1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tài liệu dự thi dạy học tích hợp môn Lịch sử 7 Chống quân xâm lược nhà Tống

10 4,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 101 KB

Nội dung

Kiến thức: - Học sinh hiểu được tác dụng của phòng tuyến Như Nguyệt.. - Học sinh nắm được những nét cơ bản về cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà Tống và diễn biến cuộc kháng chiến ch

Trang 1

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI

- Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh

- Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Yên

- Trường TH & THCS Đại Dực

- Địa chỉ: xã Đại Dực – huyện Tiên Yên – tỉnh Quảng Ninh

Số điện thoại:

Email:

- Thông tin về giáo viên:

1 Họ và tên: Phùng Hải Yên

Ngày sinh: 13 - 09 -1979 Môn: Lịch sử

Điện thoại: 0945.899.822 Email: Phunghaiyen.c2@tienyen.edu.vn

Trang 2

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

1 Tên hồ sơ dạy học: LỊCH SỬ LỚP 7

BÀI 11 - TIẾT 16

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077)

II- GIAI ĐOẠN THỨ HAI ( 1076 - 1077)

2 Mục tiêu dạy học:

2.1 Kiến thức:

- Học sinh hiểu được tác dụng của phòng tuyến Như Nguyệt

- Học sinh nắm được những nét cơ bản về cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà Tống và diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý

- Học sinh thấy được tài năng và công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống

Bài dạy tích hợp kiến thức môn Lịch sử, Ngữ Văn, môn Giáo dục công dân

và môn Âm nhạc có liên quan Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức môn Lịch sử, Ngữ Văn, môn Giáo dục công dân và môn Âm nhạc để giải quyết các vấn

đề đặt ra trong bài học

2.2 Kỹ năng:

- Biết phân tích sự kiện lịch sử, quan sát, vẽ, sử dụng lược đồ trình bày diễn biến cuộc kháng chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt.

2.3 Thái độ:

- Giáo dục ý thức đoàn kết dân tộc, lòng tự hào về tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta

- Đề cao phẩm chất và tài năng của con người trong công cuộc bảo vệ đất nước

- Biết ơn các vị anh hùng dân tộc, bảo vệ các di sản văn hoá

3 Đối tượng dạy học của bài học:

Đối tượng dạy học của dự án là các em học sinh lớp 7- Trường TH&THCS Đại Dực Dự án thực hiện là một tiết dạy trong chương trình lịch sử lớp7 nên các em học sinh sẽ thuận lợi tiếp thu kiến thức bài học cũng như liên hệ với kiến thức cơ bản của một số môn khác

Trang 3

- Việc vận dụng kiến thức liên môn trong một môn học, một giờ học là một biện pháp rất hữu ích, nó không những giúp cho người thầy có thêm nhiều kiến thức và phương pháp khác nhau trong một giờ dạy mà còn giúp cho các em học sinh chủ động trong hoạt động học tập, giải quyết các vấn đề và tích hợp kiến thức các môn học để thực hiện học tập tốt môn học đó và áp dụng giải quyết một vấn đề bất kỳ

có hiệu quả, thông minh với nhiều cách giải quyết khác nhau

- Dự án dạy học này sẽ có thể ứng dụng trong dạy học bộ môn Lịch sử ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 với các dạng bài tường thuật lại diễn biến của một trận đánh trong lịch sử dân tộc (Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Phong trào Tây Sơn, …)

* Cụ thể:

- Tích hợp kiến thức Văn học, Giáo dục công dân và Âm nhạc trong việc tìm hiểu kiến thức liên quan ở mỗi bộ môn:

+ Vận dụng kiến thức về Văn học: Liên hệ những bài văn, thơ nói về chiến thắng trên dòng sông Như Nguyệt

+ Vận dụng kiến thức về giáo dục công dân : Lòng biết ơn vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, bảo vệ di sản văn hoá ( đền thờ, lăng Lí Thường Kiệt)

+ Cảm nhận sâu sắc hơn lòng tự hào dân tộc và khắc sâu tình yêu đất nước, lịch sử

dân tộc qua âm nhạc với làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh qua ca khúc : Những

cô gái quan họ.

5.Thiết bị dạy học, học liệu:

* Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu; giáo án, bài giảng điện tử

- Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt

- Tranh ảnh về đền thờ và lăng Lý Thường Kiệt, băng hình…

- Kiến thức từ các nguồn tư liệu SGK, STK, SGV, sách chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử 7…

* Học sinh:

- Soạn bài và tìm hiểu bài trước ở nhà; Tập vẽ lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu theo yêu cầu cuả giáo viên ( tranh ảnh về bài thơ thần, tượng, lăng Lí Thường Kiệt )

6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:

6.1 Ổn định tổ chức : KTSS:

6.2 Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

Câu hỏi:

Nhà Lý đã chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Tống như thế nào?

