tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần tiếng việt - chương trình ngữ văn 10 trung học phổ thông

12 892 1
tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần tiếng việt - chương trình ngữ văn 10 trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần Tiếng Việt - Chƣơng trình Ngữ văn 10 Trung học phổ thông Lƣu Hồng Xuân Trƣờng Đại học Giáo Dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10 Ngƣời hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Thị Ban Năm bảo vệ: 2013 110 tr . Abstract. Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ: về tính tích cực, năng lực sáng tạo; việc tổ chức dạy học ngoại khóa Tiếng Việt, việc vận dụng kiến thức vào việc tổ chức một số hoạt động ngoại khóa (HĐNK) Tiếng Việt lớp 10 Trung học phổ thông (THPT). Khảo sát và đánh giá thực trạng dạy học ngoại khóa Tiếng Việt tại một số trƣờng THPT thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. Đề xuất nội dung và cách thức tổ chức ngoại khoá cho một số đơn vị kiến thức về Tiếng Việt 10 – THPT. Tổ chức thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của đề xuất và rút ra một số kết luận cần thiết Keywords.Ngữ văn; Hoạt động ngoại khóa; Lớp 10; Tiếng Việt; Trƣờng trung học phổ thông Content. 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa Trong giáo dục học nói chung cũng nhƣ trong dạy học các môn học nói riêng, HĐNK (HĐNK ) là một nội dung quan trọng bổ trợ, mở rộng nội dung dạy học chính khóa, tạo sự hấp dẫn cho học sinh trong quá trình học tập. Trong xu hƣớng đổi mới, nâng cao chất lƣợng giáo dục, Bộ Giáo dục đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản liên quan đến việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã đƣợc xác định trong Điều 26, Điều lệ Trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 02/04/2007 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu: “Nhà trƣờng phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà trƣờng thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các HĐNK về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dƣỡng năng khiếu; các hoạt đông vui chơi, tham quan du lịch, giao lƣu văn hóa, giáo dục môi trƣờng; các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh”[22, tr. 14] Công tác ngoại khóa là một phần quan trọng, có mối quan hệ gắn bó khăng khít với chính khóa. Ngoại khóa là một hoạt động bổ sung và nâng cao chất lƣợng của chính khóa lên một bƣớc. Bên cạnh những khái niệm, những công thức, tri thức, việc dạy học cũng phải quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển các kĩ năng, các quan hệ giao tiếp, các mối liên hệ gắn bó giữa ngƣời học với hiện thực cuộc sống, và việc này liên quan mật thiết đến HĐNK Thực tiễn trong những năm gần đây ở các nhà trƣờng phổ thông hiện nay, hoạt động dạy học Tiếng Việt nói chung và HĐNK Tiếng Việt nói riêng ít đƣợc tổ chức, lãnh đạo nhà trƣờng và giáo viên bộ môn chƣa có sự đầu tƣ cho hoạt động này vì họ thƣờng chú trọng công tác chuyên môn. Vì thế, kinh nghiệm tổ chức HĐNK còn hạn chế, nếu có tổ chức thì nội dung và hình thức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cứ lặp đi, lặp lại làm cho học sinh nhàm chán, ít hứng thú tham gia nên hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao 1.2. Xuất phát từ thực trạng dạy học Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông hiện nay Ở nhà trƣờng phổ thông, Tiếng Việt là một môn học giữ vai trò vô cùng quan trọng có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh (HS) những tri thức về ngôn ngữ học và hệ thống tiếng Việt, cùng với những quy tắc hoạt động và sản phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp. Mặt