Khái quát về Đồng bằng Sông Cửu Long

Một phần của tài liệu xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long (Trang 70 - 75)

T HC RNG XU KHU GO NG B NG

3.1.1. Khái quát về Đồng bằng Sông Cửu Long

(1) Về vị trí địa lý:

ĐBSCL nằm ởphía Nam của Việt Nam, ở 8030’ vĩ độ Bắc, 104000’kinh độ Đơng. Mặt phía Đơng giáp biển Đơng, phía Tây giáp biên giới Campuchia, Tây - Nam giáp biển Tây trong vịnh Thái Lan, phía Đơng- Bắc giáp thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh. Như vậy, ĐBSCL có 2 mặt giáp biển, một mặt giáp biên giới, còn lại là tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước.

ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố (thành phố Cần Thơ; các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre và Long An), có diện tích 40.548,3 km2

, chiếm 12,2% diện tích của cả nước (xem phụ lục 1).

Vùng ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao thơng hàng hải và hàng không quốc tế giữa Nam Á và Đông Nam Á, cũng như với châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này rất quan trọng trong giao lưu quốc tế.

(2)Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên [95].

-Địa hình

ĐBSCL của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua các kỷ nguyên thay đổi mực nước biển, qua từng giai đoạn kéotheo sự hình thành những giồng cát bờ biển. Những hoạt độnghỗn hợp của sơng và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông, lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặt trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên, Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 3 - 5m, có khu vực chỉ cao 0,5- 1m so với mặt nước biển.

- Khí hậu và thời tiết

Vùng có khí hậu nhiệt đới với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24 - 270C, biên độ trung bình năm 2 - 30C, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết. Có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa, mùa mưa từ tháng 5 - 10, lượng mưa chiếm tới95% tổng lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu như khơng có mưa. Chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm từ 2.226 giờ đến 2.790 giờ.

Có thể nói, các yếu tố khí hậu, thời tiết của ĐBSCL thích hợp cho các sinh vật sinh trưởng và phát triển, là điều kiện thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ các loại cây trồng.

-Tài nguyên nước

Với hệ thống hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam là 2 nhánh: sông Tiền và sông Hậu đem lại tổng lượng nước bình quân/năm là 460 tỷ m3 và vận chuyển

khoảng 100 - 150 triệu tấn phù sa bồi đắp cho đồng bằng. Chế độ thủy văn thay đổi theo mùa. Mùa mưa, nước sông lớn vào tháng 9, tháng 10 làm ngập các vùng trũng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên. Về mùa mưa, nước sông mang nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng. Về mùa khơ, lượng nước giảm nhiều, do đó thủy triều lấn sâu vào đồng bằng làm vùng đất ven biển bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Ngồi nguồn nước sơng, cịn có nguồn nước mưa của trời. Số ngày mưa lý tưởng 120- 140 ngày/năm ở 2 vùng lớn (vùng Đồng Tháp Mười và vùng Tứ giác Long Xuyên) không chỉ cung cấp cho cây trồng nước trời, mà đồng thời còn bồi bổ cho lúa nguồn đạm thiên nhiên dễ hấp thụ nhất.

- Về địa chất và thổ nhưỡng[20].

Cấu tạo địa chất ĐBSCL tương đối đơn giản, gồm lớp phù sa cổ có tuổi đời khoảng 100.000 năm nay nằm dưới lớp phù sa mới bao gồm các lớp trầm tích của sơng và biển với bề dày trung bình thayđổi trong khoảng 10- 20m đến 100m. Vấn đề đất phèn - nước phèn, chiếm khoảng 1,6 triệu ha, luôn là một thử thách cho canh tác nông nghiệp ở đây. Về thổ nhưỡng, vùng ĐBSCL có thể tạm chia ra làm bốn vùng chính:

+Vùng phù sa nước ngọt: khoảng 1,5 triệu ha gồm các phần đất nằm dọc

hai bên sông Hậu, bao gồm một phần tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ. Các vùng hữu ngạn sông Hậu, nơi ven sông gồm các loại đất tương đối nhẹ, dễ tiêu nước, ít phèn và tầng hữu cơ khá sâu, còn các vùng đất xa sơng gồm các loại đất nặng, khó tiêu nước, địa hình thấp, hơi phèn và lớp hữu cơ gần mặt đất. Ở các vùng châu thổ sơng Hậu cũng có những đặc điểm của vùng đất ven sông và xa sơng. Ngồi ra, cịn có những giồng cát song song với bờ biển.

+ Các vùng đất bị nhiễm mặn: gần 0,8 triệu ha nằm dọc theo bờ biển,

việc canh tác lúa chủ yếu là vào mùa mưa, mùa khơ đất bị mặn khó khăn cho việc trồng trọt, năng suất thấp. Các vùng này chủ yếu ở Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang và một số ở các huyện của tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.

+ Vùng đất phèn: chiếm khoảng 1,6 triệu ha chủ yếu ở các vùng Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, một phần Long Mỹ (Hậu Giang), Long An,... Ngồi ra cịn có một số vùng đất vừa bị nhiễm mặn vừa bị nhiễm phèn.

+ Vùng đất hữu cơ: khoảng 20.000 ha, có địa hình khá thấp, trũng. Đất

được hình thành bởi xác bã thực vật dạng bán phân rã và hình thành lớp than bùn như vùng U Minh (Kiên Giang và Cà Mau).

Ngồi ra cịn các loại đất khác như đất cát giồng, đất đỏ vàng, đất xói mịn… chiếm diện tích khơng đáng kể (chiếm 0,9% diện tích tồn vùng).

Nhìn chung đất đai ở đây rất thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp, thích hợp cho trồng lúa, dừa, mía, cây ăn quả.

Ngồi tài nguyên nước, đất, ĐBSCL cịn có tài nguyên biển như: tơm, cá nổi, cá đáy, đồi mồi, mực. Trên biển có nhiều đảo, quần đảo có tiềm năng kinh tế lớn như đào Thổ Chu, Phú Quốc. Ven biển có hệ thống rừng ngập mặn có giá trị kinh tế và sinh thái với nhiều loại động thực vật. Và tài nguyên khoáng sản; đá vôi, than bùn, đá, suối khống, nhưng trữ lượng khơng đáng kể [88].

- Về hệ thống giao thông:

Giao thông thủy: Hệ thống sông-kênh-rạch chằng chịt tạo thành một mạng lưới liên kết các tỉnh với nhau. Các cảng nội địa trải khắp mạng lưới các tuyến đường thủy như cảng Mỹ Tho, Cao Lãnh, Trà Nóc, Long Xuyên.

Đường bộ: Hệ thống đường bộ quan trọng nhất là quốc lộ 1A. Ngoài ra, có các quốc lộ 30, quốc lộ 53, 54, 20, 21, 80, 91, 91B và 12.

Đường hàng khơng có sân bay Cần Thơ, Rạch Giá, Phú Quốc (Kiên Giang) và Cà Mau.

Có thể nói, ĐBSCL có hệ thống giao thơng thuận lợi, tạo điều kiện mở rộng giao thương kinh tế.

- V h th ng giáo d c - ào t o và d y ngh

Giáo dục - Đào tạo và dạy nghề là lĩnh vực phát triển khá, góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực của vùng ĐBSCL. Mạng lưới

trường, lớp mầm non, phổ thông phát triển rộng khắp các địa bàn dân cư và phân bổ ngày càng hợp lý. Năm 2012, tồn vùng có 12 trường cao đẳng nghề, 37 trường trung cấp nghề, 124 trungtâm dạy nghề và 170 cơ sở dạy nghề khác, tổng số giáo viên dạy nghề là 5.046 người, trong đó, giáo viên có trìnhđộ sau đại học chiếm 8,25%, trình độ đại học và cao đẳng chiếm 69,06%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng năm 2012 đạt 28% [28].

Hiện nay ĐBSCL có 12 trường đại học, 1 phân hiệu đại học và 27 trường cao đẳng. Trong đó trường đại học Cần Thơ trở thành trường trọng điểm cấp vùng và quốc gia.

(3) Tình hình phát triển kinh tế- xã hội

- Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2001-2010 là 11,5%/năm. Năm 2012 đạt: 10%, năm 2013 là 11,5%

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nếu năm 2000 cơ cấu kinh tế: nông-lâm-ngư nghiệp là 53,5% trong GDP, công nghiệp xây dựng là 18,5% GDP và dịch vụ: 28% GDP, thì năm 2012, các con số tương ứng: 38,26% GDP, 25,85% GDP và 35,89% GDP. Như vậy là tỷ trọng nông-lâm- thủy sản giảm xuống, tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ tăng lên.

- Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2012 là: 14,27 tỷ USD (chiếm 9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước), trong đó, kim ngạch xuất khẩu là 10,07 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu là: 4,2 tỷ USD, như vậy là xuất siêu 5,87 tỷ USD.

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế

. Nông nghiệp (theo nghĩa rộng), thời kỳ 2001-2010 bình quân 6,9%/năm, năm 2012; 0,21% so với năm 2010 (122.506 tỷ đồng/1.010.000 tỷ đồng).

. Cơng nghiệp, xây dựng: bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt 18,8%/năm; năm 2012 tăng 15,31% so với năm 2011.

. Thương mại, dịch vụ: giai đoạn 2001-2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 20,8%/năm; năm 2012 tăng 17,2% so với năm 2011 [28].

- Dân số và lao động:

. Dân số: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2013 dân số vùng ĐBSCL là khoảng 18.000.000 người, chiếm 19,8% dân số cả nước: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 0,6%. Trong đó, có gần 80% dân số ở vùng nông thôn và làm nông nghiệp, chủ yếu là sản xuất lúa. Dân số vùng ĐBSCL thuộc loại trẻ, phân theo nhóm tuổi và giới tính: khoảng 53% dân số trong vùng có độ tuổi dưới 20, có 23,4% dân số có độ tuổi từ 20 đến 34, chỉ có 22,7% dân số trên 35 tuổi. Đây là điều kiện thuận lợi cho vùng trong việc đào tạo, sử dụng, phát huy nguồn lực trẻ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.

Vùng ĐBSCL là vùng đất hội cư của nhiều dân tộc, trong đó chủ yếu là người Việt (90%), người Khơmer (6%), người Hoa (2%) còn lại là người Chăm.

Một số vấn đề xã hội [80, tr.75, 94, 74, 93].

- Thu nhập bình quân đầu người/tháng: năm 2010 là 2.304.000 đồng, năm 2012 đạt 3.241.000 đồng.

- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị: năm 2010: 4,06%, năm 2011 là 3,37%, năm 2012 là 2,87%, năm 2013 là 2,87%.

- Tỷ lệ hộ nghèo: Năm 2010 là 12,6%, năm 2012 là: 11,6% và năm 2013: 10,6%.

Từ sự tổng quan về vùng ĐBSCL, cho chúng ta thấy những lợi thế so sánh của hoạt động XKG.

Một phần của tài liệu xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)