MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lúa/gạo được xác định là cây lương thực thứ hai sau lúa mì trên thế giới, với tỷ trọng khoảng 85% được sản xuất ở các nước châu Á. Ngày nay, do sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng (nhất là ở châu Phi và một số nước ở châu Á), trong khi diện tích đất dành cho canh tác lúa ngày càng bị thu hẹp, nên nhu cầu về lương thực, đặc biệt là gạo ngày càng tăng đối với nhiều quốc gia. “Theo đánh giá của các chuyên gia của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp quốc (Food and Agriculture Organization - FAO), nhu cầu lương thực thế giới tăng 64% vào năm 2020, trong đó nhu cầu của các nước đang phát triển tăng gấp đôi, còn Trung Quốc phải nhập khẩu hơn 200 triệu tấn lương thực vào năm 2030”. Ở Việt Nam, kể từ năm 1989, sản xuất lúa gạo không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, mà còn bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài. Với tốc độ tăng trưởng sản xuất lúa gạo cao và ổn định, khả năng xuất khẩu của Việt Nam (chủ yếu là của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long - ĐBSCL) tăng dần qua các năm - tính đến hết năm 2013, Việt Nam đã cung ứng khoảng 110 triệu tấn gạo cho thị trường thế giới. Xuất khẩu gạo (XKG) tăng cao về khối lượng và kim ngạch, đã đưa mặt hàng gạo trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, không những đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, thúc đẩy phát triển triển kinh tế - xã hội… mà còn dần khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường gạo thế giới: thị trường XKG của Việt Nam đã mở rộng tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, ở tất cả các châu lục. Tháng 10, năm 2012 Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 1 về khối lượng gạo xuất khẩu (GXK) (trên Thái Lan và Ấn Độ). Tuy vậy, hiện nay trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO) vào ngày 11-01-2007, xuấtkhẩu gạo của nước ta phải đương đầu với những khó khăn, thách thức lớn, như: thị trường không ổn định, cạnh tranh của các nước mới XKG (Ấn Độ, Pakistan…) ngày càng gay gắt; hơn nữa GXK của nước ta kém lợi thế trong cạnh tranh do chất lượng thấp, chưa có thương hiệu, nên giá GXK của Việt Nam nhìn chung là thấp hơn của Thái Lan. Bên cạnh đó, lợi ích của người nông dân sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu không được đảm bảo, thường bị thua thiệt, nông dân sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu còn nghèo… Điều đó khiến cho hiệu quả XKG của Việt Nam còn thấp, thiếu tính bền vững. Mặt khác, trong những năm gần đây, tình hình sản xuất gạo trong nước có nhiều khó khăn vì thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, do bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, nước biển xâm nhập sâu do hạn hán, bão, lũ, thiên tai ngày càng nhiều. Tình hình đó tác động không nhỏ đến hoạt động XKG của ĐBSCL. Vì thế, việc nghiên cứu để tìm ra phương hướng, biện pháp nhằm đẩy mạnh XKG của ĐBSCL cũng như của Việt Nam sau khi Việt Nam là thành viên của WTO là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn vấn đề: "Xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO" làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về xuất khẩu hàng hóa (XKHH) nói chung, XKG nói riêng, luận án đánh giá thực trạng hoạt động XKG của ĐBSCL trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh XKG ở vùng này trong giai đoạn mới của hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) giai đoạn 2014 - 2020. 2.2. Nhiệm vụ (1)Trình bày các vấn đề lý luận về xuất khẩu gạo trong điều kiện thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO.
Trang 1LÊ XUÂN TẠO
XUẤT KHẨU GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 62 31 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1 TS NGUYỄN QUỐC DŨNG
2 GS, TS CHU VĂN CẤP
NĂM, 2014
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lúa/gạo được xác định là cây lương thực thứ hai sau lúa mì trên thế giới,với tỷ trọng khoảng 85% được sản xuất ở các nước châu Á Ngày nay, do sự giatăng dân số một cách nhanh chóng (nhất là ở châu Phi và một số nước ở châu Á),trong khi diện tích đất dành cho canh tác lúa ngày càng bị thu hẹp, nên nhu cầu vềlương thực, đặc biệt là gạo ngày càng tăng đối với nhiều quốc gia “Theo đánh giácủa các chuyên gia của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp quốc(Food and Agriculture Organization - FAO), nhu cầu lương thực thế giới tăng64% vào năm 2020, trong đó nhu cầu của các nước đang phát triển tăng gấp đôi,còn Trung Quốc phải nhập khẩu hơn 200 triệu tấn lương thực vào năm 2030”
Ở Việt Nam, kể từ năm 1989, sản xuất lúa gạo không những đáp ứng
đủ nhu cầu trong nước, mà còn bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài Với tốc độtăng trưởng sản xuất lúa gạo cao và ổn định, khả năng xuất khẩu của ViệtNam (chủ yếu là của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long - ĐBSCL) tăng dầnqua các năm - tính đến hết năm 2013, Việt Nam đã cung ứng khoảng 110triệu tấn gạo cho thị trường thế giới Xuất khẩu gạo (XKG) tăng cao về khốilượng và kim ngạch, đã đưa mặt hàng gạo trở thành một trong những mặthàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, không những đóng góp quan trọng vàokim ngạch xuất khẩu của cả nước, thúc đẩy phát triển triển kinh tế - xã hội…
mà còn dần khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường gạo thế giới: thịtrường XKG của Việt Nam đã mở rộng tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ,
ở tất cả các châu lục Tháng 10, năm 2012 Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 1
về khối lượng gạo xuất khẩu (GXK) (trên Thái Lan và Ấn Độ)
Tuy vậy, hiện nay trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâurộng, đặc biệt là Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thươngmại thế giới (World Trade Organization - WTO) vào ngày 11-01-2007, xuất
Trang 3khẩu gạo của nước ta phải đương đầu với những khó khăn, thách thức lớn,như: thị trường không ổn định, cạnh tranh của các nước mới XKG (Ấn Độ,Pakistan…) ngày càng gay gắt; hơn nữa GXK của nước ta kém lợi thế trongcạnh tranh do chất lượng thấp, chưa có thương hiệu, nên giá GXK của ViệtNam nhìn chung là thấp hơn của Thái Lan Bên cạnh đó, lợi ích của ngườinông dân sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu không được đảm bảo, thường bịthua thiệt, nông dân sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu còn nghèo… Điều đókhiến cho hiệu quả XKG của Việt Nam còn thấp, thiếu tính bền vững Mặtkhác, trong những năm gần đây, tình hình sản xuất gạo trong nước có nhiềukhó khăn vì thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, do bị ảnh hưởng nặng nềcủa biến đổi khí hậu, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, nước biển xâm nhập sâu
do hạn hán, bão, lũ, thiên tai ngày càng nhiều Tình hình đó tác động khôngnhỏ đến hoạt động XKG của ĐBSCL Vì thế, việc nghiên cứu để tìm raphương hướng, biện pháp nhằm đẩy mạnh XKG của ĐBSCL cũng như củaViệt Nam sau khi Việt Nam là thành viên của WTO là hết sức cần thiết và
có ý nghĩa thực tiễn quan trọng Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn
vấn đề: "Xu ất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên c ủa WTO" làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 M ục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về xuất khẩu hàng hóa(XKHH) nói chung, XKG nói riêng, luận án đánh giá thực trạng hoạt độngXKG của ĐBSCL trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO Từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh XKG ở vùng này trong giai đoạn mớicủa hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) giai đoạn 2014 - 2020
2.2 Nhi ệm vụ
(1) Trình bày các vấn đề lý luận về xuất khẩu gạo trong điều kiện thựchiện các cam kết khi gia nhập WTO
Trang 4(2) Phân tích những thuận lợi và khó khăn; thời cơ và thách thức đốivới XKG khi Việt Nam gia nhập WTO.
(3) Đánh giá tình hình XKG của ĐBSCL từ 2007 - 2013 Chỉ rõ nhữngthành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế
(4) Trình bày bối cảnh mới ảnh hưởng đến đẩy mạnh XKG ở ĐBSCL,những phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh XKG củaĐBSCL trong bối cảnh HNKTQT, và biến đổi khí hậu giai đoạn 2014 – 2020
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là xuất khẩu gạo ở ĐBSCL – tức là bángạo cho người nước ngoài trong điều kiện thực hiện các cam kết khi Việt Namgia nhập WTO (mở cửa thị trường nông sản, không áp dụng trợ cấp xuất khẩu,đảm bảo tính cạnh tranh ) dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị
3.2 Ph ạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu tình hình XKG ở ĐBSCLtrong điều kiện thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam Vànghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy XKG ở ĐBSCL một cách cóhiệu quả trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế và sự biến đổi khí hậu
- Về không gian nghiên cứu: là vùng ĐBSCL
- Thời gian nghiên cứu: Luận án lấy mốc thời gian từ 2007 - 2014 đểthu thập số liệu, lựa chọn, phân tích, đánh giá thực trạng XKG ở ĐBSCL và
đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2014 - 2020
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận, thực tiễn của luận án
- Cơ sở lý luận của luận án: Lý luận kinh tế chính trị Mác - Lênin; quanđiểm, chủ trương, đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung,
về quan hệ kinh tế đối ngoại, HNKTQT và XKHH của Đảng và Nhà nướcViệt Nam và một số lý thuyết kinh tế khác liên quan đến đề tài luận án
Trang 5- Cơ sở thực tiễn của luận án: Kinh nghiệm XKG của một số nước vàthực trạng XKG ĐBSCL trong thời gian từ năm 2007-2014.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứutruyền thống của khoa học kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng hóa khoahọc thực sự duy vật biện chứng Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là:
- Thu thập xử lý thông tin: Nguồn số liệu sử dụng trong luận án chủ yếu
là nguồn số liệu thứ cấp: số liệu của Tổng cụ thống kê và Cục thống kê cáctỉnh, thành phố vùng ĐBSCL; số liệu của Bộ nông nghiệp và Phát triển nôngthôn và các bộ khác liên quan; số liệu điều tra khảo sát của các Viện nghiêncứu, các tổ chức nghiên cứu có liên quan và các kết quả nghiên cứu đã công bốtại các cuộc hội thảo, các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành
5 Những đóng góp mới của luận án
+ Về mặt lý luận:
Luận án xây dựng các tiêu chí đẩy mạnh XKG và các nhân tố cơ bản ảnhhưởng đến hoạt động XKG trong điều kiện thực hiện các cam kết khi Việt Namgia nhập WTO
Luận án chỉ rõ những đặc điểm của XKG, đó là: (i) gạo là mặt hàngmang tính chính trị, ngoại giao, nhân văn và có tính cạnh tranh cao, do đó cần
có sự điều tiết của Nhà nước trong hoạt động XKG; (ii) XKG có đặc điểmriêng: mang tính thời vụ, thường tập trung vào mùa khô, nên các dịch vụ vận
Trang 6tải, bốc xếp cũng gia tăng vào thời điểm này; (iii) đặc điểm của thị trường gạothế giới: mang “tính thời vụ”, buôn bán giữa các chính phủ là phương thức chủyếu, chủ thể xuất khẩu và nhập khẩu gạo không ổn định; trên thị trường, chủngloại gạo phong phú, đa dạng và có sự khác biệt về thị hiếu ở mỗi nước.