khác, vì tiếng nói là công cụ của tƣ duy nên Tiếng Việt còn đảm nhận thêm một chức năng khác – chức năng trang bị cho HS công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trƣờng. Tƣ duy vƣợt trội và giao tiếp thành công phụ thuộc rất lớn vào khả năng sử dụng ngôn ngữ của mỗi cá nhân. Tuy vậy, trong chƣơng trình phổ thông, việc dạy Tiếng Việt chƣa đƣợc chú trọng, bởi sách giáo khoa (SGK) vẫn còn nặng về lý thuyết khô khan. Tình trạng nội dung lí thuyết và bài tập thực hành mang nặng tính chất ngôn ngữ, nên hiệu quả dạy học Tiếng Việt trong nhà trƣờng nhìn chung còn chƣa cao, năng lực sử dụng tiếng Việt của HS còn yếu kém. Nhiều giáo viên (GV) chỉ quan tâm đến dạy Văn mà chƣa thật quan tâm đến việc hƣớng HS học Tiếng Việt để giao tiếp và giao tiếp hiệu quả; cũng có những GV quan tâm đến việc dạy Tiếng Việt theo định hƣớng giao tiếp nhƣng gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy. Từ thực tế giao tiếp với HS, cũng nhƣ qua các bài kiểm tra, bài viết của các em, các thầy cô giáo đều có chung nhận xét: “kĩ năng trình bày, diễn đạt của HS phần nhiều chƣa tốt”; có em có ý tƣởng nhƣng “không biết trình bày”, “lúng túng khi diễn đạt, nói (viết) vụng về, sơ sài” hoặc “lập luận thiếu chặt chẽ, thiếu logic”, khiến ngƣời nghe khó nắm bắt đƣợc vấn đề các em muốn trình bày. Dạy nhiều, học nhiều và có thể biết nhiều song vẫn còn thiếu nhiều hiểu biết đến nơi đến chốn về cách thức và nghệ thuật sử dụng Tiếng Việt. Và kết quả tất yếu là năng lực Tiếng Việt của các em chƣa đủ đáp ứng yêu cầu giao tiếp trong công việc học tập cũng nhƣ trong lĩnh vực giao tiếp xã hội. Đổi mới phƣơng pháp dạy học Ngữ văn đặc biệt là phần Tiếng Việt là tăng cƣờng các HĐNK cho HS trong quá trình học tập để môn học này gắn bó hơn với đời sống, hạn chế đƣợc những bất cập. Theo những tinh thần nêu trên, qua quá trình nghiên cứu sách giáo khoa Ngữ văn 10, với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả dạy và học Ngữ văn ở trƣờng trung học phổ thông (THPT) nói chung và dạy học phần Tiếng Việt nói riêng, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT– CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1.Các nghiên cứu ở nước ngoài Giáo dục hiểu theo nghĩa xã hội học là một hiện tƣợng xã hội, bản chất là sự tiếp nối kinh nghiệm xã hội, lịch sử qua các thế hệ. Quá trình giáo dục đƣợc tổ chức, thực hiện một cách có ý thức theo định chuẩn xã hội. Giáo dục khi đó có mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và các hình thức tổ chức xã hội Ở các nƣớc phát triển trên thế giới và trong khu vực nhƣ Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… ngoại khóa nói chung, ngoại khóa Văn học nói riêng là một phần không thể thiếu đƣợc trong chƣơng trình đào tạo của mình. Mục tiêu cuối cùng của giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách đƣợc giáo dục (phổ biến là HS), sự phát triển toàn diện nhân cách, sự phát triển về thể chất (thể lực, thể hình, thể năng), tâm trí (trí tuệ, tình cảm) và năng lực thực tiễn (Mác gọi là năng lực kĩ thuật tổ chức, Phƣơng tây gọi là kĩ năng xã hội, UNESCO gọi là kĩ năng sống) Muốn đạt đƣợc mục tiêu của giáo dục nêu trên thì giáo dục không khuôn gọn trong thời gian trên lớp học mà phải mở rộng trong không gian xã hội, tổ chức HĐNK là hƣớng đến các yêu cầu đó. HS không chỉ là khách thể mà cuối cùng phải là chủ thể của quá trình giáo dục, giáo dục không chỉ diễn ra trên lớp, trong trƣờng học mà phải thực hiện lớp, ngoài trƣờng theo phƣơng thức kết hợp giáo dục giữa nhà trƣờng và xã hội thông qua các hình thức nhƣ học tập, lao động, vui chơi, giáo dục, sinh hoạt ngoài