BẢNG 6: CƠ CẤU NỢ PHẢI TRẢ CÁC NĂM TỪ 2002 2004 Chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 55 - 62)

II. Nguồn vốn chủ sở hữu 18.168.682.877 21.154.398

BẢNG 6: CƠ CẤU NỢ PHẢI TRẢ CÁC NĂM TỪ 2002 2004 Chỉ tiêu

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Giá trị (tr.đ) tỷ trọng (%) giá trị (tr.đ) tỷ trọng (%) giá trị (tr.đ) tỷ trọng (%) 1. Vay ngân hàng 71.802 80,66 84.818 86,18 94.490 85,72 trong đó: Vay ngắn hạn 40.848 45,89 58.008 58,94 69.010 62,60 Vay dài hạn 30.954 34,77 26.810 27,24 25.480 23,11 2. Tín dụng thương mại 12.197 13,7 9.071 9,22 10.135 9,19

3. Phải trả công nhân viên 1.886 2,12 2.587 2,63 2.890 2,62

4. Phải trả thuế 1.623 1,82 432 0,44 1.306 1,18

5. Các khoản phải trả khác 1.506 1,7 1.516 1,53 1.413 1,19

Tổng nợ phải trả 89.014 100 98.424 100 110.234 100

Qua bảng 6 ta thấy trong cơ cấu nợ của phải trả của công ty vay ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất và với giá trị rất lớn hơn 80%. Có thể coi đây là nguồn vốn chủ đạo của công ty. Ngoài nguồn vốn vay ngân hàng công ty còn sử dụng nguồn tài trợ tín dụng thương mại từ số tiền phải trả cho người bán. Nguồn này có tỷ trọng lớn thứ hai sau nguồn vay ngân hàng, chiếm hơn 10% trong tổng nợ của công ty. Số còn lại công ty sử dụng hình thức tạo lập từ các khoản phải trả công nhân viên, phải trả thuế và các khoản phải trả khác. Những đối tượng này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng nợ của doanh nghiệp. Sau đây chúng ta tìm hiểu chi tiết về cách thức tạo lập vốn của từng nguồn:

 Vay ngân hàng

Đây là nguồn vốn vay chủ yếu của hầu hết các doanh nghiệp, và cũng là phương thức tạo lập vốn chủ yếu ở công ty May Thăng Long. Công ty đã sử dụng với một tỷ trọng rất lớn, và tỷ lệ không thay đổi nhiều trong các năm qua. Năm 2002 là 80,66%; tỷ lệ này tăng lên 86,18% vào năm 2003 và giảm xuống không đáng kể còn 85,72% năm 2004. Như vậy có thể thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay ngân hàng.

Trong những năm qua công ty đã có quan hệ tín dụng với một số ngân hàng thương mại. Đó là ngân hàng ngoại thương, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng CTCT, ngân hàng Indo, ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội. Khi vay vốn ngân hàng công ty thường vay theo hình thức tín chấp, các hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản không nhiều, công ty đặt được niềm tin trong lòng các ngân hàng, do đó mà công ty đã tận dụng khai thác triệt để nguồn tạo lập này nhằm mục đích cho cả đầu tư và bổ sung nguồn vốn thiếu hụt.

Vay dài hạn

Với doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc như công ty May Thăng Long thì dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị là những bộ phận thiết yếu, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho quá trình sản xuất được hoàn thành. Những dây chuyền này có thời gian sử dụng lâu dài, cũng chính vì thế mà giá trị của nó rất đắt, chỉ bản thân công ty với nguồn vốn chủ sở hữu không đủ khả năng mua sắm, vì còn

phải chi cho nhiều mục đích khác nữa. Do đó mà công ty đều hướng tới các nguồn vay dài hạn. Với nguồn dài hạn công ty có khả năng chi trả hàng năm, mà không phải lo tới kỳ hạn thanh toán. Trong bảng 6 ở trên cho thấy nguồn vay dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn, năm 2002 chiếm 34,77% trong tổng nợ của doanh nghiệp, giá trị tuyệt đối là 30.954 triệu đồng. Sang các năm sau tỷ trọng này có giảm xuống nhưng vẫn còn ở mức cao. Năm 2003 vay dài hạn ngân hàng là 26.810 triệu đồng chiếm 27,24% trong tổng nợ. Năm 2004 giảm xuống còn 25.480 triệu tương đương 23,11%. Sở dĩ có sự giảm xuống này là do nhu cầu cho đầu tư tài sản cố định giảm xuống.

Mặt khác có thể doanh nghiệp đã tìm được nguồn khác thay thế như hình thức thuê tài chính. Đây là hình thức mới mẻ ở nước ta đã được công ty áp dụng trong việc thuê tài sản. Công ty đã thực hiện thuê ô tô các loại như ô tô 7 – 8 chỗ, ô tô 16 chỗ, ô tô tải nhằm phục vụ cho nhu cầu vận chuyển của mình. ở đây đối tác với công ty là công ty cho thuê tài chính, công ty áp dụng hình thức cho thuê vận hành. Sử dụng hình thức này công ty được sử dụng tài sản trong thời hạn hợp đồng, chỉ mất khoản tiền thuê nhất định mà không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đầu tư mua nó, tránh được tình trạng thiếu hụt vốn. Tuy nhiên hình thức này mới chỉ dừng lại ở mức độ thấp: các tài sản thuê là ô tô, chưa được mở rộng sang các tài sản khác. Do hình thức này còn mới mẻ và ở nước ta thị trường này chưa thực sự phát triển nên việc áp dụng còn hạn chế.

Vay ngắn hạn

Với sản phẩm may mặc công ty phải chuẩn bị một số lượng lớn các nguyên phụ liệu với nhiều chủng loại và nhiều kích cỡ màu sắc khác nhau như vải các loại, chỉ, nhãn, hộp, cúc, túi PE, khoá… Những nguyên liệu may doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài nên khả năng dự trữ là thấp, một số các nguyên phụ liệu doanh nghiệp cũng tìm được nguồn hàng trong nước nhưng chỉ chiếm tỷ trọng thấp, còn lại là hầu hết nhập từ nước ngoài, do đó nhu cầu đầu tư cho tài sản lưu động thường xuyên là rất lớn. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn bổ sung từ lợi nhuận giữ lại chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư, nên biện pháp vay nợ ngân hàng đóng vai trò quan trọng. Vay ngắn hạn ngân hàng công ty có thể đáp ứng

được nhu cầu đầu tư trực tiếp kịp thời và thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do công ty có quan hệ thường xuyên với các ngân hàng nên có thể có các hình thức vay phù hợp đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, như vay theo hạn mức các thời hạn theo chu kì kinh doanh hay theo nguồn hàng 6 tháng, 9 tháng,… , vay thấu chi, vay từng lần. Thông qua bảng 6 ở trên cho thấy hàm lượng vay ngắn hạn ở công ty có tỷ trọng cao nhất so với các nguồn vay nợ khác. Năm 2002 vay ngắn hạn ngân hàng là 40.848 triệu chiếm 45,89% tổng nợ. Tỷ trọng này tăng dần qua các năm: đến 2003 là 58.008 triệu tương đương 58,94%; năm 2004 tăng 19% so với năm trước tương đương với 69.010 triệu. Để nhận thấy rõ hơn ta có biểu mô tả sự biến động dư nợ ngân hàng qua các năm:

Biểu đồ 1: Thống kê dư nợ ngân hàng qua các năm 2002 - 2003

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2002 2003 2004 vay dµi h¹n vay ng¾n h¹n

Rõ ràng nhìn trên biểu đồ ta thấy nhu cầu về vốn lưu động của công ty ngày càng tăng, và mức tăng cũng nhanh, chứng tỏ quy mô sản xuất của công ty đang ngày càng mở rộng vì nhu cầu cho nguyên phụ liệu nhiều hơn, số lượng công việc lớn hơn. Tuy nhiên với tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn như hiện nay công ty gặp khó khăn trong công tác thanh toán.

Vay đối tượng khác

Ngoài hình thức tạo lập vốn từ phía ngân hàng, công ty còn tiến hành huy động vốn qua phương thức huy động trực tiếp. Công ty nhận vốn gửi từ phía các khách hàng là tổ chức cá nhân trong và ngoài công ty, cam kết trả trong thời gian hạn định với mức lãi suất qui đinh tuỳ vào thời hạn. Đây cũng là hình thức huy động

tích cực thay vì vay ngân hàng công ty trực tiếp nhận tiền gửi và cuối kỳ thanh toán cả gốc và lãi. Công ty có các chiến lược huy động cụ thể nhằm thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong các tổ chức dân cư: lãi suất công ty áp dụng trong thời điểm này là 0,85%/ tháng, mức huy động thấp nhất là 200.000, với các thời hạn từ 6 tháng, 12 tháng và các năm, trả gốc vào cuối kỳ…với mỗi lần gửi và thanh toán đều thực hiện ghi sổ sách, chứng từ xác nhận tạo cơ sở vững chắc niềm tin cho khách hàng.

Thông qua hình thức vay này một phần vốn huy động cho sản xuất kinh doanh đầu tư cho tài sản lưu động được đảm bảo. Mặc dù nguồn vốn này còn nhỏ lẻ nhưng công ty có thể chủ động hơn trong công tác huy động đồng thời tạo thêm được nhiều cơ hội kinh doanh mới.

 Tín dụng thương mại

Như đã được đề cập trong phần tổng quan, tín dụng thương mại là hình thức tạo lập vốn thông qua việc sử dụng các nguồn phải trả nhà cung cấp và nguồn trả trước của khách hàng. Hình thức tạo lập này được nhiều doanh nghiệp sử dụng vì nó có ưu thế nhất định như vừa có ngay hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình lại vừa có được mối quan hệ làm ăn lâu dài với các bạn hàng. Tuy nhiên việc sử dụng hình thức này phải xuất phát từ hai phía đối tác, vì nó liên quan đến quyền lợi kinh doanh của mỗi bên, do đó mà tỷ trọng thường thấp hơn so với hình thức tín dụng ngân hàng.

Tạo lập vốn bằng tín dụng thương mại ở công ty May Thăng Long chiếm tỷ trọng không cao mặc dù chỉ đứng sau hình thức vay ngân hàng. Công ty chỉ có hình thức nợ thanh toán nhà cung cấp trong tín dụng thương mại. Năm 2002 tỷ trọng của hình thức này là 13,7% trong cơ cấu tổng nợ của doanh nghiệp. Sang năm 2003 có giảm xuống còn 9,22% tương đương với 9.071 triệu. Năm 2004 cũng giảm xuống còn 9,19% với số tuyệt đối là 10.135 triệu. Qua các năm tỷ trọng giảm xuống, nhưng ở năm 2002 là năm có mức cao nhất thì tỷ trọng vẫn chiếm vị trị nhỏ trong cơ cấu tổng nợ. Sở dĩ như vậy là vì các nguyên phụ liệu cho sản xuất kinh doanh của công ty đa phần là nhập khẩu từ các nước về như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan…chỉ có một số ít được cung ứng trong nước. Các hàng hoá nhập khẩu thường thì phải thanh toán tiền ngay, trực tiếp mở L/C qua ngân hàng

chứ ít được mua chịu. Đa số các khoản tín dụng thương mại có thời hạn dưới 1 năm. Đây là một thiệt thòi đối với công ty bởi vì nguồn vốn này có chi phí thấp, có nhiều lợi thế.

 Nguồn khác:

Nguồn này bao gồm các khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhưng chưa nộp như thuế và các khoản phải nộp khác; tiền lương chưa trả công nhân viên và một số khoản khác nữa. Đây cũng là nguồn quan trọng vì khi chưa đến hạn trả công ty có thể sử dụng vào các mục đích khác tạm thời đang thiếu hụt hoặc giải quyết các nhu cầu cấp bách. Tuy nhiên nguồn này chỉ mang tính chất tạm thời. Theo bảng 6 thì tổng các nguồn này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ của doanh nghiệp. Năm 2001 chỉ có 5,64% tương ứng với 5015 triệu đồng. Tỷ trọng này giảm xuống còn 4,6 % năm 2003 (tương ứng 4535 triệu đồng). Sang 2004 chiếm 4,99% trong tổng nợ, số tuyệt đối là 5609 triệu đồng. Cơ cấu của các khoản mục này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp thực hiện tốt các khoản phải trả như nghĩa vụ thuế với nhà nước, trách nhiệm với cán bộ công nhân viên trong công ty.

Xét một cách tổng quan giá trị và tỷ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu cho thấy các phương thức huy động nợ rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Tuỳ thuộc vào nhu cầu từng loại tài sản mà công ty đã có các phương thức tài trợ phù hợp. Với tài sản cố định, bản chất là loại tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài, năm khấu hao nhiều như nhà cửa, máy móc, trang thiết bị,… do đó mà doanh nghiệp thường áp dụng hình thức vay nợ dài hạn và hình thức thuê tài chính. Ngược lại tài sản lưu động có tuổi thọ ngắn, thời gian sử dụng nhanh, hầu hết mang tính chu kỳ như nguyên vật liệu cho sản xuất, các phụ gia khác…vốn đầu tư cho tài sản lưu động có vòng quay nhanh, thời gian thu hồi nhanh và hầu hết không phải lập quỹ khấu hao. Đầu tư vào tài sản lưu động công ty thường sử dụng các nguồn vốn vay ngắn hạn, vốn huy động trực tiếp, các nguồn tín dụng thương mại và một số các nguồn khác. Công ty May Thăng Long là một doanh nghiệp may mặc với sản lượng hàng năm rất cao do đó mà nhu cầu đầu tư cho tài sản lưu động là rất

lớn. Các nguồn vốn này ngày càng trở lên thiết yếu và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Trên đây chúng ta đã có những tìm hiểu về tình hình tạo lập và các phương thức tạo lập vốn của công ty trong thời gian qua từ sự tăng giảm từng nguồn cho tới việc sử dụng các nguồn đó để tài trợ cho các hoạt động đầu tư như thế nào. Có nguồn được tài trợ là quan trọng nhưng để nguồn tài trợ đó có hiệu quả, mang lại giá trị tăng thêm cho chủ sở hữu thì vấn đề sử dụng vào mục đích nào, hiệu quả vốn đạt được bao nhiêu mới là kết quả đích thực.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w