1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm hình thức và nội dung phần giới thiệu văn bản (trên tư liệu văn bản khoa học xã hội)_luận văn thạc sĩ văn học

128 455 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 32,7 MB

Nội dung

Trang 1

Tac gia xin chan thành cảm ơn thầy giáo: PG9.T9 Phan Mậu Cảnh đã tận tình hướng dẫẪn, động viên, giúp Äỡ trong suốt quá

trình nghiên cứu và hoàn thành bân luận văn này

Nhân dịp kết thúc chương trình Cao học, tác giÄ xin bày tổ

lòng biết ơn sâu sắc tới BGH, Khoa dao tao Sau dai hoc, Khoa Natt

Văn, các giẫng viên trong tổ Lý luận Ngôn nạữ của trường Đại học

Vinh đã nhiệt tình giẫng day, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt qua trinh hoc tap

Cuối cùng, tác giã xin chân thành câm ơn tới những người thâu,

` “~ , , ~ ⁄ 4

các đông nghiệp và bạn bè đã luôn động viên, giúp do dé luận văn ược hoàn thành

Vì điều kiện thời gian cũng như năng lực bẩn thân còn nhiều hạn chế nên luận văn khó tránh khỗi những sai sót Tác giÄ mong nhận

được nhiều ý kiến auý báu từ các thầy cô giáo và bạn đọc

Vinh 2008

Trang 2

VO TH] THU THUY

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG PHAN GIGI THIEU VAN BAN

(TREN TU LIEU VAN BAN KHOA HỌC XÃ HỘI)

LUAN VAN THAC SI NGU VAN

Trang 3

I0 .H ,,ÔÔ 1

1 LY do Chon dé tate 1

2 Lich st VAN dé ccccscccssessccsscesscseecscessesssecseeessccseeceeeseeseseeeesseesseeseeeessenaeens 2 3 Mục đích, nhiệm vụ và đối tƯỢng - - - -< Ă + E191 113951 5585515235, 4 goi 00303 vn e 5

5 Đóng góp của luận VĂT - - - - c1 19901981 9030 0101.090001 ng 6 9 0ii 2i: 0ì in 6

Chương 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7

1.1 Khái niệm văn bản - - 5-5-5 + 2305338 83983593151 1598358 518589855755 7 1.2 Don vi MO Gav VAN DAN e 7 16 1.3 gi 03 0i: 0n, 1n 19

1.4 Phân biệt phần giới thiệu văn bản với các phần mở đầu văn bản 29

IS óc 31

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC PHẦN GIỚI THIỆU VĂN BẢN 32

Trang 4

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG PHẦN GIỚI THIỆU VĂN BẢN 54

3.1 Nội dung phần giới thiệu văn bản qua lời tác g1ả - « 54

3.1.1 Phần giới thiệu tóm tắt văn bản chính văn - 2-5 «5 ss+<<s<+s 54

3.1.2 Phần giới thiệu trình bày những thông tin liên quan đến chính văn 5 8 3.2 Nội dung phần giới thiệu van ban qua lời người khác - 68 3.2.1 Phần giới thiệu nêu vấn đề, định hướng đối tượng đối tượng nghiên

3.2.2 Phần giới thiệu nêu nhận xét, đánh giá về chính văn - 69

Trang 5

hướng mới được các nhà nghiên cứu quan tâm từ nhiều góc độ, nhằm góp phần bổ sung việc nghiên cứu sự hành chức của ngôn ngữ trong hoạt động thực tiễn

Trong văn bản, đặc biệt là ở những văn bản lớn phần giới thiệu mở đầu là một phần đáng chú ý, được gọi với những cái tên khác nhau như: Lời tựa, lời

mở đầu, lời nhà xuất bản, lời nói đầu, lời giới thiệu, tựa, mở đầu, Đây là

những lời phát ngôn của chính tác giả hoặc của người khác nói về văn bản chính văn Và đây cũng là một phần liên quan đến nội dung toàn bộ văn bản

Tùy theo các kiểu loại văn bản, phần giới thiệu có những đặc điểm khác nhau

về hình thức cấu tạo và nội dung chức năng Trong văn bản khoa học, phần giới thiệu ở các cuốn sách giáo khoa, giáo trình, các công trình nghiên cứu in thành sách, các chuyên luận, đường như là phần không thể thiếu Vì vậy, nghiên cứu phần giới thiệu văn bản sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về đặc điểm của đơn vị này trong văn bản nói chung và trong văn bản khoa học xã hội nói riêng Việc tìm hiểu phần giới thiệu mở đầu, góp phần tìm hiểu quy tac phân tích và tạo lập văn bản, ý thức được vai trò của đơn vị này đối với

chính văn, lý giải mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong tổng thể văn

bản

- Về mặt thực tiễn: đề tài này cũng góp phần làm rõ thêm những vấn đề về

Trang 6

Đó là những lý do thúc đẩy chúng tôi lựa chọn đề tài "Đặc điểm hình thức

và nội dung phần giới thiệu văn bản (trên tư liệu văn bản khoa học xã hội)"

2 Lịch sử vấn đề

Khi nghiên cứu, tìm hiểu văn bản với tư cách là một đơn vị ngôn ngữ, đơn vi giao tiếp, một số công trình nghiên cứu, một số luận án, luận văn đã có

những khảo sát, phân tích về đơn vị mở đầu trong đó có đoạn văn mở đầu và phần mở đầu văn bản

I.R.Galperin (1981), trong khi bàn về tính khả phân của văn bản có nói đến đặc trưng của phần mở đầu mà ông gọi 1a tién vdn bản: "Đặc trưng văn

bản của những lời nói đầu, nhập đề, mào đầu là tính tự nghĩa tương đối của

chúng Có thể tạm gọi chúng là tiền văn bản (predtekst) Tuy nhiên chúng vẫn

là một bộ phận của chỉnh thể, tách khỏi bản thân tác phẩm thì không tôn tại lời nói đầu" [17; 123] Ö Việt Nam, Nguyễn Quang Ninh (1997) đã có sử

dụng thuật ngữ “đoạn mở đầu” và đề cập đến những chức năng của đoạn mở đầu, các kiểu mở đầu [20; 36] Diệp Quang Ban (1998) khi bàn đến việc phân đoạn văn bản cũng đề cập đến đoạn văn, trong đó có đoạn mở đầu Theo tác giả, trong văn bản cỡ vừa đoạn văn mở làm nhiệm vụ phần mở [3; 213] Phan Mậu Cảnh (2008) thì bàn về vai trò, cấu trúc hình thức và cấu trúc nội dung của đoạn văn mở đầu trong văn bản; về tính đặc thù và thống nhất của các đoạn mở đầu trong các loại văn bản khác nhau [11; 149 - 172]

Trang 7

học dân gian truyền miệng, phần mở đầu luôn có nội dung đầy đủ, trọn vẹn và

cô đúc Trong văn xuôi hiện đại, thể kí thường có phần mở đầu khá đầy đủ và

tron ven [23; 12, 13]

Gần đây, có một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tìm hiểu về đoạn văn trong văn bản nghệ thuật, trong đó có đoạn văn mở đầu Chẳng hạn, “Đặc điểm ngôn ngữ phần mở đầu trong ca dao trữ tình Việt Nam”(Võ Huy Vân, Đại học Vinh, 2002); “Đặc điểm đoạn văn mở đầu và kết thúc trong truyện

ngắn Thạch Lam” (Nguyễn Thị Hồng Phượng, Đại học Vinh, 2005); “Đặc điểm đoạn văn mở đầu trong truyện ngắn” (Lê Thị Thu Bình, Luận án tiến sĩ,

Đại học Vĩnh, 2007)

Các tác giả đã khảo sát, thống kê các kiểu đoạn văn mở đầu, nêu lên một số đặc điểm cơ bản về cấu tạo và nội dung của đoạn văn mở đầu, mà chủ yếu là trong các văn bản nghệ thuật Nhìn chung chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu kỹ phần giới thiệu trong các văn bản khoa học, hoặc nếu có đề cập đến cũng chỉ ở mức độ bước đầu tìm hiểu Trong công trình "Văn bản với tư cách

là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học" I R.Galperil có nhắc đến: “Lời mở đầu, lời tựa, lời tác giả, nhập đề, mào đê, là những phần tùy ý khác với

những phần nêu trên của văn bản mang tính cách khối lượng thực tế, vốn gắn

vào tác phẩm và là những bộ phận không thể tách rời khỏi nó Trước hết

Trang 8

mở đầu văn bản (thuộc các văn bản cỡ lớn: công trình nghiên cứu khoa học, tác phẩm văn học ) bao gồm: lời nói đầu, lời giới thiệu, lời tựa, lời bạt Đây là những lời phát ngôn của chính tác giả hoặc của người khác nói về

chính văn” [11;148] Mặc dù không đi sâu vào tìm hiểu phần này nhưng tác

giả có khẳng định vai trò của nó:

"Phần này là cần thiết, đóng vai trò như người dẫn chuyện, nó giúp cho

người đọc bước đầu tiếp xúc với văn bản Có công trình, nhờ phần mở đầu mà giá trị được nâng lên, có sức nặng hơn, thu hút hơn; hay chút ít thì phần này cũng giúp cho người đọc hiểu rõ thêm những thông tin xung quanh văn ban, ” [11; 148]

Tóm lại, có thể nói các công trình nghiên cứu, các luận văn, luận án đã có

những khảo sát, phân tích về đơn vị mở đầu văn bản nhưng chưa có điều kiện nghiên cứu về đơn vị giới thiệu văn bản

3 Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu phần giới thiệu văn bản trên tư liệu là văn bản khoa học xã hội, luận văn nhằm những mục đích sau:

a) Nhằm góp phần tìm hiểu đặc điểm, vai trò của phần giới thiệu văn bản

trong mối quan hệ với văn bản

b) Giúp người đọc rút ra được những nét tương đồng và khác biệt về phần giới thiệu trong văn bản khoa học xã hội với phần giới thiệu trong các loại văn bản khác

Trang 9

của phần giới thiệu trong các văn bản 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích đề ra, luận văn cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Xác định các khái niệm liên quan như: Khái niệm văn bản, sự phân loại, đoạn văn mở đầu và phần giới thiệu mở đầu văn bản

b) Nêu các đặc điểm về hình thức cấu tạo của phần giới thiệu văn bản trên các phương diện: phạm vi, vị trí, dung lượng, cấu tạo và các phương tiện liên kết hình thức của phần giới thiệu văn bản

c) Phân tích, miêu tả nội dung thể hiện trong phần giới thiệu văn bản khoa học xã hội, so sánh đặc điểm của phần giới thiệu trong văn bản khoa học xã hội và các loại văn bản khác

3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các kiểu giới thiệu trong văn bản khoa học xã hội và một số loại văn bản khác như văn bản nghệ thuật, văn bản báo chí Nguồn tư liệu để miêu tả, phân tích là các lời nói đầu, lời giới thiệu, lời nhà xuất bản, ở sách giáo khoa, giáo trình, chuyên luận, các công trình nghiên cứu In thành sách, (luận văn quy ước gọi tất cả là sách) xuất bản

bằng Tiếng Việt

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

Trang 10

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sau khi khảo sát các phần giới thiệu van bản chúng tôi tiến hành so sánh đặc điểm phần giới thiệu văn bản khoa học xã hội với phần giới thiệu trong văn bản khoa học nghệ thuật và văn bản báo chí nhằm làm rõ đặc trưng phần giới thiệu trong văn bản khoa học xã hội

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trong quá trình xử lý tư liệu, chúng tôi tiến hành phân tích phần giới thiệu văn bản trên phương diện hình thức, nội dung từ đó tổng hợp khái quát rút ra những nhận xét về đặc trưng cơ bản của

phần giới thiệu văn bản khoa học xã hội 5 Đóng góp của luận văn

Việc nghiên cứu phần giới thiệu văn bản góp phần làm rõ thêm đặc điểm của đoạn văn mở đầu nói chung và phần giới thiệu văn bản khoa học xã hội nói riêng trong việc phân tích và tạo lập văn bản

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tài liệu trích dẫn và phần phụ

lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số khái niệm lý thuyết liên quan đến đề tài Chương 2: Đặc điểm hình thức của phần giới thiệu văn bản

Trang 11

Chương 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Khái niệm văn bản

1.1.1 Một số hướng nghiên cứu văn bản

Vào khoảng những năm 40 của thế kỷ XX giới nghiên cứu ngôn ngữ học mới phát hiện ra rằng câu không phải là đơn vị lớn nhất Năm 1947, trong bài bàn về việc phân loại các bộ môn ngôn ngữ học, A.I Belichơ đã viết: “Từ nhiều phía đã nghe thấy những tiếng nói cho rằng trong việc trình bày về mặt ngữ pháp các sự kiện ngôn ngữ, cần dành một vị trí riêng cho chuỗi hoàn chỉnh các câu có chung ý nghĩa và là một chỉnh thể cú pháp - ngữ nghĩa nhất định” [Dẫn theo 8; 8] N X Paxpelôp thì cho rằng: “Khi nghiên cứu cơ cấu cú pháp của lời nói liên kết cần xuất phát không phải trực tiếp từ câu là đơn vị vốn không có tính độc lập đầy đủ trong lời nói liên kết, mà phải xuất phát từ một chỉnh thể cú pháp phức hợp như một đơn vị cú pháp ít phụ thuộc hơn vào văn cảnh bao quanh của lời nói liên kết?” [Dẫn theo 8; 8] Chỉnh thể cú pháp phức hợp mà Paxpelôp nhắc đến đây có đặc trưng như là một “cấu trúc cú pháp khép kín”, đó là một nhóm các câu “hợp nhất về mặt cú pháp bởi những phương tiện và phương pháp khác nhau, kiểu như liên từ liên hợp trong chức năng nối kết, các liên hệ nối không liên từ các loại, những kết hợp khác nhau của các câu hai thành phần và một thành phần, sự tương ứng trong việc sử dụng các hình thái của vị ngữ theo ý nghĩa thời cúa chúng” Tuy thời kỳ này khái niệm ngôn ngữ học văn bản đã xuất hiện khá nhiều nhưng nó chưa được nhận thức như một khái niệm xuất phát cho hướng nghiên cứu mới Khái niệm

"chỉnh thể cú pháp phức hợp" là để áp dụng trong nghiên cứu văn học Đến

những năm 60 của thế kỷ XX có thể xem đây là giai đoạn hình thành và khẳng

định của ngôn ngữ học văn bản, nhiều công trình nghiên cứu về văn bản xuất hiện, nhiều tạp chí chuyên đề về văn bản ra đời, các hội nghị về văn bản được

Trang 12

ngôn ngữ chỉ bộc lộ mình chừng nào chúng là những cái gắn bó với nhau trong văn bản [ ] Mọi người dùng ngôn ngữ [ ] chỉ nói bằng các văn bản,

chứ không phải bằng các từ và bằng các câu, ít ra là cũng bằng các câu làm

thành các từ nằm trong văn bản” [Dẫn theo 3; 5] H Weinrich (1966) cho

rằng: “đơn vị ngôn ngữ học cao nhất, ít lệ thuộc nhất, không phải là câu mà là văn bản” [Dẫn theo 3; 5] Từ đây văn bản trở thành đối tượng của ngôn ngữ học, kéo theo hệ quả là sự ra đời của một môn học mới trong ngôn ngữ học: ngôn ngữ học văn bản

Đưa văn bản vào làm đối tượng nghiên cứu đã là một bước tiến của khoa học ngôn ngữ, mặc dù để có được kết quả ấy là cả một quá trình dài khó khăn Cũng như các đơn vị ngôn ngữ khác, văn bản là một trong những đơn vị phức tạp, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau, xuất phát từ những góc nhìn và quan điểm nghiên cứu không giống nhau

- Từ góc độ nghiên cứu Văn học: Nghiên cứu văn học có nhiệm vụ chủ

yếu là nghiên cứu đặc điểm và các quy luật phát triển của văn học nghệ thuật,

chỉ ra nội dung đặc thù cũng như các hình thức biểu hiện tương ứng Một trong những đối tượng nghiên cứu của nó là các tác phẩm văn học, cụ thể là các văn bản nghệ thuật

Như vậy, từ góc độ nghiên cứu văn học, văn bản ở đây cũng chỉ được xem

xét trong tác phẩm văn học

Trang 13

- Từ góc độ nghiên cứu ngôn ngữ học: Những tri thức về văn bản không

chỉ được đưa ra từ nghiên cứu văn học, thi pháp học, mà chủ yếu được đưa ra từ ngôn ngữ học văn bản Sự ra đời của ngành ngôn ngữ học văn bản đánh dấu một bước chuyển biến đáng kể của tư duy ngôn ngữ học trong việc nhận thức đối tượng nghiên cứu của mình Lần đầu tiên người ta thừa nhận một cách rộng rãi rằng văn bản không phải là một phép cộng đơn thuần của các câu, mà là một cái gì đó khác hẳn về chất ở cả mặt nội dung lẫn mặt hình thức

1.1.2 Các định nghĩa về văn bản

Cũng như các đơn vị khác (từ và câu), văn bản là đơn vị có nhiều cách hiểu Tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu, các hướng tiếp cận sẽ cho ra đời những định nghĩa khác nhau Sau đây là một số hướng thể hiện các quan niệm

tiêu biểu về văn bản - _ Hướng nhấn mạnh mặt hình thức + Văn bản được xét như một lớp phân chia được thành các khúc đoạn (L Hjelmslev, 1953) + Van bản được hiểu ở bậc điển thể là phát ngôn bất kỳ có kết thúc và có liên kết, có tính độc lập và đúng về ngữ pháp (W Koch, 1966)

+ Văn bản là chuỗi nối tiếp của các đơn vị ngôn ngữ được làm thành bởi một dây chuyền của các phương tiện thế có hai trắc diện (R Harweg, 1968)

