1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ hà nội giai đoạn 2006 - 2010

172 922 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 6,81 MB

Nội dung

Do đặc điểm điều kiện địa hình khi độ cao trung bình của Hà Nội là 7 - 8m so với mặt biển thấp hơn 7m so với đỉnh lũ trên sông Hồng đoạn qua Hà Nội trong cơn lũ lịch sử năm 1971, do khả

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Thị Hưởng

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC

CÁC HỒ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Chuyên ngành : Khoa học Môi trường

Mã số : 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lưu Đức Hải

Hà Nội - 2011

Trang 2

BOD5 Nhu cầu ôxy sinh học

COD Nhu cầu ôxy hóa học

Trang 3

MỞ ĐẦU

Thành phố Hà Nội nằm ở vùng địa hình thấp của đồng bằng sông Hồng Phần lớn các hồ Hà Nội có nguồn gốc từ các vùng trũng hoặc từ các nhánh sông, trên nền đất trẻ Sự hình thành các hồ đều gắn liền với sự phát triển đô thị Các dòng chảy qua kênh, hồ tạo nên khung sinh thái, là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và các hoạt động khác của đô thị

Các hồ đô thị tạo thành một hệ thống nối kết với các sông tiêu thoát nước của thủ đô Hà Nội Hiện nay, dưới áp lực của quá trình đô thị hóa, hệ thống thu gom nước thải không hợp lý, ý thức của người dân còn kém khiến tải lượng chất gây ô nhiễm xả xuống hồ tăng nhanh là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nước hồ đô thị

Hệ thống các hồ, ao, đầm của Hà Nội ngoài chức năng điều hòa nước mưa, giảm thiểu ngập úng, còn là các điểm nhấn danh lam thắng cảnh, vui chơi, giải trí, Nhiều ao, hồ của Hà Nội gắn liền với các đình chùa, được coi là các địa điểm tâm linh của Hà Nội

Một số hồ có vai trò quan trọng có giá trị về văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên nhiên và môi trường, về đa dạng sinh học cũng như về giá trị nguồn nước Nhưng những hồ này hiện đang ô nhiễm nặng nề do chất thải từ các cơ sở sản xuất, bệnh viện, các hộ gia đình…

Luận văn “Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn

2006 – 2010” được thực hiện với mục đích: Đánh giá diễn biến chất lượng nước

một số hồ chính tại Hà Nội, giai đoạn 2006 – 2010 Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ chất lượng nước hồ góp phần cải thiện môi trường thành phố Hà Nội

Trang 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên của Hà Nội

1.1.1 Vị trí địa lý

Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' độ vĩ Bắc và 105°44' đến 106°02' độ kinh Đông, trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng, đất đai mầu mỡ, trù phú được che chắn ở phía Bắc - Đông Bắc bởi dải núi Tam Đảo và ở phía Tây - Tây Nam bởi dãy núi Ba Vì - Tản Viên

Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông; Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Thủ

đô Hà Nội có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn (Hình 1)

Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai,

Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m Nếu không kể hai dãy Ba Vì, Hương Sơn và quần thể núi Sài thì khu vực ngoại thành có dãy Sóc Sơn thuộc hệ thống mạch núi Tam Đảo chạy xuống gồm nhiều ngọn nằm trên hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn

Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp nhưng cao không quá 20 mét như

Trang 5

Hình 01 Hệ thống Sông hồ Hà Nội

Trang 6

1.1.3 Hệ thống thủy văn

Sông Hồng là con sông chính của Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở

xã Phong Vân, huyện Ba Vì và ra khỏi Thủ đô ở khu vực xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam (khoảng

556 km sông Hồng chảy qua Việt Nam trên tổng chiều dài 1.160 km của sông Hồng) Lũ sông Hồng chủ yếu do lũ các phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô gây nên Mỗi năm mùa lũ kéo dài năm tháng từ tháng 6 đến tháng 10 dương lịch (trùng với mùa mưa) Đê sông Hồng được đắp từ năm 1.108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì gọi là đê Cơ Xá với độ cao mặt đê tại Hà Nội là 14m

Ngoài ra, Hà Nội còn có đoạn sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc Thủ đô tại huyện Ba Vì

Thêm vào đó, trên địa phận Hà Nội còn nhiều sông lớn khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Tích:

- Sông Đáy còn có tên Hát Giang, là một phân lưu bên bờ phải của sông Hồng tại Hát Môn (tức Ngã ba Hát) Năm 1937, sau khi xây dựng xong đập Đáy, nước sông Hồng không thường xuyên vào sông Đáy qua cửa đập Đáy trừ những năm phân lũ, vì vậy phần đầu nguồn sông (từ km 0 đến Ba Thá dài 71 km) sông Đáy coi như đoạn sông chết Lượng nước để nuôi sông Đáy chủ yếu từ các sông nhánh như sông Tích, sông Nhuệ, sông Bôi, sông Đào Nam Định

- Sông Đuống là phân lưu của sông Hồng, dài 65km, nối liền hai con sông lớn của miền Bắc là sông Hồng và sông Thái Bình Sông Đuống tách ra khỏi sông Hồng từ xã Ngọc Thụy (Gia Lâm), chảy về phía đông rồi Đông Nam qua các huyện Thuận Thành, Gia Lương (Bắc Ninh) đổ vào sông Thái Bình ở Đại Than, gần Phả Lại Đoạn chảy qua Hà Nội dài 17,5km Sông còn có các tên cổ là sông Thiên Đức, sông Đông Ngàn, sông Bắc Giang Đoạn sông gần Phả Lại gọi là sông Đại Than

- Sông Cà Lồ trước kia là một nhánh của sông Hồng, tách ra từ xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc, cách sông Hồng tới 3km Sông Cà Lồ còn có tên là

Trang 7

sông Phù Lỗ là ranh giới giữa huyện Sóc Sơn với các huyện Mê Linh, Đông Anh và Hiệp Hòa (Bắc Giang)

- Sông Tích bắt nguồn từ sườn phía Đông Bắc núi Ba Vì đổ xuống giữa hai

xã Cẩm Lĩnh và Thụy An Đây là lối thoát nước chính của vùng núi Ba Vì Dòng sông không có bãi, không bên lở bên bồi như những sông bình thường ở đồng bằng

mà bờ dốc thẳng đứng như sông miền núi Sông Tích là kết quả của một quá trình trùng xâm rất hiếm có trong các sông ngòi nước ta Về đến Xuân Mai, sông gặp sông Bùi từ Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) đổ vào và đoạn này cũng gọi là sông Bùi

Bên cạnh các con sông lớn, các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành như sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét Hiện nay, các con sông này được xem như những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội:

- Sông Nhuệ: hệ thống thuỷ nông sông Nhuệ được người Pháp quy hoạch năm 1932, đến năm 1935 xây dựng xong công trình đầu mối là cống Liên Mạc để lấy nước sông Hồng vào sông Nhuệ, tưới bằng tự chảy cho các vùng hoặc tạo nguồn cho các vùng khác bằng bơm Quá trình khai thác, sử dụng hệ thống sông Nhuệ là quá trình bổ sung hoàn thiện dần Từ khi xây dựng đến nay, hệ thống đã nhiều lần được quy hoạch bổ sung, xây dựng thêm các trục tưới, tiêu, cống điều tiết, đê chống lũ, để mở rộng diện tích tưới, tiêu, bảo vệ sản xuất Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua đất các quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy (Hà Nội), huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên và Ứng Hoà (Hà Nội) và 2 huyện Kim Bảng, Duy Tiên (Hà Nam) rồi nhập vào sông Đáy ở Tp Phủ Lý

- Sông Tô Lịch hiện tại được bắt nguồn từ cống Phan Đình Phùng, qua đập Thanh Liệt và đổ vào sông Nhuệ Sông chỉ còn dài 14,6 km, là dòng thoát nước thải của Thủ đô, ngày càng ô nhiễm nặng

