1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt ở lứa tuổi vị thành niên

95 1,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 485,41 KB

Nội dung

đặt vấn đề Tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh loạn thần nặng, khá phổ biến ở nước ta còng  trên thế giới. Theo các số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, số bệnh nhân tâm thần phân liệt chiếm 0,6 - 1,5% dân số [4]. Theo R. Breen (2001), tỉ lệ mới mắc của bệnh TTPL là từ 1,1 - 7/ 10.000 dân, còn H.I. Kaplan và B.J. Sadock là 2,5 - 5/ 10.000 dân [49]. Ở Việt , theo báo cáo của Chương trình Quốc gia năm 2002 về điều tra cơ bản từ 61 tỉnh thành trong cả nước, tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt là 0,3-1% dân số (trung bình 0,47%). Số người mắc bệnh phần lớn ở độ tuổi từ 15 đến 35 (48% bệnh nhân mắc ở lứa tuổi 20 đến 29 tuổi), nam phát bệnh sớm hơn nữ. Tỷ lệ tái phát bệnh cao (95-98% bệnh nhân) [4]. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, song nhiều trường hợp khởi phát ở lứa tuổi vị thành niên. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Siêm (1996) [19], tâm thần phân liệt mắc ở độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi chiếm tỷ lệ từ 48,7% đến 65,4%, tuỳ theo địa điểm nghiên cứu, trong đó có nhiều trường hợp mắc ở lứa tuổi trước 20 tuổi. Quemada N. [45] nhận thấy bệnh nhân mắc tâm thần phân liệt ở lứa tuổi từ 15 đến 19 tuổi đối với nam là 19,6/ 100.000 dân và nữ là 12,5/100.000 dân. Giai đoạn khởi phát bệnh tâm thần phân liệt ở lứa tuổi vị thành niên thường kéo dài có khi hàng năm, với các triệu chứng như: thay đổi tính tình, giảm sút học tập, giảm sút sự thích thú, sống cô độc khép kín…Ngoài ra còn có thể gặp những triệu chứng như lo âu, ám ảnh sợ, trong đó các chủ đề gây lo âu không rõ ràng và trừu tượng, hoặc cảm giác lo sợ biến hình bản thân. Trong giai đoạn toàn phát các triệu chứng hoang tưởng rời rạc lẻ tẻ thường là những ý tưởng liên hệ, ý tưởng bị truy hại, hội chứng tâm thần tự động không  rõ ràng, có thể gặp tri giác hoang tưởng, Ýt gặp ảo thanh bình phẩm hơn so với tâm thần phân liệt ở người trưởng thành. Có thể gặp các thể lâm sàng khác nhau, tuy nhiên tâm thần phân liệt thể thanh xuân thường gặp ở lứa tuổi này với các biểu hiện như biến đổi cảm xúc nổi bật lên, các hoang tưởng ảo giác thoáng qua, rời rạc, hành vi thiếu mục đích…[23], [45]. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh nhân tâm thần phân liệt ở lứa tuổi vị thành niên sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao, góp phần sớm đưa người bệnh trở lại cộng đồng và giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về dịch tễ, về đặc điểm lâm sàng cũng như điều trị bệnh tâm thần phân liệt nói chung, tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt ở lứa tuổi vị thành niên. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt ở lứa tuổi vị thành niên” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh tâm thần phân liệt ở lứa tuổi vị thành niên. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt ở lứa tuổi này.  