+ Về mặt thực tiễn:
Luận án đánh giá thực trạng XKG ở ĐBSCL một cách toàn diện, sát vớithực tế, trung thực làm cơ sở cho việc tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạotrong thời gian 2014-2020
Nghiên cứu những xu hướng mới của thị trường gạo thế giới và dự báo
về thương mại gạo thế giới giai đoạn 2014 - 2020 Xác định phương hướng, và
đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy XKG ở ĐBSCL trong bối cảnhmới của HNKTQT và sự biến đổi khí hậu giai đoạn 2014 - 2020
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận án gồm 4 chương, 9 tiết
Trang 7Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT), thúc đẩy hoạt động thương mạiquốc tế (TMQT), trước hết là hoạt động xuất nhập khẩu, là một trong các chủ
đề được các nhà nghiên cứu lý luận trong và ngoài nước nghiên cứu dưới cácgóc độ khác nhau và đạt được những kết quả nhất định
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA CÁC TÁC GIẢ NGOÀI NƯỚC VÀ TRONG NƯỚC
1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến lợi thế trong quan hệ thương mại quốc tế
1.1.1.1 Các quan ni ệm về lợi thế
Lợi thế xuất khẩu nông sản nói riêng là một trong những hình thức củalợi thế nói chung Lợi thế có nhiều cấp độ khác nhau và các mức độ khácnhau, như lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối (lợi thế so sánh), lợi thế cạnhtranh, lợi thế tự nhiên
Lợi thế tự nhiên: là lợi thế do những điều kiện tự nhiên có nhiều thuận
lợi cho tiến hành sản xuất và đạt được các chỉ tiêu như: tài nguyên thiênnhiên, khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý (gần thị trường tiêu thụ, gần nguồnnguyên vật liệu)
Lợi thế tuyệt đối, là khái niệm để chỉ sự trội hơn về lượng tuyệt đối của
nước này so với nước khác về một loại sản phẩm nào đó dựa trên các chỉ sốnhư: giá thành sản xuất thấp hơn, năng suất lao động cao hơn hay chất lượngcủa các nhân tố đầu vào của sản xuất tốt hơn Quan niệm này được các nhàkinh tế học cổ điển đưa ra từ cuối thế kỷ XVIII Adam Smith (1723-1790) –Nhà kinh tế học cổ điển, người Scotland đã chỉ ra rằng: “Thương mại quốc tếmang lại lợi ích cho các quốc gia bắt nguồn từ nguyên tắc phân công laođộng” Theo ông, các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm
Trang 8mà họ có lợi thế tuyệt đối, sau đó bán những hàng hóa này sang các nướckhác để đổi lấy các sản phẩm mà ở trong nước họ sản xuất kém hơn Như vậy,quá trình sản xuất dựa vào lợi thế tuyệt đối sẽ có lợi cho các nước.
Lợi thế so sánh (Comparative advantage): nếu lợi thế tuyệt đối chỉ sự
khác biệt về giá thành sản xuất hay chi phí thực tế trong việc sản xuất ra một sản
phẩm nào đó, thì khái niệm lợi thế so sánh chỉ sự khác biệt về chi phí cơ hội.
Khái niệm lợi thế so sánh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong học thuyếtthương mại hiện đại Một bên (quốc gia, khu vực, cá nhân) được coi là có lợi thế
so sánh hơn bên kia trong việc sản xuất một sản phẩm, nếu họ có thể sản xuất
sản phẩm đó với chi phí cơ hội thấp hơn Người đầu tiên đưa ra khái niệm lợi thế
so sánh là Robert Toens vào năm 1815 trong bài viết về trao đổi ngũ cốc giữaAnh và Ba Lan Ông rút ra kết luận, người Anh vẫn có lợi khi XKHH sang BaLan để đổi lấy ngũ cốc, cho dù họ có thể sản xuất ngũ cốc với chi phí thấp hơn
Ba Lan Tuy vậy, người đóng góp lớn nhất cho lý thuyết lợi thế so sánh chính làDavid Ricardo (1772-1823) - Nhà kinh tế học cổ điển người Anh [56, tr.17-23]
Có nhiều cách tiếp cận lợi thế so sánh Một số học giả tiếp cận dưới góc
độ nguồn lực, theo đó lợi thế so sánh có được là nhờ ưu thế của các nguồnlực, như chi phí lao động rẻ, hoặc dựa vào sự dồi dào tài nguyên Với lợi thếnày, có thể đạt được chi phí sản xuất thấp hơn đối thủ cạnh tranh để giành ưuthế trong cạnh tranh Theo Cao Duy Hạ, trong Tạp chí Tuyên giáo điện tử,tháng 5/2010 thì: lợi thế so sánh là những điều kiện và khả năng thuận lợi(hoặc khó khăn) của một quốc gia này so với quốc gia khác trong việc sảnxuất cùng loại sản phẩm hàng hóa hay kinh doanh, dịch vụ thương mại trongnhững thời điểm nhất định, nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất cho mỗi quốc gia.Hoặc lợi thế so sánh của một quốc gia có thể được hiểu là một quốc gia cóhiệu quả tương đối lớn hơn về yếu tố đầu vào so với các nước khác trên thếgiới trong việc sản xuất ra một loại sản phẩm cụ thể nào đó [24, tr.36]
Trang 9Lợi thế so sánh bao gồm: lợi thế so sánh tĩnh (hay lợi thế so sánh
cứng), là lợi thế đang có, những lợi thế có được mà không phải đầu tư lớn vềvốn và trí tuệ, ví như, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào điều kiện tựnhiên: đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết theo M Porter đây là loại lợi
thế “trời cho”, “lợi thế cấp thấp” Lợi thế so sánh động (hay lợi thế so sánh
mềm): là lợi thế “cấp cao”, lợi thế phải có đầu tư lớn về vốn và tri thức (nhưđầu tư vào kết cấu hạ tầng tốt, vào khoa học kỹ thuật, đầu tư đào tạo lao độngchất lượng cao ) [57, tr.19-20]
Lợi thế cạnh tranh: theo Michael Porter - nhà khoa học về quản trị nổitiếng ở Mỹ, giáo sư Trường Kinh doanh Harvard, lợi thế cạnh tranh (LTCT)được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia, nhờ có chúng màcác doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thếvượt trội hơn, ưu việt hơn so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp LTCT giúp chonhiều doanh nghiệp có được “quyền lực thị trường” để thành công trong kinhdoanh, và trong cạnh tranh
Khi nói đến lợi thế cạnh tranh là nói đến lợi thế của một doanh nghiệp,một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ
Về lợi thế cạnh tranh quốc gia, năm 1990, Michael Porter đã xuất bảncuốn sách “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”, trong đó, ông đưa ra mô hình “Viênkim cương” Các yếu tố quyết định của mô hình là:
- Các điều kiện về các yếu tố sản xuất
- Điều kiện về cầu
- Các ngành hỗ trợ
- Bối cảnh cạnh tranh, chiến lược và cơ cấu doanh nghiệp
Ngoài ra, có 2 yếu tố bổ sung là vai trò nhà nước và thời cơ
Theo Porter thì không có quốc gia nào có khả năng cạnh tranh ở tất cảcác ngành hoặc hầu hết các ngành Các quốc gia chỉ có thể thành công trênthương trường quốc tế khi họ có LTCT
Trang 10Từ các quan niệm về các loại lợi thế, có thể hiểu lợi thế là một phạm trùkinh tế dùng để chỉ những điều kiện thuận lợi tạo ra những ưu thế của mộtvùng, tiểu vùng hay của một ngành, doanh nghiệp cụ thể trong việc sản xuất
và tiêu thụ hàng hóa trên thị trường để thu được lợi ích cao hơn đối thủ cạnhtranh [58, tr.22]
1.1.1.2 Các lý thuy ết cơ bản về lợi thế trong thương mại quốc tế
Một là, lý thuyết lợi thế của trường phải Cổ điển và Tân cổ điển [1]
Đó là:
- Lý thuyết về lợi thế của A.Smith (1723-1790)
- Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo (1772 - 1823)
- Lý thuyết giải thích nguồn gốc thương mại quốc tế thông qua sự khácbiệt về tỷ lệ các yếu tố (lao động và vốn), gọi tắt là mô hình Hecksher - Ohlin
Hai là, các lý thuyết lợi thế hiện đại
(1) Lý thuy ết về lợi thế của P.A Samuelson
Khác với D.Ricardo, P.A.Samuelson giả định nền kinh tế không chỉ có
1 nguồn lực duy nhất, mà có nhiều nguồn lực Trong đó, có nguồn lực chỉ sửdụng trong một ngành (tức là có tính “chuyên nghiệp”) và có nguồn lực được
sử dụng trong nhiều ngành (có tính linh động) Theo ông, cầu lao động vàmức sử dụng lao động phụ thuộc vào giá tương đối của hàng hóa Do có sựkhác biệt về giá tương đối của hàng hóa đã tạo ra động cơ chuyển dịch nguồnlực một các linh động giữa các ngành và do đó, làm thay đổi khả năng cungứng sản phẩm của nền kinh tế đó [52]
Từ đó, P.A.Samuelson cho rằng, tỷ lệ sử dụng các yếu tố chuyên biệttrong các ngành của các quốc gia khác nhau đã tạo ra sự cung tương đối củatừng quốc gia cũng sẽ khác nhau Do vậy mà tạo ra sự chênh lệch tương đốicủa giá cả và đây là lợi thế thu được từ TMQT [52]
“Mô hình Samuelson” đã khắc phục được một số hạn chế của “Mô hìnhRicardo” Samuelson cho rằng cơ sở của TMQT bắt nguồn từ sự khác nhau về
Trang 11nguồn lực trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Do những điều kiện tựnhiên, khoáng sản, lịch sử… khác nhau, mà mỗi nước sẽ sản xuất những sảnphẩm đặc thù rồi mang bán trên thị trường thế giới, rồi dùng tiền thu được đểmua những thứ đặc thù của nước khác mà mình không sản xuất được hoặcnếu sản xuất thì chi phí sẽ cao hơn Qua các hành vi đó mà mỗi nước sẽ thuđược lợi ích - lợi ích từ TMQT đem lại.
(2) Lý thuy ết của Paul Krugman
Mô hình TMQT truyền thống tập trung giải thích hoạt động thương mạiliên ngành, tức là sự trao đổi hàng hóa thuộc các lĩnh vực hoặc ngành sản xuấtkhác nhau Trên thực tế, quan hệ trao đổi thương mại còn diễn ra giữa các mặthàng liên quan với nhau hoặc những mặt hàng được xếp vào cùng ngành hoặccùng lĩnh vực sản xuất TMQT còn diễn ra đồng thời với xuất khẩu lại vừanhập khẩu một số mặt hàng cơ bản giống nhau, gọi là TMQT 2 chiều hay quan
hệ thương mại nội ngành, tức là mua bán hàng hóa trong cùng một ngành hànghay cùng một ngành sản xuất và diễn ra rất phổ biến giữa các nhóm nước cócùng trình độ phát triển Ví dụ Mỹ là quốc gia nhập khẩu ôtô từ Nhật Bản vàChâu Âu, và cũng là quốc gia xuất khẩu ôtô sang các thị trường này…
Để giải thích cho quan hệ thương mại này, Paul Krugman đã đưa ra lýthuyết mới về TMQT nội ngành có thể được thực hiện dựa trên giả định về lợithế nhờ quy mô, nghĩa là việc sản xuất trên quy mô lớn sẽ làm giảm chi phísản xuất: Lý thuyết của P.Krugman còn dựa trên giả định người tiêu dùngquan tâm tới tính đa dạng sản phẩm cũng là một lợi thế trong quan hệ TMQT
Do hai đặc tính - lợi thế nhờ quy mô và sự ưa thích đa dạng nhãn hiệu củangười tiêu dùng - mà người sản xuất sẽ trở thành độc quyền với nhãn hiệu sảnphẩm của mình [56]
Lý thuyết của P.Krugman đã giải thích được tại sao TMQT vẫn diễn ragiữa những nước có lợi thế tương đối về vốn, công nghệ, nhân tố sản xuất
Trang 12tương tự nhau Ví dụ, Mỹ và Châu Âu cùng có lợi thế tương đối về vốn vàcông nghệ, nhưng Mỹ vẫn xuất khẩu xe ô tô Ford và nhập khẩu xe BMW từChâu Âu Sự ưa thích tính đa dạng nhãn hiệu của người tiêu dùng cũng nảysinh ra lợi thế cho phép hãng xe hơi Ford và BMW đều sản xuất ra 1 loại sảnphẩm mà vẫn có lợi thế nhờ những nhãn hiệu của mình.
Lý thuyết TMQT mới của P.Krugman đã trở thành lý thuyết chính củaTMQT bổ sung cho lý thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo và Heckscher –Ohlin Trên cơ sở nội dung cơ bản của các lý thuyết này, các nhà kinh tế học
đã mở rộng và phát triển lý thuyết về lợi thế so sánh
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến sự tác động của hội nhập kinh
tế quốc tế đến hoạt động xuất khẩu
Từ cam kết và thực hiện cam kết trong quá trình thực hiện Hiệp định vềnông nghiệp của WTO, có thể nhận thấy sự tác động của việc gia nhập WTOđối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản nước ta như sau:
- Đảm bảo cho hàng nông nghiệp Việt Nam có thị trường rộng mở và ổn định.Việc chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa đã chứng minh tầmquan trọng quyết định của nhân tố thị trường tiêu thụ Trước đổi mới, Việt Nam
đã có xuất khẩu nông sản sang các nước khối Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)nhưng với khối lượng ít và không thực sự vận hành theo cơ chế thị trường
Trong những năm đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến việc mởrộng thị trường xuất khẩu nông sản một cách tòan diện, đặc biệt là từ khi ViệtNam là thành viên của WTO thì thị trường tiêu thụ hàng nông sản của Việt Namnói chung và mặt hàng gạo nói riêng ngày càng được mở rộng hơn
- Hạn chế tình trạng phân biệt đối xử trong thương mại nông sản
Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viênkhác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấutranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, cóđiều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp Khi đã vào WTO
Trang 13thì hàng hóa nông sản của Việt Nam sẽ ít bị o ép so với trước khi vào WTO.Hàng hóa của chúng ta sẽ cạnh tranh một cách công bằng với hàng hóa củacác nước khác cùng trong tổ chức.
- Tác động thúc đẩy nâng cao giá trị hàng nông sản
Gia nhập WTO nông dân sẽ được tiếp cận thị trường nhiều hơn do nắmbắt được nhu cầu của khách hàng trên thế giới Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽđem lại cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến nông sản, từ đó mà nângcao được năng lực cạnh tranh của các sản phẩm Dưới sức ép của luồng hàngnhập khẩu mạnh mẽ, các doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thủy sảnbuộc phải phấn đấu vươn lên để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất.Cũng như mọi thành phần xã hội khác, người nông dân cũng sẽ được tự dolựa chọn rất nhiều mặt hàng phong phú và có chất lượng cao của toàn thế giới
- Việc tăng giá nông sản tất yếu sẽ tác động đến kim ngạch xuất khẩunông sản Việt Nam
- Tác động đến an ninh lương thực
Trong quá khứ trước đây hoặc những năm gần đây, khủng hoảng lươngthực là ít khi xẩy ra hoặc xẩy ra trên phạm vi hẹp, nhưng trong tương laikhủng hoảng lương thực rất có thể xẩy ra khá thường xuyên hơn Điều này cóthể là do sự gia tăng giá nhiên liệu dẫn đến ảnh hưởng sản xuất lúa gạo Hơnnữa, nông dân gieo trồng những cây trồng khác thay thế để chuyển vào sảnxuất năng lượng nhiều hơn, bởi vì sản xuất những cây trồng đó làm cho nôngdân thu nhập cao hơn lúa Vì thế sự ổn định sản xuất lương thực để nuôi sốnghơn 6 tỷ người trên trái đất, đặc biệt việc sản xuất lúa gạo là một trong nhữngviệc quan trọng mà mọi người trên thế giới phải tập trung vào nhằm đảm bảo
an ninh lương thực trên tòan thế giới Việt Nam là một trong các quốc giahàng đầu về sản xuất lúa gạo XK, và hiển nhiên cũng là một quốc gia thamgia vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho tòan cầu
Trang 14- Tuy nhiên GXK của Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn (nhất là cácdoanh nghiệp), bởi vì, năm 2011 thị trường gạo của Việt Nam phải mở cửacho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia theo đúng lộ trình cam kết khi gianhập WTO.
Những vấn đề nêu trên được đề cập đến trong các công trình khoa học,dưới đây:
1 Nguyễn Từ (2010), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với
phát triển nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2 PGS, TS Bùi Tất Thắng (2006), WTO thường thức, Nxb Từ điển
Bách khoa, Hà Nội
3 PGS, TS Ngô Quang Minh - TS Bùi Văn Huyền (Đồng chủ biên,
2008), Kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập WTO, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tr.135-180
Ở đây, các tác giả những cuốn sách đã đề cập đến các cam kết chủ yếutrong lĩnh vực nông nghiệp khi gia nhập WTO: cắt giảm trợ cấp, mở cửa thịtrường nông sản
Các tác giả cũng đã đề cập đến những tác động trong việc thực thi Hiệpđịnh về nông nghiệp của WTO: Đảm bảo cho hàng nông sản Việt Nam có thịtrường ổn định; hạn chế tình trạng phân biệt đối xử trong thương mại nôngsản; thúc đẩy nâng cao giá trị hàng nông sản; tăng giá trị nông sản trên thếgiới tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam, tác động đến anninh lương thực
Các tác giả cũng đã đề cập đến 3 tác động tiêu cực và các tác động tíchcực của việc gia nhập WTO đối với nông nghiệp Việt Nam
4 Nguyễn Văn Thanh (2007), Thành viên WTO thứ 150 - Bài học từ
các nước đi trước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trang 155 Trần Hoa Phượng (2006), Tác động của việc gia nhập WTO đến nền
nông nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh
6 Chu Tiến Quang (2011), Nông nghiệp Việt Nam sau 4 năm thực hiện
cam kết WTO, Tạp chí Cộng sản, số 824 (6-2011).
7 Bùi Xuân Lưu (2004): Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.
Tác giả Bùi Xuân Lưu đã phân tích xu hướng bảo hộ nông nghiệp vàtình hình áp dụng các rào cản thương mại nông sản của các nước thành viênWTO trên các nội dung: tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước, trợ cấp xuấtkhẩu, một số chính sách bảo hộ nông nghiệp của các nước điển hình như
Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Thái Lan, thực trạng sản xuất, xuất khẩu vàkhả năng cạnh tranh của hàng nông sản cũng như các chính sách, biện phápbảo hộ đối với nông nghiệp Tác giả đánh giá những tác động của chính sách
và biện pháp đó, đề xuất những giải pháp bảo hộ hợp lý nông nghiệp trongquá trình hội nhập [44]
8 Trong cuốn sách Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, đến sản
xuất, chế biến và tiêu thụ một số nông sản ở Việt Nam: qua nghiên cứu chè,
cà phê, điều, Nxb Lý luận chính trị 2006 Nghiên cứu này đi sâu phân tích
cơ hội và thách thức đối với sản xuất nông nghiệp Việt Nam, đề cập một sốnguyên tắc cơ bản của WTO và một số nhận xét về tiến trình chuẩn bị củaViệt Nam để HNKTQT Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụchè, cà phê, hạt điều và đánh giá những tác động của HNKTQT đến các tácnhân tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ những mặt hàng nông sản nói trên.Các tác giả cuốn sách đã đưa ra các giải pháp phát huy tác động tích cực,hạn chế tác động tiêu cực của HNKTQT tới sản xuất và tiêu thụ các sảnphẩm này [62]
Trang 161.1.3 Những nghiên cứu liên quan đến lợi thế trong xuất khẩu nông sản
Dưới tác động của HNKTQT, ở Việt Nam một số nông sản như: gạo, càphê, hạt tiêu, điều… đã có vị trí quan trọng trên thị trường thế giới Nhưng mặtkhác, cạnh tranh về giá cả và chất lượng nông sản xuất khẩu cũng đặt Việt Namvào thế tương đối bất lợi so với các nước khác cùng xuất khẩu loại nông sản đó
Nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập khá sâu lợi thế so sánh của hàngnông sản xuất khẩu của Việt Nam (gạo, cà phê, chè, cao su, thủy sản…) Pháthuy lợi thế so sánh nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu ViệtNam trong điều kiện HNKTQT mà thực chất và chủ yếu là tự do hóa thươngmại và đầu tư
Một số công trình khoa học đã nghiên cứu về cơ chế, chính sách xuấtnhập khẩu của Việt Nam (trong đó có chính sách, cơ chế xuất nhập khẩu hàngnông sản Việt Nam) Vai trò của Nhà nước ta đối với hoạt động xuất khẩu nóichung, xuất khẩu hàng nông sản chủ lực nói riêng, như: tạo lập môi trườngpháp lý thuận lợi và công bằng, môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch
và thông thoáng; chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu, như: chínhsách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu có giátrị gia tăng cao, quĩ hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu về tài chính – tín dụngthông qua các công cụ, biện pháp kinh tế; thuế xuất khẩu, quĩ hỗ trợ xuấtkhẩu, quĩ bảo hiểm xuất khẩu, quĩ hỗ trợ xúc tiến thương mại… Nhà nước đổimới cơ chế quản lý, điều hành hoạt động xuất, nhập khẩu…
Có thể nêu ra những công trình nghiên cứu có tính chất tiêu biểu như sau:(1) PTS Nguyễn Đình Long - PTS Nguyễn Văn Mạnh - Nguyễn Võ
Định (1999), Phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản
xuất khẩu Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Các tác giả đã đề cập nhiều
nội dung khác nhau liên quan đến vấn đề lợi thế của nông sản xuất khẩu ViệtNam như: Một số vấn đề lý luận và sự vận dụng vào phân tích lợi thế của Việt
Trang 17Nam Trong đó, các tác giả đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự vậndụng lý thuyết lợi thế so sánh Vấn đề lợi thế cạnh tranh là nội dung chủ yếucủa cuốn sách trong đó những vấn đề được các tác giả làm rõ: Khái niệm, đặcđiểm và chỉ tiêu về lợi thế cạnh tranh đối với hàng nông sản xuất khẩu, biểuhiện trên các nội dung: chất lượng sản phẩm, khối lượng sản phẩm, kiểu dángmẫu mã, uy tín của sản phẩm, môi trường kinh tế vĩ mô và giá thành sảnphẩm Từ đó, phân tích lợi thế và khả năng cạnh tranh của một số nông sảnxuất khẩu chủ yếu là: lúa gạo, cà phê, cao su, chè, điều và kiến nghị một sốgiải pháp nhằm phát huy lợi thế của nông sản xuất khẩu Việt Nam Tuy nhiênkết quả nghiên cứu mới dừng lại ở năm 1999 [42].
(2) PGS, TS Nguyễn Đình Long (2001), Báo cáo khoa học về Nghiên
cứu những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản trong thời gian tới: cà phê, gạo, cao su, chè, điều.
Tác giả đã nêu ra những khái niệm cơ bản về lợi thế so sánh và lợi thế cạnhtranh, phân tích những đặc điểm cơ bản về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh,phân tích những đặc điểm và đưa ra những chỉ tiêu về lợi thế cạnh tranh của một
số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu (gạo, cà phê, cao su, chè và hạt điều),bao gồm các chỉ tiêu về định tính như: chất lượng và độ an toàn trong sử dụng;quy mô và khối lượng; kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm, phù hợp của thị hiếu vàtập quán tiêu dùng, giá thành v.v và các chỉ tiêu định lượng như: mức lợi thế sosánh (RCA), chi phí nguồn lực nội địa (DRC) Dựa trên những tiêu chí đó, đề tài
đi sâu phân tích các mặt hàng lúa gạo, cà phê, cao su và điều về lợi thế cạnh tranhtrên các tiêu chí trong sản xuất, chi phí sản xuất và thị trường tiêu thụ Trong đó,các số liệu và phương pháp phân tích được sử dụng để làm nổi bật lợi thế cạnhtranh của các mặt hàng này (có so sánh với một số nước) Qua đó, đề tài cũng chỉ
ra những yếu tố hạn chế lợi thế cạnh tranh của nhóm mặt hàng này và đề xuất cácgiải pháp Số liệu nghiên cứu mới dừng lại ở năm 2000 [41]
Trang 18(3) Luận án tiến sĩ của Lê Hữu Thành (2009), bảo vệ tại Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Sức cạnh tranh của hàng nông
sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam trong điều kiện tự do hóa thương mại Tác
giả đi sâu phân tích thực trạng sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩuchủ lực của Việt Nam thời gian qua Tác giả phân tích sức cạnh tranh củanông sản xuất khẩu dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, từ đó đề xuất các giảipháp nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam [67]
Cùng với chủ đề này có luận văn thạc sĩ kinh tế, của Nguyễn Thị Miền
(2008), Sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trong điều
kiện tự do hóa thương mại, bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh
(4) Trung tâm TMQT và Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam (2005)
Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam Báo cáo nghiên cứu đánh giá
tiềm năng xuất khẩu của 40 ngành hàng tại Việt Nam, báo cáo gồm các sảnphẩm thủy sản, nông sản, sản phẩm công nghiệp Báo cáo phân tích chuyênsâu về nhiều ngành hàng riêng biệt trong đó có đánh giá điểm mạnh, yếu, cơhội và thách thức, xác định những lĩnh vực chính cần có sự can thiệp vànhững chính sách liên quan đến xúc tiến phát triển xuất khẩu trong tương lai.Báo cáo đồng thời cũng xác định những thị trường mục tiêu có khả năng thâmnhập nhằm đa dạng hóa thị trường cho từng ngành hàng [87]
(5) PGS, TS Võ Văn Đức (2004), Phát huy lợi thế so sánh để đẩy
mạnh tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội Tác giả tập trung phân tích các lợi thế của ViệtNam và đề xuất những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam Đềcập đến vấn đề này, trước hết tác giả hệ thống hóa các lý thuyết về lợi thế
so sánh như lý thuyết lợi thế tuyệt đối, lý thuyết H-O và một số lý thuyếtTMQT hiện đại phân tích những lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩubao gồm: lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên, nguồn lao động, và bất lợi
Trang 19thế, thách thức của Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu Những kếtquả của hoạt động xuất nhập khẩu và những giải pháp thúc đẩy hoạt độngxuất nhập khẩu của Việt Nam [24].
(6) GS, TS Chu Văn Cấp (CB, 2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội
Tác giả cuốn sách đã đề cập đến các vấn đề: (i) Khái niệm cạnh tranh,sức cạnh tranh, cạnh tranh kinh tế quốc tế; (ii) Sự cần thiết phải nâng cao sứccạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình HNKTQT; (iii) Đánh giá thực trạngsức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, các ngành hàng công nghiệp,nông nghiệp và dịch vụ của nền kinh tế, trong đó có khả năng cạnh tranh củamặt hàng gạo XK [13, tr.123-130] với nội dung: khái quát về tình hình mậudịch gạo, “cung-cầu” trên thị trường; khả năng cạnh tranh trong sản xuất vàgiá gạo XK; về lợi thế cạnh tranh trong thị trường tiêu thụ và những nhân tốlàm hạn chế XKG; (iv) Phân tích những giải pháp chủ yếu để nâng cao sứccạnh tranh của nền kinh tế
(7) Trần Hoa Phượng (2013), Lợi thế xuất khẩu nông sản của Việt Nam
khi nhập WTO, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1, tác giả cuốn sách đã trình bày: các lý luận về lợi thế trongquan hệ TMQT; những quy định của WTO về nông sản xuất khẩu (thươngmại nông sản, quy định về các rào cản thương mại đối với hàng nông sản xuấtkhẩu và về tiêu chuẩn, chất lượng nông sản xuất khẩu) và kinh nghiệm pháthuy lợi thế trong xuất khẩu nông sản sau khi gia nhập WTO của một số nước
Chương 2, tác giả cuốn sách đã đề cập đến 3 nội dung: (i) Các nhân tốảnh hưởng đến lợi thế hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam (điều kiện tựnhiên, nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, vốn, cơ cấu chính sách); (ii)Thực trạng phát triển lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu nông sản sau khi
Trang 20gia nhập WTO (về sản lượng, năng suất; chi phí sản xuất và giá xuất khẩu; thịphần xuất khẩu và thị trường tiêu thụ; chất lượng nông sản, lợi thế cạnh tranh);(iii) Đánh giá lợi thế xuất khẩu nông sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO(những điểm mạnh, những điểm yếu, cơ hội và thách thức, nguyên nhân).
Chương 3, tác giả cuốn sách đã nêu ra: (1) Các dự báo về xu hướngphát triển một số mặt hàng nông sản chủ yếu và quan điểm cơ bản về phát huylợi thế trong xuất khẩu nông sản sau khi gia nhập WTO; (2) Những giải phápchủ yếu để phát huy lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu nông sản sau khigia nhập WTO (khoa học-kỹ thuật và công nghệ; các chính sách: đất đai, tíndụng, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng và hoàn thiện quy hoạchngành hàng nông sản và hợp tác quốc tế trong xuất khẩu nông sản) [56]
Đây là cuốn sách rất bổ ích cho nghiên cứu sinh tham khảo, kế thừatrong quá trình thực thi đề tài luận án của mình
1.1.4 Các nghiên cứu liên quan đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án tiến sĩ kinh
tế nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất và XKG ở Việt Nam,vùng ĐBSCL, dưới góc độ khác nhau Điển hình là các công trình dưới đây:
(1) Phạm Văn Bính (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20
năm đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [5].
Tác giả đã đề cập đến những thành tựu của Việt Nam về XKG như làmột trong những thành quả quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông thôntrong 20 năm đổi mới, đồng thời chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của pháttriển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có vấn đề sản xuất và XKG
(2) Lê Quang Phi (2007), Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [55].
Tác giả đã phân tích nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn và những biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh quá trình
Trang 21này trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có vấn đề hội nhập các thịtrường nông nghiệp nói chung, thị trường gạo quốc tế nói riêng.
(3) Phan Sĩ Mẫn, Chính sách và giải pháp đối với sản xuất lúa gạo của
hộ nông dân, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 7 (386) tháng 7, năm 2010 [46].
Bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh sản xuất lúa gạo của
hộ nông dân Viêt Nam Đó là những kiến nghị tiếp tục đổi mới cơ chế chínhsách và giải pháp về đất đai, chính sách tín dụng và đầu tư cho sản xuất lúagạo, giải pháp thị trường (nội địa và quốc tế), phát triển các ngành côngnghiệp hỗ trợ, các loại hình kinh tế hợp tác và liên kết
(4) Nguyễn Văn Luật và Nguyễn Đức Lộc, Hoạt động sản xuất lúa gạo
hàng hóa hướng vào lợi ích của nông dân, Tạp chí Khoa học phát triển nông
nghiệp và nông thôn Việt Nam số 1, tháng 6 năm 2012 [43]
Trong bài viết này, các tác giả đề cập đến một số vấn đề trong chuỗi giátrị lúa gạo Việt Nam, các tác nhân tham gia sản xuất kinh doanh lúa gạo, lưuthông phân phối trong hoạt động XKG
(5) Nguyễn Trần Trọng (2009), Để Việt Nam giữ vững vị trí nước xuất
khẩu gạo lớn trên thế giới Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 3 (370), tháng
3/2009 Trong bài viết này tác giả đã nghiên cứu tổng quan tình hình xuấtnhập khẩu gạo của Việt Nam trong lịch sử, đưa ra một số đề xuất giải phápchủ yếu để Việt Nam giữ vững vị trí XKG lớn trên thế giới [81]
(6) ThS Lê Xuân Tạo - GS, TS Chu Văn Cấp (2013), Xuất khẩu gạo
Việt Nam: hướng tới sự hài hòa về mặt kinh tế và xã hội, Tạp chí Khoa học
chính trị, số 4/2013 Bài viết đã đánh giá tổng quát 22 năm hoạt động XKGcủa Việt Nam (chủ yếu là của ĐBSCL) dưới góc độ kinh tế và xã hội, trêncác mặt: Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Trên cơ sở đó,các tác giả đã nêu ra định hướng, giải pháp nhằm đảm bảo hài hòa về mặtkinh tế và xã hội trong hoạt động XKG, bao gồm: (i) Ổn định quỹ đất trồnglúa, bảo đảm lợi ích của vùng trồng lúa và nông dân trồng lúa; (ii) Đổi mới
Trang 22cơ cấu sản xuất lúa gạo theo hướng tạo sản phẩm chất lượng cao; (iii) Pháttriển công nghiệp chế biến gạo theo hướng hiện đại; (iv) Xây dựng và pháttriển thương hiệu gạo Việt Nam và cần đảm bảo cân bằng lợi ích giữa cácchủ thể liên quan trong ngành XKG.
(7) GS, TS Chu Văn Cấp - ThS Lê Xuân Tạo (2013), “Cánh đồng mẫu lớn”
ở Đồng bằng sông Cửu Long - mô hình sản xuất hiệu quả, Tạp chí Cộng sản
(chuyên đề cơ sở), số 79 (7-2013), [11, tr.41-45] Bài viết đã luận bàn khá rõ “Cánhđồng mẫu lớn” ở ĐBSCL là mô hình liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp,nhà nước, nhà khoa học) thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo hướng thực hànhsản xuất tốt (GAP), tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượngcao, góp phần tăng sức cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam
(8) Nguyễn Sinh Cúc (2006), Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam:
Thực trạng và dự báo đến năm 2010, Tạp chí Phát triển kinh tế, số tháng
10/2006 [15] Tác giả bài báo đã:
Trình bày thực trạng sản xuất và XKG thời kỳ 2001-2005 trên 2phương diện: Thành tựu và hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Tác giả nêu ra dự báo về sản xuất lúa gạo và XKG cho thời kỳ
2007-2010 Đồng thời nêu ra những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy XKG: (1) Hoànthiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đất nào cây ấy, lấy giátrị thu nhập/1 đơn vị diện tích làm mục tiêu; (2) Phát triển sản xuất lúa theohướng bền vững; (3) Ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học công nghệ mới vàosản xuất lúa; (4) Đổi mới phương thức tiêu dùng lương thực trong dân cư; (5)Tạo nhiều việc làm mới ở nông thôn; (6) Hình thành tập đoàn XKG, mở rộngthị trường XKG theo hướng lâu dài, bền vững bằng cách tăng sức cạnh tranhcủa gạo Việt Nam cả về chất lượng và giá cả
(9) ThS Phạm Huyền Diệu (2012), Đổi mới và hoàn thiện thể chế phát
triển thị trường lúa gạo nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn
Trang 232011-2020 (Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ, do Viện
Kinh tế Việt Nam là cơ quan chủ trì; ThS Phạm Huyền Diệu làm chủ nhiệm
đề tài) [21] Kết quả nghiên cứu của đề tài:
- Tổng quan thị trường gạo thế giới và vị thế của ngành gạo Việt Nam
- Vấn đề thể chế trong phân tích thị trường lúa gạo
- Thể chế XKG của Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho việc nâng caohiệu quả XKG
- Quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp đổi mới thể chế XKGtrong bối cảnh phát triển mới 2010-2020
Đây cũng là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho tác giả luận án Tác giảluận án sẽ tham khảo, chọn lọc kết quả nghiên cứu này để phục vụ cho việcviết luận án của mình
(10) ThS Võ Khắc Huy (2014) Nâng cao sức cạnh tranh và giá trị xuất
khẩu gạo của các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long [38].
Bài viết đã đi sâu phân tích:
- Nghịch lý tồn tại từ lâu là sản lượng gạo XK hàng năm thì tăng liên tục,nhưng giá trị kim ngạch đem về lại không cao Nguyên nhân là vì gạo được WTOxếp vào sản phẩm mang tính hái lượm, nên không có giá trị gia tăng cao vànguyên nhân chủ quan là khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam chưa cao
- Phân tính vấn đề cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh(hệ số lợi thế so sánh, thị phần, giá cả)
- Tác giả bài báo cũng phân tích sự cần thiết phải nâng cao sức cạnhtranh và giá trị XK gạo của các tỉnh ĐBSCL Với góc nhìn: XK gạo Việt Namnói chung và của ĐBSCL nói riêng đang đứng trước cuộc cạnh tranh gay gắtvới các nước XK gạo trong khu vực; cơ cấu thị trường gạo XK của Việt Nam;giá gạo XK; thị phần và hệ số lợi thế so sánh biểu hiện RCA
- Bài báo đã đề cập một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh, giátrị gạo XK của các tỉnh ĐBSCL, bao gồm: Liên kết giữa doanh nghiệp và nhànông; liên kết giữa doanh nghiệp và nhà khoa học và vai trò của nhà nước
Trang 241.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ VỀ VẤN ĐỀ
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ “KHOẢNG TRỐNG” VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN
1.2.1 Đánh gía chung các công trình đã công bố
Một là, các công trình đã trình bày những lợi thế tuyệt đối và tương đối,
lợi thế tổng hợp trong TMQT làm cơ sở cho việc xây dựng lý luận về XKHH
và các lý thuyết TMQT từ cổ điển, tân cổ điển và hiện đại làm cơ sở cho việcnghiên cứu những lợi thế trong xuất khẩu nông sản khi gia nhập WTO
Hai là, nhiều công trình đã nghiên cứu vấn đề HNKTQT của Việt Nam
từ đổi mới đến nay, đặc biệt là sự tác động tích cực và tiêu cực, thuận lợi vàkhó khăn đối với hoạt động xuất khẩu nông sản từ sau khi Việt Nam gia nhậpWTO, ngày 11-01-2007
Ba là, một số nghiên cứu đã đề cập đến những lợi thế so sánh của GXK của
Việt Nam (chủ yếu vùng ĐBSCL): điều kiện sản xuất thuận lợi: khí hậu, thời tiết;đất đai phì nhiêu; lao động nông nghiệp cần cù; sức lao động giá rẻ… Nhu cầugạo thế giới tăng; gạo Việt Nam rẻ và đa dạng về chủng loại… phát huy những lợithế so sánh nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trongđiều kiện HNKTQT mà chủ yếu là tự do hóa thương mại và đầu tư
Bốn là, một số công trình khoa học đã nghiên cứu cơ chế, chính sách
xuất nhập khẩu của Việt Nam (trong đó có cơ chế, chính sách xuất khẩuhàng nông sản Việt Nam) Vai trò của Nhà nước đối với hoạt động xuấtkhẩu nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng trong quá trình HNKTQT.Một số nghiên cứu đã đánh giá thực trạng hoạt động XKG của Việt Nam -của ĐBSCL dưới góc độ phát triển bền vững Cũng có nhiều nghiên cứu đã
đề cập đến các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản hànghóa của Việt Nam nói chung và XKG nói riêng
Tác giả luận án sẽ nghiên cứu, chọn lựa kế thừa các kết quả nghiên cứu nàytrong quá trình thực hiện luận án của mình
Trang 251.2.2 “Khoảng trống” về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Về mặt lý luận: cho đến nay còn ít công trình nghiên cứu, luận giải có
tính hệ thống về lý luận XKG dưới góc độ phát triển bền vững Lý luận về
XK gạo trong hội nhập kinh tế nói chung, trong điều kiện thực hiện các camkết khi gia nhập WTO nói riêng dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị
Về mặt thực tiễn: Mặc dù đã có một số công trình đánh giá thực trạng
xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam trong HNKTQT, song vẫn còn ít công trìnhnghiên cứu, đánh giá tình hình và thực trạng XKG ở vùng ĐBSCL trong điềukiện Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, trong điều kiệngia nhập WTO Cũng còn ít công trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp (tầm
vĩ mô và vi mô) nhằm thúc đẩy XK gạo có hiệu quả
Vì thế, đề tài luận án của tác giả “Xuất khẩu gạo ở ĐBSCL trong điềukiện Việt Nam là thành viên của WTO” dưới góc độ khoa học kinh tế chínhtrị, mã số 62 31 01 01, là có phần mới mẻ, cần thiết, không trùng lặp với cáccông trình khoa học đã công bố và có ý nghĩa lý luận - thực tiễn quan trọng
Luận án hướng vào việc nghiên cứu tình hình XKG ở ĐBSCL trong điềukiện Việt Nam gia nhập WTO theo các tiêu chí cụ thể, và nghiên cứu đề xuất cácnhóm giải pháp nhằm thúc đẩy XKG ở ĐBSCL có hiệu quả trong bối cảnh 8năm Việt Nam là thành viên của WTO và trong bối cảnh sự tác động của biếnđổi khí hậu đến vùng trọng điểm sản xuất và XK lúa gạo của Việt Nam
Kết luận chương 1
Chương 1, luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàidưới các góc độ: các nghiên cứu liên quan đến lợi thế trong TMQT, tác động củaHNKTQT đến hoạt động xuất khẩu và các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến sảnxuất và XKG Từ đó, đã nêu ra 4 đánh giá chung về kết quả nghiên cứu liên quanđến đề tài và rút ra những điểm có tính chất như là “khoảng trống” về lý luận vàthực tiễn, mà luận án có nhiệm vụ nghiên cứu, bổ sung và phát triển
Trang 26Chương 2
LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, ĐẶC BIỆT LÀ
GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
2.1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU GẠO
2.1.1 Bản chất và đặc điểm của xuất khẩu gạo
* Xuất khẩu hàng hóa:
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sởdùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Cơ sở của hoạt động XK là hoạtđộng mua bán, trao đổi hàng hóa (bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa
vô hình) giữa các quốc gia
Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuấthiện từ lâu đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu
* Xuất khẩu gạo:
- Gạo là một sản phẩm lương thực thu về từ cây lúa Nó là lương thực phổbiến của gần một nửa dân số thế giới, là nguồn thu nhập và cuộc sống của hàngchục triệu nông dân trên toàn cầu Châu Á là nơi sản xuất và cũng là nơi tiêu thụkhoảng 90% lượng gạo toàn thế giới
- XK gạo là bán gạo cho người nước ngoài và thu ngoại tệ về cho quốcgia, doanh nghiệp
XK gạo có các đặc điểm sau:
Một là, khách hàng là người nước ngoài Họ có lối sống, mức sống, tập
quán tiêu dùng… khác với khách hàng trong nước (nội địa), do đó dẫn đến sựkhác biệt về nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu Vì vậy, các nhà xuất khẩu cần có
sự nghiên cứu để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nhằm đưa ra những sảnphẩm gạo phù hợp
Trang 27Hai là, tính thời vụ trong trao đổi
Sản xuất lúa gạo mang đặc điểm cố hữu của sản xuất nông nghiệp – tínhthời vụ Do đó hình thành tính thời vụ trong trao đổi sản phẩm trên thị trường.Tức là số lượng gạo cung ứng trên thị trường là không đều vào mỗi thời điểmtrong năm, điều này phụ thuộc vào mùa vụ trồng lúa Để thích hợp với đặc điểmnày, các nước XKG phải có kế hoạch bảo quản, dự trữ hợp lý tránh tình trạng lúcthừa lúc thiếu sẽ dẫn tới bị ép giá
Ba là, đặc điểm của mặt hàng gạo [5]
Gạo là sản phẩm hàng hóa thiết yếu và tối quan trọng đối với đời sốngcủa con người Nhưng gạo không phải là sản phẩm hàng hóa thương mạithuần túy, mà nó còn mang ý nghĩa chính trị (an ninh lương thực quốc gia,đảm bảo công ăn việc làm và đời sống bộ phận dân cư (nông dân) rất lớn ởnhiều quốc gia)
+ Về an ninh lương thực, theo ông Giáo sư C.Peter Finsmer - Đại học
Stanford Hoa Kỳ, tại buổi hội thảo “Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp
Việt Nam” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, chiều 17/2/2009, vấn đề an ninh
lương thực có 3 giá trị Ở mức độ toàn cầu, có đủ lương thực để đáp ứng cho
dân số tăng lên hay không là một giá trị Ở mức độ quốc gia, có sản xuất đủlương thực cho người dân nước đó hay không? Và ở mức độ hộ gia đình, mỗingười kể cả người nghèo có đủ lương thực cho nhu cầu dinh dưỡng hay không?
