. Ứng dụng công nghệ sinh học: Kỹ thuật dấu chuẩn phân tử DNA, protein, enzym; Công nghệ chuyển ghép gen
4.2.6. Đổi mới thể chế chính sách kinh doanh xuất khẩu gạo
Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh XKG của Chính phủ, có hiệu lực từ năm 2011, đã tạo ra khung khổ thể chế khá toàn diện cho các doanh nghiệp Việt Nam, tuy vậy, trong quá trình thực thi Nghị định trên thực tế đã bộc lộ những hạn chế cần được điều chỉnh, đổi mới, theo hướng:
Thứ nhất, quy định kinh doanh XKG là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
Để cải thiện cơ chế thu mua GXK, cũng như thay đổi cơ chế vận hành của ngành hàng lúa gạo, cần áp dụng chính sách quy định kinh doanh XKG là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải đạt một quy mơ vốn nhất định, phải có hệ thống kho chứa, nhà máy xay xát chế biến ở
một ngưỡng tối thiểu, có đầu tư phát triển vùng lúa nguyên liệu riêng trong quan hệ liên kết dọc với người sản xuất mới được phép kinh doanh XKG. Cũng cần quy định bắt buộc các doanh nghiệp này phải XKG với thương hiệu riêng của mìnhđể nâng cao trách nhiệm với chất lượng hạt gạo quốc gia.
Thứ hai, định vị lại vai trò của VFA nhằm tăng cường hỗ trợ cộng đồng
doanh nghiệp.
Hiện nay, VFA hoạt động thiên nhiều về can thiệp chính sách nhằm mục tiêu an ninh lương thực, quản lý ngành nhiều hơn là hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Thời gian tới, nên tách “chức năng chính trị” - đảm bảo an ninh lương thực, và chính sách (của Nhà nước) ra khỏi VFA. VFA chỉ tập trung làm nhiệm vụ hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh XKG, vì VFA là một tổ chức “kinh tế-xã hội”, phi chính phủ. Định hướng tách chức năng của VFA là:
. VFA sẽ không tham gia điều tiết hoạt động XKG hay ổn định thị trường nội địa. Do đó, một số nhiệm vụ mang “tính quản lý” của VFA sẽ khơng cịn nữa như: không áp dụng đặt mức giá sàn XKG để điều tiết thị trường và các doanh nghiệp XKG ký kết hợp đồng sẽ khơng phải trình hợp đồng xuất khẩu lên VFA và được VFA đồng ý mới được xuất khẩu.
. Vai trò của VFA sẽ tập trung vào nâng cao năng lực hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh XKG. Để có thể tăng cường hoạt động hỗ trợ, bản thân VFA phải được tăng cường năng lực về bộ máy tổ chức nhân sự, xây dựng các chương trình hànhđộng gắn với nhu cầu của các hội viên.
Định vị lại vai trò của VFA như trên, sẽ khắc phục tình trạng: độc quyền doanh nghiệp trong kinh doanh XKG; “lợi ích nhóm tiêu cực” và sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp kinh doanh XKG.
Thứ ba, đổi mới quy chế tạm trữ gạo
Phương thức mua tạm trữ gạo đã bộc lộ những hạn chế: nông dân hầu hết đều bán lúa cho thương lái trước khi có quyết định thu mua tạm trữ trong
khi doanh nghiệp được Nhà nước hỗ trợ lãi suất vay tín dụng mua tạm trữ gạo lại ngại trực tiếp mua lúa gạo từ nông dân mà chủ yếu mua qua thương lái. Thương lái vì lợi nhuận đã “thẳng tay ép giá” lúa của nông dân, nên mặc dù tại thời điểm thu mua tạm trữ giá lúa gạo có tăng nhưng khơng đáng kể. Chính những hạn chế đó địi hỏi phải đổi mới quy chế và phương thức mua tạm trữ lúa gạo hiện nay, theo hướng:
- Về ngắn hạn: Trong khi chưa xây dựng được một cơ chế mới, mà vẫn
dựa vào cơ chế do Bộ NN&PTNN đưa ra vào tháng 8-2012, thì có thể và cần thiết phải tăng cường hiệu quả của chương trình thua mua tạm trữ lúa gạo hiện nay bằng cách tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của từng đợt thu mua tạm trữ, thông qua: việc xây dựng bộ máy độc lập thực hiện hoạt động thanh tra, giám sát; xây dựng các tiêu chí/mục tiêu thu mua tạm trữ (có thể cho từng thời điểm) rõ ràng và minh bạch; đánh giá kết quả của Chương trình thu mua tạm trữ và kết quả thanh tra, giám sát thực hiện chương trình thu mua tạm trữ một cách công khai, minh bạch.