trời, thăm quan, du lịch, hoạt động trong môi trƣờng, sinh hoạt tập thể, v.v… Đây chính là tƣ tƣởng giáo dục lớn của nhân loại và dân tộc. Giáo dục nhà trƣờng gắn liền với giáo dục xã hội, giáo dục gia đình. Chẳng hạn, Khổng Tử (551 – 479 trƣớc Công nguyên) – một triết gia, một nhà giáo dục lỗi lạc của Trung Hoa cổ đại muốn rằng qua giáo dục để tạo ra lớp ngƣời “Trị quốc” cũng phải học gắn với hành. Ông khẳng định “Đọc thuộc ba trăm thƣớc kinh thƣ giỏi, giao cho việc hành chính không làm đƣợc, giao cho việc đi sứ không có khả năng đối đáp, học kiểu nhƣ vậy chẳng có ích gì”. Đặc biệt J.A Cômenxki (1592 – 1670) đƣợc coi là “Ông tổ của nền sƣ phạm hiện đại” đã có những đóng góp lớn lao cho nền giáo dục trên thế giới. Trong đó, ông đặc biệt quan tâm đến việc kết hợp học tập ở trên lớp và hoạt động ngoài lớp nhằm giải phóng hình thức học tập “Giam hãm trong bốn bức tƣờng” của hệ thống nhà trƣờng giáo hội thời trung cổ. Ông khẳng định “học tập không phải là lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà còn lĩnh hội kiến thức từ mặt trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ” . Thomas More (1478–1535) – Nhà giáo dục Không tƣởng đầu thế kỷ XVI đã đánh giá rất cao vai trò của lao động đối với con ngƣời và đối với xã hội. Việc giáo dục con ngƣời phải thực hiện kết hợp giáo dục nhà trƣờng và giáo dục ngoài nhà trƣờng, trong lao động và hoạt động xã hội Pétxtalôzi (1746–1827) – Một nhà giáo dục lớn của Thụy Sĩ và thế giới trong thế kỷ 19, với lòng nhân ái sâu sắc, ông muốn cứu vớt trẻ em con nhà nghèo bằng con đƣờng giáo dục thông qua thực nghiệm giáo dục, đó là việc ông dựng ra “trại mới” - ở đây trẻ em vừa đƣợc học tập, vừa lao động (trồng cây thiên thảo, sản xuất thuốc nhuộm vải ) ngoài lớp, ngoài trƣờng học. Theo ông hoạt động ngoài lớp không những tạo ra của cải vật chất mà là con đƣờng để giáo dục toàn diện học sinh C. Mác (1818 – 1883) và F. Anghen (1820 – 1895) – Ngƣời sáng lập học thuyết cách mạng XHCN và là ông tổ của nền giáo dục hiện đại. Ông xác định mục đích nền giáo dục XHCN là tạo ra “con ngƣời phát triển toàn diện”. Muốn vậy phải theo phƣơng thức giáo dục kết hợp với lao động vật chất”. Đây chính là phƣơng thức giáo dục hiện đại . V.I Lênin (1870–1924) ngƣời phát triển học thuyết giáo dục XHCN Mác và F.Anghen đã vận dụng phƣơng thức giáo dục này vào thực tiễn là một trong những nguyên tắc của giáo dục XHCN. Trong bài phân tích “nhiệm vụ của Đoàn thanh niên” (1920) Ngƣời nói “chỉ có thể trở thành cộng sản khi biết lao động và hoạt động xã hội cùng với công nhân vô sản” K. Cơrupxkaia (1869 – 1939) – Nhà giáo dục Xô Viết vĩ đại đã phản ánh sâu sắc ý nghĩa của hoạt động lao động, hoạt động chính trị xã hội. Bà đã vận dụng phƣơng pháp luận Mác xít vào việc nghiên cứu khoa học giáo dục và đặt nền móng phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học xã hội chủ nghĩa. Hay A. Macarencô (1888 – 1939) – Nhà giáo dục Xô Viết vĩ đại bỏ công làm một cuộc thực nghiệm giáo dục vĩ đại trong gần 20 năm “ Trại lao động Goocki và DecZinxki” nhằm cải tạo trẻ em phạm pháp Nhƣ vậy, tƣ tƣởng giáo dục trong nhà trƣờng kết hợp với giáo dục ngoài nhà trƣờng, kết hợp giáo dục lao động sản xuất đã đƣợc nhiều nhà giáo dục vĩ đại trên thế giới đề cập tới và thử nghiệm thành công. 2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước - Về HĐNK Đã có rất nhiều nghiên cứu về hoạt động này. Nghiên cứu HĐNK ở trƣờng phổ thông nhấn mạnh vai trò chủ thể trong hoạt động tập thể.; Nghiên cứu đề cập đến các hình thức tổ chức HĐNK ; Nghiên cứu về công tác quản lý tổ chức HĐNK . Tiêu biểu nhƣ: Năm 1995, Chƣơng trình Khoa học – Công