Ba giá trị trên liên kết với nhau trong một đất nước bằng những phươngcách sau: Nhiều nông hộ nhỏ sản xuất gạo và phụ thuộc vào giá gạo để có thunhập Cùng lúc đó nhiều hộ gia đình nghèo phải mua gạo từ thị trường, do đó
họ phụ thuộc vào giá gạo thấp để có lương thực tiêu dùng Còn quốc gia đó lạiphụ thuộc vào thị trường thế giới để có ngoại tệ, nhưng lại rất dễ tổn thươngkhi giá trên thị trường thế giới thay đổi
Giải pháp để Việt Nam đảm bảo được an ninh lương thực cho chínhmình là nhận ra mối quan hệ qua lại giữa 3 giá trị đó và chuẩn bị cho những
Trang 28bất ổn không thể tránh khỏi trên thị trường gạo thế giới Điều này đòi hỏi phải
có cách bảo vệ những hộ nghèo thiếu hụt gạo (và thiếu tiền mặt) khi giá gạotăng vọt Cùng lúc đó, những nông hộ thừa gạo cần phải tiếp cận với giá cao
để tăng thu nhập (tăng tiết kiệm dự phòng cho những lúc giá gạo rớt xuốngthấp) Vì thế, tách rời thị trường thế giới là sai lầm
An ninh lương thực lâu dài đương nhiên không phải do giá gạo quyếtđịnh mà là do thu nhập thật sự của những hộ nghèo quyết định Đa số những
hộ này vẫn phụ thuộc vào giá trị sản xuất nông hộ Vì thế, tương lai thànhcông của an ninh lương thực Việt Nam phụ thuộc vào đầu tư cho nông nghiệp
và kinh tế nông thôn
+ Về đảm bảo việc làm và đời sống của đại bộ phận nông dân ở nhiềuquốc gia
Không một hoạt động kinh tế nào nuôi sống nhiều người và hỗ trợnhiều gia đình bằng việc sản xuất lúa gạo Lúa gạo đóng vai trò cốt lõi trongviệc phát triển của rất nhiều quốc gia nhưng cũng gây nhiều tác động đến môitrường của chúng ta vì đất trồng lúa chiếm khoảng 11% diện tích đất trồngtrọt của toàn thế giới Việc sản xuất lúa gạo nuôi sống gần một nửa lượngngười trên hành tinh, cung cấp hầu hết thu nhập chính cho hàng triệu hộ giađình ở vùng quê nghèo khổ và lúa gạo cũng có thể “lật đổ” các chính quyền
Tuy nhiên, nhiều người thấy ở lúa gạo những vấn đề còn gây nhiều ấntượng và quan trọng hơn nhiều đó là những thành công to lớn đã đạt được trongviệc dùng lúa gạo để nâng cao đời sống của những người nghèo khổ trên thế giới.Bằng cách cung cấp cho nông dân trồng lúa những sự lựa chọn và những kỹ thuậtmới, người ta đã giúp nông dân tăng gia sản xuất Và như vậy, lúa gạo đã giúp chothế giới của chúng ta được nuôi dưỡng, có công ăn việc làm và ổn định
Châu Á đã thực hiện một cuộc phát triển kinh tế ngoạn mục là nuôisống được người dân và ổn định xã hội Lục địa rộng lớn này trồng trọt và
Trang 29tiêu thụ hơn 90% lượng lúa gạo của cả thế giới trên một diện tích hơn 250triệu mảnh ruộng lúa lớn nhỏ Hàng trăm triệu người nghèo phải tiêu từ mộtnửa đến ¾ thu nhập của họ cho lúa gạo, đối với những người này, lúa gạobám chặt lấy cuộc sống bấp bênh của họ.
Bốn là, sự khác biệt/tiếp thị (xúc tiến) XKG có nét đặc biệt gì so với các
sản phẩm thương mại thuần túy khác? Ở tầm quốc gia và doanh nghiệp [52]
- XKG có đặc điểm khác so với các hàng hóa khác do tính thời vụ,thường tập trung vào mùa khô nên các dịch vụ như vận tải, bốc xếp cũng giatăng vào thời điểm này
Khi vào vụ thu họach lúa cũng như thu mua gạo phục vụ cho việc xuấtkhẩu, tất cả các phương tiện vận tải đều được người nông dân cũng như nhàkinh doanh sử dụng để vận chuyển: xe honda, ghe/xuồng, xe ôtô vận tải, tàuthủy… Bên cạnh đó, dịch vụ bốc xếp lúa gạo tại các nhà máy xay xát, laubóng, đóng bao, đưa xuống tàu (phải làm bằng tay)… cũng thu hút một lựclượng lao động rất đông đảo
- Xúc tiến XKG ở cấp quốc gia trước hết đòi hỏi sự ổn định của chínhsách, với các công ty xuất khẩu là đảm bảo đúng hạn giao hàng và thực hiệnđúng cam kết đã ký
- Kinh doanh lúa gạo là bấp bênh, nên các công ty XKG phải có gạo dựtrữ, khắc phục tính thời vụ Chính phủ có chính sách tín dụng ưu đãi để cácchủ thể XKG mua gạo tạm trữ theo chủ trương của chính phủ để cung ứngcho xuất khẩu vào cuối vụ Các nghiệp vụ liên quan đến XKG là khâu thanhtoán, vận chuyển, ký kết hợp đồng… đều phức tạp và ẩn chứa nhiều rủi ro
- Ngoài ra, gạo là mặt hàng xuất khẩu thô, nên yêu cầu về bao bì cũngkhông phức tạp lắm
Trang 30Gạo là loại lương thực chủ yếu nuôi sống trên 50% dân số toàn cầu,tập trung nhiều nhất ở châu Á Chính vì vậy, thị trường gạo thế giới mang tínhnhạy bén vì mỗi khi có sự biến động về nhu cầu gạo ở những nước tiêu thụgạo chính (như: Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Malaysia…).
Năm là, đặc điểm của thị trường gạo
Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự ra đời phát triển củasản xuất và lưu thông hàng hóa Cũng như các thị trường khác, thị trường gạo
là một tập hợp các thỏa thuận giữa người mua và người bán Tuy nhiên gạo làsản phẩm thiết yếu nuôi sống con người và là sản phẩm của ngành nôngnghiệp, nên có những đặc điểm sau đây:
(1) Thị trường gạo có tính thời vụ
Sản xuất nông nghiệp là có tính thời vụ, do đó, lúa gạo cũng có tínhthời vụ trong sản xuất và trao đổi XKG gắn liền với quá trình sản xuất, chếbiến, bảo quản, dự trữ lúa gạo của từng quốc gia Chúng ta đã chứng kiến, cứsau thời điểm thu hoạch thị trường lúa gạo thế giới lại sôi động hơn Tuynhiên, sự sôi động đó diễn ra như thế nào và diễn ra trong bao lâu lại phụthuộc vào khả năng dự trữ, bảo quản, điều phối gạo của từng nước Chẳnghạn, ở Mỹ do khả năng dự trữ bảo quản, điều phối gạo của họ tốt nên có thểphân bổ dàn trải xuất khẩu ở khắp các tháng trong năm Còn các nước do khảnăng dự trữ, bảo quản, điều phối kém nên chỉ có thể XKG vào những lúc saukhi thu hoạch, có thể nói đây là một điểm yếu của các nước này, bởi giá cả lúctrái vụ bao giờ cũng đắt hơn lúc chính vụ
(2) Buôn bán giữa các chính phủ là phương thức chủ yếu
Gạo là loại hàng hóa thiết yếu, quan trọng đặc biệt đối với con người, nênnhu cầu về gạo tương đối ổn định so với các hàng hóa khác Mặt khác, vì yếu tốchính trị (đảm bảo an ninh lương thực), nên chính phủ nào cũng có chính sách
ổn định trong cung cấp lương thực nói chung, gạo nói riêng Do đó, buôn bánlương thực trên thế giới chủ yếu được thực hiện giữa các chính phủ các nước
Trang 31thông qua các Hiệp định, hợp đồng có tính chất lâu dài và định lượng cụ thểhàng năm vào đầu các niên vụ Việt Nam chủ yếu XKG đi các thị trường tậptrung, thị trường châu Á, và châu Phi… Trong khu vực châu Á, thị trường tậptrung quan trọng của Việt Nam là: Indonesia, Philippines và Malaysia.