+ Tôi sử dụng thuật ngữ văn bản để chỉ bất kỳ cái nào ghi bằng chữ viết của một sự kiện giao tiếp (D Nunan, 1993) [các định nghĩa trên dẫn theo 11; 27] - Hướng nhấn mạnh mặt nội dung

“Văn bản có thể định nghĩa là điều thông báo viết có đặc trưng tính hoàn

chỉnh về ý và cấu trúc và thái độ nhất định của tác giả đối với điều được thông báo [ ] về phương diện cú pháp, văn bản là một hợp thể nhiều câu (Ít

Trang 14

Văn bản như là một đơn vị ngữ nghĩa : một đơn vị không phải của hình thức mà là của ý nghĩa (M Halliday, 1976 - 1994) [các định nghĩa được dẫn

theo 3; 16]

- Hướng phân biệt văn bản và diễn ngôn

Văn bản là một chuỗi ngôn ngữ lý giải được ở mặt hình thức, bên ngoài ngữ

cảnh Diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa, được hợp nhất lại và có mục đích (Cook, 1989) [3; 16]

“Văn bản là sản phẩm diễn ngôn xuất hiện một cách tự nhiên dưới dạng nói, viết hoặc biểu hiện bằng cử chỉ, được nhận dạng vì những mục đích phân tích

Nó thường là một chỉnh thể ngôn ngữ với một chức năng giao tiếp có thể xác

định được, ví dụ như một cuộc thoại, một tờ áp phích” (D Crysatl, 1992) [3;

16]

- Hướng tổng hop

Theo I R Galperin: “Văn bản - đó là sản phẩm của quá trình sáng tạo lời mang tính cách hoàn chỉnh, được khách quan hóa dưới dạng tài liệu viết, được trau chuốt văn chương theo loại hình tài liệu ấy, là tác phẩm gồm tên gọi (đầu đê) và một loạt đơn vị riêng (những thể thống nhất trên câu) hợp nhất lại bằng những liên hệ khác nhau về từ vựng, ngữ pháp, lôgíc, tu từ, có một hướng nhất định và một mục tiêu thực dụng” [17; 38]; Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ

là phần tứ Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc

Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mỗi quan hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy” [31; 19]

Trang 15

“Chúng ta sẽ sử dụng văn bản như một thuật ngữ chuyên môn, để nói đến việc ehỉ lại bằng ngôn từ của một hành động giao tiếp” (G Brown và G Yule,

1983) [Dẫn theo 3; 17]

Sau đây là một định nghĩa có tính đến những bộ môn nghiên cứu khác

nhau:

Văn bản là: 1, Một quãng viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ mà do cấu trúc, đề tài - chủ đề,v.v của nó, hình thành nên một đơn vị, loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường,v.v 2,Văn bản, trước hết được coi như một tài liệu viết thường đồng nghĩa với sách, 3,

Trong phân tích diễn ngôn, đôi khi được đánh đồng với ngôn ngữ viết, còn

diễn ngôn thì được dành cho ngôn ngữ nói hoặc diễn ngôn được dùng bao hàm cả văn bản (Bách khoa ngôn ngữ và ngôn ngữ học, 1996, tập 10, trang 5180) [Dẫn theo 3; 17, 18]

Từ những quan niệm về văn bản của các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chúng ta thấy quả thật khái niệm văn bản là một khái niệm hết sức phức tạp

Tóm lại, ta có thể hiểu văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng

ngôn ngữ, là đơn vị được tạo lập bởi sự liên kết của các câu, các đoạn văn, tạo thành một thể thống nhất, một đơn vị hoàn chỉnh về nội dung và hình thức và có tính độc lập

1.1.3 Phân loại văn bản

Như trên đã nói, văn bản là một đối tượng hết sức phức tạp vì thế mà việc phân loại văn bản cũng không phải là một việc làm dễ dàng Xuất phát từ các cơ sở, góc độ tiếp cận khác nhau sẽ cho ta cách phân loại khác nhau:

1.1.3.1 Dựa vào hình thức thể hiện

Trang 16

- Văn bản nói: được tạo lập bởi âm thanh, lời nói phát ra (ví dụ: bài nói chuyện, lời phát biểu ); có tính chất tức thời trong không gian và thời gian, người nói không có cơ hội gọt giũa, trau chuốt; tác động trực tiếp tới đối tượng tiếp nhận; mang đặc trưng phong cách khẩu ngữ (ví dụ như: dùng từ địa

phương, các kiểu câu rút gọn ); nhìn chung văn bản nói có tính cụ thể và rõ

ràng

- Văn bản viết: có hình thức và chất liệu là hệ thống ký hiệu, văn tự được in ra hay viết ra (ví dụ: bài báo, bài văn ); không diễn ra tức thời trong không gian và thời gian; tác động gián tiếp lên đối tượng tiếp nhận; có tính định hình và ổn định trong trật tự, kết cấu nội dung: mang đặc trưng phong cách viết; ngôn ngữ, lời văn có sự chuẩn bị

1.1.3.2 Dựa vào cấu trúc văn bản

Có những loại văn bản sau: văn bản đơn thoại và văn bản đối thoại; văn bản bình thường và văn bản đặc biệt

- Văn bản đơn thoại: là loại văn bản bao gồm một "chuỗi tuyến tính các

câu" bao gồm lời người kể chuyện, lời nói bên trong nhân vật,

- Văn bản đối thoại: là "một chuỗi luân chuyển các câu được tạo nên bằng

sự chuyển đổi các phát ngôn của hai hoặc một số thành viên tham gia hành vi

nói năng; mỗi thành viên tham gia vào quá trình hành vi nói năng lúc thì ở cương vị người nói, lúc thì ở cương vị người nhận nói" [21; 177] Đây là loại

văn bản có hình thức hỏi đáp không liên tục, có nhiều vai xuất hiện

- Văn bản bình thường: là loại văn bản có nhiều câu, nhiều đoạn, mỗi đoạn

biểu thị một nội dung tương đối hoàn chỉnh, có hình thức rõ ràng, chúng liên kết với nhau tạo thành một chỉnh thể Đây là loại văn bản phổ biến trong giao

WV

Trang 17

- Văn bản đặc biệt: là loại văn bản chỉ có một câu hoặc một cụm từ, thậm

chí một từ hết sức ngắn gọn

1.1.3.3 Dựa vào mục đích xây dựng văn bản

- Văn bản tự sự: đây là loại văn bản trình bày (kể lại, thuật lại) sự việc diễn ra trong hiện thực hoặc trong tưởng tượng Nội dung sự việc được trình bày mang tính khách quan (trình bày theo diễn biến trình tự thời gian, không gian nhất định) đồng thời cũng có tính chủ quan thể hiện ở sự nhận xét, đánh giá đối sự việc được nêu ra Các loại văn bản tự sự thường gặp như: các truyện kể, các bản tường trình, các loại biên bản,

- Văn bản miêu tả: đây là loại văn bản đùng ngôn ngữ để tả lại sự vật, sự việc trong hiện thực nhằm làm cho người nghe, người đọc hình dung được rõ ràng, cụ thể Văn bản miêu tả gồm: văn tả cảnh, tả người, sự vật

- Văn bản trữ tình: là loại văn bản bày tỏ thái độ, tình cảm của người viết,

phản ánh thế giới nội tâm của tác giả Văn bản trữ tình được thể hiện rõ nét

nhất trong thơ ca, tùy bút, thư từ

- Văn bản lập luận: là loại văn bản thể hiện mục đích của người viết thông qua các lý lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người nghe, người đọc đến một kết luận nào đó Các loại văn bản thể hiện rõ nhất quan hệ lập luận là: văn bản chính luận, văn bản khoa học

1.1.3.4 Dựa vào phong cách chức năng

Trang 18

chí và phong cách nghệ thuật Ở đây còn có sự phân loại văn bản từ chung đến

riêng theo trình tự sau: kiểu loại văn bản, thể loại văn bản (bên trong kiểu loại

văn bản)

- Văn bản hành chính công vụ: là những văn bản dùng để trao đổi công

việc sự vụ hành chính hàng ngày giữa các cơ quan hành chính, đoàn thể trong

quản lý nhà nước; nó có tính khuôn mẫu đồng loạt (các mẫu in ấn sẵn); có sắc thái trung hòa (thể hiện ở từ ngữ, kiểu câu, ), nội dung đơn nghĩa mang tính

rõ ràng, chính xác; có tính hệ thống, đồng bộ và thống nhất

Phong cách hành chính công vụ có các kiểu loại văn bản như: các văn bản chỉ đạo, pháp lý, quân sự, ngoại giao, thương mại, kinh tế Và trong các kiểu

loại này chúng lại bao gồm các thể loại, ví dụ, kiểu văn bản quân sự: mệnh

lệnh, báo cáo, điều lệnh, huấn lệnh, chỉ thị

- Văn bản khoa học: là văn bàn dùng trong lĩnh vực khoa học, với chức năng chủ yếu là thông tin - nhận thức những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu, trao đổi khoa học Những thông tin mà văn bản khoa học đưa ra không

phải là những tri thức có sẵn mà là những tri thức mới (ở một mức độ nhất

Trang 19

Phong cách khoa học có văn bản thuộc khoa học xã hội và khoa học công

nghệ Trong các kiểu loại này chúng bao gồm các thể loại: sách giáo khoa,

chuyên luận, bài báo, luận án, tóm tắt luận án, [Dẫn theo 3; 85 - 89]