Chương 1 Tổng quan 1.1. Khái niệm và lịch sử nghiên cứu bệnh tâm thần phân liệt 1.1.1. Khái niệm và lịch sử nghiên cứu Thuật ngữ “schizophrenia” được gọi là “tâm thần phân liệt” bắt nguồn từ chữ Hy Lạp: “schizo” có nghĩa là chia tách, phân rời và “phrenia” có nghĩa là tâm thần. Tâm thần phân liệt là một bệnh hay chính xác hơn là một nhóm bệnh có bệnh sinh khác nhau. Bệnh tương đối phổ biến, nguyên nhân chưa rõ ràng, tiến triển và tiên lượng rất khác nhau và thường hay mắc ở lứa tuổi trẻ [30],[71],[72]. Bệnh tâm thần phân liệt được nhà tâm thần học người Đức Griesinger mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ XVII với tên gọi “Sa sút tiên phát” (Primary dementia). Nhà tâm thần học người Pháp Morel B.A. dùng thuật ngữ “Sa sút sớm” (Demence précoce) để chỉ những bệnh nhân mắc bệnh ở tuổi trẻ và tiến triển đến sa sót tâm thần. Năm 1871 Hecker E.mô tả một thể bệnh gọi là “Thanh xuân” (Hebephrenia). Năm 1874 Kalbaum K.L. gọi là “Căng trương lực” (Catatonia) [12]. Năm 1882, nhà tâm thần học Nga Candinxki đưa ra khái niệm bệnh tâm thần tư duy (ideophrenia), được mô tả là một bệnh độc lập, mà triệu chứng học dùa trên những nét cơ bản phù hợp với bệnh tâm thần phân liệt hiện nay [12]. Năm 1898 Kraepelin E, nhà tâm thần học người Đức đã thống nhất các thể bệnh độc lập của các tác giả dưới tên gọi: Bệnh sa sút sớm (Demence précoce). Ông cho rằng nguyên nhân của sa sót sớm là các rối loạn chuyển hoá. Từ đó, một thể bệnh mới đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà tâm thần. Theo quan điểm đầu tiên của Kraepelin E, đó là một bệnh không tránh khỏi đưa đến sa sót (do đó trong tên gọi có danh từ “sa sót” (demence). Bệnh hay  phát ở những người trẻ (do đó có tính từ “sớm”- precox). Tuy nhiên nhiều tác giả nhận thấy rằng trong bệnh này, sự kết thúc không phải nhất thiết đưa đến sa sút, bệnh có thể dừng lại ở mét giai đoạn phát triển nào đó và các tác giả cũng chỉ ra rằng bệnh có thể phát sinh không chỉ ở lứa tuổi trẻ. Như vậy tên gọi “sa sót sớm” không còn thỏa đáng [4],[12]. Đến năm 1911 Bleuler D.E, nhà tâm thần học người Thụy Sỹ dựa trên cơ sở phân tích sa sót sớm về bệnh học tâm thần, đã đi đến kết luận rằng, rối loạn chủ yếu nhất trong đó là sự chia cắt, phân liệt, không thống nhất về các hoạt động tâm thần và đề xuất tên gọi mới là “tâm thần phân liệt- schizophrenia”. Tên gọi này được thừa nhận nhanh chóng, và ông cho rằng tâm thần phân liệt không phải là một bệnh mà là một nhóm bệnh thống nhất theo mét đặc tính chung là sự phân liệt tâm thần. Tên tâm thần phân liệt được chấp nhận và sử dụng cho đến ngày nay [4], [6], [72], [73]. Trước đây, theo quan điểm của các tác giả Liên Xô cũ thường dựa vào các triệu chứng âm tính để chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt: tự kỷ, thế năng tâm thần giảm sút. Tuy nhiên đây là những triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của hội chứng trầm cảm, sa sót trÝ tuệ Một số trường hợp sử dông các an thần kinh cổ điển cũng có biểu hiện vận động chậm chạp, nét mặt kém linh hoạt giống như triệu chứng âm tính, vì thế có thể gây nhầm lẫn và đồng thời có xu hướng mở rộng chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt: rối loạn hoang tưởng, loạn thần cấp, phân liệt cảm xúc… Theo Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) [23], các triệu chứng dương tính đặc trưng của bệnh là các rối loạn về tư duy như các hoang tưởng, rối loạn tri giác như là các ảo thanh và các hiện tượng tâm thần tự động và là triệu chứng quyết định chẩn đoán. Các triệu chứng âm tính như vô cảm rõ rệt, ngôn ngữ nghèo nàn, các đáp ứng cảm xóc cùn mòn hay không thích hợp cũng đóng vai trò trong việc xác định bệnh.  Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, có khuynh hướng tiến triển mạn tính, căn nguyên hiện nay chưa được làm rõ. Bệnh bao gồm nhiều thể bệnh khác nhau. Những biểu hiện của bệnh gồm các triệu chứng rối loạn về tư duy, nhận thức, cảm xúc, tri giác gây khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là những triệu chứng loạn thần như hoang tưởng nhất là hoang tưởng bị chi phối, ảo giác nhất là ảo thanh bình phẩm hoặc ảo thanh ra lệnh, hội chứng tâm thần tự động… Nếu không được điều trị sớm và tích cực, bệnh sẽ làm biến đổi nhân cách người bệnh một cách sâu sắc, làm cho người bệnh khó khăn trong học tập, giảm khả năng lao động nghề nghiệp và khả năng tự lập trong cuộc sống [24], [30]. 1.1.2. Lịch sử phân loại Có sự khác nhau giữa nhiều trường phái trong việc phân loại bệnh TTPL. Quan điểm của Snejnevski A.V. chia TTPL ra 3 nhóm lâm sàng dựa vào sự tiến triển của bệnh: các thể tiến triển liên tục, tiến triển chu kỳ và tiến triển liên tục từng cơn [20]. Năm 1968 lần đầu tiên TTPL đã được đưa vào Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 8 (ICD- 8) và được sắp xếp ở mã số 295 gồm các mục từ 295.0 đến 295.9. Trong Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 9 (1972) TTPL được sắp xếp ở mục 295 với các mã số từ 0 đến 9. Cùng với bảng phân loại bệnh quốc tế còn có các tài liệu thống kê chẩn đoán các rối loạn tâm thần của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ (DSM). Theo DSM- 4 (1994), tâm thần phân liệt được xếp vào mục 295, còn Bảng Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 năm 1992 về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10),  tâm thần phân liệt được xếp vào mục F20 từ mã 0 đến 8, trong đó các tiêu chuẩn chẩn đoán có nhiều điểm tương đồng với nhau. 1.2. Các giả thuyết về bệnh nguyên, bệnh sinh 1.2.1. Giả thuyết về di truyền học Các công trình nghiên cứu về miễn dịch và di truyền học cho thấy TTPL là một bệnh có bản chất sinh học. Người ta cho rằng yếu tố di truyền trong TTPL không phải theo mẫu di truyền cổ điển của Mendel mà là đa gen, mỗi gen gây ra một hậu quả [8]. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc TTPL cao hơn từ 8-10 lần so với quần thể dân cư chung nếu trong gia đình có bố, mẹ hoặc anh, chị, em ruột bị TTPL. Nghiên cứu các cặp sinh đôi cùng trứng cho thấy số còn lại có nguy cơ mắc TTPL từ 50%-65% [20]. Theo Kallmann [12]: nếu cha hoặc mẹ một người mắc bệnh tâm thần phân liệt thì 16,4% sè con mắc bệnh này, khi cả hai cha mẹ cùng mắc bệnh thì tỷ lệ đó tăng tới 68,1%. 14,3% các anh chị em ruột của người mắc bệnh tâm thần phân liệt bị mắc bệnh này. Nếu một đứa trẻ sinh đôi cùng trứng mắc bệnh TTPL thì 86,2% trẻ kia cũng mắc bệnh. Ở những đứa trẻ sinh đôi hai trứng tỷ lệ này giảm xuống 16,4%. Trong khi tỷ lệ bệnh TTPL phổ biến ở cộng đồng là 1% thì nguy cơ bị bệnh ở những người họ hàng cùng huyết thống mức độ I (bè mẹ, ông bà, anh chị em ruột) của bệnh nhân TTPL là từ 3 đến 7% [34]. 