(3) Chủ thể xuất khẩu và nhập khẩu gạo không ổn định
Hàng năm, số lượng gạo cung cấp ra thị trường và các chủ thể xuất khẩu
và nhập khẩu gạo là không ổn định Sự không ổn định này do nhiều yếu tố tácđộng: có thể là do khí hậu, thời tiết, có thể do chính sách “tự túc lương thực”…
Đối với các nước XKG, nếu thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu thìlượng gạo cung ứng cho thị trường sẽ nhiều, và ngược lại, thậm chí phải nhậpkhẩu gạo Điều này giải thích lượng gạo XK của Thái Lan trong niên vụ2011/2012 giảm sút, do lũ lụt tấn công khắp đất nước Thái Lan, nhấn chìm 1,36triệu ha làm cho XKG của Thái Lan giảm sút, đó lại là cơ hội để Việt Nam vượtThái Lan đứng lên hàng số 1 về khối lượng gạo XK cuối năm 2012
Đối với các nước nhập khẩu, nếu thời tiết tốt, khí hậu thuận lợi… thìsản xuất lương thực của họ cũng tăng lên và nhập khẩu sẽ ít đi Chẳng hạnnhư Indonesia, năm 1998 phải nhập 6,081 triệu tấn gạo; nhưng đến năm 2000thời tiết thuận lợi cho sản xuất lúa nên họ chỉ nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn
Ngoài ra phải kể đến các đặc điểm nữa là: Các nước lớn tác động trựctiếp, chi phối chiều hướng của thị trường gạo Chẳng hạn, hiện nay TrungQuốc là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, họ chi phối hay nói cáchkhác hoạt động XKG của Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc
Trên thị trường thế giới, chủng loại gạo phong phú và có sự khác biệt vềthị hiếu của mỗi nước Có nước thích loại gạo ngon hạt dài, có nước lại thíchgạo chất lượng trung bình, nhưng hạt dài Người châu Phi thích ăn gạo đồ(Parboiled rice - loại gạo đã hấp chín nửa chừng) được làm từ gạo cứng, trongkhi gạo mềm hay gạo thơm (Jasmine rice) không thể dùng để làm gạo đồ được
Trang 322.1.2 Vị trí, vai trò của xuất khẩu gạo
Gạo là sản phẩm tối cần thiết cho con người Vì vậy, nhu cầu về gạo làthường xuyên liên tục và không thể thiếu được Sản xuất lúa gạo là một hoạtđộng chính của nền nông nghiệp nước ta từ bao đời nay bởi những điều kiện
tự nhiên: khí hậu, thời tiết, đất đai… rất thuận lợi cho việc sản xuất lúa gạo.Đồng thời là một nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước Xuất khẩu - bán gạo cho các nước trên thế giới khi họ có nhucầu về gạo và thu ngoại tệ về cho đất nước XKG có vai trò quan trọng, thểhiện ở các điểm sau đây:
Thứ nhất, XKG là 1 trong các giải pháp quan trọng tạo nguồn ngoại tệ
mạnh phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Nước ta hiện đang CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức,hướng đến xây dựng nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCNvào năm 2020 Để CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức đòi hỏiphải có vốn, máy móc thiết bị, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến… Muốn cóđược những thứ này là phải có ngoại tệ, xuất khẩu nông sản (trong đó cóXKG là một trong những giải pháp tạo ngoại tệ mạnh Tính từ năm 1989đến hết năm 2013, Việt Nam đã cung ứng cho thị trường thế giới khoảng
110 triệu tấn gạo và thu được lượng ngoại tệ là: 36,40 tỷ USD Chỉ tínhriêng giai đoạn 2007-2013, Việt Nam đã xuất khẩu 43,322 triệu tấn gạo vàkim ngạch thu được là 19,926 tỷ USD (tính toán theo số liệu của Tổng cụcthống kê) Như vậy, XKG tăng đã góp phần không nhỏ vào thu ngoại tệcho đất nước, góp phần đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước nói chung, CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng
Thứ hai, XKG không những góp phần cải thiện cán cân xuất nhập
khẩu, mà còn góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế XKG kéo theo sự phát triển của sản xuất
Trang 33lúa theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, chuyên môn hóa, phát triểncác ngành sản xuất máy móc thiết bị nông nghiệp, thúc đẩy phát triển côngnghiệp chế biến bảo quản, hệ thống kết cấu hạ tầng để đáp ứng sản xuất vàxuất khẩu lúa gạo Như vậy, XKG đã tạo điều kiện cho các ngành liên quanphát triển theo, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi cho sựtăng trưởng và phát triển của đất nước.
Thứ ba, XKG góp phần nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp,
bởi nó khai thác tốt các lợi thế về điều kiện tự nhiên: khí hậu, thời tiết, đấtđai… và kinh nghiệm hay trong sản xuất nông nghiệp Đồng thời XKG giúpcho các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo hoàn thiện hơn, năng động hơn…
để đứng vững trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới XKGgóp phần khai thông đầu ra cho sản phẩm của nông dân, từ đó thúc đẩy ngườinông dân gắn bó với đồng ruộng, tích cực cải tiến kỹ thuật canh tác, áp dụngkhoa học - công nghệ để tăng năng suất lúa, phục vụ cho xuất khẩu
Thứ tư, XKG đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và góp phần vào
công cuộc xóa đói giảm nghèo Hiện nay 70% dân số Việt Nam cư trú ởnông thôn, sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp Phát triển sản xuất vàxuất khẩu lúa gạo, đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn Hàng triệu nông dân
đã tham gia vào khâu sản xuất lúa gạo, hàng nghìn lao động trong khâu thumua, chế biến gạo xuất khẩu Nhờ XKG, thu nhập, đời sống của nông dân
đã được cải thiện, qua đó, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ởkhu vực nông thôn Chẳng hạn, năm 2004 tỷ lệ hộ nghèo ở ĐBSCL là15,3%, năm 2010 giảm xuống còn 12,6%, năm 2011 là 11,6% và năm 2012còn 10,6% [72, tr.93]
Bên cạnh vai trò tích cực của XKG thì cũng có những tiềm ẩn tác độngtiêu cực Đó là:
(1) XKG luôn tiềm ẩn những “rủi ro chính trị” - vì một lý do nào đó,đối tác nhập khẩu gạo có thể tuyên bố đình chỉ nhập gạo hoặc hạn chế nhập
Trang 34gạo, và dẫn đến rủi ro thị trường, tức là giá cả lên xuống thất thường, đặc biệt
là giá cả giảm mạnh sẽ gây ra những tổn thất không nhỏ cho doanh nghiệpxuất khẩu và nước XKG
(2) Đẩy mạnh sản xuất lúa gạo để tăng XKG trong nhiều trường hợp gâytác động xấu đến môi trường sinh thái do khai thác đất đai quá mức dẫn đếnthoái hóa bạc màu; do lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân hóa học làm
ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và gián tiếp gây nguy hại cho sứckhỏe người trồng lúa
(3) Không loại trừ trường hợp giá gạo XK tăng cao do khủng hoảnglương thực (ví như năm 2008), cạnh tranh trong thu mua lúa gạo cho xuấtkhẩu đã đẩy giá gạo trong nước tăng lên, kéo theo nó là tác động đến sựtăng giá các mặt hàng hóa và dịch vụ khác trong nước, đôi khi góp phầnlàm gia tăng lạm phát
2.1.3 Một số tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu gạo
2.1.3.1 M ột số tiêu chí đánh giá việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo
Thứ nhất, tiêu chí về phát triển thị trường
Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc tịchkhác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa mua bán,chất lượng hàng hóa và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toánchủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới
Thị trường XK hàng hóa (có gạo) bao gồm cả thị trường “trực tiếp” người tiêu thụ cuối cùng và thị trường “gián tiếp” - xuất khẩu qua trung gian
-Phát triển thị trường trong XKHH được thể hiện ở các chỉ tiêu cụ thể:Thị phần hàng hóa XK trên thị trường Đây là chỉ tiêu phản ánh đúngđắn nhất sự phát triển của thị trường Thị phần được đánh giá dựa vào doanhthu của sản phẩm trên một thị trường nhất định và tỷ lệ doanh thu so với đối
Trang 35thủ cùng XK mặt hàng đó vào một thị trường hay căn cứ vào giá trị hàng hóa
XK vào một thị trường nào đó so với đối thủ cạnh tranh Hay, thị phần làphần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm giữ Thị phần bằngdoanh số bán hàng của doanh nghiệp trên tổng doanh số của thị trường, haythị phần là số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp trên tổng sản phẩm tiêu thụcủa thị trường Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanhnghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường
Thị phần của hàng nông sản xuất khẩu (trong đó có gạo) trên thị trườngđược tính bằng công thức:
VMA
MS = - x 100%
MTrong đó: MS là thị phần của hàng hóa
MA số lượng hàng hóa A được tiêu thụ trên thị trường
M là tổng số lượng hàng hóa cùng loại được tiêu thụ trên thị trường
Độ lớn của chỉ tiêu này phản ánh khả năng chiếm lĩnh của quốc gia trênthị trường Đó cũng là một tiêu chí thể hiện lợi thế của nông sản xuất khẩu.Một mặt, hàng nông sản có thị phần càng lớn trên thị trường thì mặt hàng đócàng có lợi thế cạnh tranh Ngược lại, một mặt hàng có thị phần nhỏ hay giảmsút trên thị trường thì không thể phát huy được lợi thế, khả năng ảnh hưởngcủa mặt hàng đó đối với thị trường là rất kém [56, tr.36-37]
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng thị trường XKG, nó phản ánh qua quy
mô số lượng khách hàng, số lượng các hợp đồng thương mại gạo
- Sức hấp dẫn của thị trường, đó là “khả năng sinh lời” của thị trường.Nếu một thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh hoặc thu hút nhiều đối thủcạnh tranh mới hay các nhà sản xuất cung ứng gây sức ép với gạo XK… thìthị trường đó không mấy hấp dẫn; thị trường sẽ khó hấp dẫn nếu người mua
Trang 36có quyền thương lượng lớn hay ngày càng cao, người mua gây sức ép đòi hỏichất lượng cao hơn, các dịch vụ bán hàng nhiều hơn nhưng không muốn tănggiá, thậm chí còn muốn hạ giá.
