐ là 2,68% và năm 2003 khoảng gần 4%. Tỷ lệ này tăng lên ở người có nguy cơ mắc ĐTĐ, theo điều tra năm 2005, tại Hà Nội, ở người có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên, tỷ lệ mắc ĐTĐ là 6,1% và tại TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc là 8,3% [2]. Năm 2002-2003, điều tra quốc gia về tình hình bệnh ĐTĐ và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước. Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam được chia làm 4 vùng sinh thái. Tỷ lệ mắc ĐTĐ của các khu vực như sau: vùng núi cao: tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 2,1% (1,5%-3,2%), vùng trung du: tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 2,2% (1,8%-3,6%), vùng đồng bằng ven biển: tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 2,7% (2,4%-4,0%), vùng đô thị và khu công nghiệp: tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 4,4%, các khu vực miền núi và Tây Nguyên, đồng bằng và trung du có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tương đương hoặc tăng gấp đôi tỷ lệ mắc ĐTĐ thành phố 10 năm trước. Tỷ lệ chung mắc bệnh ĐTĐ trong cả nước là 2,7%, chủ yếu tập trung ở độ tuổi lao động 30-64 [2]. 1.1.3. Phân loại ĐTĐ Theo phân loại của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2004, bệnh ĐTĐ gồm 2 thể chính là ĐTĐ type 1 và ĐTĐ type 2. 1.1.3.1. Đái tháo đường type 1 [8 ]:  Đái tháo đường type 1 tự miễn dịch và vô căn ĐTĐ type 1 đặc trưng bởi sự phá huỷ tế bào  của đảo Langerhans tụy (tự miễn dịch hoặc vô căn) và thiếu hụt gần như tuyệt đối insulin vì thế dễ bị nhiễm toan ceton nếu như không được điều trị. Tuổi khởi bệnh thường gặp nhất là lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên tuy vậy cũng có thể gặp ở lứa tuổi 90. Bệnh thường có yếu tố di truyền và có liên quan đến 1 số yếu tố môi trường (nhiễm virus trong thời kỳ bào thai, độc tố…). Và có thể phối hợp với một số bệnh tự miễn dịch khác như: basedow, viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Addison… 5 Đặc trưng bởi sự hiện diện kháng thể kháng GAD65, kháng thể kháng tế bào tiểu đảo tụy (ICA) hay kháng thể kháng insulin (IAA), kháng thể kháng tyrosin phosphatase IA-2, IA-2 (85-90% trường hợp). Ở một số người đặc biệt là châu Á và châu Phi, người ta không tìm thấy được bằng chứng của hiện tượng tự miễn dịch và được phân loại là “type 1 vô căn”, tốc độ phá hủy tế bào  rất thay đổi, có thể chậm ở người trưởng thành gây nên ĐTĐ thể LADA (Latent autoimmune diabetes in adults).  ĐTĐ thể LADA (theo Diabetes 12.2005): gặp >10% ở người >35 tuổi. Tên khác của ĐTĐ LADA là: ĐTĐ type 1 tiềm tàng, ĐTĐ phụ thuộc insulin tiến triển chậm; ĐTĐ tự miễn dịch tiềm tàng ở người trẻ (LADA-like); ĐTĐ tự miễn dịch không cần insulin lúc chẩn đoán, ĐTĐ tự miễn dịch ở người trưởng thành với suy chậm tế bào (ADASP: autoimmune diabetes with slowly progressive -cell failure). Có sự hiện diện của ít nhất 1 trong 4 tự kháng thể: ICA, GAD65, IA-2, IAA.  