- Văn bản báo chí: là loại văn bản có chức năng truyền tin, thông báo

những vấn đề có tính thời sự diễn ra trong thực tiễn trên các phương tiện thông

tin đại chúng (bằng các hình thức: ấn phẩm, phát thanh, truyền hình) Đặc trưng cơ bản của văn bản thuộc phong cách báo chí là tính thông tin để phản ánh kịp thời những vấn đề nổi bật trong đời sống xã hội và tính mục đích - báo chí có mục đích rất rõ ràng, qua việc cung cấp thông tin văn bản báo chí nhằm tuyên truyền, định hướng tư tưởng và tác động đến dư luận làm cho người đọc hiểu được bản chất sự thật, phân biệt đúng sai, phải trái

- Văn bản chính luận: là loại văn bàn trình bày ý kiến, giải thích các vấn đề chính trị - xã hội Văn bản chính luận thể hiện rõ thái độ nhận thức, thái độ bình giá của người viết nên nó mang tính chủ quan Tuy nhiên, sự đánh giá, nhận xét này mang tính công khai, trực tiếp Nhiều khi sự đánh giá này không còn là tiếng nói của riêng cá nhân người viết mà còn là tiếng nói của tập thể Văn bản chính luận không những cung cấp cho độc giả thông tin, sự kiện mà còn cung cấp một thái độ, một cách nhìn

- Văn bản nghệ thuật: là loại văn bản phản ánh cuộc sống và thể hiện tư

tưởng, tình cảm thông qua hình tượng nghệ thuật nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống tinh thân của con người Chức năng cơ bản của phong cách nghệ

thuật là tác động vào nhận thức thẩm mỹ (tình cảm và những rung động thẩm

mỹ) của người đọc qua hình tượng và các yếu tố biểu cảm Chính điều này đã làm nên một sắc thái riêng của văn bản nghệ thuật Tính biểu trưng là một đặc

điểm nổi bật của văn bản nghệ thuật vì thế hệ thống từ ngữ giàu hình ảnh, tính biểu trưng và ước lệ cao

Trang 20

1.2.1 Các quan niệm về đơn vị mở đầu văn bản

1.2.1.1 Ý kiến gọi đơn vị mở đâu văn bản là phần mở đầu

Dựa vào sự liên kết và tính hoàn chỉnh của văn bản, I.R.Galperil cho rằng: “Trong dạng thức đúng đốn, văn bản có mở đầu và kết thúc Văn bản không có mở đầu và kết thúc chỉ có thể tôn tại như sự sai lệch với mẫu văn bản đã xác định loại hình” [17; 262] Tìm hiểu một số loại văn bản như văn kiện ngoại giao, công ước, hiệp định, tác giả gọi đơn vị mở đầu văn bản là phần

mở đầu văn bản: “Đa số văn kiện ngoại giao đều có cái gọi là phần mở đầu Chính thuật ngữ phần mở đầu theo từ điển thì có nghĩa là chỉ ra một giá trị

thông tin: phần nhập đề, giải thích, của một hiệp định quốc tế, một đạo luật hay một văn bản pháp luật khác Trong nhiêu công ước, hiệp định hiến

chương, nghị định thư, phần mở đầu có thể được coi như bao hàm để khởi

Chính thông tin” [1T; 7]1]

O.I Moskalskaja quan niệm về phần mở đầu như sau: “Phần mở đầu của

văn bản được đánh dấu bằng việc sử dụng các tên gọi hoàn chỉnh và sự vắng mặt của các từ thay thế ” [21; 60]

Ở Việt Nam, nhiêu tác giả cũng chia văn bản thành ba phần: phần mở dau, phần phát triển, phần kết thúc Diệp Quang Ban trong cuốn "Văn bản và liên

kết trong Tiếng Việt" cho rằng: "kết cấu của văn bản có khuôn hình thường dùng gồm có ba phần, có thể gọi tên tuần tự như sau: phân mở, phần thân (hay phần luận giải), phần kết (kết thúc)" [3; 105]; Phan Mậu Cảnh cho rằng:

"Thông thường cấu trúc văn bản (được biểu lộ thành bố cục trên bê mặt) cô

ba phần: phần mở đầu, phần nội dung khai triển và phần kết luận" [11; 147]

Ngoài ra, các tác giả còn chỉ ra một số nhiệm vụ của phần mở đầu như sau: phần mở đầu có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề, xác lập mối quan hệ giữa tác giả với đối tượng giao tiếp; chỉ ra hệ thống vấn đề và phạm vi khảo sát [15;

Trang 21

1.2.1.2 Ý kiến gọi đơn vị mở đâu là đoạn văn mở đầu

Dựa vào cách phân chia đoạn văn theo chức năng, Nguyễn Quang Ninh (1997) phân chia đoạn văn thành các loại như sau: đoạn văn mở, đoạn văn kết, đoạn văn nối, đoạn văn phát triển Tác giả chỉ ra chức năng, nhiệm vụ của đoạn văn mở tương ứng với các kiểu mở đầu: mở trực tiếp và mở gián tiếp Trong luận án tiến sĩ Ngữ văn năm 2007, tác giả Lê Thị Thu Bình cũng cho

rằng: đơn vị mở đầu truyện ngắn là đoạn văn mở đầu và đã đi sâu nghiên cứu

cấu trúc và chức năng của đoạn văn mở đầu trong truyện ngắn [7; 43 - 164] Như vậy, từ các quan niệm của các tác giả trên, chúng tôi thấy: phần lớn các tác giả đều thừa nhận đơn vị mở đầu văn bản và gọi đó là phần mở đầu hoặc đoạn văn mở đầu

1.2.2 Quan niệm của luận văn về đơn vị mở đầu văn bản

Nhìn chung, các văn bản có dung lượng bình thường (lớn hơn hai đoạn

văn) đều có phần mở đầu ở mỗi loại văn bản, phần mở đầu có dung lượng khác nhau và có thể có nhiệm vụ cụ thể khác nhau

Theo chúng tôi, có hai loại đơn vị mở đầu văn bản là: đơn vị mở đầu văn bản thuộc cấu trúc nội tại của văn bản; đơn vị mở đầu văn bản nằm ngoài cấu trúc nội tại của văn bản

Đơn vị mở đầu văn bản thuộc cấu trúc nội tại của văn bản là đơn vị mở đầu gắn bó chặt chẽ, không tách rời văn bản chính văn; là một bộ phận trong kết cấu hoàn chỉnh (phần mở, phần thân (phân triển khai), phần kết) Đó là,

đoạn văn mở đầu trong các văn bản cỡ nhỏ và vừa (như: truyện ngắn, bài

văn, ), và phần mở đầu trong các văn bản như văn bản hành chính; văn bản khoa học (phần mở đầu các luận văn, luận án, ) Về đoạn văn mở đầu có thể

hiểu: đó là một phần trong bố cục của văn bản, đứng ở vị trí đầu tiên thể hiện

Trang 22

qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiêu gió Một mùi lá tươi non phẳng phất

trong không khí Thanh rút khăn lau mồ hôi trán - bên ngoài trời nắng gat -

rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ôn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bực cứa”

(Thạch Lam - Dưới bóng hoàng lan) Đây là đoạn văn mở đầu cho truyện ngắn "Dưới bóng hoàng lan" của Thạch Lam Đoạn văn này nằm ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc nội tại của truyện ngắn "Dưới bóng hoàng lan", làm nhiệm vụ của một đoạn văn mở đầu;

Còn phần mở đầu văn bản, chúng gồm nhiều phần, nhiều đoạn văn cùng thực

hiện chức năng và nhiệm vụ của một đơn vị mở đầu văn bản Ví dụ, phần mở đầu của một văn bản hành chính gồm các phần: 1 Quốc hiệu Tên cơ quan ban hành văn bản Số và ký hiệu văn bản Địa danh Tên loại văn bản (trừ công văn) Trích yếu văn bản xẻ Øø mm FY DN Căn cứ bàn hành văn bản Hay như phần mở đầu của luận văn gồm: Lý do chọn đề tài Lịch sử vấn đề Mục đích nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Trang 23

Đơn vị mở đầu văn bản nằm ngoài cấu trúc nội tại của văn bản, là đơn vị mở đầu văn bản dù có quan hệ nhất định với nội dung chính văn nhưng đơn vị này vẫn có tính độc lập tương đối rõ ràng, dứt khoát với văn bản chính văn Đối với chính văn đây là một đơn vị không bắt buộc (có thể có hoặc không), và không phải văn bản nào cũng có Chúng không làm nhiệm vụ thay thế cho

