1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổng quan về công tác an toàn vệ sinh lao động

31 1,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 151 KB

Nội dung

Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh doanh LỜI NÓI ĐẦU Lao động là hoạt động quan trọng nhất tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định cho sự phát triển của hình thái xã hội và điều này không tách rời cách thức lao động an toàn và môi trường lao động trong lành. Chính vì vậy, pháp luật đã quy định quyền và nghĩa vụ của các mối quan hệ trong sản xuất, trong đó có quyền và trách nhiệm về an toàn - vệ sinh lao động nhằm bảo vệ con người, bảo vệ nguồn nhân lực - chủ thể, động lực mọi hoạt động xã hội. Về mặt quốc tế, khách hàng ngày nay đòi hỏi sản phẩm không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn phải được sản xuất trong môi trường an toàn sức khoẻ và các quyền lợi xã hội vủa người lao động được đảm bảo. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta xác định bảo hộ lao động là một chính sách lớn. Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo các yêu cầu về an toàn - vệ sinh lao động là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội. Ở nước ta, công nghiệp là ngành kinh tế then chốt trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đây là ngành kinh tế có giá trị tổng sản lượng liên tục tăng và có đóng góp lớn cho GDP nước ta. Đặc biệt là trong những năm gần đây, ngành công nghiệp đã có những bước tiến vượt bậc. Sản xuất công nghiệp rất đa dạng, hơn nửa số doanh nghiệp có thiết bị cũ, điều kiện lao động còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sự cố cho người lao động.Trên thực tế, môi trường lao động trong ngành khá phức tạp và càng phức tạp hơn khi ngành công nghiệp đang cùng đất nước nước bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vì cùng với quá trình đó, ngành có quy mô xây dựng và sản xuất ngày càng phát triển, sử dụng nhiều công nghệ mới, với máy móc vật tư rất đa dạng về chủng loại, nên các nhân tố có thể gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động ngày càng gia tăng. Mặc dù môi trường lao động ngành công 1 Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh doanh nghiệp đã được quan tâm cải thiện hơn trước nhưng vẫn có chỉ số ô nhiễm cao. Cho nên, việc thực hiện những biện pháp nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho người lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp là một yêu cầu rất cấp thiết. Chính vì vậy, đề án sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp. Nội dung đề án gồm 3 phần: - Phần 1: Một số lý luận cơ bản về công tác an toàn - vệ sinh lao động. Phần này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản của công tác an toàn - vệ sinh lao động: Nghiên cứu sự cần thiết của công tác này trong các đơn vị doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp; Và nghiên cứu những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác an toàn - vệ sinh lao động. - Phần 2: Thực trạng công tác an toàn - vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay. Thông qua việc phân tích thực trạng công tác an toàn - vệ sinh lao động, phần này sẽ đưa ra đánh giá về kết quả đạt được, những tồn tại và tìm ra những nguyên nhân của những tồn tại đó. - Phần 3: Một số giải pháp nâng cao công tác an toàn - vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. Từ những luận điểm trong các phần trên, phần này nghiên cứu định hướng, đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác này. Hy vọng đề án sẽ mang đến những nhận thức cơ bản về công tác an toàn - vệ sinh lao động và góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này trong thực tiễn. Đề án được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thành Hiếu. Xin chân trọng cảm ơn Thạc sĩ! 2 Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh doanh PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG Điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tiêu hao sức lực và trí lực của người lao động trong quá trình tiến hành sản xuất. Trong đó mức độ tiêu hao sức lực và trí lực của người lao động phụ thuộc vào hai nhóm nhân tố chính, đó là tính chất công việc và tình trạng vệ sinh môi trường làm việc. Cải thiện điều kiện làm việc không những bảo vệ sức khoẻ, tránh bệnh nghề nghiệp cho người lao động mà còn nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Để cải thiện điều kiện làm việc cần phải làm thay đổi tính chất công việc cũng như cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường làm việc. Đây chính là mục tiêu chủ yếu của công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp. 1. Công tác an toàn - vệ sinh lao động là gì. Trong quá trình lao động dù sử dụng công cụ thông thường hay máy móc hiện đại, dù áp dụng kỹ thuật công nghệ giản đơn hay áp dụng kỹ thuật công nghệ phức tạp, tiên tiến đều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có hại, gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm có hại mà nếu không được phòng ngừa cẩn thận, chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động hoặc tử vong. Công tác an toàn - vệ sinh lao động bao gồm các việc làm nhằm chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh phù hợp với những tiêu chuẩn cho phép. Công tác an toàn - vệ sinh lao động có các tính chất là: tính luật pháp, tính khoa học công nghệ và tính quần chúng. Ba tính chất này có quan hệ hữu cơ với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. 2. Mục đích và ý nghĩa của công tác an toàn - vệ sinh lao động 2.1 Mục đích 3 Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh doanh Điều kiện lao động không thuận lợi sẽ gây ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động vì ở trong đó luôn tồn tại những yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, tai nạn lao động (Bộ phận truyền chuyển động, nhiệt, điện, vật rơi, đổ, sập,…) và các yếu tố có hại với sức khoẻ, gây bệnh nghề nghiệp (Vi sinh vật, tiếng ồn và rung sóc, bức xạ, chiếu sáng không hợp lý, bụi, hoá chất độc, yếu tố vi sinh vật có hại, chế độ lao động, tư thế lao động gò bó, đơn điệu, không phù hợp tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ người lao động trong sản xuất). Tai nạn lao động xảy ra không chỉ gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng người lao động mà còn gây thiệt hại về vật chất và gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Do đó, công tác an toàn - vệ sinh lao động được thiết lập nhằm mục đích: - Đảm bảo an toàn thân thể của người lao động, hạn chế mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thương gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động. - Bảo đảm người lao động khoẻ mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra. - Bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho người lao động. 2.2 Ý nghĩa, lợi ích của công tác an toàn - vệ sinh lao động Công tác an toàn - vệ sinh lao động có ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội và kinh tế. Ý nghĩa chính trị: Công tác này thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khoẻ mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác an toàn - vệ sinh lao động tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con 4 Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh doanh người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng. Ngược lại, nếu công tác này không được thực hiện tốt, điều kiện lao động của người lao động còn quá nặng nhọc, độc hại, dễ xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. Ý nghĩa xã hội: An toàn - vệ sinh lao động là chăm lo đến đời sống, hạnh phúc của người lao động. Đây vừa là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn được khoẻ mạnh, lành lặn, trình độ văn hoá, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội. Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động được sống khoẻ mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ thuật. Tai nạn lao động không xảy ra, sức khoẻ của người lao động được đảm bảo thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội. Lợi ích kinh tế: Thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong sản xuất, nếu người lao động được bảo vệ tốt, có sức khoẻ, không bị đau ốm, bệnh tật, điều kiện làm việc thoải mái, không nơm nớp lo sợ bị tai nạn lao động, bị mắc bệnh nghề nghiệp thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, sẽ có ngày công, giờ công cao, năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, luôn luôn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất và công tác. Do vậy, phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm những điều kiện đẻ cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động. Nó có tác dụng tích cực đảm bảo đoàn kết nội bộ để đẩy mạnh sản xuất. Ngược lại, nếu để môi trường làm việc quá xấu, tai nạn lao động hoặc ốm đau xảy ra nhiều sẽ gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất. Người bị tai nạn lao động ốm đau phải nghỉ việc để chữa trị, ngày công lao động giảm; nếu 5 Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh doanh nhiều người lao động bị tàn phế, mất sức lao động thì ngoài việc khả năng lao động của họ sẽ giảm và sức lao động của xã hội vì thế cũng giảm sút, xã hội còn phải chăm lo việc chăm sóc, chữa trị và các chính sách xã hội khác liên quan. Chi phí về bồi thường tai nạn lao động, ốm đau , điều trị, ma chay là rất lớn, đồng thời kéo theo những chi phí lớn do máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu bị hư hỏng. Nói chung, tai nạn lao động, ốm đau xảy ra dù nhiều hay ít đều dẫn tới sự thiệt hại về người và tài sản, gây trở ngại cho sản xuất. Cho nên, quan tâm thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động là thể hiện quan điểm đầy đủ về sản xuất, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 3. Các chỉ số và phương pháp đánh giá Khi thống kê các vụ tai nạn lao động, người ta thường quan tâm đến số vụ tai nạn nói chung, số người bị thương và số người thiệt mạng trong các vụ tai nạn đó. Nguồn thông tin chủ yếu là từ phía các doanh nghiệp báo cáo nên thực sự khó có đầy đủ, chính xác. Về bệnh nghề nghiệp, các số liệu có ý nghĩa là số bệnh nghề nghiệp đang tồn tại, số người lao động thuộc nhóm sức khoẻ các loại 1,2,3,4. Người ta thống kê số liệu từ hầu hết các bệnh viện để có được con số bệnh nghề nghiệp. Song, đây lại là phương pháp thống kê chưa đầy đủ vì không phải tất cả mọi người lao động đều được khám, kiểm tra sức khoẻ, và càng ít người được kiểm tra định kỳ. Để đánh giá tình hình và thiệt hại của các vụ tai nạn lao động người ta phân tích số liệu thông qua các chỉ số: - Chỉ số đánh giá chấn thương trong lao động của Bộ y tế và ILO (Tổ chức lao động Quốc tế). - Số ngày nghỉ do tai nạn lao động. - Số tần suất (k) tai nạn lao động. - Tần suất tai nạn lao động theo giờ làm việc (f). - Tỷ suất ngày nghỉ mất đi do tai nạn lao động (IR). 