1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long

196 838 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 13,97 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lúa/gạo được xác định là cây lương thực thứ hai sau lúa mì trên thế giới, với tỷ trọng khoảng 85% được sản xuất ở các nước châu Á. Ngày nay, do sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng (nhất là ở châu Phi và một số nước ở châu Á), trong khi diện tích đất dành cho canh tác lúa ngày càng bị thu hẹp, nên nhu cầu về lương thực, đặc biệt là gạo ngày càng tăng đối với nhiều quốc gia. “Theo đánh giá của các chuyên gia của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp quốc (Food and Agriculture Organization - FAO), nhu cầu lương thực thế giới tăng 64% vào năm 2020, trong đó nhu cầu của các nước đang phát triển tăng gấp đôi, còn Trung Quốc phải nhập khẩu hơn 200 triệu tấn lương thực vào năm 2030”. Ở Việt Nam, kể từ năm 1989, sản xuất lúa gạo không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, mà còn bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài. Với tốc độ tăng trưởng sản xuất lúa gạo cao và ổn định, khả năng xuất khẩu của Việt Nam (chủ yếu là của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long - ĐBSCL) tăng dần qua các năm - tính đến hết năm 2013, Việt Nam đã cung ứng khoảng 110 triệu tấn gạo cho thị trường thế giới. Xuất khẩu gạo (XKG) tăng cao về khối lượng và kim ngạch, đã đưa mặt hàng gạo trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, không những đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, thúc đẩy phát triển triển kinh tế - xã hội… mà còn dần khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường gạo thế giới: thị trường XKG của Việt Nam đã mở rộng tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, ở tất cả các châu lục. Tháng 10, năm 2012 Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 1 về khối lượng gạo xuất khẩu (GXK) (trên Thái Lan và Ấn Độ). Tuy vậy, hiện nay trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO) vào ngày 11-01-2007, xuất 1 2 khẩu gạo của nước ta phải đương đầu với những khó khăn, thách thức lớn, như: thị trường không ổn định, cạnh tranh của các nước mới XKG (Ấn Độ, Pakistan…) ngày càng gay gắt; hơn nữa GXK của nước ta kém lợi thế trong cạnh tranh do chất lượng thấp, chưa có thương hiệu, nên giá GXK của Việt Nam nhìn chung là thấp hơn của Thái Lan. Bên cạnh đó, lợi ích của người nông dân sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu không được đảm bảo, thường bị thua thiệt, nông dân sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu còn nghèo… Điều đó khiến cho hiệu quả XKG của Việt Nam còn thấp, thiếu tính bền vững. Mặt khác, trong những năm gần đây, tình hình sản xuất gạo trong nước có nhiều khó khăn vì thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, do bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, nước biển xâm nhập sâu do hạn hán, bão, lũ, thiên tai ngày càng nhiều. Tình hình đó tác động không nhỏ đến hoạt động XKG của ĐBSCL. Vì thế, việc nghiên cứu để tìm ra phương hướng, biện pháp nhằm đẩy mạnh XKG của ĐBSCL cũng như của Việt Nam sau khi Việt Nam là thành viên của WTO là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn vấn đề: "Xuấ t khẩ u gạ o ở Đồ ng bằ ng Sông Cử u Long trong điề u kiệ n Việ t Nam là thành viên củ a WTO" làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mụ c tiêu nghiên cứ u Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về xuất khẩu hàng hóa (XKHH) nói chung, XKG nói riêng, luận án đánh giá thực trạng hoạt động XKG của ĐBSCL trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh XKG ở vùng này trong giai đoạn mới của hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) giai đoạn 2014 - 2020. 