đơn vị mở đầu nói trên mà chỉ đóng vai trò bổ sung thêm Vì thế, nhiều văn

bản đồng thời có cả hai loại đơn vị mở đầu này Ví dụ như: lời cảm ơn (trong

các luận văn), lời cam đoan (trong các luận án), lời nói đầu, lời giới thiệu, lời

tựa, (trong các cuốn sách) là những đơn vị mở đầu nằm ngoài cấu trúc nội tại của văn bản - chúng tôi gọi chung đơn vị này là phần giới thiệu văn bản

1.3 Phần giới thiệu văn bản

Một văn bản hoàn chỉnh (chẳng hạn như: lá đơn, bài báo, chuyên luận, giáo trình, ) bao giờ cũng có kết cấu nội tại của nó Kết cấu tại thể hiện rõ nhất tính hoàn chỉnh của một văn bản là loại kết cấu ba phần: mở đầu, triển khai, kết luận Đây là phần chính văn Tuy nhiên, trong một số loại văn bản (ở đây nói đến loại văn bản có dung lượng lớn cỡ một cuốn sách, như: sách giáo khoa, giáo trình, ), bên cạnh cấu trúc nội tại ấy, ta còn có thể gặp những phần nằm bên ngoài nó, có thể tạm gọi những phần như vậy là cấu trúc "ngoại biên" - những phần phụ thêm cho chính văn Như vậy, có thể hình dung: trong một cuốn sách có hai khối, gọi là hai lốc (ốc từ bloc (tiếng Anh): lốc chính văn (văn bản chính văn, cấu trúc nội tại) và lốc ngoại biên (phần phụ, cấu trúc ngoại biên)

Lốc ngoại biên gồm nhiều loại, có các tên gọi thường gặp như: Lời giới thiệu, lời nói đầu, lời tựa, đề từ, (đứng ở vị trí đầu văn bản); lời bạt, thay lời kết, phụ lục, tài liệu tham khảo, (đứng ở vị trí cuối văn bản) Ngoài ra, còn phải kể đến các phần phụ khác cũng gắn bó "máu thịt" với lốc chính văn như:

Trang 24

hệ thống phần phụ "đi kèm" phục vụ cho chính văn, tất cả đều nằm trong cơ cấu chung một cuốn sách Khi tìm hiểu văn bản, lẽ đương nhiên người đọc, người nghiên cứu sẽ chú trọng phần lốc chính văn, những kết quả về văn bản cũng dựa vào đó Còn các phần phụ trong lốc ngoại biên, người đọc có thể xem qua, tham khảo thêm nếu thấy cần

Trong quá trình tìm hiểu văn bản, chúng tôi thấy lốc ngoại biên này xuất hiện trong nhiều loại văn bản (báo chí, chính luận, nghệ thuật, ), nhưng

thường xuyên nhất là loại văn bản khoa học, nhất là đối với những văn bản có

quy mô, được 1n thành một cuốn sách Lốc ngoại biên vừa có tính độc lập nhất định (vì có những dấu hiệu hình thức và cấu tạo tách khỏi lốc chính văn), vừa có mối quan hệ chặt chẽ với lốc chính văn (vì phần phụ là phần đi kèm chính văn); nó có được vai trò lớn trong việc góp phần mang lại những thông điệp đầy đủ nhất cho văn bản

Trong cái gọi là lốc ngoại biên, các phần có vị trí và chức năng không

giống nhau, có những phần ở đầu sách và có những phần ở cuối sách Cấu trúc

chung của một cuốn sách như vậy, có thể gặp nhiều thành phần tham gia ở đầu cuốn sách (tạm gọi là lốc ngoại biên mở đầu), nhưng có quan hệ với lốc chính văn ở mức độ khác nhau Trong lốc ngoại biên mở đầu, có phần thiên về hình thức (mang tính chất thủ tục, không liên quan đến chính văn), như: /ởi cảm ơn, lời đề tặng, lời cam đoan, ; có phần thiên về nội dung (có liên quan trực tiếp đến nội dung lốc chính văn), như: lời nói đầu, lời giới thiệu, tựa, lời

mở đầu, ; có phần bắt buộc (tiêu đề trang bìa), có phần không bắt buộc (iời cảm ơn, lời cam đoan, ) Đối tượng tìm hiểu của luận văn này là phần mở

đầu thiên về nội dung, phần này chúng tôi quy ước gọi là phần giới thiệu mở

đầu văn bản (gọi tắt là Phần giới thiệu văn bản) Phần giới thiệu văn bản, dù

Trang 25

chính văn Có thể nói, phần giới thiệu văn bản giống như một dạng "văn ban ký sinh” vào chính văn

1.3.1 Khái niệm, đặc điểm phần giới thiệu van ban

1.3.1.1 Khái niệm

Từ những điều trình bày trên đây, qua quá trình khảo sát và phân tích tư

liệu, chúng ta có thể hiểu: Phần giới thiệu văn bản là một phân có hình thức

như một văn bản, xuất hiện ở đầu sách sau trang bìa, phụ bìa và mục lục (nếu có), là lời tác giả hay lời người khác có nhiệm vụ giới thiệu, làm rõ thêm văn bản chính văn

1.3.1.2 Đặc điểm phần giới thiệu văn bản

Với cách hiểu này ta có thể thấy phần giới thiệu mở đầu văn bản có những đặc điểm chính sau đây:

4) Về hình thức và cấu tạo: phần giới thiệu văn bản có vị trí rất dễ nhận

biết: sau trang bìa và có thể sau các mục khác như: mục lục, cam đoan, cảm ơn (nếu có) Phần giới thiệu cũng dễ nhận biết vì nó có những tên gọi đánh

dấu, định danh rõ ràng: iời giới thiệu, lời nói đầu, lời tác giả, mấy lời đầu

sách, cùng bạn đọc, lời tựa, Về dung lượng, phần giới thiệu văn bản, dù đó là lời tác giả hay lời của người khác thì nói chung phần này thường ngắn gọn, cỡ trung bình khoảng 2 - 3 trang in

Về cấu tạo, phần giới thiệu này có hình thức cấu tạo của một văn bản hồn

chỉnh, có mơ hình kết cấu thường gặp bao gồm: tiêu dé (lời nói đầu, lời giới

Trang 26

b) Về nội dung: Nội dung cơ bản trong phần này, đúng như tên gọi, là giới thiệu với người đọc những thông tin xung quanh chính văn Tuy nhiên nội dung giới thiệu lại tùy thuộc chủ thể là ai Nếu đó là lời nói đầu, cùng bạn đọc thì người viết ở đây cũng chính là tác giả của văn bản chính văn (có thể quy ước gọi đó là Lời fác giả); nếu đó là lời giới thiệu, lời tựa thì người viết ở đây là một cá nhân khác với tác giả chính văn (thường là người có uy tín, có hiểu

biết về lĩnh vực mà cuốn sách đề cập), hay lời Nhà xuất bản - có thể quy ước

gọi đây là Lời người khác) Như thế, cách trình bày, giọng điệu, nội dung của hai loại chủ thể trong Phần giới thiệu cũng sẽ có những thông tin khác nhau,

tuy rằng đều có một mục đích chung là giới thiệu văn bản

Cấu trúc nội dung của phần giới thiệu bao gồm:

- Lời tác giả thường có các nội dung: nêu lý do, mục đích (mở đầu); trình bày các thông tin liên quan đến nội dung chính văn, bao gồm: thông tin cơ bản

về các vấn đề của chính văn, quy ước cách thức trình bày, nói thêm về hướng triển khai, (phần triển khai); lời cảm ơn, lời mong muốn (phần kết thúc)

Giọng điệu của lời tác giả thường là khiêm nhường, cầu thị Tác giả thì thiên về trình bày, phân tích, thuyết minh, tức là cố gắng làm rõ hơn nội dung trong công trình để mong người đọc hiểu rõ ý đồ, mục đích của mình khi viết cuốn sách

- Lời người khác thường có các nội dung: giới thiệu vấn đề, đề dẫn (mở

đầu); giới thiệu các nội dung của chính văn, những bình luận, phân tích có tích

chất định hướng, đánh giá tốt, để cao cuốn sách (phần triển khai); phát biểu

cảm tưởng, lời nhắn gửi người đọc về cuốn sách (kết thúc) Giọng điệu của lời người khác thường có xu hướng khuyếch trương, cổ vũ cho cuốn sách Lời

người khác thì thiên về dẫn dắt, nhận xét, bình luận, tức là cố gắng làm rõ hơn

nội dung trong công trình, nhằm đề cao, gây sự chú ý của độc giả đối với cuốn

Trang 27

1.3.2 Chức năng của phần giới thiệu mở đầu văn bản

Chức năng cơ bản nhất của phần giới thiệu văn bản, dù đó là lời tác giả hay lời người khác, chính là: cung cấp những thông tin bổ sung xung quanh nội dung cuốn sách (chính văn), như: cuốn sách được viết dựa trên cơ sở nào, hoàn cảnh nào; vấn đề cuốn sách viết có ý nghĩa, mục đích gì; cách viết, cơ cấu, quy cách, quy ước trong công trình như thế nào; công trình đã làm được những gì, những mong muốn, hy vọng gi