nghệ cấp Nhà nƣớc KX.05 với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc KX.05.10: “Vị trí, vai trò hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” do PGS. TS Nguyễn Viết Vƣợng chủ nhiệm đề tài đã bƣớc đầu xây dựng hệ thống các quan điểm lý luận, nhận thức mới, làm tiền đề đổi mới tổ chức, hoạt động của các tổ chức, đoàn thể nhân dân trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội. Trong đề tài đã xác định vị trí, vai trò, tính chất, chức năng, đặc điểm của các mặt trận, các đoàn thể, tổ chức xã hội. Luận án tiến sĩ giáo dục học của Nguyễn Thị Thành nghiên cứu về “Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông”. Công trình đi sâu phân tích khẳng định vai trò hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (NGLL) trong việc hỗ trợ các hoạt động giáo dục khác trong việc hình thành những phẩm chất nhân cách, kỹ năng sống cho HS. Vấn đề tác giả đặt ra là: nhà trƣờng và xã hội dần từng bƣớc tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí có tính kỹ thuật, nghệ thuật để các em phát triển năng khiếu, tài năng của mình và sâu xa hơn là qua các hoạt động đó mà tác động tới việc hình thành nhân cách của HS. Công trình nghiên cứu: “Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 6 ”, tác giải Phạm Hoàng Gia bằng cách tác động tới cha mẹ HS, các lực lƣợng giáo dục về định hƣớng giá trị và coi trọng hơn nữa kết quả học tập cho thấy tổ chức hoạt động học tập, nếu lồng ghép đƣợc ý nghĩa tập thể thì nhân cách của HS cũng đƣợc phát triển. Hà Nhật Thăng trong cuốn “Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục” [24, tr. 44] cũng đã đề cập đến sự cần thiết mục tiêu, nội dung, một số nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục, hệ thống kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục và phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp. Trong sách “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” Hà Nhật Thăng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên) – Sách giáo viên từ lớp 6, 7, 8, 9, [24, tr. 45 - 48] cũng đã nêu lên mục tiêu, nội dung chƣơng trình hoạt động giáo dục NGLL, phƣơng tiện, trang thiết bị cho việc tổ chức hoạt động giáo dục NGLL, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động giáo dục NGLL của HS, đồng thời hƣớng dẫn thực hiện cụ thể các chủ điểm giáo dục. Trong các bài viết của tác giả Nguyễn Dục Quang đã đề cập vấn đề đổi mới nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục NGLL, giáo dục quốc tế cho học sinh qua các hoạt động giáo dục NGLL [2., tr. 22, 38, 39, 43], ngoài ra còn không ít các khóa luận đại học và luận văn thạc sỹ nghiên cứu vấn đề này ở những khía cạnh khác nhau. Nhƣ vậy, đã có rất nhiều tác giả đề cập tới vấn đề HĐNK , song các tác giả hầu hết chỉ đƣa ra các hình thức tổ chức, các biện pháp quản lý hoạt mà chƣa phân tích các biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động này cho HS, chƣa làm nổi bật vai trò thế mạnh của HĐNK trong việc hình thành nhân cách HS góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện các trƣờng THPT trong giai đoạn hiện nay. Các chƣơng trình trên cũng chƣa đi sâu nghiên cứu các biện pháp tổ chức HĐNK cho đối tƣợng HS THPT. - Về ngoại khóa Tiếng Việt Trong các giáo trình về lí luận và phƣơng pháp dạy học văn đều có dành một phần bàn về ngoại khóa và các HĐNK Văn học nói chung, ngoại khóa Tiếng Việt nói riêng, nhƣ: "Hoạt động văn học ngoài nhà trƣờng, vị trí của công tác ngoại khóa văn học", "Công tác ngoại khóa văn học với nhiệm vụ đào tạo con ngƣời toàn diện của nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa", "Nguyên tắc HĐNK văn học" của GS. Phan Trọng Luận; "Tổ chức và hƣớng dẫn học sinh đọc ngoại khóa văn học" của TS.Trần Thanh Bình; gần đây nhất, một số hội thảo đáng chú ý đề cập đến vấn đề HĐNK nhƣ: Hội thảo "Hiệu quả của HĐNK đối với việc nâng cao chất lƣợng dạy-học trong nhà trƣờng phổ thông" của Viện Nghiên cứu giáo dục-Trung tâm Đánh giá và kiểm định chất lƣợng giáo dục; Hội thảo "Công tác quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng phổ thông" của Trƣờng Cán bộ quản lí giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề xung quanh HĐNK , hoạt động ngoại khóa văn học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất nội dung và cách thức tổ chức HĐNK trong dạy học Tiếng Việt 10 - THPT nhằm củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức tiếng Việt cho học sinh. Thông qua đó, phát huy tính tích cực, phát triển năng lực sáng tạo của HS; tạo cho các em hứng thú học tập và yêu thích môn học này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ: về tính tích cực, năng lực sáng tạo; việc tổ chức dạy học ngoại khóa Tiếng Việt, việc vận dụng kiến thức vào việc tổ chức một số HĐNK Tiếng Việt lớp 10 THPT. (2) Khảo sát thực trạng dạy học ngoại khóa Tiếng Việt tại một số trƣờng THPT thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. (3) Đề xuất nội dung và cách thức tổ chức ngoại khoá cho một số đơn vị kiến thức về Tiếng Việt 10 – THPT (4) Tổ chức thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của đề xuất và rút ra một số kết luận cần thiết. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chƣơng trình Tiếng Việt 10 và việc tổ chức ngoại khoá Tiếng Việt lớp 10 - THPT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Các bài học trong chƣơng trình Tiếng Việt - Ngữ văn 10 THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Đọc và phân tích các tài liệu, văn bản để tìm hiểu các khái niệm thuật ngữ và vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động ngoại khóa, biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa, đặc điểm tâm lý, phƣơng pháp giáo dục học sinh THPT, nghiên cứu định hƣớng, đổi mới giáo dục Việt Nam và chƣơng trình đổi mới giáo dục THPT. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng nhóm phƣơng pháp này nhằm xem xét, phân tích các biện pháp, cách thức tổ chức HĐNK cho HS ở các trƣờng THPT, đảm bảo tính chân thực, khách quan của đối tƣợng nghiên cứu. (1) Phương pháp quan sát: Quan sát các kỹ năng, thao tác của HS khi tổ chức hoặc tham gia các HĐNK . (2) Phương pháp tọa đàm: Trò chuyện trao đổi với HS, GV, phụ huynh, để đánh giá nhận thức, hành vi, thái độ của HS, đánh giá những biện pháp tổ chức HĐNK . (3) Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các của các chuyên gia với các nhà quản lý thu nhập các thông tin cần thiết liên quan đến đề tài biện pháp tổ chức HĐNK , nâng cao chất lƣợng giáo dục ở trƣờng THPT. 5.3. Các phương pháp tổng kết kinh nghiệm Phân tích những kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc của việc tổ chức HĐNK ở các trƣờng THPT, từ đó đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động phù hợp với từng địa phƣơng, từng trƣờng THPT. 5.4. Phương pháp thực nghiệm Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp tổ chức HĐNK ở trƣờng THPT đề xuất nhằm kiểm chứng tính khả thi và kết quả của các hoạt động ở trƣờng THPT về một số nội dung đã chọn và đánh giá mức độ hoàn thành của luận văn so với mục đích nghiên cứu của đề tài 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn trình bày thành 3 chƣơng : Chƣơng 1 : Cơ sở khoa học của việc tổ chức HĐNK Tiếng Việt Chƣơng 2 : Đề xuất nội dung và cách thức tổ chức ngoại khóa trong dạy học Tiếng Việt - chƣơng trình Ngữ văn 10 THPT Chƣơng 3 : Thực nghiệm sƣ phạm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Thúy Anh (1987), “Một hƣớng cải tiến tiết hoạt động tập thể ở lớp 6”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (2), tr.17-19. 