II. Nguồn vốn chủ sở hữu 18.168.682.877 21.154.398
2.3.2 Những hạn chế.
Công tác huy động vốn là nội dung quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên để thực hiện được thành công trong công tác tạo lập vốn thì nó còn chịu tác động của nhiều yếu tố và không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Công tác tạo lập vốn của công ty May Thăng Long còn gặp phải một số những hạn chế. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đây còn là những mặt tồn tại bất cập ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước hết là hạn chế về cơ cấu vốn. Từ thực trạng tạo lập vốn của doanh nghiệp cho thấy tỷ lệ huy động nợ chiếm hơn 80% trong cơ cấu vốn. Đây là một tỷ lệ rất cao tức là chỉ còn dưới 20% là huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu. Việc duy trì tỷ lệ nợ này kéo dài trong nhiều năm dù đó không phải là cơ cấu vốn hợp lý chứ chưa xét đến cơ cấu vốn tối ưu. Mặc dù việc sử dụng nợ có ưu điểm là doanh nghiệp không phải chia sẻ quyền kiểm soát mà vẫn đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng doanh nghiệp lại bị đặt vào tình trạng rủi ro rất cao, dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi thị trường có nhiều biến động bất lợi, hoặc sẽ không có khả năng vay thêm khi công ty có những cơ hội tốt trong tương lai. Việc tận dụng mối quan hệ với ngân hàng cũng ở mức độ nhất định, ngân hàng cũng không dễ dàng cho vay khi tỷ lệ nợ đã quá cao mà không có khả năng thanh toán, mặt khác uy tín của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Đây là mặt hạn chế rất lớn của công ty mà trong thời gian qua chưa được nghiêm túc xem xét.
Nguồn tạo lập từ phương thức tín dụng thương mại là phương thức rẻ tiện dụng và có lợi nhiều cho doanh nghiệp nhưng vẫn chưa được khai thác triệt để. Sở dĩ như vậy vì hầu hết các nguồn đầu vào của doanh nghiệp đều nhập khẩu từ nước ngoài, khó có thể gia hạn thanh toán. Mặt tồn tại của công ty còn ở chỗ công ty chưa tìm được cho mình nguồn nguyên phụ liệu nội địa phù hợp, nguyên nhân có thể do khách quan là nguồn nguyên phụ liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, nhưng mặt khác công ty chưa có sự quan tâm và đầu tư xứng đáng để thiết lập nguồn nguyên phụ liệu trên mảnh đất màu mỡ như nước ta.
Tạo lập vốn thông qua hình thức thuê tài chính mới chỉ dừng lại ở các hợp đồng thuê ô tô của các công ty tài chính và ngân hàng quân đội, chứ chưa có sự chuẩn bị cho các tài sản giá trị khác. Một mặt do hình thức này còn mới mẻ ở Việt Nam, chúng ta chưa có thị trường tài chính ổn định và phát triển, các công ty tài chính còn ở quy mô nhỏ, chưa mạnh dạn đầu tư mới nên khả năng thu hút của thị trường còn thấp. Nhưng mặt khác công ty
chưa có chiến lược trong dài hạn để mạnh dạn đầu tư mới, sử dụng hình thức này đòi hỏi công ty phải có sự phân tích kỹ lưỡng các chỉ tiêu tài chính, các giá trị hiện tại và tương lai để có quyết định đầu tư đúng đắn.
Chúng ta đã khẳng định tầm quan trọng của công tác tạo lập tức là làm thế nào để có vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Cùng với công tác tạo lập vốn thì hiệu quả sử dụng vốn chính là kết quả cuối cùng của công tác tạo lập vốn. Nếu tạo lập vốn là con đường dài khởi tạo từ khâu đầu tiên trong quá trình luân chuyển vốn T – H – T’ thì hiệu quả sử dụng vốn là quá trình rải nhựa cho con đường đó. Nó càng bằng phẳng thì T’ càng lớn, con đường càng dễ đi. Nhưng thực trạng hiệu quả sử dụng của công ty cho thấy được vấn đề sử dụng vốn của công ty còn có nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Đây là mặt tồn tại rất lớn mà hiện nay công ty chưa cải thiện được.
Mặc dù chuyển sang hình thức cổ phần hoá, công ty May Thăng Long vẫn chưa phát huy được thế mạnh của mình. Hoạt động tạo lập vốn của doanh nghiệp thông qua nguồn vốn chủ sở hữu vẫn còn ở mức hạn chế. Việc phát hành cổ phiếu tạo kênh huy động vốn chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Hiện nay công ty mới chỉ thực hiện phát hành đợt I, và hầu hết là cho các cán bộ công nhân viên công ty, chưa có sự hấp dẫn thu hút đầu tư bên ngoài, do đó phương thức tạo lập này còn chưa được khai thác triệt để. Có thực trạng này một mặt do thị trường tài chính nước ta chưa có sự phát triển để tạo tiền đề cho hướng đi lên của doanh nghiệp, hoạt động của thị trường chứng khoán còn manh mún mới chỉ tập trung chủ yếu cho các doanh nghiệp lớn và tên tuổi. Mặt khác công ty mới chuyển sang hình thức cổ phần được hơn 1 năm, đây mới chỉ là bước đệm đầu tiên trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp nên còn nhiều khó khăn.
Trên đây là một số mặt hạn chế trong công tác tạo lập vốn của công ty May Thăng Long. Những nguyên nhân cũng đã được nêu ra và phân tích nhưng chủ yếu còn phụ thuộc rất lớn vào các chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Công ty cần có chiến lược cụ thể và định hướng hoạt động nhằm thực hiện tốt hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, quan trọng là
có các phương thức tạo lập vốn hợp lý đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TRONG VIỆC TẠO LẬP VỐN Ở CTCP MAY THĂNG LONG
3.1 Định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
Là doanh nghiệp có bề dày phát triển công ty cổ phần May Thăng Long đã có hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, và trong thời gian tới công ty vẫn đang tiếp tục tìm hướng đi cho mình
Trong nền kinh tế thị trường khi mà xu thế phát triển toàn cầu đang ngày càng diễn ra hết sức mãnh liệt, đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, nhưng cùng với sự phát triển đó là sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt, đặt các doanh nghiệp trước những thách thức to lớn. Công ty May Thăng Long cũng như các doanh nghiệp khác cũng đang hối hả bước vào nền kinh tế với nhiều định hướng phát triển, trước hết phải phân tích được những cơ hội và thách thức của mình, trong lĩnh vực hàng dệt may.