6 Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh doanh - Tỷ lệ trầm trọng của tai nạn lao động. - Tỷ suất tử vong. - Số ngày nghỉ do tai nạn lao động/1000 lao động. - Chi phí điều trị và lương cho các trường hợp tai nạn lao động. Thông qua các số liệu có được của công tác khảo sát, người ta sẽ sử dụng các cách đối chiếu so sánh khác nhau, tính các chỉ số, tỷ lệ, lập các bảng, biểu đồ để thấy được tình hình biến động của tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Hiệu quả của việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động chính là sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn của các chỉ số có liên quan. 7 Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh doanh PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác an toàn - vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay. 1.1 Quản lý nhà nước Các doanh nghiệp hoạt động thường chỉ chú tâm nhiều đến việc tăng lợi nhuận mà không chú ý cải thiện môi trường làm việc để đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động. Do đó, những định hướng của nhà nước trở nên rất cần thiết để bảo vệ nguồn nhân lực. Quản lý nhà nước về bảo hộ lao động là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác an toàn - vệ sinh lao động. Đảng và nhà nước ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động, tiêu chuẩn vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc có liên quan đến điều kiện lao động, tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân. Ban hành và quản lý thống nhất các quy phạm an toàn, quy phạm vệ sinh lao động; Quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, nội dung huấn luyện, đào tạo về an toàn - vệ sinh lao động. Thanh tra, kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động. Điều tra, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Thông tin về an toàn - vệ sinh lao động. Xử lý các vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động. 1.2 Người sử dụng lao động và người lao động 1.2.1 Người sử dụng lao động Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Họ là người chủ động thực hiện và quyết định thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong mỗi doanh nghiệp, nên nhận 8 Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh doanh thức và mức độ nhiệt tình của họ khi tham gia thực hiện là nhân tố quyết định đến hiệu quả của công tác. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ: Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn - vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động; Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của nhà nước; Phân công trách nhiệm và cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của màng lưới an toàn viên và vệ sinh viên; Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước; Thực hiện huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định; Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn - vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế nơi doanh nghiệp hoạt động. Người sử dụng lao động có quyền: Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn - vệ sinh lao động; Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn - vệ sinh lao động; Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra viên an toàn - vệ sinh lao động, nhưng vẫn phải chấp hành các quyết định đó khi chưa có quyết định mới. 1.2.2 Người lao động Người lao động là người hoạt động trong môi trường lao động và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố trong đó. Một phần trong việc đảm bảo 9 Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh doanh an toàn - vệ sinh lao động là phụ thuộc vào ý thức chấp hành kỷ luật trong khi làm việc của họ. Nếu tất cả mọi người lao động trong cùng một công xưởng đều thực hiện tốt công việc của mình theo đúng các tiêu chuẩn về an toàn - vệ sinh lao động thì sự an toàn của mỗi người đều được nâng cao. Người lao động có nghĩa vụ chấp hành các quy định, nội quy về an toàn- vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao; Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn - vệ sinh lao động nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường; Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động. Người lao động có quyền được yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháphải an toàn lao động, vệ sinh lao động; có quyền từ chối làm công việc hoặc dời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục; khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của nhà nước hoặc không thực hiện các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động. 1.3 Tổ chức công đoàn Tổ chức công đoàn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy công tác an toàn - vệ sinh lao động được thực hiện có hiệu quả hơn vì đây là tổ chức hoạt động vì lợi ích của người lao động, cùng bảo vệ người lao động như mục tiêu của công tác này. 10 [...]