- Sông Kim Ngưu vốn là một nhánh của sông Tô Lịch từ phường Yên Lãng chảy theo đường La Thành qua cống Nam Đồng, Phương Liệt (quận Đống Đa) tới

xã Thịnh Liệt đổ vào sông Tô Lịch tại cầu Sơn (cạnh đập Thanh Liệt), một nhánh khác của sông chảy về Thường Tín (với một lưu lượng nhỏ) Còn có nhiều nhánh

Trang 8

khác chảy trong quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì (như sông Sét dài 5,9 km rộng 10 - 30 m, sâu 3 - 4 m bắt nguồn từ cống Bà Triệu, hồ Bảy Mẫu rồi đổ vào sông Kim Ngưu ở Giáp Nhị) song tác dụng chủ yếu ngày nay là đường thoát nước thải của nội thành

Ngoài hệ thống các con sông, Hà Nội cũng là một Thủ đô đặc biệt nhiều đầm

hồ Tính riêng trong khu vực nội thành đã có 110 hồ (hiện nay, Hà Nội sau khi mở rộng có đến 154 hồ) Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch sử của Thủ đô, giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội; Hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ nổi tiếng khác như Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn,

Cho tới nay, quá trình đô thị hóa đã lấp đi nhiều Nay còn có một số hồ nhỏ ở nội thành như: hồ Ba Mẫu, hồ Đồng Nhân, hồ Đống Đa, hồ Giám, hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh, hồ Thanh Nhàn, hồ Thành Công, hồ Thủ Lệ, hồ Xã Đàn,

Do đặc điểm điều kiện địa hình khi độ cao trung bình của Hà Nội là 7 - 8m

so với mặt biển (thấp hơn 7m so với đỉnh lũ trên sông Hồng đoạn qua Hà Nội trong cơn lũ lịch sử năm 1971), do khả năng thoát úng tự nhiên của đất tại các đô thị thấp hơn hẳn so với nông thôn do các đô thị với bề mặt đất phần lớn bị cứng hóa (có thể

từ 75 – 100%), do công tác quy hoạch đô thị và hệ thống thoát nước còn nhiều hạn chế, do vậy, thời gian qua, số vụ úng ngập tại các tuyến giao thông và khu dân cư không chỉ nội mà còn cả ngoại thành diễn ra với số lượng và diễn biến bất thường cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm cục bộ môi trường Thủ đô

Bên cạnh đó, do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sông hồ ở nội thành Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của Thủ đô, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000 m³ Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ một ngày Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 60.000 m³ Như vậy, các sông mương nội và ngoại thành, ngoài vai trò tiêu thoát

Trang 9

nước còn phải nhận thêm một phần rác thải sinh hoạt của người dân và chất thải công nghiệp từ các làng nghề và cơ sở sản xuất,

1.1.4 Khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa Thuộc vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt

độ cao Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2

và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC Do tác động của biển, Hà Nội

có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm Mùa mưa diễn

ra từ tháng 5 đến tháng 9, trong đó, lượng mưa trung bình lớn nhất la vào tháng 7 (lên đến gần 350 mm) Bảng 1

Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4

và tháng 10 đã tạo ra đặc điểm khí hậu đặc trưng của Thủ đô Hà Nội với 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu và Đông (Bảng 1)

Bảng 1 - Khí hậu khu vực Hà Nội Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình tối

cao °C (°F) 19 (66) 19 (67) 22 (72) 27 (80) 31 (87) 32 (90) 32 (90) 32 (89) 31 (88) 28 (82) 24 (76) 22 (71) Trung bình tối

thấp °C (°F) 14 (58) 16 (60) 18 (65) 22 (71) 25 (77) 27 (80) 27 (80) 27 (80) 26 (78) 23 (73) 19 (66) 16 (60) Lƣợng mƣa mm

(inch)

20.1 (0.79)

30.5 (1.20)

40.6 (1.60)

80 (3.15)

195.6 (7.70)

240 (9.45)

320 (12.6)

340.4 (13.4)

254 (10.0)

100.3 (3.95)

40.6 (1.60)

20.3 (0.80)

Bên cạnh đó, khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường Vào đầu năm 2008, miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng đã hứng chịu một đợt rét kỷ lục lên đến 38 ngày liên tục (vượt xa kỷ lục về thời gian rét được ghi nhận vào các năm 1968, 1989) với nhiệt độ trung bình ngày đạt thấp nhất vào ngày 31/01/2008

Trang 10

chỉ hơn 7 độ C, trong khi kỷ lục ghi nhận trước đó là hơn 8 độ C Đầu tháng 11 năm

2008, một trận mưa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung đã gây thiệt hại cho Thủ đô khoảng 3.000 tỷ đồng,

1.2 Sức ép của phát triển kinh tế-xã hội đối với môi trường Hà Nội

đô Hà Nội đứng thứ hai về dân số và đứng đầu cả nước về diện tích, là một trong 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới (Hình 2)

triệu người Dân số thành thị Dân số nông thôn

Hình 02 - Dân số thành thị, nông thôn của Thủ đô Hà Nội qua các năm

(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội, 2010) [7]

Mật độ dân số Hà Nội hiện nay cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính là không đồng đều giữa các quận nội và ngoại thành Trên toàn Thủ đô, mật

độ dân cư trung bình 1.940 người/km2

nhưng tại quận Đống Đa, mật độ lên tới 34.886 người/km2 Trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì,

Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 người/km2

Trang 11

Mặc dù diện tích Thủ đô được mở rộng kể từ sau ngày 1/8/2008 nhưng mật

độ dân số sinh sống tại Thủ đô rất cao, khu vực nội thành mật độ trung bình cao hơn gần 7,5 lần mật độ trung bình cả nước Mật độ dân số của Thủ đô Hà Nội được nhận định là cao hơn một số Thủ đô trong khu vực và trên Thế giới Năm 2010, mật độ dân số tại Tokyo (Nhật Bản) là 5.987 người/km2; mật độ bình quân của toàn Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) là 1.309 người/km2; Băng Kốc (Thái Lan) là 5.810 người/km2

ở khu vực nội thành và toàn thành phố là 1.542 người/km2 Thủ đô Manila (Philippin) có mật độ dân số cao nhất, khu vực nội thành là 43.080 người/km2

và toàn Thủ đô là 18.093 người/km2 Thủ đô Paris (Pháp) là 3.745 người/km2

và toàn thành phố là 815 người/km2 (Hình 3)

Hình 03 - Dân số và mật độ dân số các Quận, huyện của Thủ đô Hà Nội

(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội, 2010) [7]

Giai đoạn 2011 - 2015, căn cứ một số chỉ tiêu tổng hợp phát triển KT-XH Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2011 – 2015, dân số trung bình Thủ đô Hà Nội dự kiến đạt 7,2 – 7,4 triệu dân với tốc độ gia tăng dân số tự nhiên bình quân năm là 1,1%

Hà Nội là một trong hai thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) có mức và tốc

độ đô thị hóa đạt cao nhất Quá trình đô thị hóa của Hà Nội đã phát triển mạnh theo chiều rộng và có sức lan tỏa mạnh Dân số Hà Nội gia tăng lên với tốc độ cao: năm

35.000

Người/km2

Dân số (người) Mật độ (người/km2) Mật độ trung bình

Trang 12

1990, Hà Nội mới chỉ có 2,67 triệu thì đến năm 2010 đã đạt tới con số 6,6 triệu dân Trong vòng 10 năm, dân số Hà Nội đã tăng lên khoảng 4 triệu người Như vậy, trong khi mức độ và tốc độ đô thị hóa trên phạm vi toàn quốc ở Việt Nam chậm hơn

so với các nước khác trên thế giới và trong khu vực, thì Hà Nội, đã có tốc độ đô thị hóa nhanh hơn nếu so sánh với chính bản thân thành phố qua các thời điểm, nó đã đạt được tương đương với tỷ lệ đô thị hóa ở các thành phố của các nước phát triển trong khu vực Châu Á và đang phấn đấu gia nhập hàng ngũ các thành phố có dân số lớn hơn 10 triệu người của thế giới Tuy nhiên, việc đô thị hóa nhanh diễn ra trong thời gian ngắn cũng làm nảy sinh không ít bất cập về tính bền vững trong quá trình phát triển

