II. Nguồn vốn chủ sở hữu 18.168.682.877 21.154.398
3.3.2 Kiến nghị với tổng công ty
Công ty may Thăng Long trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam, cùng với các công ty khác chịu sự quản lý của tổng công ty. Mặc dù chuyển sang hình thức cổ phần hoá nhưng các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn có sự tác động rất lớn từ tổng công ty. Việc phân bổ các hạn ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ, các quy định về công tác tổ chức và công tác tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bản thân công ty cần có sự quan tâm hơn nữa từ tổng công ty nhằm giảm bớt những khó khăn về tài chính và môi trường kinh doanh.
Tổng công ty là cơ quan bao trùm lên tổng thể các doanh nghiệp dệt may việt nam, do đó sự tác động của công ty có ảnh hưởng rất lớn. Tổng công ty nên có các
hình thức tổ chức giới thiệu sản phẩm của toàn ngành, giới thiệu sản phẩm tới các bạn bè trên thế giới. Đồng thời có các buổi dự thảo thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo tiền đề cơ sở cho hoạt động thu hút vốn của doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi.
KẾT LUẬN.
Là sinh viên chuyên ngành tài chính doanh nghiệp,trong quá trình học tập em đã được tìm hiểu những vấn đề cơ bản về vốn trong doanh nghiệp và các phương thức tạo lập vốn. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần may Thăng Long em đã có nhận thức được tầm quan trọng của công tác tạo lập vốn đối với một doanh nghiệp. Trên cơ sở “học đi đôi với hành, lý luận phải gắn với thực tiễn”, em đã lựa chọn đề tài “giải pháp tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần may Thăng Long” cho chuyên đề tốt nghiệp.
Về cơ bản quá trình nghiên cứu đề tài và viết chuyên đề tốt nghiệp đã giúp em nâng cao kiến thức và đạt được những kết quả quan trọng.
Về lý luận trước hết em đã có những khái quát chung về vốn, các đặc trưng về vốn và làm sáng tỏ được tầm quan trọng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp đó em đã đi sâu vào nghiên cứu về nguồn vốn và các phương thức tạo lập vốn mà một doanh nghiệp có thể sử dụng trong nền kinh tế thị trường, đồng thời phân tích được các nhân tố tác động tới công tác tạo lập vốn.
Trong thời gian thực tập tại công ty may Thăng Long em đã có sự tìm hiểu về công tác tạo lập vốn của công ty, về từng nguồn vốn và phương thức tạo lập mà công ty đã sử dụng trong thời gian qua và có những đánh giá chung về các kết quả đạt được và các mặt còn hạn chế của công ty. Trên cơ sở phân tích những cơ hội và thách thức của công ty trong nền kinh tế,và xuất phát từ định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới, em đã đưa ra các giải pháp tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, với mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện công tác tạo lập vốn của công ty.
Trong quá trình nghiên cứu do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thầy cô và các bạn góp ý kiến để em có thể hoàn thiện đề tài này và bổ sung những kiến thức còn thiếu sót. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo và các anh chị trong phòng kế toán công ty may Thăng Long đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên thực hiện Mai Thị Thu Hằng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – PGS. TS Lưu Thị Hương – Nhà xuất bản thống kê 2003
2. Giáo trình luật kinh tế – PGS. Nguyễn Hữu Viện – Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội 2001
3. Quản trị tài chính doanh nghiệp – PGS. Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ – Nhà xuất bản thống kê 2003.
4. Tạp chí thông tin tài chính số 18 (9/2004); số 24 (12/2004) 5. Tạp chí tài chính doanh nghiệp số 4/2003; số 6/2003; số 10/2004
6. Tạp chí kinh tế phát triển số 83 (5/2004); số 85 (7/2004); số 89 (11/2004) 7. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 2 (2/2004); số 6 (6/2004)
8. Tạp chí tài chính ngân hàng số 1/2001 9. Mạng vietnamnet: vnn.vn.com