2.2. Nhiệ m vụ (1) Trình bày các vấn đề lý luận về xuất khẩu gạo trong điều kiện thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO. 3 (2) Phân tích những thuận lợi và khó khăn; thời cơ và thách thức đối với XKG khi Việt Nam gia nhập WTO. (3) Đánh giá tình hình XKG của ĐBSCL từ 2007 - 2013. Chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế. (4) Trình bày bối cảnh mới ảnh hưởng đến đẩy mạnh XKG ở ĐBSCL, những phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh XKG của ĐBSCL trong bối cảnh HNKTQT, và biến đổi khí hậu giai đoạn 2014 – 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đố i tư ợ ng nghiên cứ u Đối tượng nghiên cứu của luận án là xuất khẩu gạo ở ĐBSCL – tức là bán gạo cho người nước ngoài trong điều kiện thực hiện các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO (mở cửa thị trường nông sản, không áp dụng trợ cấp xuất khẩu, đảm bảo tính cạnh tranh ) dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. 3.2. Phạ m vi nghiên cứ u - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu tình hình XKG ở ĐBSCL trong điều kiện thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam. Và nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy XKG ở ĐBSCL một cách có hiệu quả trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế và sự biến đổi khí hậu. - Về không gian nghiên cứu: là vùng ĐBSCL. - Thời gian nghiên cứu: Luận án lấy mốc thời gian từ 2007 - 2014 để thu thập số liệu, lựa chọn, phân tích, đánh giá thực trạng XKG ở ĐBSCL và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2014 - 2020. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luậ n, thự c tiễ n củ a luậ n án - Cơ sở lý luận của luận án: Lý luận kinh tế chính trị Mác - Lênin; quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung, về quan hệ kinh tế đối ngoại, HNKTQT và XKHH của Đảng và Nhà nước Việt Nam và một số lý thuyết kinh tế khác liên quan đến đề tài luận án. 4 - Cơ sở thực tiễn của luận án: Kinh nghiệm XKG của một số nước và thực trạng XKG ĐBSCL trong thời gian từ năm 2007-2014. 4.2. Phư ơ ng pháp nghiên cứ u Trên cơ sở vận dụng lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng hóa khoa học thực sự duy vật biện chứng. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: - Phân tích và tổng hợp - Kết hợp chặt chẽ giữa lôgích với lịch sử. - Diễn dịch và quy nạp - Phương pháp thống kê, so sánh. Mô tả bằng các bảng, biểu, sơ đồ - Tổng kết thực tiễn - Thu thập xử lý thông tin: Nguồn số liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp: số liệu của Tổng cụ thống kê và Cục thống kê các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL; số liệu của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ khác liên quan; số liệu điều tra khảo sát của các Viện nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu có liên quan và các kết quả nghiên cứu đã công bố tại các cuộc hội thảo, các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành. 5. Những đóng góp mới của luận án + Về mặt lý luận: . Luận án xây dựng các tiêu chí đẩy mạnh XKG và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động XKG trong điều kiện thực hiện các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO. . Luận án chỉ rõ những đặc điểm của XKG, đó là: (i) gạo là mặt hàng mang tính chính trị, ngoại giao, nhân văn và có tính cạnh tranh cao, do đó cần có sự điều tiết của Nhà nước trong hoạt động XKG; (ii) XKG có đặc điểm riêng: mang tính thời vụ, thường tập trung vào mùa khô, nên các dịch vụ vận 5 tải, bốc xếp cũng gia tăng vào thời điểm này; (iii) đặc điểm của thị trường gạo thế giới: mang “tính thời vụ”, buôn bán giữa các chính phủ là phương thức chủ yếu, chủ thể xuất khẩu và nhập khẩu gạo không