- Về dài hạn: Xây dựng một cơ chế hoàn toàn độc lập với doanh nghiệp
xuất khẩu để tiến hành thu mua tạm trữ nhằm đảm bảo an ninh lương thực và lợi ích của nơng dân (tức là không giao cho VFA tổ chức thu mua tạm trữ từ 500.000 tấn đến 1 triệu tấn lúa qui gạo mỗi đợt, như trước đây). Cơ chế này giúp nâng giá lúa cho nơng dân và có thể giữ giá GXK của Việt Nam không bị các doanh nghiệp tranh bán phá giá. Như vậy, cần nghiên cứu xây dựng một “chiến lược dự trữ” với bộ máy thu mua tạm trữ riêng biệt, có ngân sách và cơ chế hoạt động độc lập không gắn với hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Thứ tư, nâng cao vai trò nhà nước trong hoạt động XKG
+ Tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản trị kinh doanh XKG.
Chức năng quản lý nhà nước về XKG chuyển về cơ quan quản lý nhà nước - Bộ Công thương. Bộ Cơng thương có trách nhiệm điều tiết hoạt động XKG để đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực (dĩ nhiên là phải theo cơ chế thị trường).
Nhà nước xem xét điều chỉnh cơ chế điều hành XKG bằng cáchấn định khối lượng GXK và phân bổ chỉ tiêu theo hợp đồng xuất khẩu tập trung bằng việc áp dụng công cụ thuế linh hoạt trong các tình huống cân đối cung cầu thay vì sử dụng giá sàn hay đăng ký hợp đồng xuất khẩu.
+ Nhà nước cần tập trung chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ cho nông dân để họ sản xuất ra lúa gạo chất lượng cao. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho đầu tư nghiên cứu khoa học nông nghiệp, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp và các chính sách để khuyến khích đầu tư, cũng như nâng cao trìnhđộ của nơng dân, doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị. Trước hết là đầu tư công đoạn thu hoạch - cơ giới hóa khâu thu hoạch và đầu tư công nghệ sau thu hoạch: lò sấy lúa, kho chứa lúa hiện đại gắn với hình thức bao tiêu thu mua hợp lý và chính sách bảo hiểm nông nghiệp ở những CĐML; đầu tư xây dựng các cơng trình kỹ thuật đểhỗ trợ cho sản xuất nơng nghiệp nói chung, sản xuất lúa gạo nói riêng, như: thủy lợi, giao thơng…
Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế chính sách thơng thống để nơng dân, doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn vay theo chính sách hỗ trợ tại các quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và 65/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
+ Nhà nước định hướng phát triển công nghiệp phụ trợ sản xuất phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế nhập khẩu. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ giá thuốc nơng dược và phân bón vật tư đầu vào nhằm giảm giá thành sản xuất lúa cho nông dân.
+ Nhà nước đầu tư, hỗ trợ vốn vay ưu đãi, vốn trung, dài hạn nhằm khuyến khích cải tạo và nâng cao năng suất ở một số vùng sản xuất lúa khó khăn, cịn nhiễm phèn, mặn…, như: Vùng Tứ giác Long xuyên và vùng ven biểnở ĐBSCL. Vì vùng này hiện có diện tích lớn, nếu phát huy hết tiềm năng thì nó có thể mang lại một sản lượng lúa lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
+ Nhà nước các cấp cần có biện pháp tổ chức thực hiện một số chủ trương, chính sách đồng bộ, mang tính cấp bách như: cụ thể hóa chính sách tích tụ ruộng đất, thúc đẩy hình thành và phát triển CĐML; chính sách hỗ trợ vốn vay trung, dài hạn để đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất trong sản xuất, chế biến, bảo quan lương thực; chính sách hỗ trợ nơng dân sản xuất lúa theo quy trình sản xuất nơng nghiệp hữu cơ, sản xuất lúa theo quy trình VIETGAP, GLOBALGAP; chính sách đào tạo, giúp đỡ nông dân về kiến thức mới trong canh tác lúa hiệu quả, kết hợp với các kiến thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (đất, nước…).