Thứ hai, cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh
“Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đuanhau tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế củamình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường có lợi nhất Mục đích cuối cùngcủa các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích Đối vớingười sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêudùng và sự tiện lợi” [13, tr.9]
Đối với GXK nói riêng, hàng nông sản xuất khẩu nói chung, khả năngcạnh tranh, thể hiện ở một số tiêu chí định tính hay định lượng sau đây: Năngsuất và sản lượng; chi phí sản xuất và giá cả nông sản (gạo); chất lượng, phẩmchất gạo XK; Hệ số lợi thế so sánh RCA
Chi phí sản xuất lúa gạo XK sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của tất cả các khâu;bao gồm: sản xuất, thu mua, vận chuyển, chế biến, kho bãi, cầu cảng, vận chuyểnquốc tế tạo ra và đưa mặt hàng gạo đến thị trường thế giới Chi phí sản xuất lúa gạothấp là yếu tố quan trọng đầu tiên của cạnh tranh trong kinh doanh lúa gạo
Giá GXK trên thị trường thế giới phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cạnhtranh trên thị trường, chủng loại và chất lượng gạo, tình hình cung - cầu trongnước và quốc tế; thời vụ sản xuất lúa gạo…
Cơ cấu và chất lượng gạo XK
Tùy thuộc vào nhu cầu, tập quán tiêu dùng của các nhà nhập khẩu gạo,
mà có cơ cấu gạo phong phú, đa dạng: gạo tẻ truyền thống, gạo thơm, gạonếp, gạo phẩm cấp thấp, trung bình, gạo chất lượng cao (5% tấm)…
Chất lượng GXK phụ thuộc vào chất lượng các giống lúa, chính sáchđịnh hướng xuất khẩu; công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến (xayxát, đánh bóng GXK…)
Trang 37Chất lượng gạo XK thể hiện: (i) giá trị sử dụng gạo, bao gồm cả chấtlượng dinh dưỡng, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, có tác động trựctiếp tới yêu cầu dinh dưỡng, sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng; (ii)phải dáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn mực, theo tiêu chuẩnISO quốc tế…; (iii) ngày nay, trong điều kiện hội nhập vào WTO, gạo XK nóiriêng, nông sản xuất khẩu nói chung phải đáp ứng được các tiêu chuẩn theoquy định của WTO và các tiêu chuẩn của các nước Ví như: dư lượng khángsinh và chất bảo vệ thực vật trong gạo XK, các quy định về môi trường antoàn lương thực, thực phẩm.
Hệ số lợi thế so sánh RCA (Revealed Comparative Advantage)
Là hệ số đo lường mức độ lợi thế so sánh của sản phẩm này đối với sảnphẩm khác hoặc của nước này với nước khác Hệ số này biểu thị khả năngcạnh tranh xuất khẩu của một quốc gia về một sản phẩm trong đó mối tươngquan với mức xuất khẩu của thế giới về sản phẩm đó
Hệ số này do nhà kinh tế học Balassa công bố năm 1965 và được tínhbằng tỷ lệ giữa tỷ trọng kim ngạch một mặt hàng trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu của một nước so với tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng đó của thế giới trong tổngkim ngạch xuất khẩu của thế giới trong khoảng thời gian nhất định, thường làmột năm [56, tr.39]
Hệ số lợi thế so sánh RCA được tính theo công thức:
RCA = (Xij/Xj):(Xiw/Xw) (Michael E Porter; 2004)
Trong đó:
Xij: Kim ngạch XK sản phẩm I của quốc gia j
Xj: Tổng kim ngạch XK của quốc gia j
Xiw: Kim ngạch XK sản phẩm i của thế giới
Xw: Tổng kim ngạch XK của thế giới
Nếu: RCA>2,5: Sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao Nếu 1<RCA<2,5:Sản phẩm có lợi thế so sánh và nếu RCA<1: Sản phẩm bất lợi thế so sánh
Trang 38Hệ số RCA của gạo Việt Nam trong những năm 2007 - 2012 luôn lớn hơn2,5 rất nhiều lần [38, tr.74-75] Nghĩa là sản phẩm gạo của Việt Nam có tínhcạnh tranh rất cao.
Khả năng cạnh tranh còn được tính đến vị thế cạnh tranh so sánh trongthị trường tiêu thụ lúa gạo, tức là, gạo XK vào thị trường đòi hỏi gạo phẩm cấpcao, giá thấp, người tiêu dùng dễ tính hay xâm nhập được nhiều vào thị trườngcao cấp, thị trường khó tính, yêu cầu cao về chất lượng, phẩm cấp gạo XK
Thứ ba, tiêu chí về hiệu quả kinh tế đối với XK gạo
Hiệu quả kinh tế của bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng được biểu hiện ởmối tương quan giữa kết quả sản xuất và chi phí sản xuất đã bỏ ra Tuy nhiên,điều đó mới chỉ nói nên hiệu quả kinh tế về mặt lượng, cùng với việc phản ánhhiệu quả về mặt lượng thì sự biểu hiện hiệu quả kinh tế của bất kỳ một hoạt độngkinh tế nào đó còn được phản ánh về mặt chất lượng Mặt chất lượng được coi làtiêu chuẩn chính của hiệu quả và là sự phản ánh về tính bền vững
Trong hoạt động XK hàng hóa (trong đó có gạo), khi tính hiệu quả kinh tếcần phải tính toán hiệu quả của tất cả chi phí lao động xã hội tham gia vào quátrình đó chứ không chỉ ở từng khâu riêng biệt Hơn thế nữa, khi xác định hiệuquả kinh tế của hoạt động XK (trong đó có XK gạo) không chỉ tính bởi nhữngkết quả, những lợi ích về mặt kinh tế mà còn phải tính đến cả kết quả về phươngdiện chính trị, xã hội, môi trường
Đối với XKG thì hiệu quả kinh tế được xác định: Lượng kim ngạch XK,
tỷ trọng kinh ngạch XKG trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tỷ lệtăng trưởng kim ngạch XKG so với tốc độ tăng GDP và điều quan trọng làphải đảm bảo “tính bền vững” hay sự “cân bằng” giữa khối lượng GXK vàkim ngạch XKG
Hiệu quả XKG còn được thể hiện ở phương diện chính trị - xã hội: Đảmbảo an ninh lương thực quốc gia và quốc tế Cải thiện đời sống người nông dân –
Trang 39chủ thể sản xuất lúa gạo cho XK như: Thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống,giảm đói nghèo, gia tăng việc làm từ việc đẩy mạnh XKG, gia tăng XKG gắnvới đảm bảo công bằng xã hội Và về mặt môi trường: giảm thiểu ô nhiễm môitrường, bảo vệ đa dạng hóa sinh học, bảo vệ môi trường đất, môi trường nước…
2.1.3.2 Các nhân t ố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo
Xuất khẩu hàng hóa nói chung, XK gạo nói riêng là một hoạt độngtrong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa của quá trình tái sản xuấthàng hóa mở rộng Hoạt động đó không chỉ diễn ra riêng biệt giữa các chủ thể
mà còn có sự tham gia của cả hệ thống kinh tế, chịu sự điều hành của cáccông cụ và chính sách vĩ mô…
Đối với hoạt động XK gạo là gồm một chuỗi các khâu liên hoàn vớinhau: Sản xuất lúa gạo - Thu mua - Chế biến - Tiêu thụ/xuất khẩu
- Sản xuất lúa gạo, cung cấp lúa nguyên liệu để chế biến GXK Ngườinông dân, các tổ chức hợp tác xã hoặc nông trường là chủ thể sản xuất lúa.Sản xuất lúa gạo phụ thuộc vào diện tích đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thờitiết, kỹ thuật canh tác nông nghiệp…
- Thu gom, thu mua: là hoạt động của đội ngũ thu mua/thương lái thumua lúa tươi tại ruộng, vận chuyển về để phơi sấy và gửi vào các cơ sở, nhàmáy xay xát để chế biến lúa khô thành gạo lức (thóc đã được tách bỏ vỏ trấu),gạo lức này được thu gom/thương lái đem bán cho doanh nghiệp để tiếp tụcchế biến xuất khẩu
- Chế biến: gạo lức được lau bóng để thành GXK thành phẩm với tỷ lệtấm khác nhau: 5%; 15%, 25% Chất lượng GXK một phần phụ thuộc vào kỹthuật, công nghệ chế biến, xay xát Hầu hết các cơ sở chế biến gạo tách rờivới các hoạt động thương mại gạo (thu mua và bán) Tuy vậy, giữa các cơ sởchế biến và thương mại thu mua lúa gạo thường có liên hệ chặt chẽ với nhau.Chẳng hạn, các cơ sở chế biến thường hỗ trợ kho chứa đối với thương lái
Trang 40- Tiêu thụ/xuất khẩu: các doanh nghiệp làm nhiệm vụ XKG gồm cácdoanh nghiệp xuất khẩu gạo và các danh nghiệp cung ứng gạo xuất khẩu,trong đó, các doanh nghiệp XKG là người giao dịch, ký hợp đồng, thực hiệncác quy trình XKG ra nước ngoài Bởi vậy, hoạt động XKG chịu ảnh hưởngcủa nhiều nhân tố dưới đây:
Một là: Đặc điểm của sản xuất lúa gạo
Cũng như nhiều nông sản xuất khẩu khác, quá trình sản xuất lúa gạomang tính thời vụ và tính khu vực rõ rệt, do quá trình sản xuất lúa gạo được tiếnhành trên các địa bàn khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên: đất đai,nguồn nước, khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa… khinghiên cứu về năng suất lao động và hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung,sản xuất lúa gạo nói riêng, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳngđịnh: Trong nông nghiệp, năng suất lao động bao gồm 2 nhân tố cấu thành lànăng suất lao động gắn liền với các yếu tố tự nhiên và năng suất lao động gắnliền với các yếu tố kinh tế - xã hội Vì thế, sản lượng nông nghiệp được tạo ratrong một đơn vị thời gian lao động hoặc sản lượng nông sản được tạo ra trênmột đơn vị diện tích nông nghiệp phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên… Điềukiện tự nhiên thuận lợi là một nhân tố làm tăng năng suất lao động, do đó tăng sốlượng sản phẩm sản xuất ra trên cùng một đơn vị thời gian [56, tr.46]
Hai là: Sự biến động của thị trường gạo thế giới
Sự biến động của thị trường gạo thế giới tùy thuộc vào cung và cầugạo trên thị trường thế giới và sự biến động của giá gạo trên thị trường và thịhiếu người tiêu dùng
(1) Hoạt động XKG trước hết chịu ảnh hưởng bởi yếu tố cung và cầu
về gạo trên thị trường thế giới
Về cung: Cung về gạo phụ thuộc vào khả năng sản xuất, chế biến gạo
của các quốc gia