ĐTĐ type 1 vô căn. 1.1.3.2. ĐTĐ type 2: Hay gặp nhất, liên quan đến sự thiếu và kháng insulin. Các tế bào  của đảo tụy không bị phá hủy. ĐTĐ type 2 thường không được phát hiện trong nhiều năm vì mức độ tăng glucose máu không trầm trọng, nhiều trường hợp chỉ được phát hiện tình cờ, thường xảy ra ở người trên 40 tuổi, nhưng đôi khi xảy ra ở trẻ nhỏ có tính gia đình. Đa số trường hợp có béo phì và béo phì làm trầm trọng thêm tình trạng đề kháng insulin. Nhiều bệnh nhân không béo phì nhưng lại có sự tích tụ mỡ nhiều ở vùng bụng. ĐTĐ type 2 hiếm khi nhiễm toan ceton, ngoại trừ khi có stress hoặc nhiễm trùng. Nồng độ insulin máu bình thường hoặc cao trong trường hợp đề kháng insulin chiếm ưu thế hoặc nồng độ insulin giảm trong trường hợp có khiếm khuyết chức năng tiết insulin. Bệnh có yếu tố gia đình rõ [8]. Các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ type 2 là: tuổi lớn, béo phì, ít hoạt động thể lực, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiền sử gia đình bị ĐTĐ, tiền sử bị ĐTĐ thai nghén và 1 số chủng tộc có nguy cơ cao mắc ĐTĐ (như: các người Hispanic, da đen, da đỏ) [8]. 6 1.1.3.3. Các type đặc hiệu khác bao gồm [8 ]:  Giảm chức năng tế bào  do khiếm khuyết gen: MODY 1 đến MODY 6. ĐTĐ thể MODY (Maturity onset diabetes of the Young - glucose huyết tăng lúc trẻ tuổi): do khiếm khuyết 1 gen làm giảm chức năng tế bào  gây giảm tiết insulin. Loại thường gặp nhất là MODY 3 do đột biến ở nhiễm sắc thể 12 ở yếu tố nhân tế bào gan (HNF 1 alpha).  Giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen: đề kháng insulin type A, ĐTĐ thể teo mỡ, Hội chứng Rabson Mendenhall…  Bệnh lý tụy ngoại tiết: bệnh tụy xơ sỏi, viêm tụy chấn thương, cắt bỏ tụy, ung thư,  Bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, to đầu chi, u tế bào ưa crom, u tiết glucagon, cường giáp, u tiết somatostatin, u tiết aldosteron…  ĐTĐ do thuốc, hóa chất (vaccor, pentamidin, acid nicotinic, các chất chẹn  giao cảm,…), do nhiễm trùng (rubella, cytomegalovirus, coxsachie,…).  Các thể không thường gặp của ĐTĐ qua trung gian miễn dịch: tự kháng thể kháng thụ thể insulin, hội chứng người cứng,…  Một số hội chứng di truyền đôi khi kết hợp với ĐTĐ: hội chứng Down, thất điều vận động Friedrich, múa vờn Huntington, rối loạn chuyển hóa porphyrin,… 1.1.3.4. ĐTĐ do thai nghén [8 ] ĐTĐ do thai nghén là tình trạng rối loạn dung nạp glucose máu với các mức độ khác nhau, khởi phát hay phát hiện đầu tiên khi có thai, dù dùng insulin hay chỉ điều chỉnh chế độ ăn để điều trị và ngay cả khi ĐTĐ vẫn còn tồn tại sau khi sinh. Định nghĩa này không loại trừ tình trạng rối loạn glucose xảy ra trước hay xảy ra cùng lúc khi có thai mà không được nhận biết trước đó. 1.1.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường [8] Theo tiêu chuẩn mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế (IDF) năm 2006. Chẩn đoán xác định ĐTĐ nếu có 1 trong 2 tiêu chuẩn dưới đây và phải có ít nhất 2 lần xét nghiệm ở 2 thời điểm khác nhau (cách nhau ít nhất 1 ngày): 7 1. Nồng độ glucose huyết tương tĩnh mạch lúc đói G 0 ≥ 126 mg/dl (7 mmol/l) (đói có nghĩa là không ăn trong vòng 8h). 2. Nồng độ glucose huyết tương tĩnh mạch 2h sau uống 75 gam glucose G 2 ≥ 200 mg/dl (11.1 mmol/l) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. Giai đoạn trung gian:  Rối loạn glucose máu lúc đói (IFG: Impaired Fasting Glucose): khi G 0 ≥ 110 mg/dl (6,1 mmol/l) nhưng < 126 mg/dl (7,0 mmol/l) và G 2 (nếu đo) < 140 mg/dl (7,8 mmol/l).  