Một số tiêu chí đánh giá việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long (Trang 33 - 38)

Thứ nhất, tiêu chí về phát triển thị trường

Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa mua bán, chất lượng hàng hóa và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới.

Thị trường XK hàng hóa (có gạo) bao gồm cả thị trường “trực tiếp” - người tiêu thụ cuối cùng và thị trường “gián tiếp” - xuất khẩu qua trung gian.

Phát triển thị trường trong XKHH được thể hiện ở các chỉ tiêu cụ thể: Thị phần hàng hóa XK trên thị trường. Đây là chỉ tiêu phản ánh đúng đắn nhất sự phát triển của thị trường. Thị phần được đánh giá dựa vào doanh thu của sản phẩm trên một thị trường nhất định và tỷ lệ doanh thu so với đối

thủ cùng XK mặt hàng đó vào một thị trường hay căn cứ vào giá trị hàng hóa XK vào một thị trường nào đó so với đối thủ cạnh tranh. Hay, thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếmgiữ. Thị phần bằng doanh số bán hàng của doanh nghiệp trên tổng doanh số của thị trường, hay thị phần là số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp trên tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường. Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.

Thị phần của hàng nơng sản xuất khẩu (trong đó có gạo) trên thị trường được tính bằng cơng thức:

VMA

MS = ----- x 100% M

Trong đó: MS là thị phần của hàng hóa

MA số lượng hàng hóa A được tiêu thụ trên thị trường

M là tổng số lượng hàng hóa cùng loại được tiêu thụ trên thị trường Độ lớn của chỉ tiêu này phản ánh khả năng chiếm lĩnh của quốc gia trên thị trường. Đó cũng là một tiêu chí thể hiện lợi thế của nơng sản xuất khẩu. Một mặt, hàng nơng sản có thị phần càng lớn trên thị trường thì mặt hàng đó càng có lợi thế cạnh tranh. Ngược lại, một mặt hàng có thị phần nhỏ hay giảm sút trên thị trường thì khơng thể phát huy được lợi thế, khả năng ảnh hưởng của mặt hàng đó đối với thị trường là rất kém [56, tr.36-37].

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng thị trường XKG, nó phản ánh qua quy mơ số lượng khách hàng, số lượng các hợp đồng thương mại gạo.

- Sức hấp dẫn của thị trường, đó là “khả năng sinh lời” của thị trường. Nếu một thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh hoặc thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh mới hay các nhà sản xuất cung ứng gây sức ép với gạo XK… thì thị trường đó khơng mấy hấp dẫn; thị trường sẽ khó hấp dẫn nếu người mua

có quyền thương lượng lớn hay ngày càng cao, người mua gây sức ép đòi hỏi chất lượng cao hơn, các dịch vụ bán hàng nhiều hơn nhưng không muốn tăng giá, thậm chí cịn muốn hạ giá.

Thứ hai, cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh

“Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thơng thường là chiếm lĩnh thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi” [13, tr.9].

Đối với GXK nói riêng, hàng nơng sản xuất khẩu nói chung, khả năng cạnh tranh, thể hiện ở một số tiêu chí định tính hay định lượng sau đây: Năng suất và sản lượng; chi phí sản xuất và giá cả nơng sản (gạo); chất lượng, phẩm chất gạo XK; Hệ số lợi thế so sánh RCA.

. Chi phí sản xuất lúa gạo XK sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của tất cả các khâu; bao gồm: sản xuất, thu mua, vận chuyển, chế biến, kho bãi, cầu cảng, vận chuyển quốc tế tạo ra và đưa mặt hàng gạo đến thị trường thế giới. Chi phí sản xuất lúa gạo thấp là yếu tố quan trọng đầu tiên của cạnh tranh trong kinh doanh lúa gạo.

Giá GXK trên thị trường thế giới phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cạnh tranh trên thị trường, chủng loại và chất lượng gạo, tình hình cung - cầu trong nước và quốc tế; thời vụ sản xuất lúa gạo…

. Cơ cấu và chất lượng gạo XK

Tùy thuộc vào nhu cầu, tập quán tiêu dùng của các nhà nhập khẩu gạo, mà có cơ cấu gạo phong phú, đa dạng: gạo tẻ truyền thống, gạo thơm, gạo nếp, gạo phẩm cấp thấp, trung bình, gạo chất lượng cao (5% tấm)…

Chất lượng GXK phụ thuộc vào chất lượng các giống lúa, chính sách định hướng xuất khẩu; cơng nghệ sau thu hoạch và cơng nghệ chế biến (xay xát, đánh bóng GXK…).

Chất lượng gạo XK thể hiện: (i) giá trị sử dụng gạo, bao gồm cả chất lượng dinh dưỡng, chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm, có tác động trực tiếp tới yêu cầu dinh dưỡng, sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng; (ii) phải dáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn mực, theo tiêu chuẩn ISO quốc tế…; (iii) ngày nay, trong điều kiện hội nhập vào WTO, gạoXK nói riêng, nơng sản xuất khẩu nói chung phải đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định của WTO và các tiêu chuẩn của các nước. Ví như: dư lượng kháng sinh và chất bảo vệ thực vật trong gạo XK, các quy định về môi trường an toàn lương thực, thực phẩm.

. Hệ số lợi thế so sánh RCA (Revealed Comparative Advantage)

Là hệ số đo lường mức độ lợi thế so sánh của sản phẩm này đối với sản phẩm khác hoặc của nước này với nước khác. Hệ số này biểu thị khả năng cạnh tranh xuất khẩu của một quốc gia về một sản phẩm trong đó mối tương quan với mức xuất khẩu của thế giới về sản phẩm đó.

Hệ số này do nhà kinh tế học Balassa công bố năm 1965 và được tính bằng tỷ lệ giữa tỷ trọng kim ngạch một mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một nước so với tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng đó của thế giới trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm [56, tr.39].

Hệ số lợi thế so sánh RCA được tính theo cơng thức: RCA = (Xij/Xj):(Xiw/Xw) (Michael E. Porter; 2004) Trong đó:

Xij: Kim ngạch XK sản phẩm I của quốc gia j Xj: Tổng kim ngạch XK của quốc gia j

Xiw: Kim ngạch XK sản phẩm i của thế giới Xw: Tổng kim ngạch XK của thế giới

Nếu: RCA>2,5: Sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao. Nếu 1<RCA<2,5: Sản phẩm có lợi thế so sánh và nếu RCA<1: Sản phẩm bất lợi thế so sánh.

Hệ số RCA của gạo Việt Nam trong những năm 2007- 2012 luôn lớn hơn 2,5 rất nhiều lần [38, tr.74-75]. Nghĩa là sản phẩm gạo của Việt Nam có tính cạnh tranh rất cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

. Khả năng cạnh tranh cịn được tính đến vị thế cạnh tranh so sánh trong thị trường tiêu thụ lúa gạo, tức là, gạo XK vào thị trường đòi hỏi gạo phẩm cấp cao, giá thấp, người tiêu dùng dễ tính hay xâm nhập được nhiều vào thị trường cao cấp, thị trường khó tính, u cầu cao về chất lượng, phẩm cấp gạo XK.

Thứ ba, tiêu chí về hiệu quả kinh tế đối với XK gạo

Hiệu quả kinh tế của bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng được biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả sản xuất và chi phí sản xuất đã bỏ ra. Tuy nhiên, điều đó mới chỉ nói nên hiệu quả kinh tế về mặt lượng, cùng với việc phản ánh hiệu quả về mặt lượng thì sự biểu hiện hiệu quả kinh tế của bất kỳ một hoạt động kinh tế nào đó cịnđược phản ánh về mặt chất lượng. Mặt chất lượng được coi là tiêu chuẩn chính của hiệu quả và là sự phản ánh về tính bền vững.

Trong hoạt động XK hàng hóa (trong đó có gạo), khi tính hiệu quả kinh tế cần phải tính tốn hiệu quả của tất cả chi phí lao động xã hội tham gia vào q trình đó chứ khơng chỉ ở từng khâu riêng biệt. Hơn thế nữa, khi xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động XK (trong đó có XK gạo) khơng chỉ tính bởi những kết quả, những lợi ích về mặt kinh tế mà cịn phải tính đến cả kết quả về phương diện chính trị, xã hội, mơi trường.

Đối với XKG thì hiệu quả kinh tế được xác định: Lượng kim ngạch XK, tỷ trọng kinh ngạch XKG trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tỷ lệ tăng trưởng kim ngạch XKG so với tốc độ tăng GDP và điều quan trọng là phải đảm bảo “tính bền vững” hay sự “cân bằng” giữa khối lượng GXK và kim ngạch XKG.

Hiệu quả XKG cònđược thể hiện ở phương diện chính trị- xã hội: Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và quốc tế. Cải thiện đời sống người nông dân –

chủ thể sản xuất lúa gạo cho XK như: Thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm đói nghèo, gia tăng việc làm từ việc đẩy mạnh XKG, gia tăng XKG gắn với đảm bảo công bằng xã hội. Và về mặt môi trường: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ đa dạng hóa sinh học, bảo vệ mơi trường đất, môi trường nước…

Một phần của tài liệu xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long (Trang 33 - 38)