Với chức năng đó, phần giới thiệu còn đóng vai trò như là lời đề dẫn, thuyết minh, làm cầu nối giữa người đọc với cuốn sách, nhằm làm cho người

đọc hiểu rõ thêm về chính văn, nắm được những thông tin cần thiết để đi vào

tìm hiểu nội dung cuốn sách Đúng như tên gọi của phần này, chức năng cơ bản được xác định chính là giới thiệu

1.3.2.1 Chức năng giới thiệu

Phần giới thiệu văn bản là phần cung cấp cho người đọc những thông tin

bổ sung về những điều có liên quan đến nội dung trình bày trong chính văn - Thông tin về sự cần thiết của cuốn sách: Chẳng hạn, trong Lời nói đầu

cuốn sách “Dẫn luận ngôn ngữ học” (Nguyễn Thiện Giáp chủ biên) tác giả nói

thêm về khái niệm ngôn ngữ và ngôn ngữ học, sự cần thiết phải biết ngôn ngữ “Những tri thức về ngôn ngữ học là hữu ích cho bất kỳ một ai [ ] Để có thể

bước vào ngôn ngữ học một cách thuận lợi, sinh viên cần nắm vững một số khái niệm cơ bản và quan trọng nhất của ngôn ngũ học Những tri thức ấy được trình bày trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học” Tác giả Phan Ngọc

trong Lời nói đầu về công trình “Thử xét văn hóa, văn học bằng ngôn ngữ

học” lại trình bày quá trình viết cuốn sách (thời gian viết, quá trình hình thành ý tưởng chính khi viết cuốn sách) Tác giả Nguyễn Văn Đạm trong Lời nói

đầu “Từ điển tường giải và liên tưởng Tiếng Việt” giải thích: “ Quyển Từ điển

Trang 28

kỷ này (khi văn xuôi Việt Nam hình thành và ổn định) cho đến ngày nay” Tác

giả Nguyễn Thái Hòa trong Lời nói đầu cuốn “Tục ngữ Việt Nam - cấu trúc và

thi pháp” nêu vai trò của tục ngữ: "Mặc cho mọi biến thiên của lịch sử và xu thế nghiên cứu, hàng ngày tục ngữ vẫn cứ không ngừng được bổ sung, được tái hiện trong đời sống các cộng đồng ngôn ngữ, trong tất cả những ai dùng tiếng Việt", "Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tiếp tục thực hiện tỉnh thần tích hợp ở trung học cơ sở” (Lời nói đầu, Ngữ văn 10)

- Giới thiệu cho người đọc biết quy cách trình bày trong công trình: “Biên soạn giáo trình này, chúng tôi tuân theo những định hướng sau đây (nêu các định hướng) (Trích lời nói đầu, Dẫn luận ngôn ngữ học); Hoặc giới thiệu chủ

đề cho người đọc: “Công trình này trình bày những suy nghĩ của tôi về mối

quan hệ giữa văn học và văn hóa Việt Nam” (Lời nói đầu, Thử xét văn hóa,

văn học bằng ngôn ngữ học); Giới thiệu cách biên soạn: “Mỗi mục từ gồm có

định nghĩa và một hay nhiều thí dụ minh họa " (Lời nói đầu, Từ điển tường

giải và liên tưởng Tiếng Việt)

- Đề dẫn cho cuốn sách: Cũng giống như vai trò “dẫn chuyện” của đoạn văn mở đầu trong một văn bản, phần giới thiệu văn bản có vai trò dẫn dắt

người đọc bước đầu tiếp xúc với văn bản Ở đây tác giả muốn hướng dẫn cho người đọc phương pháp để tiếp cận văn bản chính một cách hữu hiệu nhất Ví dụ: "VĂN BẢN VÀ LIÊN KẾT TRONG TIẾNG VIỆT được trình bày theo bài mục để tiện dùng cho người đọc: cần bài nào đọc bài mục ấy theo lối tra cứu, không nhất thiết phải đọc phần trước mới hiểu phần sau Mỗi bài mục có tính

chất trọn vẹn tương đối Nhiều bài mục được chia thành hai phần: phần giới

thiệu những kiến thức phổ biến và phần tham khảo dành riêng cho những ai muốn tìm hiểu sâu thêm vấn đề đang bàn, " (Lời nói đầu, Văn bản và liên kết Tiếng Việt) Qua lời nói đầu, bạn đọc có thể định hướng được điều gì là

Trang 29

những giúp chúng ta có thể nhanh chóng nắm bắt được vấn đề, tiết kiệm thời

gian mà còn nắm vấn đề một cách đúng trọng tâm, chính xác

Với vai trò như vậy cho nên, nhiều khi đọc phần giới thiệu mở đầu văn bản, có những văn bản người đọc đã có thể hình dung, đánh giá chất lượng văn bản ấy như thế nào; độc giả có thể tiếp nhận và thấy rõ tư tưởng, nhận thức, quan niệm và nói chung là trình độ của tác giả

1.3.2.2 Chức năng dự báo

Chức năng này biểu hiện cụ thể ở việc cung cấp các thông tin về bố cục

của công trình (tức là thông báo về trình tự nội dung cuốn sách) Trong văn bản khoa học nội dung thường được chương trình hóa trước, bạn đọc có thể đoán được điều gì sẽ được trình bày ở những phần tiếp theo Và phần đảm nhiệm vai trò dự báo này là phần giới thiệu mở đầu văn bản văn bản Khi bàn về vai trò dự báo của văn bản, I R Galperin nhận xét: “Lời tựa thường báo trước nội dung thông tin, quan niệm, trong một số trường hợp, cả thông tin nội dung sự kiện nữa Ở bình diện dự báo, lời mào đầu tạo cho tác giả khả năng mở lối giúp bạn đọc tiếp thu thỏa đáng tư tưởng của tác phẩm” [3; 118,119]

Trong phần giới thiệu mở đầu văn bản ta dễ nhận ra tính dự báo, hướng

véctơ dự báo được biểu hiện một cách hiển ngôn Điều này cũng có nghĩa là

bạn đọc tiếp thu văn bản theo đường hướng định trước Như vậy, trong một chừng mực nào đó phần giới thiệu mở đầu văn bản đã hạn chế khả năng lý giải thông tin nội dung quan niệm theo sáng tạo của cá nhân Nhưng thiết nghĩ đối với văn bản khoa học điều này không ảnh hưởng lắm bởi do đặc thù của phong

cách: văn bản khoa học thể hiện nhận thức quan niệm của người viết về vấn đề

nào đó

Trang 30

định lẫn nhau của chúng Vécfơ dự báo đã hướng bạn đọc vào việc tiếp thu

điều trình bày theo khuôn khổ những cái do tác giả đã nêu dưới dạng đề cương Chẳng hạn, trong lời dẫn cuốn “Ẩm tiết và loại hình ngôn ngữ", tác giả

giới thiệu được sơ lược bố cục, nội dung của năm chương trong tập sách: "Theo đó, nội dung của cuốn sách sẽ được dàn dựng và trình bày thành 5 chương như sau: - Chương Một Chương Năm là chương cuối cùng của cuốn sách, trong đó tác giả đề xuất một cách phân loại các ngôn ngữ (Trích lời dẫn, Âm tiết và loại hình Tiếng Việt) Ö lời dẫn này, hướng véc?ơ của dự báo được thể hiện rõ trong từng câu; nó không chỉ có dự báo từ góc độ thông tin sự kiện, nghĩa là thông tin được rút ra trong quá trình đọc, mà còn thông tin nội dung quan niệm vì ở đây đã nêu rõ cách giải quyết vấn đề đặt ra theo hướng chủ quan của tác giả

Đây cũng là phần giới thiệu bố cục của cuốn sách: “Cuốn sách này gồm

có các chương: (Đỉnh Trọng Lạc, Lời nói đầu “Phong cách học tiếng Việt”) "Mỗi cuốn trong bộ sách được tổ chức theo bố cục san: 1) Loi giới

thiệu 2) Tác phẩm: sử dụng văn bản chuẩn 3) Phần bình giảng: chọn

những lời bình, những ý kiến về tác phẩm 4) Phần phụ lục: Cung cấp những

thông tin tham khảo về tác giả và tác phẩm " (Lời nói đâu, Ông già và biển

7

cả)

1.3.2.3 Chức năng quảng cáo

Chức năng này biểu hiện cụ thể ở vai trò quảng cáo, đề cao công trình, bổ

sung những thông tin xung quanh văn bản

Trang 31

việc đã tiến hành trong quá trình nghiên cứu đảm bảo cho độ tin cậy và vững

chắc của các kết luận Lời giới thiệu cuốn “Ngữ pháp Tiếng Việt” của Trung

tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia đã viết: " Việc biên soạn Ngữ pháp Tiếng Việt đã được sự chỉ đạo của một Hội đồng do Bộ trưởng Trần