Đáp án:

Trang 4

+ Nhà Lý cử Lý Thường Kiệt làm người chỉ huy tổ chức cuộc kháng chiến, quân đội được mộ thêm quân và tăng cường canh phòng, luyện tập, làm thất bại âm

mưu dụ dỗ của nhà Tống

+ Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt đem quân đánh Chăm Pa

6 3.Bài mới:

a Đặt vấn đề bài mới:( 1 phút)

Ở tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu việc tổ chức kháng chiến của nhà Lý và

chủ trương tấn công trước để tự vệ ở giai đoạn 1…Sau thất bại đó quân Tống đã làm gì, quân ta chủ động đối phó ra sao? Đó là nội dung bài học hôm nay…

b.Tổ chức dạy-học:

Hoạt động 1:Cá nhân (13 phút)

Tìm hiểu cuộc kháng chiến ở giai đoạn II

bùng nổ như thế nào?

- HS đọc phần 1 SGK tr 40,41

?Sau khi rút quân khỏi Ung Châu, Lý

Thường Kiệt đã làm gì?

- HS: Hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị

bố phòng

-GV:Dự đoán địch kéo vào nước ta theo 2

đường Lý Thường Kiệt đã bố trí:

+Một đạo quân chặn giặc ở vùng biển Quảng

Ninh không cho quân thuỷ vượt qua

+Đường bộ được bố trí dọc chiến tuyến sông

Cầu qua đoạn Như Nguyệt và xây dựng

phòng tuyến Như Nguyệt không cho giặc vào

sâu

+Các tù trưởng ít người gần biên giới đã cho

mai phục các vị trí chiến lược quan trọng

?Tại sao Lý Thường Kiệt chọn khúc sông

Cầu làm phòng tuyến chống quân Tống?

-GV chiếu hình ảnh phòng tuyến sông Như

Nguyệt

- HS/GV:Vì đây là vị trí quan trọng án ngữ

mọi con đường phía Bắc chạy về Thăng Long

(nơi cắt ngang hướng tấn công của địch từ

Quảng Tây đến Thăng Long) Được ví như

chiến hào tự nhiên khó vượt qua

? Phòng tuyến Như Nguyệt được xây dựng

1/ Kháng chiến bùng nổ:

a Chuẩn bị của ta.

- Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng

- Mai phục ở những vị trí chiến lược

- Bố trí lực lượng

- Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt

Trang 5

như thế nào?

- HS: Xây dựng kiên cố: được đắp bằng đất

cao vững chắc, nhiều giậu tre dày đặc, dài

khoảng 100m, từ sông Đa Phúc đến Phả Lại

? Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị kháng

chiến của quân dân ta?

-HS: Sự chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng đánh

giặc

? Sau thất bại ở Ung Châu nhà Tống có từ

bỏ âm mưu của mình không? Chúng sẽ làm

gì? Trong quá trình tấn công Đại Việt

chúng gặp phải khó khăn gì?

HS: - Cho quân xâm lược Đại Việt.

-GV chiếu lược đồ thể hiện đường tấn

công cuả quân giặc

Gv sử dụng lược đồ kết hợp tường thuật

- Cuối năm 1076, 10 vạn bộ binh, 1vạn ngựa

chiến, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu

Tiết chỉ huy tiến vào nước ta Một đạo quân

do Hoà Mâụ tiếp ứng theo đường biển

- Tháng 1-1077 quân dân Đại Việt đã đánh

những trận nhỏ để cản bước tiến của chúng

Khi đến phòng tuyến sông Như Nguyệt, quân

Tống phải đóng quân ở bờ Bắc chờ thuỷ quân

đến Trước mặt là sông, bờ bên kia là chiến

luỹ kiên cố

-Thuỷ quân của chúng bị Lí Kế Nguyên đánh

10 trận liên tiếp ở QN không hỗ trợ được

? Em thấy tình thế của giặc lúc này ra sao?

-HS: Quân giặc rơi vào tình thế khó khăn

Quân Tống buộc phải đóng quân ở bờ Bắc

sông Cầu

GV chuyển ý: Trước tình hình này nhà Lý

đã làm gì để giành thắng lợi trong cuộc

kháng chiến chống quân Tống

Hoạt động 2: Cá nhân/thảo luận (21 phút)

Tìm hiểu diễn biến trận chiến trên phòng

tuyến sông Như Nguyệt

-HS đọc phần 2 SGK tr 42,43

b Diễn biến:

- Cuối 1076: quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy kéo vào nước ta

- Quân thuỷ do Hoà Mâu chỉ huy -> Quân Lý chặn đánh quyết liệt

- Đầu năm 1077: chúng tiến đến bờ bắc sông Như Nguyệt -> đóng quân tại đây

- Quân thuỷ bị chặn đánh quyết liệt không tiến sâu vào nước ta được

c Kết quả:

- Quân Tống buộc phải đóng quân ở

bờ bắc sông Cầu

2 Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt:

a Diễn biến

- Quách Quỳ vượt sông đánh phòng tuyến của quân ta nhưng bị phản

Trang 6

? Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như

Nguyệt diễn ra ntn?

