BÁO cáo họp TỔNG kết HOẠT ĐỘNG 9 THÁNG đầu năm của BAN CHỈ đạo CÔNG tác AN TOÀN vệ SINH THỰC PHẨM THÀNH PHỐ hà nội, PHƯƠNG HƯỚNG TRIỂN KHAI NHIỆM vụ 3 THÁNG CUỐI năm 2013

10 704 0
BÁO cáo họp TỔNG kết HOẠT ĐỘNG 9 THÁNG đầu năm của BAN CHỈ đạo CÔNG tác AN TOÀN vệ SINH THỰC PHẨM THÀNH PHỐ hà nội, PHƯƠNG HƯỚNG TRIỂN KHAI NHIỆM vụ 3 THÁNG CUỐI năm 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO HỌP TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG 9 THÁNG ĐẦU NĂM CỦA BAN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HÀ NỘI, PHƯƠNG HƯỚNG TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ 3 THÁNG CUỐI NĂM 2013 - Là cuộc họp ở cấp cao nhất của công tác an toàn vệ sinh thực phẩm của thành phố Hà Nội được thực hiện 3 tháng 1 lần. Có sự tham gia của đồng chí: Nguyễn Thị Bích Ngọc, phó chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Giám đốc, Phó Giám đốc của 10 sở ban ngành là thành viên của ban chỉ đạo. Bao gồm: Sở Y Tế, sở Công Thương, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở giáo dục, sở công an, sở khoa học và công nghệ, sở văn hóa thể thao và du lịch, báo kinh tế và đô thị, báo hà nội mới, đài phát thanh và truyền hình hà nội, chi cục ATTP, chi cục quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản… I. MỞ ĐẦU CUỘC HỌP - Đồng chí Thọ tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - Đồng chí Hiền, giám đốc sở y tế phát biểu, nêu lý do đồng chí Ngọc không thể tham gia và chủ trì cuộc họp. - Đồng chí Thọ báo cáo vắn tắt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm 9 tháng đầu năm của thành phố Hà Nội. Nêu ưu điểm, nhược điểm, khó khăn còn tồn tại và phương hướng hoạt động trong 3 tháng cuối năm. II. CÁC SỞ, BAN, NGÀNH THAM GIA GÓP Ý KIẾN CHO BẢN BÁO CÁO. 1. Đồng chí Hiền, Giám đốc sở y tế: a. Nêu thực trạng các hoạt động của ngành y tế trong thời gian qua, báo cáo kết quả làm việc với UBND, Bộ Y tế và chính phủ về công tác y tế của Thành phố Hà Nội. Báo cáo sơ bộ về các công tác quản lý nhà nước về y tế, phòng chống dịch và VSATTP. b. Nhận xét báo cáo của chi cục: - Báo cáo chủ yếu nói đến công tác của ngành y tế, có nói đến các ngành khác như công thương, nông nghiệp, công an… nhưng chưa toàn diện, chưa nêu bật được vai trò của từng sở, ngành trong công tác VSATTP. - Đã nêu được những khó khăn nhưng chưa nêu được những giải pháp cụ thể cho các khó khăn đó. c. Chỉ đạo: - Các ban ngành khác bổ xung them các hoạt động vào báo cáo. - Nêu rõ các việc đã làm được, chưa làm được, lý do, giải pháp và phương hướng hoạt động của các ngành trong 3 tháng tiếp theo. 2. Đồng chí Vân, Sở Công thương: a. Nhận xét và bổ xung báo cáo: - Nhất trí với bản báo cáo chung của chi cục. - Bản báo cáo cần bổ xung thêm tổng kết của các chương trình mục tiêu quốc gia về ATTP. - Bổ xung thêm nhiệm vụ: quản lý thị trường, kiểm tra nguyên liệu nhập khẩu, kiểm tra cuối năm vào các nhiệm vụ của 3 tháng cuối năm. b. Kiến nghị - 3 sở y tế, công thương, nông nghiệp nhanh chóng ban hành danh mục các loại thực phẩm đan xem về trách nhiệm quản lý giữa 3 sở. Hiện vẫn chưa rõ cơ quan chủ quản đối với một số các loại sản phẩm thực phẩm. Ví dụ: Miến dong làm từ của dong giềng do nông nghiệp quản lý, làm từ bột dong giềng do công thương quản lý; dấm từ gạo, hoa quả do nông nghiệp quản lý, từ rượu và chế phẩm do công thương quản lý; ô mai mặn do nông nghiệp quản lý, ô mai ngọt do công thương quản lý, sữa và các chế phẩm sữa chưa rõ cơ quan nào quản lý… - Làm rõ công tác quản lý nhà nước đối với các siêu thị. Khi kiểm tra các siêu thị có đoàn liên ngành của 3 sở thì mỗi sở có 1 mẫu biên bản khác nhau, chưa thống nhất, phải đảm bảo cả 3 biên bản mới đạt yêu cầu gây khó khăn trong công tác kiểm tra. - Phải tăng cường hiệu quả của các đoàn kiểm tra liên ngành nhất là vào những tháng cao điểm về ATTP. Mỗi thành viên trong đoàn kiểm tra phải tự nâng cao hiệu quả làm việc của mình. 3. Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội. - Thống nhất với nội dung bản kế hoạch. Tuy nhiên, báo cáo cần bám sát theo kế hoạch 08 của UBND thành phố về ATTP. Không báo cáo tràn lan, giàn trải các nội dung, liệt kê nặng về thành tích. - Báo cáo cần viết xúc tích hơn, cần cho các số liệu vào các bảng biểu cho dễ quan sát. - Cần bổ xung thêm đánh giá về thực trạng ATTP tại thành phố hiện nay dựa vào đó nêu rõ các biện pháp giải quyết. 4. Sở nông nghiệp a. Nhận xét, bổ xung báo cáo: - Cần bám sát theo chỉ thị 07 và kế hoach 08 của UBND về công tác ATTP. - Hiện có rất nhiều thông tư hướng dẫn nhưng chưa rõ ràng và vẫn còn chồng chéo nhiệm vụ giữa các sở trong trách nhiệm quản lý ATTP. b. Kiến nghị - Nên phân ra các cấp độ cảnh báo ABC đối với các cơ sở cung cấp thực phẩm, kinh doanh thực phẩm. Các cơ sở chất lượng B, C nên kiểm tra thường xuyên hơn. 5. Sở văn hóa thể thao và du lịch a. Nhận xét, bổ xung báo cáo - Nhất trí với nội dung báo cáo. Bổ xung báo cáo hoạt động đảm bảo ATTP tại khách sạn, khu vui chơi giải trí, đảm bảo ATTP cho các học sinh của các trường thể thao, du lịch. b. Kiến nghị - Mô tả rõ mô hình quản lý nhà nước cho từng nhóm hang hóa cụ thể, thống nhất danh mục quản lý mặt hàng thực phẩm, thống nhất về mặt quản lý nhà nước đối với khách sạn và cơ sở du lịch vui chơi giải trí. 6. Sở công an a. Nhận xét, bổ xung báo cáo - Thống nhất với nội dung báo cáo, tuy nhiên trình bày còn dàn trải. Nên tập trung mô tả thực trạng, tình hình thực tế hiện nay như thế nào. Nên so sánh với kết quả cùng kỳ của các năm trước. Số liệu cần xúc tích hơn. - ATTP là nội dung được sự quan tâm của chính quyền và các sở ngành, thể hiện rõ tinh thần lãnh đạo. Trong tình hình mới phức tạp hơn cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý ATTP. b. Kiến nghị - Cần có sự phối hợp, kết hợp hữu cơ giữa các sở ngành, phân rõ trách nhiệm quản lý cho các sở ngành. - Công tác quản lý y dược, cơ sở kinh doanh: Trước khi cấp phép, ngoài các chỉ tiêu hoạt động chuyên môn, cần quan tâm đến các điều kiện khác ví dụ như vệ sinh môi trường. - Vấn đề hậu kiểm rất quan trọng. Các cơ sở đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhưng có làm theo đúng những gì đã đăng ký hay ko? - Cần phân cấp vai trò quản lý nhà nước về các cấp cơ sở quận huyện, xã phường. - Các cơ quan báo chí cẩn trọng khi đưa các tin bài về ATTP, phải có thông tin chính xác, trực tiếp, phản ánh đúng thực tế. Không đưa tin bài gián tiếp, cường điệu ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng. 7. Hội nông dân a. Nhận xét, bổ xung báo cáo - Nhất trí với báo cáo, tuy nhiên cần tổng hợp hơn nữa các hoạt động, nêu rõ sự phối hợp giữa các ban ngành, không lặp lại, không liệt kê. - Hội nông dân đã tuyên truyền cho các đối tượng trên nhiều lĩnh vực, thực hiện phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp phát triển nông thôn tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng, xây dựng các mô hình, triển khai các cuộc vận động. - Nên bổ xung thêm các tồn tại, ví dụ như ý thức của người dân còn hạn chế. b. Kiến nghị - Trong công tác 3 tháng cuối năm: tăng cường truyền thông đến tất cả tầng lớp nhân dân về ATTP - Cần có kiến nghị đề xuất thống nhất nội dung làm việc của 3 sở, y tế, nông nghiệp và công thương, phân định nhiệm vụ quản lý giữa các sở, tăng cường hợp tác trong công tác quản lý ATTP giữa các sở ban ngành. 