2. Bộ GD – ĐT, Chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường THCS, 2002. [...]... nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 9 Nguyễn Lê Đắc (1997), Cơ sở Tâm lý học của công tác giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp trên địa bàn dân cư, Luận án PTS 10 Phạm Hoàng Gia (1984), Hoạt động ngoài giờ của học sinh lớp 6”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (4), tr.1 5-2 1 11 Phạm Hoàng Gia (1987), Hoạt động ngoài giờ của học sinh lớp 6”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (2), tr 1 6-1 8 12 Phạm Vũ... Nghiên cứu giáo dục (2), tr 1 6-1 8 12 Phạm Vũ Kích (chủ biên), Hoạt động giáo dục NGLL trong trường Phổ thông dân tộc nội trú, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997 13 Phạm Lăng (1984), Hoạt động giáo dục NGLL ở trƣờng PTTH Chu Văn An – Hà Nội”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (12), tr 1 4-1 6 14 Bùi Thị Lâm (1999), Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) làm quen... GD – ĐT, Chương trình (thí điểm) hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường THPT, 2002 4 Nguyễn Khắc Chương (1997), J A Cô men xki ông tổ của nền Sư phạm cận đại, Nxb Giáo dục 5 Phạm Tất Dong (1984), Tâm lý học lao động, Cục đào tạo bồi dƣỡng - Nxb Giáo dục 6 Nguyễn Trọng Di (1996) “Phƣơng pháp dạy học phát huy tính tích cực: Bàn về điểm xuất phát”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (7), tr 1 9-2 1 7 Nguyễn... (1), tr 2 8-3 0 19 Nguyễn Dục Quang (1996), Những phương hướng và biện pháp hình thành kĩ năng tự quản hoạt động tập thể cho học sinh lớp 4-5 , Luận án PTS Sƣ phạm - Tâm lí 20 Võ Thị Quỳnh (2002), HĐNK văn học trong nhà trường: điểm hẹn của những tâm hồn đồng điệu, Nxb Thuận Hóa 21 Trần Quốc Thành (1991), Thực nghiệm hình thành kĩ năng tổ chức trò chơi, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (6), tr 9-1 1 22 Hà Nhật... trò chơi, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (6), tr 9-1 1 22 Hà Nhật Thăng, Lê Tiến Hùng (1995), Tổ chức hoạt động giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội 23 Hà Nhật Thăng (1998), Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội 24 Hà Nhật Thăng- Nguyễn Dục Quang- Nguyễn Thị Kỷ (2001), Công tác GVCN lớp ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội ... Trẻ, Hà Nội 16 Phan Trọng Ngọ (1998), Tiềm năng, trí tuệ của trẻ em Việt Nam trước thềm thiên niên kỷ 21, Báo cáo thực nghiệm nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia, Hà Nội 17 Nguyễn Thị Oanh (2002), Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên Sư phạm Hải Dương, Luận văn thạc sĩ giáo dục 18 Trần Hồng Quân (1992), “Đổi mới về nhận thức . Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần Tiếng Việt - Chƣơng trình Ngữ văn 10 Trung học phổ thông Lƣu Hồng Xuân Trƣờng Đại học Giáo Dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn. năng lực sáng tạo; việc tổ chức dạy học ngoại khóa Tiếng Việt, việc vận dụng kiến thức vào việc tổ chức một số hoạt động ngoại khóa (HĐNK) Tiếng Việt lớp 10 Trung học phổ thông (THPT). Khảo sát. tượng nghiên cứu Chƣơng trình Tiếng Việt 10 và việc tổ chức ngoại khoá Tiếng Việt lớp 10 - THPT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Các bài học trong chƣơng trình Tiếng Việt - Ngữ văn 10 THPT. 5. Phương

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan