l ng trọng Tỷ ượng Sản trọng Tỷ ượng Sản trọng Tỷ ượng Sản trọng Tỷ ượng Sản trọng Tỷ
2.2.2.2. Về hỗ trợ trong nước
Hiệp định nông nghiệp phân loại các hỗ trợ trong nước đối với nơng nghiệp thành 3 nhóm:
+ Các biện pháp hỗ trợ thuộc “hộp xanh lá cây” (Green Box), được coi là biện pháp hỗ trợ ít mang tính bóp méo thương mại nhất nên được chấp nhận. Đó là các biện pháp hỗ trợ khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, kết cấu hạ tầng, an toàn lương thực và bảo vệ môi trường.
+ Các biện pháp hỗ trợ trong “hộp hổ phách”, gồm các khoản hỗ trợ trong nước bị coi là bóp méo thương mại và sản xuất. Vì thế, các nước phải cam kết cắt giảm theo một lộ trình nhất định. Các biện pháp được xếp vào “hộp hổ phách” là trợ giá, trợ cấp gắn với sản xuất không nằm trong các khoản hỗ trợ thuộc “hộp xanh lá cây”, và “hộp xanh da trời”. Tại vòng đàm phán Urugoay, các nước được yêu cầu lượng hóa cụ thể các biện pháp hỗ trợ trong “hộp hổ phách” thành một con số chung gọi là tổng hỗ trợ gộp (Total Aggregate Measurement of Supporut - Total AMS) không theo sản phẩm cụ thể và kê khai trong biểu cam kết của từng nước để căn cứ vào đó đưa ra cam kết cắt giảm (theo cơ chế của Hiệp định nông nghiệp thì cam kết cắt giảm được đưa ra căn cứ trên mức tổng hỗ trợ gộp, nghĩa là cho phép chuyển đổi hỗ trợ AMS giữa các sản phẩm với nhau, miễn là mức Total AMS cuối cùng tuân thủ mức cam kết đã đưa ra).
Bảng 2.4: Tổng AMS cơ sở giảm theo lịch trình và mức độ
Nước Giai đoạn thực hiện Tỷ lệ giảm
Phát triển 1995-2000 Giảm 20% tổng AMS cơ sở
Đang phát triển 1995-2004 Giảm 13,3% tổng AMS cơ sở
Nguồn: http://www.mutrap.org.vn[33].
Việt Nam thông báo cho WTO, tổng mức hỗ trợ sản xuất trong nước (Total AMS) giai đoạn cơ sở 1999-2001 là 3.961,59 tỷ VNĐ/năm. Các chính sách hỗ trợ của Việt Nam nằm trong diện “hộp xanh” và “đối xử đặc biệt và khác biệt” dành cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, hiện nay, ngân sách hỗ trợ cho nông nghiệp của nước ta cũng chưa đủ đến mức theo quy định cho phép [49, tr.153].
Đối với nhóm hỗ trợ “hộp xanh lá cây” nước ta vẫn được phép trợ cấp tối đa 10% giá trị sản lượng hàng nông sản. Về nguyên tắc những cam kết trong việc loại bỏ trợ cấp đối với sản xuất hàng nông sản không ngăn cản Việt Nam tiếp tục hỗ trợ cho ngành sản xuất nông sản. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế và ngân sách của nhà nước còn hạn hẹp như nước ta, hoàn tồn khơng phải dễ dàng áp dụng được đầy đủ các yêu cầu của Hiệp định nông nghiệp (hiện tại, mức hỗ trợ trong nước thấp hơn 10%) [19, tr.153].