Các khu dân cư, khu đô thị Hà Nội phần lớn được quy hoạch theo kiểu đô thị

―một tầng‖ không bảo đảm yêu cầu về độ cao và tính hiện đại Vì thế, hiện nay, tại nhiều khu đô thị mới, sức chứa gần như đã ―cạn‖, và bắt đầu có hiện tượng tắc nghẽn, các cơ sở hạ tầng về giao thông, đường xá đều quá tải

Thêm vào đó, các khu đô thị, KCN nằm quá gần nhau và bám sát trên các tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch đã và đang cản trở đến lưu thông của nhiều đoạn (Trên đường quốc lộ 5, có tới 80% các KCN chỉ nằm cách mép đường dưới 30m) Mặc dù khi quy hoạch hệ thống giao thông, đã tránh đi qua các đô thị nhưng các địa phương lại san đất, giao mặt bằng đất phát triển các KCN và KĐT hình thành bám đường phát triển Mặt khác, giữa phát triển đô thị, phát triển KCN cũng như hệ thống giao thông và mạng lưới dịch vụ công cộng phát triển mang những yếu tố thiếu đồng bộ khi nhiều nơi có KCN nhưng lại không quy hoạch đô thị, nhà ở, khu vui chơi giải trí, vườn hoa, cây xanh và ngược lại

Quy hoạch đô thị không theo kịp quá trình phát triển, mật độ dân số cao, dân

cư sinh sống tập trung trong khu vực nội thành với diện tích đầu người thấp, hạ tầng

cơ sở không đảm bảo, nhiều cơ sở sản xuất chưa được di dời ra ngoại thành và vào các khu vực tập trung, thì sức ép từ dân số kéo theo các áp lực về nhà ở, giao thông, cơ sở hạ tầng, sử dụng đất bền vững, môi trường không khí, nước, chất thải rắn, ở Thủ đô Hà Nội là rất lớn nếu không có biện pháp quan tâm thích đáng

Trang 13

1.2.2 Tốc độ phát triển kinh tế-xã hội

Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD

và 290 dự án Bên cạnh những công ty Nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách Thủ đô

và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội (Bảng 2)

Bảng 2 - Định hướng cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2010

và chỉ tiêu thực tế đạt được Các ngành kinh tế Chỉ tiêu định hướng Chỉ tiêu thực tế đạt được

quân đạt 82 – 86 triệu đồng/người/năm (Nguồn: Một số chỉ tiêu tổng hợp phát triển KT-XH Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2011 – 2015) (Bảng 3)

Trang 14

Bảng 3 - Tăng trưởng GDP theo ngành kinh tế, chỉ tiêu thực tế đạt được

giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch cho giai đoạn 2011 – 2015

(Nguồn: Một số chỉ tiêu tổng hợp phát triển KT - XH Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2011-2015) [2]

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động, tuy nhiên, Thủ đô vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao Cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm, dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của Hà Nội còn thấp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và Thủ đô cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư

1.2.3 Công nghiệp và xây dựng

Công nghiệp và xây dựng đóng góp đến 41,8% vào cơ cấu của nền kinh tế

Hà Nội và chỉ đóng góp khoảng 5% trong mức tăng GDP chung của toàn Thủ đô Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp trong năm 2009 đạt trên 90.600 tỷ đồng, trong đó, công nghiệp nhà nước chiếm 23,3%, công nghiệp ngoài nhà nước chiếm 32,4% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm đến 44,3% (Hình 4)

Trang 15

Tỷ đồng

Số cơ sở sản xuất công nghiệp (cơ sở)

Tỷ lệ giá trị sản xuất công nghiệp và số cơ sở sản xuất công nghiệp (tỷ đồng/cơ sở)

,

Hình 4 - Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn và giá trị sản xuất

(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội, 2010) [7]

Với thế mạnh của mình, công nghiệp chế biến chiếm đến 95,3% trong ngành công nghiệp, công nghiệp khai thác và sản xuất, phân phối điện nước chỉ chiếm 4,7% còn lại

Mặc dù thời gian gần đây, sản lượng nước bình quân ngày của Thủ đô không ngừng được gia tăng nhưng đến năm 2010, tính trung bình, một người dân Hà Nội chỉ được cung cấp 123 lít/người/ngày (thấp hơn chỉ tiêu đặt ra là 140 lít/người/ngày) Chỉ tiêu nêu trên không đạt được một phần do tỷ lệ thất thu, thất thoát nước sạch đô thị lên đến 30,9% Vì vậy, chỉ 96% dân số đô thị và 82% dân số ngoại thành được sử dụng nước sạch

Giai đoạn 2006 – 2010, diện tích nhà ở xây mới của Thủ đô đạt khoảng 2,1 triệu m2

/năm (Nguồn: Niên giám thống kê TP Hà Nội, 2010), theo đó, diện tích nhà

ở đô thị/đầu người đạt 8 – 8,5 m2

/người (năm 2009), Quá trình xây dựng các công trình mới này sẽ làm phát sinh một lượng không nhỏ chất thải xây dựng từ quá trình đào móng, xây dựng và hoàn thiện công trình Bên cạnh đó, căn cứ Nghị quyết của Chính phủ đến năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành việc phá dỡ, cải tạo các khu chung cư

Trang 16

cũ nát tại các đô thị lớn nên lượng chất thải xây dựng sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới Hà Nội sẽ phải phá dỡ khoảng 23 khu chung cư 4 - 5 tầng với gần 1 triệu mét vuông sàn, Các hoạt động phá dỡ, xây mới, vận chuyển chất thải xây dựng nêu trên là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm bụi trên địa bàn Thủ đô (Hình 5)

(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội, 2010) [7]

Phát triển công nghiệp và xây dựng bao gồm nhiều loại hình khác nhau, KCN, CCN, làng nghề, xây dựng hạ tầng giao thông, nhà ở, dưới dây sẽ phân tích

cụ thể hơn về tình hình phát triển của các loại hình đó và song hành cùng quá trình phát triển là các sức ép đối với môi trường Thủ đô

Phát triển các KCN, CCN và làng nghề

Theo quy hoạch phát triển khu, cụm, điểm công nghiệp đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn TP Hà Nội, quỹ đất cho các KCN là 12.011 ha, bao gồm: 3 khu công nghệ cao (CNC), diện tích 1.852 ha; 19 KCN (5.229 ha), bình quân đạt 322 ha/KCN Hiện các KCN triển khai được 6.996 ha, bằng 58% diện tích quy hoạch, trong đó, khu công nghệ cao đạt 100% (1.852 ha), KCN đạt 40% diện

Trang 17

Cho đến năm 2010, trên địa bàn TP Hà Nội có 19 KCN, khu công nghệ cao (KCNC), với tổng diện tích 7.526 ha đất đã được Chính phủ cho phép thành lập Hiện có 8 khu đã cơ bản lấp đầy đi vào hoạt động, các KCN còn lại đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư

Với sự nỗ lực của toàn Thủ đô, đến nay các KCN đã thu hút được 518 dự án với tổng mức vốn đăng ký 11.600 tỷ đồng và 3,56 tỷ USD Trong số các dự án FDI

có nhiều dự án của các tập đoàn hàng đầu thế giới, sản phẩm công nghệ cao như Canon, Panasonic, Meiko (Nhật Bản) có mức vốn đăng ký 250 - 300 triệu USD; vốn đăng ký bình quân đạt 14,6 triệu USD/dự án FDI, dự án trong nước vốn đăng ký bình quân 42,5 tỷ đồng/dự án Tính bình quân 1 ha đất công nghiệp thu hút 95,2 tỷ đồng vốn đăng ký đầu tư, tương đương 4,8 triệu USD

Tính đến hết tháng 6 năm 2011, sau 16 năm xây dựng và mới chỉ có 8 KCN

đi vào hoạt động với diện tích 1.236 ha và 70% số dự án triển khai hoạt động đã góp phần đáng kể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội và trở thành nhân tố quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô Các KCN Hà Nội đã chiếm 10% số lượng công nghiệp toàn Thủ đô, trên 45% kim ngạch xuất khẩu, 20% GDP của Thủ đô, giải quyết việc làm cho trên 200.000 lao động đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của Thủ đô theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, bước đầu tạo dựng hệ thống hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu công nhân lao động trong các KCN