... tại nhiều doanh nghiệp cho thấy, những chủ doanh nghiệp quan tâm đến người lao động và sự an toàn của doanh nghiệp mình, họ sẽ đầu tư trang thiết bị đủ những phương tiện an toàn - vệ sinh lao động trong lao động và cháy nổ Tuy vậy,nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế dân doanh hầu như không tổ chức một hoạt động gì về an toàn, vệ sinh lao động, thậm chí còn tìm nhiều cách hay chỉ trang bị chiếu... quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động là hoạt động quan trọng công tác bảo hộ lao động của nước ta Một thực tế cho thấy qua 8 năm thực hiện tuần lễ Quốc gia về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ đã tạo ra phong trào thi đua mạnh mẽ, nhiều đơn vị đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để cải tiến dây chuyền công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, quản lý chặt chẽ hơn về an toàn vệ sinh lao động Có... cơ quan hữu quan và các đơn vị sử dụng lao động Nhà nước cần ban hành các quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn và tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho các ngành nghề phải qua nghiên cứu thực nghiệm Các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ hiện vẫn chưa được phổ biến, tuyên truyền đến đúng đối tượng Đó là nhận định chung của các sở, ban ngành về công tác thực hiện an toàn lao động Công. .. doanh Trong thời gian tới, Công an các thành phố sẽ phối hợp với ngành lao động, thương binh và xã hội điều tra, kết luận các tai nạn lao động để kịp thời đưa ra xét xử hình sự những trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng Công tác an toàn - vệ sinh lao động được đảm bảo sẽ là động lực cho người lao động làm tốt công việc của mình Với số lượng các doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn - vệ sinh lao. .. khác có liên quan đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này bằng cách tổ chức những lớp huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động; thanh - kiểm tra để phát hiện những vi phạm của doanh nghiệp đối với công tác an toàn - vệ sinh lao động, thậm chí xử phạt hoặc kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh buộc ngưng sản xuất Nhiều chủ doanh nghiệp đã ý thức hơn đến việc phòng tránh tai nạn lao động và bệnh... hộ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trực tiếp quản lý Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động quốc gia; Công đoàn tuyên truyền giáo dục và tham gia tổ chức huấn luyện bảo hộ lao động cho người lao động, vận động họ làm tốt nghĩa vụ trong công tác an toàn - vệ sinh lao động; Công đoàn tổ chức, chỉ đạo hoạt động phong trào quần chúng làm bảo hộ lao động và quản lý, chỉ đạo hoạt động. .. dạng hoá do được quan tâm thực hiện Thông tin được truyền bá rộng rãi khuyến khích, cảnh báo, thường xuyên nhắc nhở người sử dụng lao động và người lao động thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động, nâng cao nhận thức của mọi người về vai trò của công tác và thể hiện sự quan tâm thực hiện công tác này Công tác huấn luyện có những chuyển biến tích cực Các doanh nghiệp đã đưa công tác huấn luyện... vi phạm các tiêu chuẩn về an toàn - vệ sinh lao động trong các năm qua trở nên báo động đối với các cơ quan chức năng Công tác xử lý sau khi tai nạn lao động xảy ra không nhanh chóng, hiệu quả, việc truy cứu trách nhiệm không nghiêm và chưa triệt để Nhận thức của người lao động về an toàn - vệ sinh lao động chưa cao là nguyên nhân chủ yếu cần được khắc phục sớm Bởi vì người lao động là người gánh chịu... biện pháp bảơ hộ an toàn vệ sinh lao động, đấu tranh với chủ doanh nghiệp trong việc trang bị đầy đủ những trang thiết bị, đồ bảo hộ lao động nhằm bảo vệ người lao động khỏi tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp Cùng với Liên đoàn Lao động tỉnh đấu tranh để có thể truy tố hình sự đối với các chủ doanh nghiệp để xảy ra tai nạn lao động chết người do không được trang bị bảo hộ lao động cũng như không... thanh tra, kiểm tra các vấn đề liên quan đến đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động Vì vậy ở khu vực sản xuất này chứa đựng nhiều yếu tố nguy hiểm (số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh ta chiếm trên 90%), công tác y tế chưa được quan tâm đầu tư 23 Đề án môn học Khoa Quản trị Kinh doanh Nhà nước chưa đủ sức kiểm soát, thanh tra, kiểm tra các vấn đề liên quan đến đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động . nghiệp. Thông tin về an toàn - vệ sinh lao động. Xử lý các vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động. 1.2 Người sử dụng lao động và người lao động 1.2.1. người lao động và người sử dụng lao động, nội dung huấn luyện, đào tạo về an toàn - vệ sinh lao động. Thanh tra, kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động. Điều tra, thống kê tai nạn lao động, bệnh. chuẩn về an toàn - vệ sinh lao động thì sự an toàn của mỗi người đều được nâng cao. Người lao động có nghĩa vụ chấp hành các quy định, nội quy về an toàn- vệ sinh lao động có liên quan đến công

Ngày đăng: 10/01/2015, 09:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w