GV chiếu lược đồ trận chiến trên sông

Như Nguyệt

GV dùng lược đồ để tường thuật:

- Tại phòng tuyến sông Như Nguyệt nhìn

chung 2 bên đều ở thế phòng thủ Phía quân

Tống không dám vượt sông tấn công vì chờ

viện binh là cánh quân thuỷ (Lúc này đã bị Lí

Kế Nguyên đánh cho đại bại không thể tiếp

viện được

- Quân Tống lâm vào tình thế chờ đợi, lương

thực cạn dần, thời tiết nóng bức, bệnh tật…

? Theo em tình thế quân giặc lúc này ra

sao?

Trước tình thế đó Lí Thường Kiệt đã có

sáng kiến gì?

-HS: Đêm đêm Lí Tường Kiệt cho quân đọc

bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” trong đền thờ

trên sông khích lệ tinh thần quân sĩ, làm

khiếp đảm tinh thần quân Tống

* Tích hợp Ngữ văn lớp 7: Gv cho HS

nghe bài thơ “ Nam quốc sơn hà”

? Tại sao bài thơ này lại có tác dụng khích

lệ tinh thần quân sĩ, làm khiếp đảm tinh

thần quân Tống?

-HS: Khẳng định nền độc lập chủ quyền của

dân tộc, thể hiện ý chí quyết tâm chiến thắng

giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước

- GV bổ sung: Với ý nghĩa như trên, bài thơ

“Nam quốc sơn hà” được ví là bài thơ Thần

và được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu

tiên của dân tộc

*GV chiếu hình ảnh bài thơ thần của Lý

Thường Kiệt và địa danh Hoàng Sa,

Trường Sa ( Tích hợp giáo dục biển đảo)

- Gv giải thích: Từ xa xưa cho đến ngày nay,

cha ông ta đó khẳng định chủ quyền lãnh thổ

của dân tộc từ đất liền đến các vùng biển đảo

(Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa)

công quyết liệt

- Quân Tống mệt mỏi, chán nản, chết dần, chết mòn

- Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt bất ngờ tấn công doanh trại địch -> Quân Tống thua to -> tuyệt vọng

Trang 7

-Gv tường thuật tiếp:

Trước tình thế tuyệt vọng Quách Quì 2 lần

liều mạng cho quân vượt sông nhưng đều bị

đánh bật trở lại Thất vọng, tiến thoái lưỡng

nan, Quách Quì hạ lệnh: Ai bàn đánh sẽ

chém….quân sĩ chán nản

- Vào một đêm mùa xuân cuối xuân 1077, đại

quân do Lí Thường Kiệt chỉ huy đã lặng lẽ

vượt sông Như Nguyệt bất ngờ tấn công vào

các doanh trại của giặc Quân Tống thua to,

lâm vào tình thế khó khăn tuyệt vọng LTK

chủ động cho người giảng hoà Quách Quì

chấp nhận ngay và rút quân về nước

*Thảo luận nhóm (2 phút)

- GV chiếu câu hỏi :

Nhóm 1: ?Tại sao đang ở thế thắng mà Lý

Thường Kiệt lại chủ động giảng hoà?

Nhóm 2: ? Em hãy nêu những nét độc đáo

trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?

Từ đó hãy nhận xét công lao của Lý

Thường Kiệt?

Nhóm 3: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa

lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống

lần thứ 2?

Đại diện nhóm trình bày

Nhóm khác nhận xét, bổ sung

Nhóm 1 :

Vì :+ Bảo đảm mối quan hệ bang giao hòa

hiếu giữa hai bên

+ Để không làm tổn thương danh dự của

nước lớn đảm bảo nền hòa bình lâu dài

+ Thể hiện tinh thần nhân đạo của dân

tộc

- GV chiếu bản đồ tư duy

Nhóm 2

* Nét độc đáo:

- Tấn công trước để phòng thủ.

- Đánh giặc bằng thơ

- Kết thúc chiến tranh trên thế thắng

*Công lao:

- Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà

- > Quân Tống rút về nước Cuộc kháng chiến kết thúc

Trang 8

- Chủ động tấn công trước, lập phòng tuyến

Như Nguyệt, chỉ huy quân đội đánh đuổi

được quân Tống xâm lược, chủ động giảng

hòa

- GV chiếu bản đồ tư duy

Nhóm 3:

- GV chiếu bản đồ tư duy

? Từ những công lao của Lý Thường Kiệt

các em cần có thái độ như thế nào đối với

các vị anh hùng dân tộc?(Tích hợp giáo

dục công dân 6 – bài “Biết ơn”)

- HS: Lòng biết ơn đối với các vị anh hựng

dân tộc

- GV chiếu hình ảnh đường phố mang tên

Lý Thường Kiệt.