Không thể phủ nhận sự đóng góp của các KCN, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong KCN đối với sự phát triển của Thủ đô, tuy nhiên, trong số 19 KCN đã được thành lập, chỉ có 8 KCN đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy tương đối cao (khoảng 70 – 80%) (mức bình quân cả nước vào khoảng 50%) Trong số 8 KCN này, cho đến thời điểm tháng 9 năm 2011 thì có 6 KCN có và đã vận hành hệ thống

xử lý nước thải thập trung Tuy nhiên, trong 6 KCN này thì KCN Sài Đồng B có công trình xử lý nước thải với công suất không đáp ứng lượng thải và chưa có thời hạn cuối cho việc xây dựng công trình xử lý tập trung KCN Nam Thăng Long hiện vẫn chưa có công trình xử lý nước thải, 1 KCN (KCN Thạch Thất – Quốc Oai) dự

Trang 18

kiến sẽ hoàn thành công trình vào tháng 12/2011 Mặc dù phần lớn các KCN đang hoạt động đều đã xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng gần như toàn bộ các KCN khi bị thanh tra, kiểm tra đều có các vi phạm trong lĩnh vực môi trường đã gây sức ép không nhỏ đến môi trường Thủ đô, gây bức xúc cho cộng đồng sinh sống xung quanh Ngoài ra, đối với 11 KCN chưa đi vào hoạt động nhưng đã có Quyết định thành lập, do công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư cơ sở

hạ tầng diễn ra chậm đã khiến cho người dân không có đất để sản xuất dẫn đến tình trạng thất nghiệp tạm thời của người nông dân là nguyên nhân gây ra các sức ép đối với môi trường xã hội và môi trường tự nhiên

Đối với các CCN, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội hiện có 101 CCN có diện tích 3.030 ha Theo đánh giá sơ bộ, có 43 CCN đã triển khai xây dựng trong đó 19 CCN

đã hoàn thành và 63 điểm công nghiệp đã xây dựng trong đó 22 điểm hoàn thành Mặc dù, Thủ đô đã có quy hoạch từ lâu nhưng còn nhiều cụm và điểm công nghiệp làng nghề chưa triển khai xây dựng Nhìn chung, tiến độ triển khai xây dựng hạ tầng

kỹ thuật cụm, điểm công nghiệp rất chậm; bình quân thời gian triển khai cụm công nghiệp từ 3 - 5 năm và điểm công nghiệp là 2 - 3 năm Đa phần, các cụm, điểm công nghiệp chưa hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo nội dung quy hoach chi tiết và dự án đầu tư phê duyệt Đặc biệt, một số chủ đầu tư có dấu hiệu chỉ làm thủ tục giao đất để giữ đất, đầu cơ dự án,

Các CCN, điểm công nghiệp với diện tích nhỏ, suất đầu tư thấp hiện được xác định là nơi tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp (hay nói cách khác là tập trung sự ô nhiễm) từ các cơ sở sản xuất nằm trong nội thành hoặc các khu dân cư, đầu tư xây dựng cho hạ tầng cơ sở còn thấp, công tác giám sát, nhằm đảm bảo chất lượng môi trường còn yếu, do vậy, các CCN, điểm công nghiệp phát triển nếu không có các biện pháp tăng cường quản lý, giám sát việc thực thi pháp luật về môi trường sẽ là nguyên nhân không nhỏ góp phần gây ô nhiễm môi trường Thủ đô

Đến nay, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội có 1.350 làng có nghề, 272 làng nghề được UBND Thủ đô cấp bằng công nhận làng nghề, trong đó, 198 làng nghề truyền thống với 116 ―Nghệ nhân Hà Nội‖ và hàng ngàn thợ giỏi Theo đánh giá của JICA,

Trang 19

các làng nghề của Hà Nội hiện có tới 47 nghề trên tổng số 52 nghề của toàn quốc với hàng chục nhóm ngành nghề đang phát triển mạnh như: gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai, sơn mài, mây tre đan, dát vàng bạc quỳ, đúc đồng, chế biến nông sản, cơ khí,

Tổng số lao động tham gia sản xuất trong các làng có nghề là hơn 600.000 người (chiếm khoảng 41% tổng số lao động CN-TTCN toàn Tp.) với trên 410.000 lao động địa phương (chiếm khoảng 64% tổng số lao động) với 168.676 hộ sản xuất, 2.063 công ty cổ phần, 4.562 công ty TNHH, 1.466 doanh nghiệp tư nhân, 164 HTX và 50 hội, hiệp hội Số lao động trong các làng nghề được công nhận là hơn 300.000 người, thu nhập bình quân của một lao động làm nghề CN-TTCN trong các làng nghề ước đạt 1,4 triệu đồng /người/tháng (cao hơn từ 2 - 2,5 lần so với sản xuất nông nghiệp (thuần nông))

Trong số 176 Cụm CN làng nghề được quy hoạch, đã có 49 cụm (470 ha), xây dựng hạ tầng, cấp phép hoạt động cho 5.870 dự án, bình quân đạt 800m2/dự án, trong đó có 2.000 dự án đã hoạt động Theo Sở Công thương, quy hoạch các cụm làng nghề còn nhỏ lẻ (7,4ha/cụm), thậm chí có cụm diện tích 1 ha, lại dàn trải, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển

Với tốc độ phát triển như hiện tại, các làng nghề đã có đóng góp không nhỏ vào tốc độ phát triển KT-XH của Thủ đô Tuy nhiên, làng nghề phát triển cũng đi kèm sức ép không nhỏ đối với môi trường thủ đô khi ý thức của người dân làng nghề chưa cao, chưa hiểu rõ mức độ nguy hiểm ô nhiễm môi trường do chính họ gây ra Ở phần lớn các làng nghề, các hộ đều tận dụng diện tích đất ở để làm cơ sở sản xuất, với quy mô sản xuất nhỏ, tự phát; trình độ công nghệ tại các làng nghề đang ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng chủ yếu đang chuyển từ giai đoạn sản xuất thủ công sang sản xuất cơ giới; Hạ tầng làng nghề còn chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thoát nước thải; Công tác quản lý, bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức; Hầu hết các xã không có cán bộ có chuyên môn về môi trường, chỉ làm kiêm nhiệm; Nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề hạn chế hoặc hầu như không có; Chưa có chế tài bắt buộc của các cơ quan

Trang 20

quản lý nhà nước, Chính vì các lý do nêu trên, sự phát triển của các làng nghề đã gây sức ép không nhỏ dối với môi trường Thủ đô, là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại một số khu vực nhất định

Phát triển hệ thống giao thông

Trong khu vực nội thành, các con phố thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ tầng

đô thị thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn do xe máy và gần đây là ô tô tăng lên rất nhanh đi kèm với ý thức chưa tốt của các cư dân Thủ đô Phần lớn đường phố Thủ đô hiện quá chật chội nhưng khó có thể mở rộng bởi vướng nhà ở của dân cư Bên cạnh đó, các nút giao thông, điểm giao nhau hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn, các bãi đỗ xe trong khu vực dân cư, bãi đỗ xe tự động thiếu trầm trọng Những năm gần đây, Hà Nội chỉ phát triển thêm được trung bình 5 tới 10km đường mỗi năm Nhiều trục đường của Thủ đô thiết kế chưa khoa học, không đồng bộ và hệ thống đèn giao thông ở một vài điểm cũng chưa thật hợp lý Thêm nữa, hiện tượng ngập úng mỗi khi mưa lớn cũng gây khó khăn cho người tham gia giao thông