1.2.2. Giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển trong thời kỳ thai sản Các yếu tố nguy cơ trong kỳ mang thai: mẹ trong thời kỳ mang thai bị nhiễm vi rút, thiếu dinh dưỡng. Suy thai là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh như liệt hoặc chậm phát triển tâm thần. Những người bị tiền sản  giật con của họ có nguy cơ bị bệnh TTPL cao hơn nhiều so với người bình thường. Cân nặng của trẻ sơ sinh thấp cũng có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ bị bệnh TTPL [6], [80]. 1.2.3. Giả thuyết về yếu tố môi trường: * Môi trường gia đình: Nhiều tác giả cho rằng tác động qua lại trong môi trường gia đình là một yếu tố bệnh sinh quan trọng của bệnh tâm thần phân liệt. Gia đình có những bà mẹ mất sự nhạy cảm, lạnh lùng, Ých kỷ hoặc phản ứng quá mức [4],[72] thì các con cũng bị ảnh hưởng. Những gia đình có bố mẹ luôn công kích lẫn nhau, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình rất lạnh lùng, không khăng khít đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của bệnh TTPL. * Môi trường văn hoá: Môi trường văn hoá trong việc phát sinh bệnh TTPL đã được nghiên cứu và giải thích khác nhau giữa khu vực thành thị và nông thôn, có ý kiến cho rằng bệnh nhân sinh ở thành phố có nguy cơ dễ mắc bệnh TTPL cao hơn ở nông thôn 2 lần [4], [12]. Tuy nhiên các tác giả cho rằng điều kiện kinh tế làm ảnh hưởng đến yếu tố dinh dưỡng, vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là chính chứ không phải là sự khác biệt vÒ văn hoá. 1.2.4. Các giả thuyết về sinh hoá: - Giả thuyết dopamine [4],[28],[72]: Người ta nhận thấy có sự rối loạn hoạt động của hệ thống dopaminergic (DA) ở trong não của các bệnh nhân TTPL bao gồm: sự giải phóng quá nhiều dopamin ở màng trước sinap, tăng tiếp nhận dopamin ở màng sau sinap. Các tác giả cũng thấy các thuốc giảm  hoạt tính thụ thể dopamin như các thuốc an thần kinh đều làm giảm triệu chứng của bệnh. - Giả thuyết về hệ serotonin [8],[28],[76]: Hệ tiết serotonin (5HT) trung ương có chức năng kiểm soát sự tổng hợp DA ở thân tế bào và sự giải phóng DA ở trước sinap của các nơron của hệ DA. Nhìn chung, serotonin ức chế giải phóng DA. Trong bệnh TTPL người ta nhận thấy sự mất cân bằng giữa hệ tiết dopamin và serotonin trung ương có vai trò quyết định đến các triệu chứng của TTPL. - Một số các giả thuyết về các chất dẫn truyền thần kinh khác [49],[70], [39]: người ta thấy nồng độ glutamate giảm trong dịch não tuỷ của bệnh nhân TTPL. Thêm vào đó, các chất đối kháng thụ thể glutamate có thể gây các triệu chứng loạn thần giống TTPL. Một số nghiên cứu còn cho thấy những bất thường ở hệ thống GABA có liên quan đến phát sinh bệnh TTPL. 1.3. Các triệu chứng lâm sàng 1.3.1. Nhóm triệu chứng âm tính Theo quan điểm của Bleuler.P.E., triệu chứng âm tính là nền tảng của quá trình phân liệt. Đó là các triệu chứng thể hiện sự tiêu hao mất mát các hoạt động tâm thần, mất tính toàn vẹn, tính thống nhất của hoạt động tâm thần. Những triệu chứng âm tính thường gặp là [13],[20],23],[30],[49]: - Các rối loạn cảm xúc: + Cảm xúc cùn mòn: đặc trưng bởi nét mặt lờ đờ, bất động, vô cảm, ánh mắt vô hồn, giảm sút khả năng biểu lộ và phản ứng tình cảm. + Cảm xúc không thích hợp: là trạng thái cảm xúc không tương ứng với kích thích như khi có tin vui thì khóc, tin buồn lại cười sung sướng.  + Các biểu hiện khác: giảm, mất ham thích thú; giảm, mất sự rung động; bàng quan với xung quanh, mất khả năng bày tỏ cảm xúc của mình - Các rối loạn tư duy: + Ngôn ngữ nghèo nàn: cứng nhắc, giảm vốn từ, lượng từ khi giao tiếp, giảm sút các ý tưởng diễn đạt, nội dung sơ sài, đơn điệu, đôi khi vô nghĩa. + Tư duy chậm chạp: bệnh nhân phải suy nghĩ lâu mới trả lời câu hỏi. + Tư duy ngắt quãng: dòng suy nghĩ của bệnh nhân bị cắt đứt, đang nói chuyện bệnh nhân dừng không nói, một lúc sau mới nói tiếp nhưng chuyển sang chủ đề khác. - Rối loạn hoạt động có ý chí: + Thiếu ý chí, thụ động, thiếu sáng tạo; + Giảm khả năng duy trì và kiểm soát hoạt động có ý chí, năng suất học tập công tác giảm dần; + Tác phong ngày càng trở nên tha hoá, suy đồi + Giảm, mất hoạt động chăm sóc bản thân. 1.3.2. Nhóm triệu chứng dương tính Các triệu chứng dương tính thể hiện những biến đổi bệnh lý phong phú. Các triệu chứng này có thể xuất hiện riêng lẻ nhưng cũng có thể kết hợp với nhau thành những hội chứng (hội chứng về cảm xúc, hội chứng paranoia, hội chứng paranoid, hội chứng căng trương lực ). Các triệu chứng dương tính hay gặp là [14], [16], [17], [25], [30], [49], [61], [72], [73], [76]: - Rối loạn hình thức tư duy: + Tư duy phi tán: quá trình liên tưởng của bệnh nhân (BN) rất nhanh, các ý tưởng xuất hiện nối tiếp nhau nhưng nội dung nông cạn, chủ đề luôn thay đổi. + Tư duy dồn dập: trong đầu BN xuất hiện dồn dập đủ mọi ý nghĩ ngoài ý muốn của BN.  - Rối loạn nội dung tư duy: Hoang tưởng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân TTPL. Nội dung hoang tưởng rất đa dạng, phong phó. Hoang tưởng hay gặp là hoang tưởng bị chi phối. Đây là hoang tưởng đặc trưng của TTPL. Các loại khác như hoang tưởng bị hại, hoang tưởng liên hệ, hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng tự cao, hoang tưởng phát minh, hoang tưởng được yêu, hoang tưởng kỳ quái cũng thường gặp.  [...]... kỳ tuổi vị thành niên có thể khác nhau tùy từng tác giả và từng nước ở Pháp [68], Mỹ [41], Anh [60], lứa tuổi vị thành niên được xác định từ 10 tuổi đến 19 tuổi ở Việt Nam, theo tác giả Đỗ Trọng Hiếu [11], lứa tuổi vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi Theo Tổ chức Y tế Thế giới [36]: tuổi vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi Lứa tuổi này chiếm khoảng 20% dân số thế giới, 85% trong số đó sống ở những... 1.4.3 Một số yếu tố liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt ở lứa tuổi vị thành niên 1.4.3.1 Tỷ lệ và giới tính Theo Quemada N [45], [80], bệnh TTPL khởi phát ở lứa tuổi từ 15-19 tuổi nam là 19,6/ 100.000 còn nữ là 12,5/100.000 Theo Gillberg và cs (1986) 41% trường hợp được chẩn đoán là TTPL ở lứa tuổi 13-18 trong tổng số bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn loạn thần Tỷ lệ rối loạn loạn thần nói chung ở lứa. .. môi trường sống, do những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, trẻ dễ nhạy cảm, dễ bị tổn thương về thể chất và tâm thần, trong khi trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm sống, trình độ nhận thức và nhân cách chưa hoàn thiện 1.4.2 Các khái niệm tâm thần phân liệt ở lứa tuổi vị thành niên Cả Kraepelin và Bleuler đều cho rằng TTPL biểu hiện dưới một dạng giống nhau, mặc dù hiếm gặp hơn ở lứa tuổi vị thành niên Kraepelin... lứa tuổi 13 là 0,9/ 10.000 và tăng lên 17,6/10.000 ở lứa tuổi 18 [69] Theo Hollis C (2000) [44], tỷ lệ tâm thần phân liệt ở lứa tuổi vị thành niên nam cao gấp hai lần nữ Nghiên cứu của Quách Thuý Minh và cs (2005) thấy nam là 61.3%, nữ là 