Để tưởng nhớ công lao của ông ngày nay

người dân Việt Nam đã đặt tên những con

đường mang tên ông

- Vẽ lược đồ và trình bày trận chiến trên

phòng tuyến sông Như Nguyệt.

- HS vẽ -> trình bày

- GV nhận xét

- Quân dân ta đoàn kết chiến đấu anh dũng, cách đánh độc đáo

- Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt

d) ý nghĩa lịch sử:

- Đánh bại âm mưu xâm lược của nhà Tống

- Là chiến thắng tuyệt vời trong lịch

sử chống xâm lược, chúng tỏ tài năng quân sự của LTK

- Củng cố nền độc lập tự chủ dân tộc

4.-Củng cố: (3 phút)

*GV chiếu hình ảnh tượng đài và lăng Lý Thường Kiệt ở Hà Nội:

Trang 9

? Là học sinh các em cần làm gì để bảo vệ môi trường , di tích lịch sử , danh

lam thắng cảnh trên đất nước ta ? (Tích hợp giáo dục công dân 7 bài “Bảo vệ di sản….”)

- Tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức bảo vệ các di sản

- Nghiêm cấm việc làm hư hại, tiêu huỷ, chiếm giữ trái phép di tích lịch sử, văn hoá hoặc danh lam, thắng cảnh

- Thường xuyên tổ chức tham quan các di tích văn hóa lịch sử để thấy được vai trò

và tầm quan trọng của các di sản

* GV chiếu hình ảnh sông Cầu ngày nay

- GV giải thích: Nếu như dòng Sông Cầu xưa có một vị trí quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Tống thì ngày nay dòng sông ấy vẫn trường tồn và đi vào thơ

ca qua làn điệu quan họ Bắc Ninh: “Những cô gái quan họ” của nhạc sĩ Phó Đức Phương (Tích hợp với Âm nhạc 7 - chủ đề ca ngợi quê hương, đất nước.)

- GV cho HS nghe một đoạn trong bài hát “ Những cô gái quan họ”…

5 Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút)

-Học bài cũ

-Tập tường thuật diễn biến Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt -Làm bài tập 3, 4 SBT

-Chuẩn bị bài 12 :Đời sống kinh tế ,văn hoá -Phần I:Đời sống kinh tế

( đọc SGK và trả lời các câu hỏi :

? Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?

? Những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp?

? Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp?

V Rút kinh nghiệm

- Về nội dung kiến thức:………

-Về phương pháp tổ chức sư phạm:………

-Về thời gian giảng từng bài,từng phần,từng hoạt động:………

-Về việc sử dụng thiết bị dạy học:………

-Về kĩ năng tổ chức và điều khiển HS học tập:………

7 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:

- Học sinh đã liên hệ và vận dụng những kiến thức Âm nhạc, Lịch sử, Văn học.

- Có những hiểu biết sâu sắc hơn nội dung bài học và lịch sử dân tộc

- Củng cố tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về những trang sử của dân tộc qua bài học, qua thực tiễn và qua âm nhạc

- Biết vận dụng kiến thức hoàn thành bài tập lịch sử

8 Các sản phẩm của học sinh

- Tường thuật diễn biến Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.

- Vẽ lược đô trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt.

Trang 10

KẾT LUẬN

Việc áp dụng kiến thức liên môn là một nội dung phong phú, để sử dụng được phương pháp này cho phù hợp với đặc điểm từng môn học đòi hỏi người giáo viên cần có kiến thức và thời gian nghiên cứu bài dạy để phù hợp với nội dung của bài Với học sinh, các kiến thức liên môn áp dụng trong bài học sẽ tạo hứng thú cho các em để các em vừa hiểu được nội dung bài học lại vừa hiểu thêm những kiến thức của các môn học khác Đồng thời có thể vận dụng các kiến thức dó để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn Từ đó, các em sẽ phát triển toàn diện hơn về mọi mặt: đức- trí- thể- mĩ

Việc vận dụng kiến thức liên môn trong hoạt động dạy học đã được người giáo viên thực hiện thường xuyên khi liên hệ và tích hợp bộ môn và đã đạt những kết quả rất khả quan Các em sẽ chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức bộ môn lịch sử cùng với niềm say mê học tập

Tiên Yên, ngày 10 tháng 11 năm 2014

Giáo viên thực hiện

Phùng Hải Yên

Ngày đăng: 10/01/2015, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w