Công nghiệp và xây dựng đã và đang đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Thủ đô Tuy nhiên, công nghiệp và xây dựng được phát triển nếu không được quy hoạch một cách toàn diện và bền vững sẽ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Định hướng di dời các cơ sở ô nhiễm từ nội thành ra ngoại thành, tập trung các cơ sở sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp là một chủ trương đúng đắn của chính quyền Thủ đô, tuy nhiên, việc thực hiện công tác này lại này sinh không ít bất cập Không kể đến việc quy hoạch không phù hợp với điều kiện tự nhiên của Thủ đô, giai đoạn đầu, nhiều nhà máy, xí nghiệp được di chuyển

từ các quận nội thành ra khu vực vùng ven như Từ Liêm, Thanh Trì, Thanh Xuân, Cầu Giấy thì đến thời điểm hiện nay, các cơ sở nêu trên lại nằm trong khu dân cư gây bức xúc cho cộng đồng Thêm vào đó, việc tập trung các cơ sở sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp làm gia tăng mức độ ô nhiễm cả về lượng và chất gây ô nhiễm trong khi hạ tầng cơ sở (hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, công

Trang 21

trình xử lý chất thải, ) của các khu, cụm công nghiệp này chưa đáp ứng cũng là một trong nhiều nguyên nhân góp phần vào tình trạng ô nhiễm môi trường của Thủ đô

1.2.4 Nông - lâm nghiệp và thủy sản

Phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản hiện chỉ chiếm 5,8% trong cơ cấu của nền kinh tế Hà Nội và chỉ đóng góp 0,5% trong mức tăng GDP chung của toàn Thủ

đô Tính trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm đến 94,8% giá trị, tiếp theo là thủy sản chiếm 4,7% giá

trị và lâm nghiệp chỉ chiếm 0,5% giá trị (Nguồn: Tình hình kinh tế xã hội Hà Nội năm 2010)

Nếu chỉ tính trong cơ cấu giá

trị sản xuất nông nghiệp, hai lĩnh

gieo trồng cây hàng năm toàn Thủ

đô là 317.576 ha, tăng 12,8%; vụ

Đông Xuân trồng được 193.752 ha,

tăng 24%; vụ Mùa toàn Thủ đô

trồng được 123.823 ha, giảm 1,2%

Theo kết quả sơ bộ, sản lượng lương

thực cả năm toàn Thủ đô thu được

1.239,6 nghìn tấn, tăng 0,84% so với

năm 2009 (Hình 6)

Dịch vụ 2,5%

Trồng trọt 44,8%

Chăn nuôi 52,7%

Hình 6 - Cơ cấu giá trị nông nghiệp (theo giá hiện hành) dự kiến thực hiện

cho năm 2009

Theo kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm 1/10/2010 so với cùng kỳ, đàn trâu toàn Thủ đô hiện có 26.900 con, giảm 4,97% ; đàn bò 184.642 con, giảm 7,1%; tổng đàn lợn hiện có 1.625.165 con, giảm 3,38%; đàn gà, vịt, ngan, ngỗng hiện có

Trang 22

17.261 ngàn con, tăng 4,56%; sản lượng trứng gia cầm các loại đạt 583.520 ngàn quả, tăng 19,38%

Nông nghiệp được xác định không phải là nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường Thủ đô, tuy nhiên, với tổng lượng gia súc, gia cầm chăn nuôi lên đến gần 20 triệu con thì chất thải, nước thải từ quá trình chăn nuôi, giết mổ nếu không

có biện pháp quản lý sẽ là nguồn gay ô nhiễm môi trường rất lớn khi các chất thải, nước thải này được thải trực tiếp ra các nguồn nước mặt, nước ngầm và người dân trồng trọt lại sử dụng chính nguồn nước này để tưới tiêu cho cây trồng

1.2.5 Du lịch và dịch vụ

Ngành du lịch và dịch vụ đóng

góp phần lớn trong cơ cấu phát triển của

kinh tế Thủ đô (lên đến 52,4%) và đóng

góp 5,6% vào mức tăng chung của Thủ

đô Hà Nội Tổng mức bán ra của ngành

lên đến trên 543.700 tỷ đồng với sự

đóng góp của các ngành thương nghiệp,

khách sạn – nhà hàng, du lịch và dịch

vụ (Hình 7)

Du lịch lữ hành 0,32%

Dịch vụ 2,61%

Khách sạn – Nhà hàng 3,06%

Thương nghiệp 94,01%

Hình 7 - Cơ cấu ngành thương mại Thủ đô chia theo ngành hoạt động năm 2009

Theo con số năm 2007, Hà Nội có 511 cơ sở khách sạn lưu trú với hơn 12.700 phòng đang hoạt động Trong số này chỉ có 178 khách sạn được xếp hạng với 8.424 phòng Tình trạng thiếu phòng cao cấp là một trong những nguyên nhân khiến lượng khách nước ngoài tới Hà Nội không cao Với mức giá được coi là khá đắt ở Việt Nam, khoảng 126,26 USD một đêm cho phòng khách sạn 5 sao, hiệu suất thuê phòng các khách sạn 3-5 sao ở Hà Nội hiện dao động từ 80% đến 90% Ngoài

9 khách sạn 5 sao là Daewoo, Horison, Hilton Hanoi Opera, Melia, Nikko, Sofitel, Metropole, Sheraton, Sofitel Plaza và Inter Continental, Thủ đô còn 6 khách sạn 4

Trang 23

sao và 19 khách sạn 3 sao Theo các dự án mới được cấp phép và chấp thuận đầu tư gần đây, đến năm 2010, Hà Nội sẽ có thêm khoảng 2.000 phòng khách sạn cao cấp

Tính cho năm 2010, khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 30,3%; khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 26%; doanh thu vận chuyển hàng hóa tăng 28,9%; khối lượng hành khách vận chuyển tăng 36%; khối lượng hành khách luân chuyển tăng 25,3%; doanh thu vận chuyển hành khách tăng 21,2% so với năm 2009

Ngành du lịch và dịch vụ phát triển với hệ thống các nhà hàng, khách sạn và

cơ cở lưu trú không ngừng được mở rộng, khối lượng hàng hóa vạn chuyển tăng đều thao các năm, đã góp phần không nhỏ trong thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy vậy, một vấn đề đặt ra đối với môi trường Hà Nội trong thời gian gần đây là việc thực thi các chính sách nhằm đảm bảo chất lượng môi trường đối với ngành dịch vụ và du lịch khi phần lớn các nhà hàng, khách sạn đều không có hệ thống xử lý nước thải, chưa có hệ thống thu gom chất thải, Mặc dù lưu lượng thải tương đối nhỏ nhưng số nguồn thải nhiều, thải lượng các chất gây ô nhiễm lớn, nên các nguồn gây ô nhiễm môi trường này khi được các cơ sở xả thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước thải tập trung của Thủ đô, ra môi trường tiếp nhận sẽ gây sức ép, là nguồn gây ô nhiễm môi trường nếu không kịp thời quan tâm, quản lý

1.3 Các nghiên cứu đã thực hiện về chất lượng nước hồ Hà Nội

Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, 2010 /16/ đã tiến hành phân tích chất lượng nước 120 ao hồ tại Hà Nội, bao gồm các thông số: nồng độ oxy hoà tan (DO), nhiệt độ, nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5), độ đôc, và chlorophyll –

a Phần lớn các hồ bị ô nhiễm chất hữu cơ 71% hồ có yếu tố sinh hóa vượt quá tiêu chuẩn cho phép, trong đó 14% hồ ô nhiễm chất hữu cơ nặng, 25% hồ ô nhiễm nặng

và 32% có dấu hiệu ô nhiễm

Việc so sánh đánh giá chất lượng nước hồ dựa vào Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt, QCVN 08:2008/BTNMT, theo cột B1 đối với nước dùng cho mục đích tưới tiêu thuỷ lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương đương Kết quả phân tích cho thấy, tất cả các hồ đều có

Trang 24

giá trị pH và nhiệt độ nằm trong giới hạn cho phép Tuy nhiên, phần lớn các hồ các chỉ tiêu còn lại không đạt yêu cầu; chỉ có 6 hồ mà tất cả các chỉ tiêu phân tích đạt yêu cầu chất lượng với mức độ phát triển tảo thấp BOD5 thể hiện lượng oxy cần cung cấp để oxy hoá các chất hữu cơ trong nước bởi vi sinh vật