38,7% [15] 1.4.3.2 Tiền sử bệnh lý tâm thần trong gia đình 22 ` Mức độ nặng nề của bệnh TTPL ở vị thành niên có liên quan với các nguy cơ từ gia đình hơn là TTPL ở. .. Groisman A [42], việc điều trị tâm thần phân liệt ở lứa tuổi vị thành niên là phối hợp liệu pháp hoá dược và tâm lý xã hội Liệu pháp điều trị thay đổi phụ thuộc đặc trưng từng bệnh nhân và tình trạng bệnh Cả hai yếu tố đặc trưng cho triệu chứng học (dương tính và âm tính ) của rối loạn này và liên quan tới các yếu tố văn hoá, trình độ học vấn, tâm lý xã hội của bệnh nhân và gia đình 31 1.4.7.1 Các nguyên... trong phần tổng quan tài liệu 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ Các bệnh nhân sau bị loại ra khỏi nhóm nghiên cứu: - Những bệnh nhân được chẩn đoán tâm thần phân liệt không ở lứa tuổi vị thành niên - Những bệnh nhân được chẩn đoán tâm thần phân liệt có bệnh nội khoa nặng kèm theo - Bệnh nhân nghiện rượu, nghiện ma tuý 35 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 2.2.1.1 Cỡ mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu cho... liệt ở lứa tuổi vị thành niên 1.4.1 Khái niệm lứa tuổi vị thành niên : Thuật ngữ vị thành niên hay còn gọi là “thanh thiếu niên , được dịch từ tiếng Anh “Adolescence” có nghĩa là thời kỳ giữa tuổi niên thiếu và tuổi trưởng thành “Adolescence” xuất phát từ gốc Latinh “Adolescere”, với nghĩa là lớn lên và phát triển Mốc khởi đầu của lứa tuổi vị thành niên là dấu hiệu dậy thì (Puberty) đó là một giai... bị bệnh thì khi bị tâm thần phân liệt biểu hiện lâm sàng giống với đặc điểm lâm sàng ở người trưởng thành [40], [53], [74] 1.4.4.3 Diễn biến TTPL ở lứa vị thành niên có xu hướng tiến triển mạn tính, chỉ một số Ýt trường hợp hồi phục hoàn toàn sau đợt loạn thần đầu tiên Nghiên cứu của Mausdley [45] cho thấy chỉ 12% bệnh nhân TTPL thuyên giảm hoàn toàn so với 50% trường hợp loạn thần cảm xóc Trong số. .. triệu chứng loạn thần đến khi có những chẩn đoán và điều trị triệu chứng Tác giả cũng nhận thấy hiệu quả điều trị của thuốc chống loạn thần thế hệ 1 và 2 như nhau nhưng chỉ khác nhau ở tác dụng không mong muốn 34 Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán tâm thần phân liệt ở lứa tuổi vị thành niên (từ 10 tuổi đến 19 tuổi) vào điều trị nội... những bệnh nhân TTPL khởi phát ở lứa tuổi trưởng thành Ýt hơn Tuy nhiên, khó khăn về hành vi và xã hội tiền bệnh lý không đặc hiệu cho TTPL Các suy giảm tiền bệnh lý cũng xảy ra ở loạn thần cảm xúc ở vị thành niên, Ýt hơn so với TTPL, nhưng nhiều hơn ở nhóm chứng có rối loạn tâm thần không phải là loạn thần Lý giải các phát hiện này là một phần ba số TTPL thanh thiếu niên có sự phát triển tâm thần bất . và một số yếu tố liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt ở lứa tuổi vị thành niên với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh tâm thần phân liệt ở lứa tuổi vị thành niên. 2. Phân. đến nay chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt ở lứa tuổi vị thành niên. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và. tích một số yếu tố liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt ở lứa tuổi này.  Chương 1 Tổng quan 1.1. Khái niệm và lịch sử nghiên cứu bệnh tâm thần phân liệt 1.1.1. Khái niệm và lịch sử nghiên cứu Thuật

Ngày đăng: 16/01/2015, 13:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w