Giảm dung nạp glucose (IGT: Impaired Glucose Tolerance): khi G 2 ≥ 140 mg/dl ( 7,8 mmol/l), nhưng < 200mg/dl (11,1 mmol/l) và G 0 < 126 mg/dl (7,0 mmol/l)  G 0 < 110 mg/dl (7,0 mmol/l): glucose đói bình thường  G 0 ≥ 126 mg/dl (7,0 mmol/l): chẩn đoán tạm thời là ĐTĐ (chẩn đoán chắc chắn đủ các điều kiện nêu trên). Đánh giá kết quả khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống: - G 2 < 140 mg/dl (7,8 mmol/l): dung nạp glucose bình thường. - G 2 ≥ 140 mg/dl (7,8 mmol/l), nhưng < 200 mg/dl và G 0 < 126 mg/dl: giảm dung nạp glucose. - G 2 ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l): chẩn đoán tạm thời là ĐTĐ. Chú thích: G 0 là: nồng độ glucose huyết tương tĩnh mạch lúc đói. G 2 là: nồng độ glucose huyết tương tĩnh mạch 2h sau uống 75 gam glucose. Tổ chức Y tế thế giới còn dựa trên nồng độ glucose mao mạch để chẩn đoán ĐTĐ (cần lưu ý đến tính chính xác của máy đo đường huyết mao mạch); trong khi Hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) chỉ sử dụng glucose huyết tương tĩnh mạch trong ĐTĐ. ADA hạ thấp tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn glucose máu đói từ 110 mg/dl xuống còn 100 mg/dl (5,6 mmol/l). ADA còn sử dụng tiêu chuẩn “Glucose huyết tương tĩnh mạch bất kỳ ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l) kèm 3 triệu chứng: tiểu nhiều, uống nhiều, và sụt cân không giải thích được” để chẩn đoán ĐTĐ. 8 1.1.5. Cận lâm sàng Các xét nghiệm cận lâm sàng không chỉ có ý nghĩa trong chẩn đoán và điều trị mà còn có ý nghĩa tiên lượng bệnh trong quá trình điều trị. 1.1.5.1. Glucose huyết tương tĩnh mạch Nếu nồng độ glucose huyết tương tĩnh mạch ≥ 200 mg/dl là dấu hiệu ĐTĐ. Đái tháo đường trên động vật thực nghiệm nói chung được chia thành 2 mức độ, ngưỡng glucose huyết lúc đói từ 180-250 mg/dl (10-13,8 mmol/l) được coi là biểu hiện ĐTĐ nhẹ, và trên 250 mg/dl (>13,8 mmol/l) được coi là ĐTĐ nặng [32]. 1.1.5.2. Insulin máu Định lượng insulin máu có ý nghĩa lớn không những trong việc chẩn đoán phân biệt ĐTĐ phụ thuộc hay không phụ thuộc insulin mà cả ở những người béo phì và những bệnh nhân có u tụy. Ở người bình thường nồng độ insulin khi đói trong khoảng 20-30 U/ml huyết tương. Trong thời gian làm nghiệm pháp tăng glucose máu, nồng độ đỉnh là 60 U/ml trong khoảng 30-60 phút. Ở người béo phì nồng độ insulin huyết tương khi đói > 30 U/ml. Nồng độ đỉnh thường cao hơn người bình thường, nồng độ này vượt quá 200, đôi khi 300 U/ml. Sau khi giảm cân, trọng lượng trở về bình thường, nồng độ insulin giảm tới mức bình thường < 70 U/ml. Ở bệnh nhân ĐTĐ thể béo, nồng độ insulin hoặc cao như người béo phì hoặc gần bình thường [8], [20]. 1.1.5.3. Nồng độ Peptid C Peptid C là thành phần cầu nối 2 chuỗi A và B của phân tử proinsulin do tụy sản xuất: Proinsulin Insulin + Peptid C Nồng độ peptid C giúp đánh giá nồng độ insulin nội sinh. 1.1.5.4. HbA1c Hemoglobin (Hb) khi kết hợp với glucose một cách bền vững thì được gọi là HbA1c. Nồng độ HbA1c tỷ lệ thuận với nồng độ glucose huyết nhưng không bị ảnh hưởng nhất thời của dao động glucose huyết các ngày khác nhau, không bị ảnh 9 hưởng của vận động đột xuất, của chế độ ăn uống chất đường trong thời gian trước đó. Đời sống của hồng cầu trung bình là 120 ngày nên nồng độ HbA1c đóng vai trò như bộ nhớ về nồng độ glucose huyết trong suốt 3 tháng trước đó. Vì vậy nồng độ HbA1c là một trong các chỉ tiêu quan trọng để kiểm soát tối ưu ĐTĐ type 2. Giá trị HbA1c ở người bình thường khỏe mạnh < 5,5 % [8]. 1.1.5.5. Fructosamin Định lượng tổng thể protein gắn glucose (đặc biệt là albumin). Nồng độ bình thường là 1-2,5 mmol/l, thay đổi tùy theo phương pháp định lượng. Nồng độ Fructosamin phản ánh nồng độ glucose máu trung bình trong 2 tuần trước. Xét nghiệm này có rất nhiều ý nghĩa trong trường hợp người mắc ĐTĐ đang mang thai [8]. 