+ Ở tầm vĩ mô, nhà nước tăng cường hợp tác liên kết với các nước và khu vực kinh tế bên ngồi để tìm kiếm thị trường và đối tác mới. Đơn giản hóa thủ tục hải quan và có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh XK gạo ra thị trường thế giới.
KẾT LUẬN
(1) ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố, có diện tích tự nhiên là 40.548,3km2, dân số khoảng 18 triệu người. ĐBSCL là vùng đất phì nhiêu, có lợi thế về tài ngun đất đai, sơng ngịi, khí hậu, thời tiết…
ĐBSCL, hiện có 1,8 triệu ha đất canh tác lúa (chiếm 52,4% diện tích trồng lúa của cả nước), diện tích trồng lúa hàng năm (3 vụ) dao động từ 4,0- 4,2 triệu ha, năng suất lúa bình quân là 58,0 tạ/ha, sản lượng lúa hàng năm đạt 24-25 triệu tấn (chiếm 51,4% sản lượng lúa của cả nước). Vì thế, ĐBSCL là “trụ cột” trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và trên 95% lượng GXK của Việt Nam là của vùng ĐBSCL.
(2) Sau hơn 20 thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, sản xuất nơng nghiệp nói chung, sản xuất lúa gạo nói riêng ở ĐBSCL đã có sự phát triển vượt bậc cả về diện tích, sản lượng và năng suất. Nhờ đó mà sản lượng lúa hàng hóa tăng nhanh, thúc đẩy tăng trưởng sản lượng và kim ngạch XKG ĐBSCL. Kim ngạch XK gạo xấp xỉ 4% tổng kim ngạch XK hàng hóa của cả nước. XK gạo trở thành nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của các tỉnh ĐBSCL. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu giai đoạn 2001-2006 đạt 15,4%/năm, giai đoạn sau khi gia nhập WTO (2007- 2013) là khoảng gần 19%/năm. Thị trường XKG đã tăng từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ lên trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, châu Á và châu Phi là chính, chiếm 80% tổng khối lượng GXK. GXK của ĐBSCL chiếm 20%- 21% trong tổng lượng GXK của các nước trên thế giới. Cơ cấu và chất lượng GXK có sự chuyển biến tích cực: Gạo phẩm cấp cao có xu hướng tăng lên, ngược lại gạo phẩm cấp thấp có xu hướng giảm rõ rệt, đặc biệt là thời gian từ sau gia nhập WTO, nhờ đó mà giá GXK của Việt Nam so với giá GXK của
Thái Lan, đang thu hẹp về khoảng cách chênh lệch. XKG đã mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho quốc gia, đóng góp cho sự nghiệp CNH, HĐH, mang lại nguồn thu nhập chính cho nơng dân, giải quyết đầu ra cho sản phẩm lúa của nơng dân, từ đó thúc đẩy nơng dân n tâm sản xuất, tích cực cải tiến kỹ thuật canh tác, áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lúa phục vụ cho xuất khẩu. Hoạt động XKG đã góp phần giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nơng dân và xóa đói giảm nghèoở khu vực nơng thơn.
Song hành với hoạt động XKG là thể chế kinh doanh XKG đã dần hình thành một cách có hệ thống, theo hướng xóa bỏ độc quyền tiến tới tự do hóa có sự quản lý của Nhà nước.
Tuy đạt được những thành tựu nói trên, nhưng hoạt động XKG vẫn cịn những tồn tại, yếu kém:
- Thị trường XKG của Việt Nam là thị trường có sức mua thấp, thiếu tính bền vững, chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với các đối thủ XKG lớn.
- Chủng loại GXK nghèo nàn, chất lượng kém nên giá bán bình qn ln ln thấp hơn giá gạo của Thái Lan cùng loại phẩm cấp;
- Một nghịch lý là mặc dù chiếm ngôi vị cao về XKG, nhưng nông dân là người trực tiếp làm ra lúa gạo, thu nhập thấp, vẫn còn.
- Hệ thống cung ứng đầu vào sản xuất và lưu thơng gạo cịn nhiều khâu trung gian. Cơ chế điều hành XKG cịn nhiều bất cập. Hiện nay, XKG hồn tồn phụ thuộc vào các quyết định, cơ chế điều hành của một số đơn vị đặc quyền, độc quyền, như: VFA, VINAFOODI và VINAFOOD II.
Nguyên nhân của hạn chế: (i) Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng chưa xây dựng được đầy đủ chiến lược XKG, để có thể chủ động tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro của môi trường quốc tế; (ii) sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán, của những nông dân làm ăn theo kinh nghiệm cha truyền, con nối với kỹ thuật canh tác lạc hậu; (iii) chậm chuyển đổi, điều chỉnh thể chế chính sách, cơ chế quản lý đối với sản xuất và xuất khẩu…
Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết là:
- Quan hệ ngược giữa khối lượng và giá trị xuất khẩu
- Áp lực cạnh tranh gia tăng và xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới -Đổi mới cơ cấu GXK và xây dựng thương hiệu gạo
- Việt Nam là nước XKG nhất nhì thế giới mà nơng dân vẫn nghèo - Khung khổ thể chế chính sách kinh doanh XKG đã xuất hiện các “nút thắt” cản trở, cần đổi mới. Tiếp tục xác định rõ vai trò của doanh nghiệp xuất khẩu, vai trò của nhà nước và Hiệp hội lương thực Việt Nam.
(3)Đẩy mạnh hoạt động XKG trong bối cảnh mới
- Trong bối cảnh mới của hội nhập quốc tế, xu hướng mới của thị trường gạo thế giới, và bối cảnh trong nước liên quan đến hoạt động XKG, như: những thay đổi của ngành kinh doanh XKG Việt Nam, những bức xúc từ thể chế XKG, ĐBSCL trước thách thức biến đổi khí hậu và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành nơng nghiệp nói riêng. Đẩy mạnh XKG phải quán triệt các quan điểm:
. Đẩy mạnh XKG phải đảm bảo an ninh lương thực
. Đẩy mạnh XKG không chỉ chú trọng tăng khối lượng, mà quan trọng và lâu dài là phải tạo giá trị gia tăng lớn của hạt gạo, trên cơ sở đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu
. XKG phải hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo sự phát triển hài hòa cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Để đẩy mạnh XKG và nâng cao hiệu quả XKG trong bối cảnh mới, luận án đề xuất hệ thống các giải pháp mang tính đồng bộ từ khâu sản xuất, chế biến và xuất khẩu, bao gồm:
Thứ 1, tái sản xuất lúa gạo ĐBSCL nhằm chuyển đổi sản xuất lúa có
giá trị thấp, thị trường hẹp sang sản xuất lúa có giá trị cao và thi trường lớn.
Thứ 2, đổi mới cơ cấu lúa gạo theo hướng đa dạng hóa và chất lượng
công nghệ trong chọn, tạo giống lúa; áp dụng các biện pháp canh tác lúa tiên tiến, đặc biệt là đẩy nhanh cơ giới hóa trong sản xuất lúa; và tổ chức, liên kết sản xuất lúa, xây dựng các hợp tác xã, phát triển CĐML.
Thứ 3, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị gạo XK nhằm gia tăng kim
ngạch và giúp gạo Việt Nam/ĐBSCL thâm nhập được vào thị trường cao cấp. Nâng cao giá trị GXK với các biện pháp cụ thể: Định hướng phát triển sản xuất lúa gạo theo hướng căn cứ vào cầu thị trường, phát triển mạnh công nghiệp chế biến và bảo quản; xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường phù hợp.
Thứ 4, tăng cường hoạt động liên kết trong sản xuất và XKG, tập trung
vào “liên kết 4 nhà”, trong mơ hình CĐML, điển hình là Cơng ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS).
Thứ 5, sản xuất và XKG theo hướng bền vững, tức là đảm bảo sự phát
triển hài hòa cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và mơi trường.
Thứ 6, đổi mới thể chế chính sách kinh doanh XKG, bao gồm: quy định
kinh doanh XKG phải có điều kiện; định vị lại vai trò của VFA nhằm tăng