Quang Huy được cứ làm Chủ tịch và gồm những ủy viên là các ông: Tạ Phong

Cháu, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Kim Thản, Hồi

Thanh, Phạm Huy Thơng ”

Những thông tin như vậy mặc nhiên đã khẳng định giá trị, độ tin cậy của công trình Có khi đó là sự liệt kê những góp ý, kiểu như: “Trong quá trình biên soạn , chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của " (kê tên các nhà khoa học, kèm theo chức danh) Những thông tin này cũng gián tiếp khẳng định về độ tin cậy của văn bản viết

Thông qua việc giới thiệu này mà người viết phần giới thiệu mở đầu văn bản (thông thường không phải tác giả của chính văn) có thể nêu lên những nhận xét, đánh giá của mình đối với cuốn sách, với nhiều từ ngữ khẳng định, tán đồng Những phần này như là lời khẳng định trực tiếp và nóng hổi nhất về giá trị của công trình, nó “tiếp sức” cho chính văn, thu hút độc giả Chẳng hạn, đây là lời giới thiệu về một cuốn sách: Cuốn “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” của Phó giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Thêm là:

"Cuốn sách đầu tiên của của Việt Nam nghiên cứu về ngôn ngữ học văn

Trang 32

- Có khi đây có khi là lời giới thiệu nhằm tạo tinh hdp dan, niém tin cho

công trình do một cá nhân có uy tín khoa học (thường là giáo sư, tiến sĩ ) hay

của nhà xuất bản về tác giả cuốn sách Lời lẽ ở đây thiên về hướng biểu

dương, khẳng định: "Đối với chúng ta, giáo sự Vũ Ngọc Khánh không phải là người xa lạ Ông là một nhà giáo đã từng dạy ở nhiều trường Ông là tác giả của nhiều cuốn sách giáo khoa Một người am hiểu nên văn hóa chung, lại

có nhiều năm viết văn, dạy văn như giáo sự Vũ Ngọc Khánh mà nói chuyện về văn học và làm văn, chắc chắn là có nhiều thú vị, bổ ích Ở tập sách này,

tác giả đưa ra nhiều tư liệu phong phú " (Lời giới thiệu, Bí quyết giỏi văn) Lời giới thiệu quyển sách “Nét đẹp thơ” của Nhà xuất bản Giáo dục có đoạn: “Cố tác giả Nguyễn Đức Quyền là một người yêu thơ và suốt đời đi tìm nét đẹp trong những vần thơ Tập hợp những bài viết của ông về những bài thơ được học trong chương trình phổ thông thành tập Nét đẹp thơ, Nhà xuất bản Giáo dục muốn gửi đến bạn đọc một cách tiếp cận thơ Bạn đọc cé thé tim

thấy nhiều điều thú vị mà tác giả đã trăn trở tìm kiếm, phát hiện những nét

đẹp của thơ ca”

Cuối phần giới thiệu, ta thường hay thấy những mẫu câu như: “Chúng tôi (Nhà xuất bản ) vui mừng giới thiệu với độc giả cuốn hay là “Nhân địp này, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc công trình `

1.3.2.4 Chức năng biểu cảm

Phần giới thiệu không chỉ chuyển tải thông tin về tính khoa học chính thống, thông qua giới thiệu, người viết còn bộc lộ những thông tin cá nhân, những phần nói thêm, liên tưởng, có khi mang khẩu khí tùy bút, có lời lẽ nhún

Trang 33

- Nhận thiếu sót: Điều này thể hiện lời tác giả mang tính khiêm nhường, thường gặp những từ ngữ như: do khả năng có hạn, vấn đề rộng lớn, phức tạp, thời gian eo hẹp, thiếu sót Kế tiếp là lời cầu thị, kiểu như; mong được góp ý, mong được chỉ bảo Chẳng hạn, “Trong quá trình biên soạn, do những hạn chế nhất định, tập sách khó tránh khỏi khiếm khuyết Chúng tôi mong sự góp ý của độc giả.”

- Bày tỏ tình cảm: Lời bày tỏ tình cảm thường hướng đến: nhà xuất bản, người đọc bản thảo, độc giả góp ý với những từ ngữ thường gặp như: bày tỏ lòng biết ơn, lời cảm ơn chân thành

- Lời mong muốn, hứa hẹn, hy vọng: Những lời này có thể gửi đến người đọc, chẳng hạn như: hy vọng bạn đọc tìm thấy ở cuốn sách những điều bổ ích, mong có dịp gặp lại ở tái bản lần sau, sẽ bổ sung, sửa chữa ngày càng hoàn

thiện hơn Có thể nêu một ví dụ tổng hợp về những thông tin trên: "Nhân

cuốn sách được xuất bản, chúng tôi xin xin gửi đến các nhà khoa học và bạn đọc đã góp ý, các tác giả có công trình mà cuốn sách đã tham khảo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội lời cảm ơn chân thành nhất Cuốn sách là những thu hoạch bước đầu; những hạn chế, khiến khuyết của cuốn sách là không tránh khỏi Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của độc giả.” (Trích lời nói đầu, Lý thuyết và thực hành văn bản Tiếng Việt)

1.4 Phân biệt phần giới thiệu văn bản với các phân khác mở đầu văn bản 1.4.1 Phần giới thiệu văn bản với phần mở đầu văn bản

Trong văn bản các phần mở đầu văn bản có thể có nhiều loại, nhưng có hai

thành phần cần phải phân biệt, vì rất dễ có hiện tượng nhầm lẫn, đó là: Phần giới thiệu văn bản với Mở đầu văn bản

Trang 34

đoạn văn mở đầu Còn Phần giới thiệu văn bản (gồm: lời giới thiệu, lời nói đầu, lời tựa, ) thuộc lốc ngoại biên, và không phải văn bản nào cũng có, vì nó

không thuộc vào cấu trúc nội tại của văn bản như phần Mở đầu Phần này chỉ

thường xuất hiện trong các văn bản như: sách giáo khoa, giáo trình, các công trình nghiên cứu khoa học được 1n thành sách, các chuyên luận, mà ít khi có trong các văn bản cỡ nhỏ (như: bài nghiên cứu, báo cáo khoa học )

Thứ hai, phần mở đầu văn bản là một bộ phận không tách rời của văn bản, nó thuộc cấu trúc nội dung của lốc chính văn Chẳng hạn, trong luận văn, luận

án hay các công trình nghiên cứu khoa học khác thì phần ở đầu là phần bắt

buộc nằm trong thể thức quy định về trình bày công trình khoa học Phần này

có nhiệm vụ cung cấp các thông tin định hướng đề tài (lý do chọn đề tài, mục

đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu) và các nội dung khác (đóng góp của đề tài, bố cục của công trình, ) Đoạn văn mở đầu văn bản, cũng thuộc phần mở đầu văn bản, nhưng nó có quy mô nhỏ hơn, gắn chặt với cấu trúc nội dung và hình thức của chính văn, thuộc vào một trong ba phần của văn bản (mở -

thân - kết) Còn Phần giới thiệu văn bản, dù có quan hệ nhất định với nội

dung văn bản thì phần này vẫn có tính độc lập rõ ràng, dứt khoát với lốc chính văn, khác với phần mở đầu trên đây Ngay các tên gọi của phần này đã nói rõ

nội dung và chức năng của nó, đó là: lời nói đầu, lời giới thiệu, lời mở đầu, lời

tựa, lời dẫn, Phần này giống như một dạng “văn bản ký sinh” vào chính

văn

1.4.2 Phan biệt phần giới thiệu với các phần phụ khác trong lốc ngoại biên mở đầu

Bên cạnh việc phân biệt phần giới thiệu văn bản với phần mở đầu văn bản như trên, ta còn cần phân biệt phần giới thiệu văn bản với các phần phụ khác có những tên gọi như: lời cam đoan (đối với luận án), lời cảm tạ, tóm tắt,

Trang 35

độc lập với chính văn Nhưng khác nhau ở vai trò, nội dung thể hiện: các phần

phụ thường là phần có tính chất đưa đẩy (lời cảm ơn), phần thủ tục (lời cam

đoan, tóm tắt), phụ chú Còn phần giới thiệu văn bản có quy mô hơn về dung lượng và tổng hợp hơn về nội dung, điều đó được thể hiện rõ ở đặc điểm và chức năng của phần giới thiệu