1.1.5.6. Các xét nghiệm miễn dịch-di truyền - Xét nghiệm di truyền: có thể phát hiện được các kháng nguyên: HLA – DR3, và/hay HLA-DR4, HLA-DQ, HLA-DRB (14,15), HLA-DR/DQ. - Yếu tố miễn dịch dịch thể: kháng thể kháng tế bào tiểu đảo (ICA): dấu chỉ điểm rất quan trọng trong hoạt động miễn dịch của ĐTĐ type 1. Kháng thể kháng insulin (IAA); kháng thể kháng tyrosin phosphatase IA-2 và IA-2, kháng thể kháng glutamic acid decarboxylase (GAD 65 hay GADA 65) [8]. 1.1.5.7. Một số xét nghiệm khác về biến chứng hay bệnh phối hợp: Ceton niệu được chỉ định trong trường hợp ĐTĐ mất bù nặng, nhất là khi nghi ngờ có nhiễm toan ceton, thường (+) trong hôn mê nhiễm toan ceton ở ĐTĐ type 1 hay ĐTĐ type 2 mất bù nặng do mắc một số bệnh phối hợp. Điện tim, chụp tim phổi, soi đáy mắt, chụp động mạch võng mạc, siêu âm Doppler hoặc chụp động mạch chi dưới nếu nghi ngờ có xơ vữa gây hẹp, xét nghiệm chức năng thận. Đo điện cơ đồ (EMG), trắc nghiệm thăm dò thần kinh tự động ở hệ tim mạch, Holter ECG, Holter huyết áp 2h [8]. 1.1.6. Điều trị đái tháo đường Mục tiêu điều trị [8]:  Làm mất triệu chứng, tránh biến chứng lâu dài bằng cách kiểm soát glucose huyết tốt, với tỷ lệ HbA1c < 7%, kết hợp điều chỉnh rối loạn lipid, protid tốt, 10 trọng lượng ổn định bình thường và tránh nhiễm ceton, tránh tăng biến chứng thoái hóa, huyết áp, béo phì.  Tránh tai biến do điều trị (teo mô mỡ, hạ glucose huyết) và giáo dục bệnh nhân biết bệnh của họ. 1.1.6.1. Điều trị ĐTĐ type 1 [8]: Điều trị tổng quát và chiến lược điều trị:  Giáo dục bệnh nhân về bệnh ĐTĐ: giáo dục cho bệnh nhân biết cách dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống và các tai biến của thuốc nhất là dấu hiệu hạ glucose huyết để kịp thời xử trí như: dùng đường nhanh hoặc báo cho bác sĩ, chuyên khoa biết hoặc nhập viện ngay.  Chế độ ăn uống và vận động: bệnh nhân ĐTĐ type 1 thường là gầy, nên phải tăng nhu cầu calo hàng ngày. Vận động và tập thể dục vừa phải, đương nhiên phải phối hợp với insulin. Theo dõi kỹ glucose huyết và cẩn thận liều insulin vì dễ nguy cơ hạ glucose huyết.  Điều trị bằng insulin: Insulin do tế bào  đảo Langerhan tiết ra với lượng thấp và tỷ lệ cao hơn dưới tác nhân kích thích đặc biệt là glucose và một số tác nhân khác như: đường, một số amino acid, glucagon. Insulin có vai trò quan trọng trong điều trị ĐTĐ type 1 và ĐTĐ type 2 khi các thuốc chống ĐTĐ tổng hợp không còn hiệu quả. Khi uống insulin bị thuỷ phân ở đường tiêu hóa và mất tác dụng. Dùng đường tiêm: tiêm bắp hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da, khi thật khẩn cấp có thể tiêm tĩnh mạch, nhưng chỉ có insulin nhanh là có thể tiêm tĩnh mạch, còn các loại trung gian, chậm, kẽm thì không dùng đường tiêm tĩnh mạch. Gan và thận là 2 cơ quan chính đào thải insulin ra khỏi vòng tuần hoàn. Với insulin nội sinh, gan là cơ quan đào thải chính (60%), còn insulin ngoại sinh được đào thải chủ yếu qua thận (60%). Thời gian bán thải ngắn (3-5 phút) [43]. Các chế phẩm insulin (phụ lục - bảng 1.3). Các tác dụng không mong muốn của insulin như hạ glucose huyết, dị ứng insulin, đề kháng insulin, loạn dưỡng mô mỡ tại chỗ tiêm, tăng glucose huyết mâu thuẫn (hiệu ứng Somogyi: quá liều insulin làm hạ glucose huyết), gây kích thích các hormone làm tăng glucose huyết (catecholamine, cortisol, glucagons) càng làm nặng thêm các biến chứng, phù (do giữ muối, nước) [8]. [...]... 0,24 0,88 Gliclazid) P** (so lô A1 và A2) 0,08 34 Kết quả cho thấy: với liều tương đương 2,88 g và 14,4 g dược liệu khô/kg chuột, dịch chiết toàn phần rễ cây chóp mau Việt đều cho tác dụng hạ glucose huyết với tỷ lệ % hạ glucose huyết tương ứng là 47,40 ± 3,92 và 35,64 ± 4,86 Tỷ lệ % hạ glucose huyết sau 4h uống thuốc của các lô uống dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt và lô uống gliclazid ở liều 19,2 mg... mới có tác dụng hạ glucose huyết như: cây dây thìa canh [18], cây bằng lăng nước [19], cây dừa cạn, hoài sơn… 1.2 CHÓP MAU VIỆT 1.2.1 Đặc điểm và tác dụng của các cây thuộc chi Salacia Rễ Salacia đã được sử dụng trong y học Ayurvedic cho người bệnh tiểu đường và béo phì từ xưa và được sử dụng rộng rãi ở Nhật, Mỹ và một số nước khác như thực phẩm bổ sung hay thực phẩm chức năng cho người bị ĐTĐ và béo... định tính sơ bộ cho thấy trong rễ cây Chóp mau Việt có: Flavonoid, anthranoid, saponin, tannin, acid hữu cơ Trong đó Saponin và Polyphenol (Flavonoid và Tanin) là các thành phần chính có trong rễ cây Chóp mau Việt 1.3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GÂY TĂNG GLUCOSE HUYẾT THỰC NGHIỆM 20 Đã có một số mô hình gây tăng glucose huyết thực nghiệm được nghiên cứu và áp dụng, các mô hình này đều làm tăng glucose huyết. .. rebaudiana) trồng ở Việt Nam có tác dụng hạ glucose huyết mạnh [17] - Năm 2008, Nguyễn Thị Thuý Phượng đã chứng minh được cây Ráng seo gà nửa lông chim (Pteris semipinata L.) ở Việt Nam có tác dụng hạ glucose huyết trên mô hình chuột ĐTĐ bằng STZ , và không có tác dụng hạ glucose huyết trên chuột bình thường [20] 16 - Ngoài ra ở Việt Nam còn có nhiều nghiên cứu mới được thực hiện và phát hiện thêm được... gliclazid/kg chuột khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) 2.2.5 Kết quả sàng lọc tác dụng hạ glucose huyết của các phân đoạn dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trên chuột nhắt trắng gây ĐTĐ bằng STZ (liều 150mg/kg) Chuẩn bị dịch chiết: bột rễ cây Chóp mau Việt, đem chiết bằng methanol, thu được dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trong methanol Cất thu hồi dung môi ở áp suất giảm, cắn hòa tan bằng nước sôi... hạ glucose huyết của dịch chiết nghiên cứu Động vật thí nghiệm được nuôi ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm, sau đó gây ĐTĐ bằng STZ với liều duy nhất 150mg/kg tiêm màng bụng Đánh giá tác dụng hạ glucose huyết bằng cách định lượng glucose huyết trước và sau khi cho uống thuốc 4 giờ Song song tiến hành lô chứng (uống dung dịch pha thuốc) để so sánh Đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của các lô... Như vậy trên mô hình chuột tăng glucose huyết bởi STZ, dịch chiết toàn phần rễ cây Chóp mau Việt với liều tương đương 2,88 g và 14,4 g dược liệu khô/kg chuột đều có tác dụng hạ glucose huyết sau 4h uống thuốc so với thời điểm chưa dùng thuốc (P . đ c tính c p tính c a dịch chiết rễ c y Chóp mau Việt trên động vật th c nghiệm. 3. Sơ bộ đánh giá t c dụng hạ glucose huyết c a dịch chiết rễ c y Chóp mau Việt trên mô hình tăng glucose huyết. thu c điều trị đái tháo đường mới c nguồn g c thiên nhiên, chúng tôi tiến hành đề tài: Bư c đầu đánh giá t c dụng hạ glucose huyết và đ c tính c p tính c a rễ c y Chóp mau Việt– Salacia cochinchinensis. mới c t c dụng hạ glucose huyết như: c y dây thìa canh [18], c y bằng lăng nư c [19], c y dừa c n, hoài sơn… 1.2. CHÓP MAU VIỆT 1.2.1. Đ c điểm và t c dụng c a c c c y thu c chi Salacia Rễ

Ngày đăng: 13/01/2015, 16:27

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w