ổn định; trên thị trường, chủng loại gạo phong phú, đa dạng và có sự khác biệt về thị hiếu ở mỗi nước. + Về mặt thực tiễn: . Luận án đánh giá thực trạng XKG ở ĐBSCL một cách toàn diện, sát với thực tế, trung thực làm cơ sở cho việc tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong thời gian 2014-2020. . Nghiên cứu những xu hướng mới của thị trường gạo thế giới và dự báo về thương mại gạo thế giới giai đoạn 2014 - 2020. Xác định phương hướng, và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy XKG ở ĐBSCL trong bối cảnh mới của HNKTQT và sự biến đổi khí hậu giai đoạn 2014 - 2020. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT), thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế (TMQT), trước hết là hoạt động xuất nhập khẩu, là một trong các chủ đề được các nhà nghiên cứu lý luận trong và ngoài nước nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau và đạt được những kết quả nhất định. 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA CÁC TÁC GIẢ NGOÀI NƯỚC VÀ TRONG NƯỚC 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến lợi thế trong quan hệ thương mại quốc tế 1.1.1.1. Các quan niệ m về lợ i thế Lợi thế xuất khẩu nông sản nói riêng là một trong những hình thức của lợi thế nói chung. Lợi thế có nhiều cấp độ khác nhau và các mức độ khác nhau, như lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối (lợi thế so sánh), lợi thế cạnh tranh, lợi thế tự nhiên Lợi thế tự nhiên: là lợi thế do những điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi cho tiến hành sản xuất và đạt được các chỉ tiêu như: tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý (gần thị trường tiêu thụ, gần nguồn nguyên vật liệu) Lợi thế tuyệt đối, là khái niệm để chỉ sự trội hơn về lượng tuyệt đối của nước này so với nước khác về một loại sản phẩm nào đó dựa trên các chỉ số như: giá thành sản xuất thấp hơn, năng suất lao động cao hơn hay chất lượng của các nhân tố đầu vào của sản xuất tốt hơn. Quan niệm này được các nhà kinh tế học cổ điển đưa ra từ cuối thế kỷ XVIII. Adam Smith (1723-1790) – Nhà kinh tế học cổ điển, người Scotland đã chỉ ra rằng: “Thương mại quốc tế mang lại lợi ích cho các quốc gia bắt nguồn từ nguyên tắc phân công lao động”. Theo ông, các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm 7 mà họ có lợi thế tuyệt đối, sau đó bán những hàng hóa này sang các nước khác để đổi lấy các sản phẩm mà ở trong nước họ sản xuất kém hơn. Như vậy, quá trình sản xuất dựa vào lợi thế tuyệt đối sẽ có lợi cho các nước. Lợi thế so sánh (Comparative advantage): nếu lợi thế tuyệt đối chỉ sự khác biệt về giá thành sản xuất hay chi phí thực tế trong việc sản xuất ra một sản phẩm nào đó, thì khái niệm lợi thế so sánh chỉ sự khác biệt về chi phí cơ hội. Khái niệm lợi thế so sánh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong học thuyết thương mại hiện đại. Một bên (quốc gia, khu vực, cá nhân) được coi là có lợi thế so sánh hơn bên kia trong việc sản xuất một sản phẩm, nếu họ có thể sản xuất sản phẩm đó với chi phí cơ hội thấp hơn. Người đầu tiên đưa ra khái niệm lợi thế so sánh là Robert Toens vào năm 1815 trong bài viết về trao đổi ngũ cốc giữa Anh và Ba Lan. Ông rút ra kết luận, người Anh vẫn có lợi khi XKHH sang Ba Lan để đổi lấy ngũ cốc, cho dù họ có thể sản xuất ngũ cốc với chi phí thấp hơn Ba Lan. Tuy vậy, người đóng góp lớn nhất cho lý thuyết lợi thế so sánh chính là David Ricardo (1772-1823) - Nhà kinh tế học cổ điển người Anh [56, tr.17-23]. Có nhiều cách tiếp cận lợi thế so sánh. Một số học giả tiếp cận dưới góc độ nguồn lực, theo đó lợi thế so sánh có được là nhờ ưu thế của các nguồn lực, như chi phí lao động rẻ, hoặc dựa vào sự dồi dào tài nguyên. Với lợi thế này, có thể đạt được chi phí sản