Kết quả phân tích cho thấy phần lớn các hồ bị ô nhiễm chất hữu cơ Nguồn ô nhiễm hữu cơ chủ yếu là từ nước thải sinh hoạt và một phần rác thải do người dân thiếu ý thức xả thải xuống hồ Có tới 71% hồ có giá trị BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép (> 15 mg/l); trong đó 14% hồ ô nhiễm hữu cơ rất nặng (> 100 mg/l); 25% hồ ô nhiễm nặng (BOD5 từ 50-100 mg/l) và 32% có dấu hiệu ô

nhiễm ( Hình 8)

Hình 8 – Ô nhiễm các hồ thông qua giá trị BOD

Một thông số quan trọng khác để đánh giá mức độ ô nhiễm nước và khả năng

tự làm sạch của thuỷ vực là nồng độ oxy hoà tan (DO) Oxy hoà tan cần thiết cho sự phát triển của các vi sinh vật, đặc biệt cho quá trình phân huỷ hiếu khí các chất hữu

cơ Khi nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ, lượng oxy hoà tan trong nước sẽ giảm Có tới 70% số lượng các hồ khảo sát có giá trị DO dưới tiêu chuẩn cho phép (< 4mg/l); 6 hồ có nồng độ DO dưới 1mg/l, nghĩa là hầu như không

có sự sống của vi sinh vật

Việc phân tích chất lượng nước các hồ Hà Nội cho thấy, các hoạt động của con người như xả trực tiếp nước thải sinh hoạt, rác thải, lấp ao hồ…đã tạo ra những

Trang 25

tác động tiêu cực tới hệ sinh thái ao hồ, phần lớn các hồ đều đã bị ô nhiễm hữu cơ kèm theo hiện tượng phú dưỡng Nếu không có những giải pháp tích cực từ phía chính quyền và người dân trong việc bảo vệ, một số hồ ao có thể chết hẳn

1.3.1 Cải tạo các hồ Hà Nội

Trước tốc độ xuống cấp nghiêm trọng của các hồ Hà Nội, năm 2009, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành thí điểm công tác xử lý ô nhiễm đối với 7

hồ gồm: hồ Quỳnh, hồ Xã Đàn, hồ Ngọc Khánh, hồ Hai Bà Trưng, Ngọc Hà, hồ Dài

và hồ Kim Liên Theo Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường Hà Nội, sau khi được xử lý đã giảm thiểu được tới 50% các thông số ô nhiễm môi trường Hiện nay, mặt nước hồ liên tục được giám sát để bổ sung các vi sinh vật, khoáng chất giúp duy trì hiệu quả lâu dài công nghệ đang áp dụng (Bảng 4)

Bảng 4 - Tình hình cải tạo một số hồ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

đã kè

Số hồ chưa kè

Số hồ có

hệ thống

xử lý nước thải

Số hồ không cho nước thải chảy vào hồ

Số hồ Công

ty thoát nước quản lý

Trang 26

Nhận xét tổng thể về các biện pháp cải tạo hồ thí điểm năm 2009 đã được các chuyên gia nhận định như sau:

- Kết quả ban đầu cho thấy, các hồ đã được xử lý bằng phương pháp có hiệu quả, diễn biến chất lượng nước các hồ đang tiến triển theo chiều hướng tích cực Mặc dù thời điểm xử lý là mùa khô, nước bổ cập vào hồ chủ yếu là nước thải sinh hoạt nhưng các chỉ số vẫn có xu hướng giảm và ổn định Các hồ đã được quan trắc chất lượng nước (môi trường nền) gồm 30 chỉ tiêu chất lượng nước, độ màu, độ mùi, mật độ tảo để làm cơ sở đề xuất áp dụng công nghệ xử lý

- Tại các hồ Quỳnh (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng với diện tích 0,8 ha, trong khi lượng nước thải khu vực xung quanh chảy vào lên tới 2.000 - 3.000m3/ngày)

- Hồ Ngọc Khánh, Quỳnh, Xã Đàn được giao cho Công ty cổ phần Xanh thực hiện Cảm quan nước đã trong hơn và hết mùi hôi 3 hồ còn lại là hồ Ao Đình Ngọc Hà, hồ Dài, hồ Kim Liên tiến độ chậm hơn

- Hồ Ngọc Khánh (phường Ngọc Khánh, quận Đống Đa) và hồ Xã Đàn (phường Nam Đồng, quận Đống Đa), Công ty cổ phần Xanh với công nghệ "Xử lý giảm thiểu ô nhiễm nước mặt bằng công nghệ quản lý tổng hợp các thuỷ vực với sự tham gia của cộng đồng" đã làm cho nước hồ trong hơn và đặc biệt không có mùi hôi Cảnh quan các hồ trên cũng đã được cải thiện, vệ sinh trên và xung quanh hồ được thực hiện tương đối tốt, do vậy bước đầu đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng cư dân quanh hồ (như tại hồ Ngọc Khánh, có tới 95% số phiếu điều tra cho thấy hồ đã hết mùi hôi, 87% số phiếu cho thấy hiệu quả xử lý hồ tốt)

- Tại hồ Hai Bà Trưng, Viện Hoá học áp dụng phương pháp phục hồi cảnh quan hồ bằng tổ hợp sinh học kết hợp với phương pháp kết tủa cũng đem lại hiệu quả tích cực Chất lượng nước hồ sau xử lý (mùa khô) cũng được cải thiện so với trước khi xử lý (mùa mưa), nước không có mùi hôi Với thuận lợi là hồ tích thuỷ hoàn toàn, lượng nước thải chảy vào ít nên sau khi được tăng cường các mảng cây thuỷ sinh, nước hồ đã trong sạch đáng kể

Trang 27

- Tại các hồ Ao Đình Ngọc Hà, hồ Dài (phường Ngọc Hà, quận Ba Đình); hồ

Ao Đình Ngọc Hà sau khi nạo vét đã giảm đáng kể mùi hôi và rác nhưng do lượng nước thải chảy trực tiếp vào hồ lớn nên nước hồ vẫn còn xanh lục, có chỗ xanh đậm, một số vị trí vẫn có hàm lượng các chất ô nhiễm cao

- Hồ Kim Liên (phường Kim Liên, quận Đống Đa) tiến độ chậm là do trang thiết bị xử lý và chế phẩm sinh học phải nhập khẩu, việc triển khai lắp đặt trên hồ gặp một số khó khăn về vị trí, nơi cung cấp nguồn điện

- Riêng với hồ Kim Liên, do tiến độ triển khai chậm hơn, lượng nước thải sinh hoạt bổ cập trong mùa khô lớn (trung bình 15.000m3/ngày) chất lượng nước hồ chưa được cải thiện nhiều nhưng đến nay nước đã chuyển từ màu đen đặc sang màu xanh lục, ít mùi hôi Chất lượng nước hồ sau xử lý đã có chuyển biến tốt so với các

hồ liền kề, mặc dù tại một số vị trí có nước thải bổ cập thường xuyên vẫn còn hàm lượng các chất ô nhiễm cao, nhất là vào mùa khô

- Hồ Ao Đình Ngọc Hà sau khi nạo vét đã giảm đáng kể mùi hôi và rác nhưng do lượng nước thải chảy trực tiếp vào hồ lớn nên nước hồ vẫn còn xanh lục,

có chỗ xanh đậm, một số vị trí vẫn có hàm lượng các chất ô nhiễm cao Hồ Dài và

hồ Kim Liên tiến độ chậm là do trang thiết bị xử lý và chế phẩm sinh học phải nhập khẩu, việc triển khai lắp đặt trên hồ gặp một số khó khăn về vị trí, nơi cung cấp nguồn điện Nhưng sau khi được xử lý, nước hồ Kim Liên đã chuyển màu xanh so với màu đen trước đây [13]

Công tác cải tạo hồ ở Hà Nội tập trung vào các dự án công trình như kè bờ

hồ, cải tạo hồ và xử lý nước Đầu năm 2010, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc vận động kêu gọi xã hội hóa việc bảo vệ, kè và cải tạo hồ trong nội thành Hà Nội và

đã nhận được sự hưởng ứng rất cao Tháng 2/2010, Ủy ban Nhân dân thành phố đã

có quyết định giao 15 chủ đầu tư cải tạo 15 hồ, chủ yếu dành cho công tác nạo vét

lòng hồ và kè hồ Trong kế hoạch của thành phố ―Nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường bức xúc trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đã có 7 hồ được chọn

xử lý thí điểm là các hồ Hai Bà Trưng, hồ Quỳnh, hồ Hữu Tiệp, hồ Kim Liên, hồ

Xã Đàn, hồ Ngọc Hà, hồ Ngọc Khánh

Trang 28

Nhiều công nghệ thử nghiệm cơ bản gồm các chế phẩm vi sinh vật, các chất kết tủa, cơ - sinh - hóa, các nhóm thực vật thủy sinh Việc xử lý nước cho từng hồ thường sử dụng kết hợp các chế phẩm làm sạch với các bè nuôi một số loại thực vật thủy sinh có khả năng lọc nước và làm đẹp cảnh quan mặt hồ Sau 6 tháng thử nghiệm, kết quả là các hồ giảm thiểu các chỉ tiêu ô nhiễm, giảm mùi tanh hôi Hồ có

ít nguồn nước thải vào thì việc xử lý đạt hiệu quả tốt hơn Tuy nhiên, các giải pháp trên chỉ có thể bảo đảm được chất lượng nước tức thời Sau giai đoạn xử lý, các thông số ô nhiễm tăng trở lại Đó là do các nguồn nước thải sinh hoạt liên tục thải xuống hồ Ở một số hồ, như hồ Ngọc Khánh, ngoài nguồn nước thải còn thêm cả nguồn thức ăn nuôi cá giống Các nguồn này có chứa muối gốc nitơ và phốt pho,

các nhân tố chính tạo hiện tượng phú dưỡng (Nguồn: Hồ Thanh Hải “Về tình trạng môi trường hồ ở Hà Nội và những thử nghiệm xử lý chất lượng nước”) [6]

Các nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm hồ là nước thải xả vào hồ chưa được xử lý, rác thải đổ trực tiếp vào hồ, kinh doanh nuôi thả cá trong hồ không có

sự kiểm soát về số lượng, chủng loại và loại thức ăn sử dụng Công tác cải tạo hồ chưa xem xét đến yếu tố bảo tồn, làm giàu oxy và duy trì dòng chảy nên chất lượng nước hồ đang có xu hướng suy giảm theo thời gian Điều này cho thấy việc quản lý, khai thác, sử dụng hồ còn có những bất cập

Cho đến nay (2011), theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã có 45 hồ

đã và đang được triển khai cải tạo Điều đáng nói là rất nhiều hồ được cải tạo theo phương thức XHH kết hợp ủng hộ kinh phí

10 dự án cải tạo hồ theo phương thức BT sẽ được triển khai trong giai đoạn

2011 - 2013 gồm: hồ Đình làng Phú Gia (quận Tây Hồ); hồ Đầm Mực (huyện Thanh Trì); hồ Trạm Xá và hồ Ao ươm Đản Dị (huyện Đông Anh); hồ Ao Cửa Làng và Ao cá Bác Hồ (quận Hoàng Mai); cụm hồ Lò Gạch (huyện Từ Liêm); hồ Đức Diễn, hồ Đình Quán, hồ Chuối (huyện Từ Liêm); hồ Đầu Băng (quận Long Biên); hồ thôn Huỳnh Cung (huyện Thanh Trì); hồ Cửa chùa Nam Dư (quận Hoàng Mai); hồ Ao cá giống (quận Tây Hồ)

Trang 29

1.3.2 Các nguyên nhân gây ô nhiễm nuớc hồ Hà Nội

Với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Hà Nội là một trong những thành phố phát triển các ngành kinh tế mạnh mẽ Cùng với mật độ dân số trung bình cao, tình trạng di cư từ vùng nông thôn lên thành phố ngày càng nhiều trong khi hạ tầng kỹ thuật không phát triển tương xứng, làm gia tăng vấn đề ô nhiễm do nước thải của các ngành, sinh hoạt Chính vì vậy, đã tạo sức ép lớn đối với môi trường nước của toàn thành phố

Tình trạng các khu công nghiệp, các nhà máy, các khu đô thị… xả nước thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông, hồ đã gây ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng dẫn đến nhiều vùng có nước nhưng không sử dụng được vì bị ô nhiễm

Tại Hà Nội, tổng lượng nước thải từ các nguồn khác nhau của thành phố khoảng 670.000 m3

, trong đó có tới hơn 620.000m3

(93% tổng lượng nước thải) chưa được xử lý xả thẳng vào hệ thống thoát nước Lượng nước thải còn lại chỉ được xử lý sơ bộ hoặc trong các bể tự hoại, các bể lắng trong các tuyến thoát nước chung Nước thải có chất dịch đen gồm các chất thải rất nguy hiểm đối với môi sinh như lignin, sulfua hữu cơ, axit béo, các chất hữu cơ mạch vòng có chứa Clo

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt tại thành phố Hà Nội chiếm tỷ lệ lớn, tải lượng ô nhiễm chất hữu cơ cao đã làm cho chất lượng nước sông, hồ Hà Nội bị ô nhiễm nghiêm trọng Theo đó, dân số tại Hà Nội gia tăng nhanh chóng chưa kể đến dân số nhập cư từ các tỉnh khác đến Hà Nội, làm ăn, sinh sống, Trong khi đó, hạ tầng kỹ thuật đô thị không phát triển tương ứng, làm gia tăng vấn đề ô nhiễm do nước thải sinh hoạt

Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là có chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng BOD5 và các hợp chất hữu cơ chứa nitơ rất cao; nước thải có nhiều Coliform, các vi khuẩn và mầm bệnh

Nước thải công nghiệp

Theo mức độ nguy hại, nước thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và khu công nghiệp là nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt lục địa Hoạt động sản xuất công nghiệp của Hà Nội tạo nguồn thải lớn Tuy nhiên,

Trang 30

mỗi ngành sản xuất có đặc trưng nước thải khác nhau và mức độ gây ô nhiễm môi trường nước cũng khác nhau (Bảng 5)

Bảng 5 - Xếp hạng các ngành có tải lƣợng ô nhiễm cao nhất tại Hà Nội

(Nguồn: Bộ Công thương, 2010) [2]

Nước thải ngành cơ khí chứa nhiều dầu mỡ và chất thải rắn lơ lửng, trong khi

đó nước thải của các cơ sở chế biến thực phẩm lại chứa nhiều các hợp chất hữu cơ Đặc biệt nước thải sản xuất dệt nhuộm là chứa nhiều loại hoá chất như xút, thuốc tẩy, phèn, nhựa thông, phẩm màu… Gây ảnh hưởng xấu tới môi trường (Hình 9)

Trang 31

Hình 9 - Tỉ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp đối với tổng thải lượng

BOD5 và TSS năm 2006

Ghi chú: Sử dụng IPPS (Industrial Pollution Projection System) với hệ số ô nhiễm

đã được điều chỉnh cho Việt Nam (Nguồn: Bộ Công thương, /2010) [2]

Khung 2 Lưu lượng nước thải của một số ngành công nghiệp tại Hà Nội

- Các cơ sở dệt nhuộm: 14.500 – 17.210 m3/ngày

- Các nhà máy công nghiệp thực phẩm: 13.870 – 16.010 m3/ngày

- Các nhà máy hoá chất: 24.500 – 26.540 m3/ngày

- Các nhà máy cơ khí: 3.730 – 4.500 m3/ngày

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 2005 [1] Nước thải làng nghề

Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, ươm tơ, dệt nhuộm là những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng gây phát sinh khối lượng lớn nước thải với