Qua đây có thể thấy rằng, trong một văn bản lớn (ở dạng một cuốn sách), bên cạnh lốc chính văn còn có lốc ngoại biên, tức các phần phụ khác, đi kèm, làm rõ cho chính văn, chúng đều thuộc cấu trúc chung của văn bản - công trình, tuy nhiên mỗi phần với nội dung và chức năng đặc thù riêng đã tạo nên

những điều khác biệt giữa chúng

1.5 Tiểu kết

Từ những vấn đề đã trình bày ở chương 1, có thể rút ra một số kết luận sau

Về khái niệm văn bản: có rất nhiều ý kiến xung quanh khái niệm này, nhưng chúng ta có thể hiểu: văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn

ngữ, là đơn vị được tạo lập bởi sự liên kết của các câu, các đoạn văn, tạo thành một thể thống nhất, một đơn vị hoàn chỉnh về nội dung và hình thức Việc phân loại văn bản xuất phát từ những góc độ tiếp cận khác nhau sẽ cho ta các cách phân loại khác nhau

Có hai loại đơn vị mở đầu văn bản, đó là : đơn vị mở đầu văn bản thuộc cấu trúc nội tại của văn bản, bao gồm: đoạn văn mở đầu và phần mở đầu; đơn vị mở đầu văn bản nằm ngoài cấu trúc nội tại của văn bản, bao gồm: lời nói đầu, lời

giới thiệu, lời cảm ơn, lời cam đoan,

Phần giới thiệu văn bản là một đơn vị mở đầu văn bản nằm ngoài cấu trúc nội

Trang 36

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC PHẦN GIỚI THIỆU VĂN BẢN

2.1 Hình thức phần giới thiệu văn bản

2.1.1 Về phạm vi, vị trí của phần giới thiệu văn bản

- Về phạm vi: trước hết phần giới thiệu văn bản là một phần nằm trong cơ cấu chung của một cuốn sách, cuốn giáo trình, Nhìn chung, một văn bản cỡ

lớn thường gặp nhiều thành phần tham gia, ở đây chúng tôi tạm chia thành hai phần cơ bản: phần cấu trúc nội tại (còn gọi là lốc chính văn - đây là văn bản

chính văn) và cấu trúc ngoại biên (còn gọi là lốc ngoại biên - đây là văn bản phụ, kèm theo văn bản chính văn) Trong lốc ngoại biên gồm có nhiều loại, có loại đứng đầu văn bản như: tiêu đề, phần giới thiệu (lời nói đầu, tựa, lời giới

thiệu, ), lời cam đoan, lời cảm ơn, lời đề tặng, (chúng tôi gọi là lốc ngoại

biên mở đầu) và có loại đứng sau văn bản như: lời bạt, lời cuối sách, vĩ thanh, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, (gọi là lốc ngoại biên kết thúc) Trong

phần lốc ngoại biên mở đầu có phần thiên về nội dung, có phần thiên về hình

thức Phần giới thiệu văn bản là một phần thiên về nội dung Ta có thể hình

dung rõ hơn về điều này bằng sơ đồ sau: | Cấu trúc chung của cuốn sách | ` Lốc ngoại biên Lốc chính văn r r r r Sơ đồ 2.1 Cấu trúc cuốn sách Lốc mở đầu Lốc kết thúc Phần mở Phần Phần triển khai || kết luận Ỷ ¥ v Ỹ

Hình thức Nội dung Hình thức Nội dung

(lời cam (iêu để, | | (tai liệu đời kết,

đoan, lời phần giới | | tham lời bạt,

cảm ơn, thiéu, ) khao, lời cuối

lờ đề phụ cuốn

Trang 37

Từ sơ đồ trên, ta thấy phần giới thiệu văn bản là một phần thuộc lốc ngoại biên mở đầu thiên về nội dung trong cấu trúc chung của cuốn sách

- Về vị trí: phần giới thiệu văn bản có một vị trí rất dễ nhận biết: sau trang

bìa, phụ bìa và các mục như mục lục, lời cam đoan, lời đề từ, lời đề tặng (nếu

có) Phần giới thiệu được trình bày tách riêng ra không lẫn lộn với bất cứ phần

nào của văn bản bằng một tên gọi riêng (xem sơ đồ 2.2) Bìa sách (Tên tác giả, Tiêu đề, Nhà xuất bản) Bìa phụ Mục lục, lời cam đoan, lời đề tặng, (nếu có) Phần giới thiêu (Lời nói đầu, lời giới thiệu, lời nhà xuất bản, lời tựa, ) Văn bản chính văn Sơ đồ 2.2

2.1.2 Về dung lượng của phần giới thiệu văn bản

Trang 38

2.2 Cau tao cua phan gidi thiéu van ban

Phần giới thiệu văn bản có cấu tạo như một văn bản hoàn chỉnh, gồm có: Tiêu đề (Lời giới thiệu, lời nói đầu, lời tựa, ), (1); phần mở đầu (gồm đoạn văn mở đầu), (2); phần triển khai (gồm một số đoạn văn), (3.1 - 3.n); phần kết thúc (đoạn văn kết thúc) và chú thích (thời gian, địa điểm, họ tên người viết phần giới thiệu), (4) Giữa các phần này có sự liên kết với nhau để tạo thành một phần giới thiệu hoàn chỉnh về hình thức và nội dung Ví dụ sau là một lời

nói đầu hoàn chỉnh:

(1) Lời nói đầu

Trang 39

(3.1) Cuốn sách chỉ giới hạn những nền văn học đang có trong chương trình đào tạo của các bậc học Văn học phương tây sôm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Đức, văn học phương Đông gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Ảrập, Ba Tư và Đông Nam Á Từ khi Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, việc nghiên cứu, từn hiểu, giảng dạy văn học các nước Đông Nam Á trở nên cần

thiết Sách có giới thiệu thêm một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của các nước

này Tùy dung lượng của chương trình học mà số tác giả, tác phẩm có trong sách ít nhiều khác nhau Ngoài ra chúng tôi biên soạn thêm một số tác giả,

tác phẩm dùng để tham khảo mà trong sách giáo khoa, giáo trình có chú thích

hoặc bài học sẽ liên hệ đến

(3.2) Khi biên soạn cuốn sách này, chúng tôi đã cố gắng tìm tòi những tu liệu, sách báo, các công trình mới, giúp đỡ chúng tôi nhiều nhất là các sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu tham khảo từ tiểu học cho đến đại học Chúng

tôi cũng đã tham khảo các Từ điển văn học thông dụng hiện nay như Từ điển

văn học (2 tập) do Giáo sư Đỗ Đức Hiệu chủ biên xuất bản năm 1983 - 1984, Từ điển tác gia văn học và sân khấu nước ngoài do nhà xuất bản văn hóa Hữu Ngọc chủ biên xuất bản năm 1982 và một số từ điển nước ngoài khác Nhân đây chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn các tác giả trong những sách trên

(3.3) Trong sách chúng tôi đã cố gắng trình bày nội dung ngắn gọn nhằm

đưa đến bạn đọc một lượng thông tin cân thiết để hiểu biết về tác giả và tác phẩm Các tác giả và tác phẩm được sắp xếp theo thứ tự a, b, c, Mục từ tác giả trình bày vài nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, điểm những tác phẩm

chính và cuối cùng nhận xét, vị trí, vai trò của tác giả đó trong nền văn học dân tộc và thế giới Mục từ tác phẩm trình bày năm ra đời, hoàn cảnh xuất xứ, tóm lược nội dung và nhận xét giá trị nội dung tự tưởng và nghệ thuật Dưới

mỗi mục từ có ghỉ tên người viết

Trang 40

1 Lưu Đức Trung (ĐHSPHNI) chủ biên, viết các mục từ thuộc văn học Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á và một số mục từ thuộc văn học Trung Quốc hiện đại

2 Trần Lê Bảo (DHSPHỆNIT) văn học Trung Quốc, Lào và Cămpuchia

3 Lê Nguyên Cẩn (ĐHSPHNI]) văn học phương Tây

4 Phạm Gia Lâm (ĐHSPHNIT) văn học Nga - SNG 5 Ha Thi Hoa (DHSPHNI) van hoc Nga - SNG 6 Nguyễn Văn Mỳ (ĐHSPHNII) văn học Trung Quốc 7 Nguyễn Ngọc Thị (ĐHSPHNII) văn học phương Tây 8 Trần Hồng Vân (Viện văn học) văn học Ảrập - Ba Tư

(3.5) sách gồm 3 phần:

Phần I: Lời nói đầu, vài điểu quy ước

Phần II: Nội dung tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài Phân III: Phụ lục: bằng tra cứu tác giả, tác phẩm và tên nước

(4) Nhân cuốn sách được xuất bản, chúng tôi bày tổ lòng cảm ơn chân

thành đến:

- ŒS Nguyễn Như Ý đã quan tâm và khích lệ chúng tơi hồn thành cuốn sách - ŒS Nguyễn Khắc Phi và GS Phạm Đức Dương đã góp nhiêu ý kiến quý báu -_ Ban biên tập Văn của Nxb đã tận tình giúp đố chúng tôi trong lúc biên soan

Mặc dầu đã có nhiều cố gắng nhưng do biên soạn lân đầu, chắc chắn

cuốn sách không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng sóp quý báu của bạn đọc xa gần để khi tái bản sách được hoàn thiện hơn

Hà Nội, tháng 4 năm 1999 1M các soạn giả

Ngày đăng: 11/01/2015, 17:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w