xuất thấp hơn đối thủ cạnh tranh để giành ưu thế trong cạnh tranh. Theo Cao Duy Hạ, trong Tạp chí Tuyên giáo điện tử, tháng 5/2010 thì: lợi thế so sánh là những điều kiện và khả năng thuận lợi (hoặc khó khăn) của một quốc gia này so với quốc gia khác trong việc sản xuất cùng loại sản phẩm hàng hóa hay kinh doanh, dịch vụ thương mại trong những thời điểm nhất định, nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất cho mỗi quốc gia. Hoặc lợi thế so sánh của một quốc gia có thể được hiểu là một quốc gia có hiệu quả tương đối lớn hơn về yếu tố đầu vào so với các nước khác trên thế giới trong việc sản xuất ra một loại sản phẩm cụ thể nào đó [24, tr.36]. 8 Lợi thế so sánh bao gồm: lợi thế so sánh tĩnh (hay lợi thế so sánh cứng), là lợi thế đang có, những lợi thế có được mà không phải đầu tư lớn về vốn và trí tuệ, ví như, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên: đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết theo M. Porter đây là loại lợi thế “trời cho”, “lợi thế cấp thấp”. Lợi thế so sánh động (hay lợi thế so sánh mềm): là lợi thế “cấp cao”, lợi thế phải có đầu tư lớn về vốn và tri thức (như đầu tư vào kết cấu hạ tầng tốt, vào khoa học kỹ thuật, đầu tư đào tạo lao động chất lượng cao ) [57, tr.19-20]. Lợi thế cạnh tranh: theo Michael Porter - nhà khoa học về quản trị nổi tiếng ở Mỹ, giáo sư Trường Kinh doanh Harvard, lợi thế cạnh tranh (LTCT) được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia, nhờ có chúng mà các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp. LTCT giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh, và trong cạnh tranh. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh là nói đến lợi thế của một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Về lợi thế cạnh tranh quốc gia, năm 1990, Michael Porter đã xuất bản cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”, trong đó, ông đưa ra mô hình “Viên kim cương”. Các yếu tố quyết định của mô hình là: - Các điều kiện về các yếu tố sản xuất - Điều kiện về cầu - Các ngành hỗ trợ - Bối cảnh cạnh tranh, chiến lược và cơ cấu doanh nghiệp Ngoài ra, có 2 yếu tố bổ sung là vai trò nhà nước và thời cơ. Theo Porter thì không có quốc gia nào có khả năng cạnh tranh ở tất cả các ngành hoặc hầu hết các ngành. Các quốc gia chỉ có thể thành công trên thương trường quốc tế khi họ có LTCT. 9 Từ các quan niệm về các loại lợi thế, có thể hiểu lợi thế là một phạm trù kinh tế dùng để chỉ những điều kiện thuận lợi tạo ra những ưu thế của một vùng, tiểu vùng hay của một ngành, doanh nghiệp cụ thể trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trên thị trường để thu được lợi ích cao hơn đối thủ cạnh tranh [58, tr.22]. 1.1.1.2. Các lý thuyế t cơ bả n về lợ i thế trong thư ơ ng mạ i quố c tế Một là, lý thuyết lợi thế của trường phải Cổ điển và Tân cổ điển [1] Đó là: - Lý thuyết về lợi thế của A.Smith (1723-1790) - Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo (1772 - 1823) - Lý thuyết giải thích nguồn gốc thương mại quốc tế thông qua sự khác biệt về tỷ lệ các yếu tố (lao động và vốn), gọi tắt là mô hình Hecksher - Ohlin Hai là, các lý thuyết lợi thế hiện đại (1) Lý thuyế t về lợ i thế củ a P.A. Samuelson Khác với D.Ricardo, P.A.Samuelson giả định nền kinh tế không chỉ có 1 nguồn lực duy nhất, mà có nhiều nguồn lực. Trong đó, có nguồn lực chỉ sử dụng trong một ngành (tức là có tính “chuyên nghiệp”) và có nguồn lực được sử dụng trong nhiều ngành (có tính linh động). Theo ông, cầu lao động và mức sử dụng lao động phụ thuộc vào giá tương đối của hàng hóa. Do có sự khác biệt về giá tương đối của hàng hóa đã tạo ra động cơ chuyển dịch nguồn lực một các linh động giữa các ngành và do đó, làm thay đổi khả năng cung ứng sản phẩm của