Trang 32

độ ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao Nước thải dệt nhuộm có độ màu lớn Ngược lại, một số ngành như tái chế, chế tác kim loại, đúc đồng, nhôm nhu cầu nước không lớn nhưng nước thải có thành phần phức tạp bị ô nhiễm bởi các hóa chất, axit, muối kim loại, xianua, các kim loại nhất là các kim loại nặng như Hg, Pb, Cr, Zn, Cu

Kết quả khảo sát chất lượng nước thải của các làng nghề tại Hà Nội những năm qua và cả của những năm 2009, 2010 cho thấy mức độ ô nhiễm hầu như không giảm, thậm chí còn tăng cao hơn trước Một phần do quy mô sản xuất tăng trong khi nước thải vẫn không được xử lý trước khi thải vào môi trường

Thải lượng các chất hữu cơ trong nước thải sản xuất cuá các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm khá cao Số liệu được dẫn trong bảng 6

Bảng 6 - Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của một số làng nghề

chế biến lương thực thực phẩm tại Hà Nội

Nguồn: Báo cáo Môi trường quốc gia Việt Nam – Môi trường Làng nghề

Việt Nam, Xuất bản Bộ Tài nguyên Môi trường, 2006 [18]

Trang 33

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Các hồ được chọn làm đối tượng nghiên cứu là trước 2010, hồ đã được Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường Hà Nội, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện quan trắc chất lượng nước Đây là phòng thí nghiệm có chức năng quan trắc nước hồ Hà Nội, có trang thiết bị hiện đại và có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực quan trắc chất lượng môi trường

Kết quả quan trắc chất lượng nước các hồ năm 2010 do tác giả cùng thực hiện với Trung tâm trên

Kết quả Phân tích và đánh giá chất lượng nước hồ được thực hiện qua 26 hồ,

cụ thể như sau:

 Quận Ba Đình : 3 hồ

 Quận Đống Đa : 4 hồ

 Quận Hoàn Kiếm : 1 hồ

 Quận Hai Bà Trưng : 5 hồ

 Quận Tây Hồ : 2 hồ

 Quận Hoàng Mai : 8 hồ

 Quận Thanh Xuân : 3 hồ

Do điều kiện quan trắc thực hiện phụ thuộc chưa có hệ thống (đặc biệt những năm đầu nghiên cứu) nên trong số 26 hồ có:

- 12 hồ có kết quả quan trắc liên tục từ 2006 đến 2010

- 2 hồ có kết quả quan trắc 4 năm (hoặc 1 hồ thiếu 2008, 1 hồ thiếu 2007),

- 7 hồ có kết quả quan trắc 3 năm, trong đó 6 hồ có kết quả quan trắc 3 năm cuối

2008 – 2010, riêng hồ Bảy Mẫu có kết quả quan trắc 3 năm đầu 2006 – 2008

- 4 hồ có kết quả quan trắc 2 năm cuối 2009 – 2010 (bảng 7)

Trang 34

Bảng 7 - Danh mục các hồ nghiên cứu

Trang 35

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Phương pháp lấy mẫu theo tiêu chuẩn Việt Nam 5996-1995 (ISO 5667-6: 1990- hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối)

Thiết bị đo chất lượng nước đa chỉ tiêu TOA WQC-22A

Tọa độ của điểm lấy mẫu được xác định bằng thiết bị định vị toàn cầu (GPS)

2.2.2 Phương pháp bảo quản mẫu

Mẫu được bảo quản theo TCVN 5993-1995 (ISO5667-3:1985) và chuyển thẳng đến phòng thí nghiệm ngay sau khi việc lấy mẫu kết thúc

Mẫu được bảo quản lạnh ở 40

C trong phòng thí nghiệm

2.2.3 Phương pháp phân tích

Bảng 8 - Phương pháp phân tích và thiết bị phân tích

TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân

nước đa chỉ tiêu TOA (WQC-A22)

10 Nitrit (NO-2) (tính theo N) TCVN 6494-2:2000 DR 4000 – HACH

Trang 36

TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân

19 Crom (Cr6+) TCVN 6222:2008 AAS – Perkin Elmer

24 Coliform tổng số TCVN 6187-2:1996 Tủ nuôi cấy

2.2.4 Phương pháp thu thập thông tin

Việc thu thập thông tin được tiến hành bằng cách quan sát tại hiện trường và hỏi ý kiến người dân xung quanh hồ

2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu kết quả đo đạc và phân tích 6 thông số chất lượng mẫu nước của từng hồ được tổng hợp lại trong các bảng kết quả phân tích, kèm theo là mô tả điều kiện thời tiết thời điểm lấy mẫu và nhận xét kết quả Kết quả phân tích được đối chiếu với quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008 cột B1 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt áp dụng đối với nguồn nước có mục đích tưới tiêu thuỷ lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tượng tự hoặc thấp hơn Việc đối chiếu này cho phép đánh giá chất lượng nước hồ là đạt hay không đạt tiêu chuẩn hiện hành

Trang 37

Bảng 9 - Mô tả vị trí lấy mẫu

Quận Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) E: 0588655

Gần chòi canh, đường vào xã Đại La

Hồ Yên Ngưu (Huỳnh Cung) E: 0586332

N: 2316789

Cách trường tiểu học Tam Hiệp khoảng 100m, trên đường vào làng Huỳnh Cung

N: 2320312

Trước cửa nhà số 44-B5-phố Giáp Bát

nhìn ra

Trang 38

Hồ Nam Dư Thượng E: 0591647

cầu bắc qua sông khoảng 100m

Trang 39

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Hiện trạng quản lý một số hồ Hà Nội

Theo thống kê năm 2009 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tổng diện tích các ao hồ vào khoảng 21,8 km2 Một số hồ tiêu biểu ở Hà Nội có thể kể đến là: Hoàn Kiếm, Giảng Võ, Thủ Lệ, Thành Công, Ba Mẫu, Bảy Mẫu, Đống Đa, Thiền Quang, Linh Đàm, Trúc Bạch, Ngọc Khánh…

Hồ thuộc 9 quận trong nội thành Hà Nội có tổng diện tích khoảng 1.165 ha, trong đó chỉ có 17 hồ ở khu vực nội thành chịu sự quản lý của Công ty thoát nước

Ở cấp UBND Thành phố, các Sở có liên quan gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường liên quan tới quản lý môi trường hồ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý nuôi trồng thủy sản, Sở Xây dựng về cấp thoát nước xây dựng, Sở Giao thông vận tải và Sở Kiến trúc quy hoạch về xây dựng, phương tiện thủy và kiến trúc, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch về các hoạt động văn hóa du lịch thể thao Sở Xây dựng là cơ quan chủ trì thực hiện đề án cải tạo môi trường hồ nội thành và Công ty Thoát nước Hà Nội chịu trách nhiệm quản lý duy trì vận hành

hệ thống thoát nước Hà Nội và xử lý nước thải, bao gồm quản lý mực nước của 59

hồ điều hòa Ngoài ra, có những hồ có di tích lịch sử thì lại do các cơ quan quản lý

di tích đảm nhiệm Các Sở, ban, ngành này giúp cho UBND thành phố ra các quyết định khác nhau về hồ

Trang 40

Ở cấp địa phương, cấp quận sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận các quyết định của Thành phố và chỉ đạo việc thực hiện các quyết định đó Những cơ quan thực hiện quản lý hồ có thể là cấp quản lý ở phường, các Công ty vệ sinh môi trường, các Công ty cây xanh, các Công ty xây dựng kè hồ, các cơ quan nghiên cứu làm sạch

hồ, các đội trật tự giao thông công cộng

Ở cấp phường, các bộ phận trực tiếp liên quan đến quản lý hồ là các phòng môi trường hoặc công an phường chịu trách nhiệm bảo vệ trị an và trật tự quanh hồ

Trong 80 các ao hồ đã được Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, 2010 [14] đo đạc, số ao hồ có diện tích từ 1000 mét vuông trở lên chiếm khá nhiều: 76%, trong khi đó các ao hồ rất nhỏ có diện tích dưới 500 mét vuông chiếm

17.5% Số ao hồ có diện tích từ 500 tới 1000 mét vuông chiếm rất ít, chỉ có 6% (

Ngày đăng: 08/01/2015, 12:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w