8. Sở giáo dục a. Nhận xét, bổ xung báo cáo - Sở hiện quản lý hơn 2600 trường học với hơn 1,6 triệu học sinh trong đó có hơn 1200 trường có bếp ăn tập thế chủ yếu là trường nầm non bán trú, trường tiểu học, hơn 1000 trường có Căng tin. - Đồng tình với nội dung báo cáo nhưng cần phải viết lại thể hiện lại các khó khăn tồn tại hiện trạng cho đầy đủ hơn. Sở y tế đã chỉ đạo công tác y tế học đường định kỳ phổ biến kiến thức ATTP và vệ sinh phòng dịch. - Quan ngại vấn đề hơn 1200 bếp ăn tập thể tại các trường học. - Toàn bộ các trường đã được cấp nước sạch là các bình nước tinh lọc tuy đã có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm nhưng giấy này là do cơ sở đó đưa ra, nên có nhiều thắc mắc liên quan đến chất lượng nước tinh lọc trong các trường học. Vì vậy các nhà trường cần tự lấy mẫu nước xét nghiệm định kỳ nhưng do chi phí quá lớn nên chưa thực hiện được. - Nêu thực trạng vấn đề rác thải tập trung trước cổng các trường học, các quán hàng dong quanh trường học. - Vấn đề tuyên truyền VSATTP chỉ đơn giản ở phòng y tế, các khẩu hiểu, tờ rơi cũng chỉ dán ở phòng y tế, các cháu nhỏ và phụ huynh học sinh không tiếp cận được. b. Kiến nghị - Cần kiểm tra giám sát thường xuyên các cơ sở sản xuất nước tinh lọc, cung cấp danh sách các cơ sở có uy tín, chất lượng để các nhà trường dựa vào đó lựa chọn nguồn nước. Hỗ trợ chi phí xét nghiệm nước cho nhà trường hoặc cơ quan y tế phải có trách nhiệm xét nghiệm nước định kỳ cho các nhà trường. - Cần giám sát chặt chẽ các trường có bếp ăn tập thể, đặc biệt là các trường có số lượng ăn lớn ( ví dụ Kim Liên, Nam Thành Công: có trên 3000 suất ăn/ ngày). - Giải quyết vấn đề rác tập chung ở cổng trường gây mất vệ sinh, các quán hàng rong quanh trường học. - Làm rõ sự chỉ đạo giữa các sở ban ngành. 9. Sở khoa học công nghệ - Bổ xung báo cáo: Sở đã hỗ trợ chương trình ISO 14000 và ISO 22000 cho các doanh nghiệp trên địa bàn. 10.Đài truyền hình Hà Nội - Kiến nghị với sở giáo dục: Nên tham mưu cho Ủy Ban nhân dân thành phố và Bộ Giáo Dục nâng cao hiệu quả giáo dục ATTP vào chương trình học của học sinh lớp 4, lớp 5. Dạy các cháu ý thức lựa chọn thức ăn an toàn, kỹ năng lựa chọn thức ăn an toàn hợp vệ sinh nhất là kỹ năng lựa chọn các mặt hàng ăn sẵn, quà vặt và thức ăn trên hè phố. - Kiến nghị với sở y tế: Giáo dục ý thức ATTP cho đối tượng ông bà của trẻ, vấn đề nước uống trong lớp học của trẻ. III. TỔNG HỢP CÁC Ý KIẾN GÓP Ý Đồng chí Hạnh, Phó Giám Đốc sở y tế: - Xin tiếp thu ý kiến, giao chi cục VSATTP viết lại báo cáo. Báo cáo phải bám vào chỉ thị 07 kế hoạc 08 của thành phố, làm nổi bật các khó khăn vướng mắc và cách giải quyết cũng như làm nổi bật sự phối hợp liên ngành trong ATTP. Báo cáo cũng cần so sánh số liệu với các năm trước, súc tích hơn, rõ ràng hơn. a. Công tác chỉ đạo, tham mưu - Hiện đã có rất nhiều nghị định thông tư hướng dẫn về công tác ATTP làm cho công tác này trở nên rõ ràng hơn trước đây tuy nhiên đi vào thực tế vễ gặp phải những vướng mắc cần phải khắc phục. Nghị định 38 đi vào thực tế vẫn còn những điều khoản chưa rõ ràng như về Phân cấp quản lý như thế nào? Dù