Kết cấu chủng loại gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long (Trang 87 - 90)

T HC RNG XU KHU GO NG B NG

3.2.2.1. Kết cấu chủng loại gạo xuất khẩu

Chủng loại gạo XK nghèo nàn, GXK của nước ta chủ yếu là gạo tẻ truyền thống, các loại gạo mới, gạo thơm, gạo nếp chiếm tỷ trọng nhỏ trên kim ngạch XKG. Hiện nay, ĐBSCL có nhiều loại gạo có chất lượng khơng kém gạo các nước khác, như Jasmine, ST1 (Sóc Trăng 1), ST5 (Sóc Trăng 5), Nàng thơm, gạo thơm An Giang, Long An… nhưng các loại gạo này cịn ít được thị trường thế giới biết đến, vì chưa có tên tuổi “Made in Viet Nam”.

Số liệu về kết cấu chủng loại gạo XK của Việt Nam cho thấy chưa có sự cải thiện trong những năm gần đây về cơ cấu. Giai đoạn 2008 - 2010, gạo 5% tấm là loại gạo XK chiếm tỷ trọng lớn nhất với 36,55% và duy trì ở mức 35% năm 2010. Gạo 25% tấm đứng thứ hai, chiếm 30,43% với 1,454 triệu tấn năm 2008; năm 2010 chiếm 30,07% với 2,091 triệu tấn. Các loại gạo có giá trị gia tăng cao như gạo giống nhật, gạo thơm, trong năm 2010 chiếm tỷ trọng 0,06% và 4,51%. [21, tr.29].

Theo VFA, năm 2012, chất lượng gạo Việt Nam đã có sự chuyển biến nhất định: tỷ lệ gạo cao cấp chiếm 46%, tăng 79%/năm 2011; loại gạo trung bình và cấp thấp đã giảm mạnh, chỉ còn 35%, giảm 32% so với năm 2011.

Theo AGROINFO tổng hợp số liệu của VFA, cơ cấu xuất khẩu các loại gạo của Việt Nam năm 2013 là như sau: gạo 2-10% tấm chiếm 35,06% gạo 15-25% tấm: 19,78%; gạo 25-50% tấm: 16,40%; gạo thơm: 15,31%; tấm: 4,68%, các loại gạo khác: 8,78%. Như vậy, GXK chất lượng cao đã tăng lên.

So sánh với Thái Lan thì cơ cấu GXK của họ gần như ngược với Việt Nam, Trong cơ cấu XKG của Thái Lan, mặt hàng gạo thơm và gạo cao cấp chiếm tới 40%, còn trong phần 60% còn lại, thì phần lớn là gạo 100% B và 5% tấm.

Theo TS Nguyễn Công Thành, Thái Lan luôn luôn tăng cường đa dạng hóa các sản phẩm gạo và mẫu mã bao bì hấp dẫn người tiêu dùng. Đồng thời, Thái Lan thường xuất khẩu rất đa dạng các sản phẩm gạo, như: gạo thơm trắng Thái Lan (Hommali, Jasmine rice), gạo trắng Thái, gạo tấm trắng Thái, gạo nếp trắng Thái, gạo nếp đen Thái, gạo đỏ Thái, gạo đồ Thái (Thái Porboiled Rice), gạo lức Thái, gạo thơm Thái. Trong đó, gạo trắng hạt dài Thái thường có phẩm cấp: 100% phẩm cấp B, 5%, 10%, 15%, 25%, 35% tấm; 100% tấm A1 cực siêu hạng và 100 tấm A siêu hạng [70].

Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà XK gạo Thái Lan, năm 2010, gạo Thái Hom Mali - một thương hiệu gạo khá nổi tiếng của Thái Lan chiếm tới 1/3 sản lượng gạo XK của nước này, tuy so với năm 2009, tỷ trọng sản lượng của loại gạo này đã giảm khoảng gần 4% trong tổng số. Thêm vào đó, trong chủng loại gạo trắng XK của Thái Lan, tỷ lệ gạo đồ và gạo 5% tấm đã chiếm tới 70%, các chủng loại gạo nhiều tấm như 15% tấm và 25% tấm chỉ chiếm dưới 10%. [21, tr.29].

Do cơ cấu GXK của Việt Nam và Thái Lan như vậy, nên có một thực tế đáng buồn là mỗi khi khách hàng chọn đối tác để ký hợp đồng mua gạo nếu là gạo cao cấp và giá cao thì họ chọn Thái Lan, cịn gạo cấp thấp và giá rẻ thì họ mới đến với Việt Nam.

Giải thích về nguyên nhân cơ cấu GXK của Việt Nam nghèo về chủng loại và chủ yếu là phẩm cấp thấp, trung bình và thiên về loại gạo tẻ truyền thống, Ông Võ Hùng Dũng - Giám đốc Phòng Thương mại và công nghiệp chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) cho rằng: Việt Nam cũng đã thử nghiệm việc XKG có phẩm cấp cao, như gạo thơm nhưng chưa thành công. Thị

trường gạo của Việt Nam tuy đa dạng, nhưng hiện nay chủ yếu là thị trường Châu Á, nhiều nước nhập khẩu gạo của Việt Nam đã quen và ưa thích trong sử dụng. Những loại gạo nói trên cũng phù hợp với hệ thống canh tác của ĐBSCL, ngắn ngày và năng suất cao. Đây là điểm mạnh đã được khẳng định, Việt Nam cần duy trì. Do đất canh tách hẹp nên cần chú ý đến năng suất cao, vòng quay nhanh, thời vụ gieo trồng ngắn. Chính yêu cầu trong nước định hình chiến lược xuất khẩu gạo của Việt Nam [52].

Tuy chất lượng gạo XK của Việt Nam trong thời gian qua có được cải thiện, song nhìn chung là chất lượng chưa cao và không đồng đều, thiếu ổn định. Các nhà khoa học và chỉ đạo thực tiễn đã nói về nguyên nhân chất lượng gạo XK chưa cao như sau:

(1) Chất lượng giống lúa

Thống kê sơ bộ của Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi địa phương vùng ĐBSCL hiện nay canh tác khoảng 20-30 giống lúa khác nhau cho mỗi vụ lúa. Việc trong cùng một cánh đồng mà canh tác nhiều giống khác nhau thì chất lượng gạo không đồng đều và giá trị thương mại của hạt gạo không cao.

Vùng ĐBSCL hiện vẫn tồn tại một bất cập: mỗi vụ lúa có đến hàng chục, hàng trăm giống lúa được nông dân sử dụng để gieo sạ. Trong đó, nhiều loại giống lúa thương phẩm của vụ trước được người dân sử dụng để gieo sạ lại trong vụ lúa sau. Người nông dân vẫn chưa chú trọng đến việc sản xuất lúa gạo bằng giống lúa thuần chủng hay giống được xác nhận.

Ngoài ra, do việc sản xuất lúa từ hộ nông dân cịn nhỏ bé, nên việc kiểm sốt chất lượng hạt giống đầu vào và hạt gạo đầu ra rất khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến GXK.

(2) Tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu thu hoạch cịn thấp nên tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch quá cao. Ở ĐBSCL tỷ lệ này 15%-20% (theo Viện lúa quốc tế-

IRI. Tổn thất sau thu hoạch không chỉ làm giảm sản lượng, mà cònảnh hưởng lớn đến chất lượng, giá trị hạt gạo, giảm thu nhập của nông dân.

. Cơ giới hóa trong khâu chế biến và bảo quản lúa gạo còn nhiều bất cập. Hiện nay việc xay xát chế biến gạo ở ĐBSCL đã đạt tỷ lệ 100%, nhưng hầu hết các cơ sở xay xát chế biến gạo ở ĐBSCL đều có cơng suất nhỏ, cơng nghệ cũ nên tỷ lệ hao hụt (hạt gẫy) trong chế biến gạo khá cao.

Hiện nay, bảo quản tồn trữ lúa gạo ở ĐBSCL và cả nước nói chung là khâu yếu nhất trong quy trình sản xuất lúa gạo. Năng lực các kho chứa lúa thuộc nhà nước và các công ty chỉ đáp ứng được khoảng 1/20 sản lượng lúa thu hoạch trong năm. Ví như, năm 2008, sản lượng lúa thu hoạch của ĐBSCL là 20 triệu tấn, nhưng năng lực kho chứa của Nhà nước và của các cơng ty chỉ có 1 triệu tấn. Vì thế nhiều hộ nông dân “ôm” thêm khâu bảo quản tồn trữ tại nhà nên tỷ lệ hao hụt lớn, phẩm cấp lúa khơng đảm bảo (ẩm, nước...)

(3) Ngồi ra, chưa thể kiểm soát chặt chẽ được dư lượng hóa chất từ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... trên hạt gạo và việc “thả nổi” sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật...

Không loại trừ hiện tượng thương lái mua nhiều loại gạo phẩm cấp khác nhau rồi trộn lẫnvà bán cho doanh nghiệp xuất khẩu...

Một phần của tài liệu xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)