nền kinh tế đó [52]. Từ đó, P.A.Samuelson cho rằng, tỷ lệ sử dụng các yếu tố chuyên biệt trong các ngành của các quốc gia khác nhau đã tạo ra sự cung tương đối của từng quốc gia cũng sẽ khác nhau. Do vậy mà tạo ra sự chênh lệch tương đối của giá cả và đây là lợi thế thu được từ TMQT [52]. “Mô hình Samuelson” đã khắc phục được một số hạn chế của “Mô hình Ricardo”. Samuelson cho rằng cơ sở của TMQT bắt nguồn từ sự khác nhau về 10 nguồn lực trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Do những điều kiện tự nhiên, khoáng sản, lịch sử… khác nhau, mà mỗi nước sẽ sản xuất những sản phẩm đặc thù rồi mang bán trên thị trường thế giới, rồi dùng tiền thu được để mua những thứ đặc thù của nước khác mà mình không sản xuất được hoặc nếu sản xuất thì chi phí sẽ cao hơn. Qua các hành vi đó mà mỗi nước sẽ thu được lợi ích - lợi ích từ TMQT đem lại. (2) Lý thuyế t củ a Paul Krugman Mô hình TMQT truyền thống tập trung giải thích hoạt động thương mại liên ngành, tức là sự trao đổi hàng hóa thuộc các lĩnh vực hoặc ngành sản xuất khác nhau. Trên thực tế, quan hệ trao đổi thương mại còn diễn ra giữa các mặt hàng liên quan với nhau hoặc những mặt hàng được xếp vào cùng ngành hoặc cùng lĩnh vực sản xuất. TMQT còn diễn ra đồng thời với xuất khẩu lại vừa nhập khẩu một số mặt hàng cơ bản giống nhau, gọi là TMQT 2 chiều hay quan hệ thương mại nội ngành, tức là mua bán hàng hóa trong cùng một ngành hàng hay cùng một ngành sản xuất và diễn ra rất phổ biến giữa các nhóm nước có cùng trình độ phát triển. Ví dụ Mỹ là quốc gia nhập khẩu ôtô từ Nhật Bản và Châu Âu, và cũng là quốc gia xuất khẩu ôtô sang các thị trường này… Để giải thích cho quan hệ thương mại này, Paul Krugman đã đưa ra lý thuyết mới về TMQT nội ngành có thể được thực hiện dựa trên giả định về lợi thế nhờ quy mô, nghĩa là việc sản xuất trên quy mô lớn sẽ làm giảm chi phí sản xuất: Lý thuyết của P.Krugman còn dựa trên giả định người tiêu dùng quan tâm tới tính đa dạng sản phẩm cũng là một lợi thế trong quan hệ TMQT. Do hai đặc tính - lợi thế nhờ quy mô và sự ưa thích đa dạng nhãn hiệu của người tiêu dùng - mà người sản xuất sẽ trở thành độc quyền với nhãn hiệu sản phẩm của mình [56]. Lý thuyết của P.Krugman đã giải thích được tại sao TMQT vẫn diễn ra giữa những nước có lợi thế tương đối về vốn, công nghệ, nhân tố sản xuất [...]... sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, quĩ hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu về tài chính – tín dụng thông qua các công cụ, biện pháp kinh tế; thuế xuất khẩu, quĩ hỗ trợ xuất khẩu, quĩ bảo hiểm xuất khẩu, quĩ hỗ trợ xúc tiến thương mại… Nhà nước đổi mới cơ chế quản lý, điều hành hoạt động xuất, nhập khẩu Có thể nêu ra những công trình nghiên cứu có... (Parboiled rice - loại gạo đã hấp chín nửa chừng) được làm từ gạo cứng, trong khi gạo mềm hay gạo thơm (Jasmine rice) không thể dùng để làm gạo đồ được 31 2.1.2 Vị trí, vai trò của xuất khẩu gạo Gạo là sản phẩm tối cần thiết cho con người Vì vậy, nhu cầu về gạo là thường xuyên liên tục và không thể thiếu được Sản xuất lúa gạo là một hoạt động chính của nền nông nghiệp nước ta từ bao đời nay bởi những điều... động xuất khẩu và các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến sản xuất và XKG Từ đó, đã nêu ra 4 đánh giá chung về kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và rút ra những điểm có tính chất như là “khoảng trống” về lý luận và thực tiễn, mà luận án có nhiệm vụ nghiên cứu, bổ sung và phát triển 25 Chương 2 2.1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU GẠO 2.1.1 Bản chất và đặc điểm của xuất khẩu gạo * Xuất khẩu hàng hóa: Xuất. .. phát triển thương hiệu gạo Việt Nam và cần đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các chủ thể liên quan trong ngành XKG (7) GS, TS Chu Văn Cấp - ThS Lê Xuân Tạo (2013), “Cánh đồng mẫu lớn” ở Đồng bằng sông Cửu Long - mô hình sản xuất hiệu quả, Tạp chí Cộng sản (chuyên đề cơ sở), số 79 (7-2013), [11, tr.41-45] Bài viết đã luận bàn khá rõ “Cánh đồng mẫu lớn” ở ĐBSCL là mô hình liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà doanh... dùng của các nhà nhập khẩu gạo, mà có cơ cấu gạo phong phú, đa dạng: gạo tẻ truyền thống, gạo thơm, gạo nếp, gạo phẩm cấp thấp, trung bình, gạo chất lượng cao (5% tấm)… Chất lượng GXK phụ thuộc vào chất lượng các giống lúa, chính sách định hướng xuất khẩu; công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến (xay xát, đánh bóng GXK…) 36 Chất lượng gạo XK thể hiện: (i) giá trị sử dụng gạo, bao gồm cả chất... định của WTO về nông sản xuất khẩu (thương mại nông sản, quy định về các rào cản thương mại đối với hàng nông sản xuất khẩu và về tiêu chuẩn, chất lượng nông sản xuất khẩu) và kinh nghiệm phát huy lợi thế trong xuất khẩu nông sản sau khi gia nhập WTO của một số nước Chương 2, tác giả cuốn sách đã đề cập đến 3 nội dung: (i) Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam (điều... về cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam (trong đó có chính sách, cơ chế xuất nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam) Vai trò của Nhà nước ta đối với hoạt động xuất khẩu nói chung, xuất khẩu hàng nông sản chủ lực nói riêng, như: tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và công bằng, môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và thông thoáng; chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu, như: chính sách... cạnh tranh và giá trị xuất khẩu gạo của các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long [38] Bài viết đã đi sâu phân tích: - Nghịch lý tồn tại từ lâu là sản lượng gạo XK hàng năm thì tăng liên tục, nhưng giá trị kim ngạch đem về lại không cao Nguyên nhân là vì gạo được WTO xếp vào sản phẩm mang tính hái lượm, nên không có giá trị gia tăng cao và nguyên nhân chủ quan là khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam chưa cao... biểu thị khả năng cạnh tranh xuất khẩu của một quốc gia về một sản phẩm trong đó mối tương quan với mức xuất khẩu của thế giới về sản phẩm đó Hệ số này do nhà kinh tế học Balassa công bố năm 1965 và được tính bằng tỷ lệ giữa tỷ trọng kim ngạch một mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một nước so với tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng đó của thế giới trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới trong khoảng... tạp và ẩn chứa nhiều rủi ro - Ngoài ra, gạo là mặt hàng xuất khẩu thô, nên yêu cầu về bao bì cũng không phức tạp lắm - Và cần nói thêm rằng: Gạo là mặt hàng thiết yếu của sản xuất và đời sống, mặt khác, nó là hàng hóa nhạy cảm và xuất khẩu có tính chiến lược của một số quốc gia và có “tính cạnh tranh” ngày càng gay gắt giữa các nước tham gia xuất khẩu 29 Gạo là loại lương thực chủ yếu nuôi sống . xuất khẩu ra nước ngoài. Với tốc độ tăng trưởng sản xuất lúa gạo cao và ổn định, khả năng xuất khẩu của Việt Nam (chủ yếu là của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long - ĐBSCL) tăng dần qua các năm - tính. ứng khoảng 110 triệu tấn gạo cho thị trường thế giới. Xuất khẩu gạo (XKG) tăng cao về khối lượng và kim ngạch, đã đưa mặt hàng gạo trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,. Bên cạnh đó, lợi ích của người nông dân sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu không được đảm bảo, thường bị thua thiệt, nông dân sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu còn nghèo… Điều đó khiến cho hiệu quả XKG

Ngày đăng: 10/01/2015, 11:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w