ban chỉ đạo đã có kế hoạch trình thành phố giải quyết vấn đề này nhưng vì trên Bộ vẫn chưa thực hiện nên chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện ở thành phố. Vậy nên vẫn phải chờ sự chỉ đạo của Bộ. b. Công tác Tuyên Truyền - Cần đưa vấn đề ATTP vào sách giáo khoa cho học sinh. - Hiện có rất nhiều kênh tuyên truyền cho ATTP nhưng chưa thực sự mang lại hiểu quả. Đề nghị các sở ngành về xem xét lại các thức truyền thông nào, hình thức truyền thông nào, kênh truyền thông nào hiệu quả, báo cáo nhân rộng để có cách làm hiệu quả đối với công tác truyền thông. c. Công tác cấp giấy phép: - Đây là công tác nhạy cảm, nhưng cần minh bạch. - Cần xem xét lại quá trình cấp giấy phép cho các cơ sở đảm bảo rõ ràng minh bạch. Có 1 vấn đề là quy trình cấp hồ sơ qua nhiều bước thẩm định tuy nhiên khi cơ sở đi vào hoạt động thực tế thì không thể kiểm soát được. d. Công tác Thanh Kiểm tra: - Vẫn còn nhiều bất cập. Kiểm tra rất nhiều nhưng hiệu quả không cao. Đề nghị các sở xem xét lại công tác thanh kiểm tra, góp ý kiến nâng cao chất lượng thanh kiểm tra. Cần phối hợp tốt hơn nữa giữa các sở trong công tác thanh kiểm tra - Đặc biệt lưu ý vấn đề ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. e. Công tác chung - Xây dựng các mô hình, chuỗi ATTP từ sản xuất đến tiêu dùng. - Các sở tự đánh giá kết quả năm 2013, lập kế hoạch chương trình 2014 để tổng hợp, dự trù và phân bố kinh phí. IV. KẾT LUẬN Đồng chí Hiền: Giám Đốc sở y tế Cảm ơn các ý kiến đóng góp, tổng hợp lại các hoạt động của các sở thành viên. Kết luận: - Công tác VSATTP đã đạt được nhiều kết quả. Sau khi có luật ATTP công tác quản lý tốt hơn, phân cấp các ngành chịu trách nhiệm rõ ràng hơn, tốt hơn và được sự đóng góp nhiều hơn. - Các ngành, hội đã đóng vai trò rất lớn trong công tác VSATTP. - Tiếp thu ý kiến của các sở ngành, yêu cầu sửa lại bản báo cáo, tổng hợp lại các hoạt động. Mô tả rõ công tác VSATTP của thành phố hiện nay, tập chung vào các tồn tại, khó khăn và nêu giải pháp khắc phục. Báo cáo về công tác tuyên truyền. Tổng hợn các giải pháp để thực hiện các hoạt động tiếp theo như phục vụ các lễ hội, tháng ATTP, Tết - Yêu cầu bộ phận thường trực tiếp thu các ý kiến về các vấn đề: Thực phẩm, nước, truyền thông, giáo dục, và ý thức của người dân. - Hỗ trợ cho các cơ sở thức ăn đường phố về kiến thức và trang thiết bị ATTP. Các ban ngành nêu rõ thực trạng tồn tại và các ý kiến tham mưu về vấn đề này. - Nâng cao sự phối hợp liên ngành trong quản lý ATTP - Yêu cầu tổng hợp các ý kiến để hoàn thiện báo cáo. - Yêu cầu các cơ quan báo chí thông tin chính xác và không để người dân hoang mang. - Báo cáo cuối cùng sẽ trình lên UBND thành phố. Kết thúc cuộc họp. . BÁO CÁO HỌP TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG 9 THÁNG ĐẦU NĂM CỦA BAN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HÀ NỘI, PHƯƠNG HƯỚNG TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ 3 THÁNG CUỐI NĂM 20 13 - Là cuộc họp. họp. - Đồng chí Thọ báo cáo vắn tắt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm 9 tháng đầu năm của thành phố Hà Nội. Nêu ưu điểm, nhược điểm, khó khăn còn tồn tại và phương hướng hoạt động trong 3 tháng. nhất của công tác an toàn vệ sinh thực phẩm của thành phố Hà Nội được thực hiện 3 tháng 1 lần. Có sự tham gia của đồng chí: Nguyễn Thị Bích Ngọc, phó chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội

Ngày đăng: 24/08/2015, 14:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan