ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --- LƯU TIẾN ĐẠT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI RỪNG KHỘP VÙNG TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -
LƯU TIẾN ĐẠT
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI RỪNG KHỘP VÙNG TÂY NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
LƯU TIẾN ĐẠT
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI RỪNG KHỘP VÙNG TÂY NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
DANH MỤC CÁC HÌNH 7
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT 8
MỞ ĐẦU 10
Chương 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12
1.1 Biến đổi khí hậu - thực tiễn và xu hướng 12
1.2 Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam 16
1.2.1 Diễn biến diện tích rừng và đa dạng sinh học 16
1.2.2 Thực trạng quản lý rừng 17
1.2.3 Đặc điểm hệ sinh thái rừng khộp ở Việt Nam 18
1.3 Đặc điểm tự nhiên vùng Tây Nguyên 21
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 21
1.3.1.1 Vị trí địa lý 21
1.3.1.2 Địa hình, đất đai 21
1.3.1.3 Khí hậu, thủy văn 24
1.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội 25
1.3.2.1 Dân số, dân tộc và lao động 25
1.3.2.2 Cơ sở hạ tầng 26
1.3.2.3 Kinh tế 26
1.3.3 Hiện trạng tài nguyên rừng 27
1.4 Các nghiên cứu về tác động của BĐKH trên thế giới đối với lĩnh vực lâm nghiệp 27
1.5 Các nghiên cứu về tác động của BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp ở Việt Nam 28
1.6 Nghiên cứu về rừng khộp 31
Chương 2 – MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 33
2.1.1 Mục tiêu dài hạn 33
2.1.2 Mục tiêu ngắn hạn 33
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên .33
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu: 33
Trang 42.3 Nội dung nghiên cứu 33
2.4 Phương pháp nghiên cứu 34
2.4.1 Quan điểm và cách tiếp cận 34
2.4.2 Phương pháp kế thừa 34
2.4.3 Phương pháp chuyên gia 35
2.4.4 Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới phân bố của rừng khộp vùng Tây Nguyên 35
2.4.5 Tính toán và dự báo thay đổi trữ lượng các bon của hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên 37
2.4.6 Đánh giá bước đầu về BĐKH đối với nguy cơ cháy rừng khộp vùng Tây Nguyên 42
Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
3.1 Tác động của BĐKH đến khả năng thay đổi ranh giới hệ sinh thái rừng khộp 44
3.2 Thay đổi trữ lượng cacbon trên mặt đất của hệ sinh thái rừng khộp 49
3.2.1 Một số đặc trưng và tổ thành loài của khu vực nghiên cứu .49
3.2.2 Sinh khối của rừng khộp 50
3.2.2.1 Sinh khối tươi tầng cây cao (TCC) 50
3.2.2.2 Sinh khối khô TCC 51
3.2.2.3 Sinh khối cây bụi thảm tươi (CBTT) và vật rơi rụng (VRR) 53
3.2.2.4 Sinh khối tươi toàn lâm phần rừng khộp 54
3.2.2.5 Sinh khối khô toàn lâm phần rừng khộp 57
3.2.3 Trữ lượng các bon tích lũy trong rừng khộp 59
3.2.4 Dự báo thay đổi trữ lượng các bon của hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên .61
3.3 Bước đầu đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng khộp ở Tây Nguyên 62
3.3.1 Biến đổi của các yếu tố khí tượng 62
3.3.2 Tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng 65
3.3.2.1 Liên hệ của các yếu tố nhiệt, ẩm với nguy cơ cháy rừng 65
3.3.2.2 Ảnh hưởng của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở các khu vực 68
3.4 Đề xuất một số giải pháp ứng phó với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên 71
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 72
1 Kết luận 72
1.1 Đối với sự thay đổi phân bố và ranh giới rừng khộp 72
1.2 Đối với việc thay đổi sinh khối và trữ lượng các bon 72
Trang 51.3 Đối với nguy cơ cháy rừng 72
2 Tồn tại, kiến nghị 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 77
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng giai đoạn 1943 – 2011 15 Bảng 1.2 Hiện trạng diện tích rừng theo chủ quản lý năm 2011 15 Bảng 1.3 Thống kê diện tích năm 2009 của một số kiểu rừng ở Việt
Nam
16
Bảng 3.2 Sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa theo kịch bản mức B2 42 Bảng 3.3 Biên độ sinh thái theo kịch bản mức B2 43 Bảng 3.4 Tổng hợp thay đổi diện tích phân bố rừng khộp theo kịch bản
Bảng 3.8 Sinh khối cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng 51 Bảng 3.9 Sinh khối và cấu trúc sinh khối tươi toàn lâm phần rừng khộp 54 Bảng 3.10 Sinh khối và cấu trúc sinh khối khô toàn lâm phần rừng khộp 56 Bảng 3.11 Trữ lượng và cấu trúc trữ lượng các bon tích lũy trong rừng
khộp
58
Bảng 3.12 Trữ lượng các bon của rừng khộp theo kịch bản BĐKH 59 Bảng 3.13 Biến đổi nhiệt độ không khí theo tháng qua các thời kỳ 60 Bảng 3.14 Biến đổi độ ẩm không khí trung bình (%) nhiều năm 61 Bảng 3.15 Biến đổi lượng mưa trung bình (mm) nhiều năm 62 Bảng 3.16 Nhiệt độ và độ ẩm không khí trung bình qua các thời kỳ 62 Bảng 3.17 Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trung bình tại các khu vực 64 Bảng 3.18 Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trung bình năm 2020 66 Bảng 3.19 Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trung bình năm 2050 67 Bảng 3.20 Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trung bình năm 2100 67 Bảng 3.21 Tổng hợp số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trung bình ở Tây
Nguyên theo năm kịch bản BĐKH
68
Bảng 3.22
Bảng 3.23
Cấp nguy cơ cháy rừng theo số ngày có nguy cơ cháy cao
Dự báo cấp nguy cơ cháy rừng khộp Tây Nguyên
68
69
Trang 7Hình 2.1 Giao diện phần mềm Chương trình bản đồ khí hậu Việt
nam (Trevor Booth, 1996)
35
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí ô tiêu chuẩn thu thập số liệu 36 Hình 3.1 Khả năng phân bố của rừng khộp theo kịch bản BĐKH 44 Hình 3.2 Diễn biến diện tích phân bố rừng khộp theo kịch bản
BĐKH
47
Hình 3.3 Biến động sinh khối tươi TCC so với trữ lượng rừng 49 Hình 3.4 Biến động sinh khối khô TCC so với trữ lượng rừng 51 Hình 3.5 Cấu trúc sinh khối tươi toàn lâm phần rừng khộp 53 Hình 3.6 Cấu trúc sinh khối khô toàn lâm phần rừng khộp 55 Hình 3.7 Cấu trúc trữ lượng các bon toàn lâm phần rừng khộp 57 Hình 3.8 Trữ lượng các bon của rừng khộp theo từng kịch bản
Trang 8BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển châu Á)
CCCM Canadian Climate Change Model (Mô hình biến đổi khí hậu
Canada) CECI Center for International Studies and Cooperation (Trung
tâm Nghiên cứu và Hợp tác quốc tế Canada) COP Conference of Parties (Hội nghị các Bên)
CSIRO Commonweath Scientific and Industrial Research
Organization (Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Công nghiệp Cộng đồng chung)
D1.3 Đường kính thân cây ở vị trí 1,3m so với mặt đất
GFDL–R30 Geophysical Fluid Dynamics Laboratory (Thí nghiệm Động
lực Địa vật lý chất lỏng)
IPCC Interpanel on Climate Change (Ủy ban Liên chính phủ về
Biến đổi khí hậu)
kWh Kilowatts hour (lượng điện tiêu thụ trong 1h)
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UNEP United Nations Environment Program (Chương trình Môi
trường Liên Hiệp Quốc) UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)
UNFCCC United Nations Framework Convention on Climate Change
(Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu)
Trang 9VCMP Vietnam Climatic Mapping Program (Chương trình bản đồ
khí hậu Việt Nam)
WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)
ppm Part per million (Phần triệu)
ppb Part per billion (Phần tỷ)
Trang 10MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu (BĐKH), theo định nghĩa của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), là những thay đổi theo thời gian của khí hậu, trong đó bao gồm cả những biến đổi tự nhiên và những biến đổi do các hoạt động của con người gây ra BĐKH xuất phát từ sự thay đổi cán cân năng lượng của trái đất do thay đổi nồng độ các khí nhà kính, nồng độ bụi trong khí quyển, thảm phủ và lượng bức xạ mặt trời Hiện nay, chúng ta đang phải sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn về khí hậu: nhiệt độ trái đất đang nóng dần, mực nước biển đang dâng lên, dân số tăng nhanh ở nhiều quốc gia, sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, các sinh cảnh đang bị thu hẹp lại và phân cách nhau, sức ép của công nghiệp hóa và toàn cầu hóa ngày càng lớn, trao đổi thông tin giữa các lĩnh vực ngày càng được mở rộng Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng lớn đến công cuộc phát triển của tất
cả các nước trên thế giới, trong đó có việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và gây ra những thay đổi lớn trong sự sinh trưởng, phát triển của các loài động thực vật trong tự nhiên
Để phát triển bền vững trong nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn, chúng
ta cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề BĐKH và những ảnh hưởng của nó tới dân sinh, kinh tế và xã hội, phải xem tác động của BĐKH toàn cầu là một nhân tố cấu thành trong chiến lược phát triển để có những biện pháp kịp thời thích nghi và làm giảm bớt những tổn thất to lớn gây ra do BĐKH mà các nhà khoa học đã cảnh báo trong các Báo cáo của IPCC và lần gần đây nhất là Báo cáo lần thứ tư của IPCC Việt Nam
là nước có bờ biển dài trên 3200 km và được dự báo là một trong các quốc gia có thể bị tác động mạnh do BĐKH, đặc biệt là vùng ven biển
Đánh giá tác động của BĐKH đối với lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng là một việc rất phức tạp và rất mới mẻ ở nhiều quốc gia và ở Việt Nam vì nó đòi hỏi các nghiên cứu cơ bản và hệ thống Luận văn tốt nghiệp này là kết quả bước đầu về đánh giá ảnh hưởng của BĐKH tới hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên ở Việt Nam Luận văn tập trung vào việc xác định ảnh hưởng của
Trang 11BĐKH tới phân bố ranh giới, thay đổi trữ lượng các bon và nguy cơ cháy rừng của kiểu rừng khộp vùng Tây Nguyên Đây là những kết quả sơ bộ và là nền tảng quan trọng cho việc tiến hành đánh giá những ảnh hưởng của BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp ở Việt Nam
Trang 12Chương 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Biến đổi khí hậu - thực tiễn và xu hướng
Trước những diễn biến và ảnh hưởng tiêu cực mang tính toàn cầu của BĐKH, các nước trên thế giới đã có nhiều động thái tích cực nhằm ngăn chặn những hiểm họa khôn lường mà biến đổi khí hậu có thể gây ra cho loài người Năm 1979, Hội nghị Khí hậu quốc tế lần thứ nhất đã ra tuyên bố kêu gọi chính phủ các nước nhận thức về mức độ nghiêm trọng và tiến hành các hành động nhằm giảm thiểu các tác động làm biến đổi khí hậu do con người gây ra Một loạt các hội nghị liên chính phủ thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu đã được tổ chức từ những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 như: Hội nghị Villach (10/1985), Hội nghị Toronto (6/1988), Hội nghị Ottawa (2/1989), Hội nghị Tata (2/1989), Hội nghị và tuyên bố Hague (3/1989), Hội nghị bộ trưởng Noordwijk (11/1989), Hội nghị Cairo (12/1989), Hội nghị Bergen (5/1990), và Hội nghị Khí hậu thế giới lần thứ 2 (11/1990)
Cùng với các bằng chứng khoa học được đưa ra ngày càng nhiều, các hội nghị liên quan đến BĐKH và các tác động của nó ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như cộng đồng quốc tế Năm 1988, IPCC được UNEP
và WHO thành lập IPCC có nhiệm vụ đánh giá một cách tổng hợp, khách quan, minh bạch các thông tin khoa học – kỹ thuật và kinh tế - xã hội liên quan đến các rủi ro xuất phát từ hiện tượng BĐKH do các hoạt động của con người gây ra
Năm 1990, IPCC công bố báo đánh giá đầu tiên về BĐKH Báo cáo đã gây tiếng vang rất lớn và nhận được sự quan tâm thích đáng từ cộng đồng quốc tế, nó được sử dụng là cơ sở để đàm phán Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH Công ước này được hoàn chỉnh và phê chuẩn tại New York vào tháng 9/1992, được
154 quốc gia ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh Rio De Janero và bắt đầu có hiệu lực
từ 21/03/1994 Báo cáo đánh giá thứ 2 về BĐKH do IPCC hoàn thành vào năm
1995 Báo cáo này có công đóng góp của trên 2000 nhà khoa học và chuyên gia trên thế giới Hội nghị lần thứ 3 của các nước ký kết công ước (COP-3), được tổ chức
Trang 13vào năm 1997 tại Kyoto, đã thông qua Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính gây ra do BĐKH Năm 2001, IPCC hoàn thành Báo cáo đánh giá lần thứ 3 về BĐKH, báo cáo kết luận rằng bằng chứng về tác động của con người lên BĐKH ngày càng rõ hơn và đưa ra một bức tranh chi tiết về các tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với các khu vực trên thế giới Báo cáo lần thứ tư của IPCC được công bố vào năm 2007 Trong báo cáo này, IPCC đã khẳng định BĐKH là một vấn đề hiển nhiên và không còn tranh luận Sự BĐKH được IPCC chứng minh bằng các số liệu quan trắc nhiệt độ không khí và nước biển, sự tan băng và nước biển dâng
Theo dự báo của các nhà khoa học, nếu tình hình phát thải khí nhà kính không giảm đi thì vào năm 2050 nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi
so với thời kỳ tiền công nghiệp, từ 260 ppm lên 500 ppm (ADB, 2007) Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất tăng lên kéo theo hàng loạt các yếu tố khí hậu khác như: lượng mưa, độ ẩm, bức xạ… thay đổi theo Toàn bộ mặt đệm, cả mặt đất và đại dương đều nóng lên, đặc biệt ở các vĩ độ cao dẫn đến hiện tượng tan băng các vùng cực, gây nên hiện tượng nước biển dâng và xâm lấn các vùng đất ven bờ Tần suất và cường độ hiện tượng El-Nino gia tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Cường độ và liều lượng mưa có nhiều bất thường, những vùng mưa nhiều thì trở nên nhiều hơn, cường độ lớn hơn; các vùng hạn hán thì trở nên khô cằn hơn Khi lượng phát thải khí CO2 tăng gấp đôi, lượng mưa tăng
ở các vùng vĩ tuyến cao và các vùng nhiệt đới trong tất cả các mùa trong năm; ở vĩ tuyến trung bình lượng mưa sẽ tăng khoảng 10 ÷ 20 % Song song với hiện tượng nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, sự thay đổi về mưa và sự bốc hơi là sự suy thoái của tầng ozôn bình lưu làm tăng bức xạ cực tím trên trái đất, gây ra những ảnh hưởng lớn cho loài người, các hệ sinh thái, và đời sống kinh tế xã hội (Bộ NN & PTNT, 2008)
Ở khu vực Đông Nam Á, Tổ chức Nghiên cứu Khoa học, Sức khỏe cộng đồng và Công nghiệp Úc (SCIRO) đã ước lượng các phương án BĐKH cao, vừa và thấp Theo đó, ở Đông Nam Á đến năm 2070, nhiệt độ có thể tăng 0,40C (phương
Trang 14án thấp), 10
C (phương án vừa) và 20C (phương án cao) Lượng mưa có thể biến động từ 5 – 10% trong mùa mưa và 0 - 5 % trong mùa khô, mực nước biển sẽ tăng
từ 15 đến 90 cm theo các phương án biến đổi khí hậu từ thấp đến cao
Trong 200 năm qua nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã tăng thêm một phần
ba so với thời kỳ tiền công nghiệp, vào khoảng 372 ppm Nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính khác cũng tăng do hoạt động của con người, cách đây 200 năm nồng
độ khí CH4 là 800 ppb, còn bây giờ là 1750 ppb NOx cũng tăng lên từ 270 ppb lên 310ppb Các khí gây hiệu ứng nhà kính trong đó có khí CO2 là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu (IPCC, 2007)
Hình 1.1 Lượng phát thải CO2 tương đương trong thế kỷ 21
của các kịch bản Nguồn: IPCC, 2007
Hoạt động của con người trong 200 năm qua đã làm tăng 50% nồng độ các KNK trong khí quyển so với thời kỳ trước công nghiệp Việc tăng nhanh lượng phát thải khí CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch diễn ra từ những năm 1950 do nhu cầu
sử dụng năng lượng tăng khi dân số thế giới tăng nhanh Từ năm 1970 đến năm
2004 khí CO2 trên toàn thế giới tăng 70% (IPCC, 2007) Bên cạnh đó sự gia tăng các KNK còn bắt nguồn từ đốt phá rừng, sử dụng không hợp lý các hệ sinh thái ven
Trang 15biển, đặc biệt là đất ngập nước (chiếm khoảng 10% lượng phát thải các KNK) dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu (Nguyễn Hữu Ninh, 2008)
Các KNK phát thải từ các hoạt động không hợp lý của con người tác động tới nhiều mặt của đời sống con người, các hệ sinh thái… và trầm trọng nhất là hiện tượng trái đất đang nóng dần lên Theo dõi thống kê sự BĐKH từ 1850 đến năm
2000 cho thấy nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng 0,740C, trong đó nhiệt độ tại hai vùng cực tăng gấp 2 lần so với nhiệt độ tăng trung bình trên toàn cầu Dự báo biên độ tăng nhiệt độ của trái đất từ nay đến năm 2100 có thể trong khoảng 1,1 – 6,40C, đây là mức tăng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử 10.000 năm qua của loài người và nhiệt độ cũng không tăng đồng đều ở các vùng, các quốc gia trên thế giới (IPCCC, 2007) Hậu quả của sự nóng lên toàn cầu sẽ làm các lớp băng tuyết tan nhanh hơn trong những thập tới Trong thế kỷ 20, trung bình mực nước biển dâng tại Châu Á là 2,4 mm/năm và chỉ riêng thập kỷ vừa qua là 3,1 mm/năm, và được dự báo là sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thế kỷ 21, ít nhất là 2,8 – 4,3 mm/năm (IPCCC, 2007)
Hình 1.2 Diễn biến của mực nước biển trung bình toàn cầu
Nguồn: IPCC, 2007
Trang 161.2 Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam
1.2.1 Diễn biến diện tích rừng và đa dạng sinh học
Năm 1943, lần đầu tiên số liệu về tài nguyên rừng Việt Nam được một học giả người Pháp là Maurand công bố Tài liệu này cho thấy diện tích rừng của Việt Nam vào năm 1943 là khoảng 14,3 triệu ha, chiếm khoảng 43% tổng diện tích toàn lãnh thổ Tác giả cũng cho rằng ngoài tính đa dạng của hệ thực vật thì tài nguyên rừng Việt Nam có thể được đánh giá là rất dồi dào và có tính bền vững cao
Từ năm 1979 đến năm 1984, lần đầu tiên Việt nam thực hiện cuộc điều tra tài nguyên rừng cấp quốc gia thông qua dự án VIE/76/014 do FAO hỗ trợ về kỹ thuật
và tài chính Kết thúc dự án năm 1984, diện tích rừng Việt Nam được xác định là khoảng 10 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm diện tích chủ yếu với khoảng 9,3 triệu ha và rừng trồng là khoảng 600 ha Đến năm 1995, số liệu về kiểm kê đánh giá diễn biến tài nguyên rừng quốc gia cho thấy diện tích rừng Việt Nam còn khoảng 9,3 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 8,3 triệu ha và rừng trồng là khoảng 1 triệu
ha
Số liệu công bố về diễn biến rừng cho thấy diện tích rừng Việt Nam đã bị giảm mạnh trong giai đoạn 1943 – 1995 Trong giai đoạn này, Việt Nam mất khoảng 5 triệu ha rừng và độ che phủ của rừng đã giảm từ 43% xuống còn 28% Tốc độ mất rừng bình quân cho giai đoạn này được ước tính là khoảng 100.000 ha/năm Tuy nhiên, trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2008, diện tích rừng Việt Nam liên tục gia tăng Kết quả kiểm kê rừng toàn quốc cho thấy năm 1999 Việt Nam có tổng diện tích rừng là khoảng 10,9 triệu ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên
là 9,4 triệu ha và diện tích rừng trồng là 1,5 triệu ha; tỷ lệ che phủ rừng khoảng 33% Đến năm 2005, diện tích rừng Việt Nam là 12,6 triệu ha với độ che phủ là 37% và diện tích rừng công bố năm 2011 là 13,5 triệu ha với tỷ lệ che phủ là 39,7% (Bộ NN&PTNT, 2011) Chi tiết về diễn biến diện tích rừng ở Việt Nam được thống
kê tại Bảng 1.1
Trang 17Bảng 1.1 Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng giai đoạn 1943 – 2011
Diện tích (ha) Độ che phủ (%) Rừng tự nhiên Rừng trồng
Bảng 1.2 Hiện trạng diện tích rừng theo chủ quản lý năm 2011
(ha)
Rừng trồng (ha)
1 Ban quản lý rừng 4,522,184 3,972,371 549,813
2 Doanh nghiệp nhà nước 1,971,477 1,462,049 509,428
Trang 181.2.3 Đặc điểm hệ sinh thái rừng khộp ở Việt Nam
Căn cứ theo các bậc phân loại kiểu thảm thực vật theo quan điểm sinh thái phát sinh, Thái Văn Trừng (1998) đã phân loại thảm thực vật Việt Nam thành 14 kiểu, trong đó có 10 kiểu liên quan đến quần thể rừng Những đơn vị phân loại này chưa phải là đơn vị phân loại cơ bản Trong mỗi kiểu thảm thực vật lại có nhiều kiểu phụ với nhiều phức hợp, ưu hợp, quần hợp khác nhau Do vậy sẽ có nhiều hệ sinh thái cụ thể khác nhau Dưới đây chỉ giới thiệu những hệ sinh thái rừng tự nhiên chủ yếu quan trọng đối với sản xuất lâm nghiệp Theo Viện Điều tra quy hoạch rừng (2009) thì diện tích một số kiểu rừng quan trọng ở Việt Nam như sau:
Bảng 1.3 Thống kê diện tích năm 2009 của một số kiểu rừng ở Việt Nam
Trang 19Nguồn: Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 2009
Rừng khộp phân bố tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, ngoài ra còn có ở Di Linh (Lâm Đồng) và những đám rừng khộp nhỏ phân bố ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Sông Bé, Tây Ninh v.v…, tổng diện tích khoảng 375.317 ha chiếm 1,14% diện tích toàn quốc Theo vĩ độ, rừng khộp phân bố từ vĩ độ 140
B (Gia Lai) đến vĩ độ 110 B (Tây Ninh) Theo độ cao so với mực nước biển, rừng khộp phân bố tập trung ở độ cao
từ 400 – 800 m
Rừng khộp thích hợp với những vùng sinh thái có khí hậu nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh nhưng có một mùa khô điển hình Tổng tích nhiệt hàng năm từ 7.500 – 9.0000C Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm từ 21 – 270
C Nhiệt độ không khí bình quân tháng nóng nhất 29-340C và nhiệt độ không khí bình quân tháng lạnh nhất 15-200C Lượng mưa trung bình hàng năm phổ biến từ 1.200 – 1.800 mm Chế độ mưa ẩm rất khắc nghiệt Khí hậu có hai mùa rõ rệt Mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm đến 90% tổng lượng mưa cả năm Mùa khô khắc nghiệt kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Hàng năm có 4 -6 tháng khô, 1 – 2 tháng hạn và 1 tháng kiệt
Đất rừng khộp thuộc loại xấu, chủ yếu là các loại đất xám đỏ phát triển trên
đá bazan, granit có tầng đất mỏng, kết von mạnh, có nơi đang xuất hiện đá ong Do xói mòn tầng đất mặt, nhiều nơi có đá lộ trên mặt đất Cháy rừng hàng năm tiêu huỷ lớp phủ thực bì Do vậy, tầng đất mặt mỏng và khô cứng, thậm chí có nơi không có tầng A, có nơi không có tầng B, tầng C lộ gần mặt đất Cấu tượng đất bị phá vỡ Mùa mưa đất kết dính gây úng nước, mùa khô lượng bốc hơi mặt đất nhanh, không
Trang 20có khả năng giữ độ ẩm, dễ gây hạn hán Rừng khộp phân bố trên 7 loại đất như sau:
Đất xương xẩu trên đá mẹ phiến thạch sét, thường xuất hiện loài dầu đồng
(Dipterocarpus tuberculatus ) chiếm ưu thế
Đất Feralit vàng nhạt trên đá mẹ sa phiến thạch, thạch anh, riolit, thường
xuất hiện loài dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius) chiếm ưu thế
Đất xám bạc màu trên phù sa cổ, thường xuất hiện những loài cây chịu
hạn, thường xuất hiện loài dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus)
Đất nâu sẫm có tầng đất sét trên phù sa cổ, thường xuất hiện loài
chiêu liêu lông (Terminalia citrina), dầu đồng, cà chít (Shorea obtusa) v.v…
Đất phù sa bạc mầu glây, thường xuất hiện loài dầu trà beng, dầu đồng v.v…
Đất xám bạc mầu trên sản phẩm dốc tụ, thường xuất hiện loài dầu đồng, dầu trà beng v.v…
Đất đỏ bazan tầng đất mỏng, thường xuất hiện loài dầu trà beng
Theo Phùng Ngọc Lan và cộng sự (2006), khu hệ thực vật rừng khộp có liên quan đến khu hệ thực vật Malaixia - Inđônêxia với tổ thành loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế Khu hệ thực vật rừng khộp bao gồm 309 loài cây thuộc 204 chi, 68 họ, trong đó có hơn 90 loài cây gỗ với 54 loài cây gỗ lớn, gỗ trung bình Ngoài những loài cây họ Dầu chiếm ưu thế còn có đại diện của một số họ
khác như: cẩm xe (Xylia xylocarpa) thuộc họ Mimosaceae, lọng bàng (Dilleniahe terosepala) thuộc họ Dilleniaceae, đẻn (Vitex pendencularia) thuộc họ Verbenaceae, mai xiêm (Ochrocarpus sp) thuộc họ Cheriaceae, mà ca (Buchanania arborescens)
thuộc họ Anacardiaceae v.v… Ở điều kiện lập địa tốt, có thể xuất hiện một số loài
cây có giá trị như giáng hương (Pterocarpus macrocarpus ), cẩm lai (Dalbergia bariensis) v.v…Ven sông suối có thể gặp một số loài như dầu nước, sao đen v.v…
nhưng với số lượng ít và không phải là loài cây điển hình của rừng khộp Rừng khộp còn gọi là rừng thưa cây họ dầu (Dipterocarpaceae) Mật độ rừng thưa, tán cây không giao nhau Trong mùa khô, cây rụng lá từ 3 - 4 tháng Mật độ cây từ đường kính 10 cm trở lên từ 100 - 150 cây/ha đến 300 - 350 cây/ha Rừng thường chỉ có
Trang 21một tầng cây gỗ, nơi sinh trưởng tốt đạt chiều cao 20 - 25 m, nơi sinh trưởng xấu chỉ cao 7 - 8 m
1.3 Đặc điểm tự nhiên vùng Tây Nguyên
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, diện tích tự nhiên 54.474 km2, chiếm 16,8% diện tích cả nước, dân số đến cuối năm 2009 là 5.107.437 người, là một trong bảy vùng kinh tế - sinh thái của nước ta hiện nay Toàn vùng có 61 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 5 thành phố (Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đà Lạt, Kon Tum, Bảo Lộc), 4 thị xã (An Khê, Ayun Pa, Buôn Hồ, Gia Nghĩa) và 52 huyện; 722 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 77 phường,
47 thị trấn và 598 xã; 7.334 thôn buôn, tổ dân phố, trong đó có 2.764 thôn, buôn, bon, làng có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống
1.3.1.2 Địa hình, đất đai
a) Địa hình
Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800m, cao nguyên Mdrak cao khoảng 500m, Đắk Lắk cao khoảng 800m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000m, Lâm Viên cao khoảng 1500m và Di Linh cao khoảng 900-1000m Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam)
b) Đất đai
Trang 22Theo kết quả điều tra đất vùng Tây Nguyên và tỉnh Phú Yên, trong vùng có một số nhóm loại đất chính dưới đây
- Nhóm đất mùn trên núi cao (H): Diện tích trên 16 nghìn ha, phân bố chủ yếu
trên đai cao 2.000 m, ở Ngọc Linh (Kon Tum) và Chư Yang Sin (Đắk Lắk), tầng đất rất mỏng
Nhóm đất này thích nghi với các loài cây trồng lâm nghiệp như: Thông 3 lá,
Re, Giẻ, Hoàng đàn
- Nhóm đất Feralít - mùn trên núi (FH): Diện tích 942 nghìn ha, chiếm 16 % diện tích tự nhiên toàn vùng; Phân bố trên đai cao từ 1.000 - 1.700 m, thuộc các huyện: Đắc Glây, Kon Plông (Kon Tum); một phần thuộc huyện Kbang, Măng Jang (Gia Lai); huyện Đắk Nông (Đăk Nông), Ma Đrắk, Lắk (Đắk Lắk); huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm (Lâm Đồng), lớp đất mặt tơi xốp, tỷ lệ chất hữu cơ cao, giàu mùn, quá trình phân giải chất hữu cơ yếu
Nhóm đất này thích nghi với các loài cây trồng lâm nghiệp như: Thông 3 lá, Thông nhựa, Cáng lò, Giẻ, Giổi
- Nhóm đất Feralít đỏ vàng, nâu đỏ, vàng nhạt (F): Diện tích hơn 4.2 triệu ha, chiếm 77% diện tích tự nhiên toàn vùng; Phân bố ở đai độ cao dưới 1000 m, gồm các loại đất sau:
+ Đất Feralít vàng đỏ phát triển trên đá Mácma axít (Fa): Diện tích gần 1,7 triệu ha, chiếm 30,0% diện tích tự nhiên Đây là loại đất có diện tích lớn nhất và phân bố ở tất cả các huyện trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên
Loại đất này thích nghi với các loài cây trồng như: Thông nhựa, Thông 3 lá, Giổi, Muồng đen, Chò xanh, Sao đen, Quế, Bời lời đỏ, Gió
+ Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét - biến chất (Fs): Diện tích khoảng 820 nghìn ha, chiếm 14,5% diện tích tự nhiên; Phân bố tập trung ở các huyện: Đắc Glây, Đắc Tô, Kon PLông, Đắc Hà, Sa Thầy (Kon Tum); huyện Măng Yang, K’Bang, Krông Pa (Gia Lai); huyện Đắc Nông, Ma Đrắk, Lắc, Krông Nô
Trang 23(Đắk Lắk); huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Đạ Tẻh, Đạ Hoai, Bảo Lâm, Bảo Lộc (Lâm Đồng)
Loại đất này thích nghi với các loài cây trồng như: Thông nhựa, Thông 3 lá, Giổi, Muồng đen, Chò xanh, Sao đen, Re, Trám, Cóc đá, Sữa, Bời lời đỏ, Gió, Cao
su, Chè
+ Đất Feralít vàng nhạt phát triển trên đá cát, đá hỗn hợp (Fq, Fh): Diện tích
300 nghìn ha, chiếm 5,0% diện tích tự nhiên; Phân bố tập trung ở các huyện: Đắc Lây, Đắc Tô, Kon PLông, Sa Thầy (Kon Tum); huyện Chư Prông (Gia Lai); huyện
Ma Đrắk, Ea Soúp (Đắk Lắk); huyện Di Linh, Lạc Dương, Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng)
Loại đất này thích nghi với các loài cây trồng lâm nghiệp như: Thông nhựa, Dầu rái, Bằng lăng, Cóc đá, Bời lời đỏ, Gió và các cây công nghiệp ngắn ngày như Bông, Mía
+ Đất Feralít nâu đỏ, nâu tím trên đá Mácma kiềm - trung tính (Fk): Diện tích hơn 1.4 triệu ha, chiếm 25% diện tích tự nhiên vùng; Phân bố chủ yếu trên kiểu địa hình cao nguyên, sơn nguyên và bán bình nguyên bằng phẳng thuộc các huyện Đắc Nông, Lắc, Ea HLeo, .(Đắk Lắk); huyện K’Bang, Măng Yang, Chư Prông, Chư
Sê, (Gia Lai); huyện Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà (Lâm Đồng) và rải rác ở huyện Kon PLông (Kon Tum)
Loại đất này thích nghi với các loài cây trồng lâm nghiệp như: Thông nhựa, Thông 3 lá, Giổi, Muồng đen, Chò xanh, Sao đen, Bời lời đỏ, Gió và các loài cây trồng khác như Cà phê, Ca cao, Cao su, Quế, Các loại đậu, lạc, vừng
- Nhóm đất phù sa ven sông suối và dốc tụ chân đồi núi (P, D): Diện tích hơn
185 nghìn ha, chiếm 3,2% diện tích tự nhiên vùng; phân bố ở vùng thung lũng sông
Ba, bồn trũng An Khê (Gia Lai); thung lũng sông Krông Ana, Krông Nô (Đắk Lắk) Đây là nhóm đất khá tốt, có hàm lượng dinh dưỡng khoáng tương đối cao, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp
Trang 24- Các loại đất khác: Ngoài các loại đất trên, còn có một số loại đất khác có diện tích nhỏ, phân bố rải rác ở những vùng thấp, bằng phẳng có diện tích gần 44 nghìn ha, chiếm 0,8% tổng diện tích đất đai toàn vùng Tây Nguyên
Như vậy có thể thấy rõ Tây Nguyên là vùng giầu tiềm năng về đất đai so với các khu vực khác trong cả nước, trong đó đáng chú ý là quỹ đất đỏ Ba zan mầu mỡ, chiếm 26,6% diện tích tự nhiên toàn vùng lại phân bố trên các dạng địa hình khá bằng phẳng rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp Đặc biệt thích hợp với các loài cây công nghiệp như: Cà phê, Ca cao, Cao su và cây ăn quả
1.3.1.3 Khí hậu, thủy văn
a) Khí hậu
Khí hậu được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất
Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới
- Nhiệt độ: Nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình cả năm khoảng 21-23°C
- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối của không khí ít biến đổi giữa các vùng và dao động không nhiều giữa các tháng trong năm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm khoảng 80 - 83%
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.100-2.200
mm, lượng mưa trong mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm
b) Thủy văn
Tây Nguyên có một mạng lưới sông suối khá dày, nhiều ghềnh thác; là nơi khởi nguồn của 4 hệ thống sông chính gồm: hệ thống sông Pô Kô - Sê San ở Kon Tum đổ vào sông Mê Kông; hệ thống sông Ba - Ayun ở Gia Lai đổ vào sông Đà
Trang 25Rằng chảy ra biển Đông; hệ thống sông Sêrêpôk ở Đắk Lắk đổ vào sông Mê Kông
và hệ thống sông Đồng Nai ở Đắk Nông và Lâm Đồng chảy ra biển Đông Trữ lượng thủy năng của các hệ thống sông này chiếm trên 22% nguồn thủy năng của cả nước, có thể sản xuất từ 15-16 tỉ kWh điện mỗi năm Hiện trên các hệ thống sông chính đã có 11 nhà máy thủy điện lớn đang vận hành và một số nhà máy đang xây dựng với tổng công suất hơn 4.500MW, chiếm khoảng 25% tổng công suất nguồn điện của cả nước
1.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội
1.3.2.1 Dân số, dân tộc và lao động
Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số Tây Nguyên (gồm 05 tỉnh) là 5.107.437 người, so với năm 1976 đã tăng 3,17 lần, chủ yếu lả tăng cơ học Hiện nay, nếu tính cả số người di dân tự do không đăng ký cư trú với cơ quan chính quyền thì dân số Tây Nguyên thực tế vào khoảng 5,5 đến 6 triệu người
Hiện nay, Tây Nguyên là nơi còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể, vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị thẩm mỹ độc đáo như: nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ hội và một kho tàng văn học dân gian với những bản trường ca, truyện cổ, truyện ngụ ngôn, lời nói vần, những làn điệu dân ca đậm đà bản sắc lưu truyền qua nhiều thế hệ Một trong những di sản nổi tiếng là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là "Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" Một số dân tộc như Ê-đê, Gia-rai còn có chữ viết xây dựng trên cơ sở bộ chữ La tinh (đây là hai trong những bộ chữ DTTS ra đời sớm ở nước ta)
Trong toàn vùng Tây Nguyên hiện có 4 tôn giáo chính đang hoạt động bình thường là: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài, với tổng số 1.753.761 tín đồ (chiếm 34,7% dân số), gần 3.500 chức sắc-nhà tu hành, khoảng 840 cơ sở thờ tự các loại Những năm qua, số lượng tín đồ tôn giáo tăng nhanh theo tốc độ tăng dân số Đáng lưu ý là tín đồ người DTTS tăng lên rất nhanh, chủ yếu theo đạo Công giáo và Tin lành Hiện nay, tín đồ Tin lành người DTTS là 324.135 người, chiếm 89,3%
Trang 26tổng số người theo đạo Tin lành của toàn vùng; tín đồ Công giáo người DTTS là 248.039 người, chiếm 30,9% tổng số người theo đạo Công giáo của toàn vùng Ngoài ra, có một số tôn giáo khác đã được công nhận nhưng số lượng tín đồ ít, như Bahai, Phật giáo Hòa Hảo
1.3.2.2 Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông đã và đang hình thành rộng khắp, vừa liên kết 5 tỉnh trong vùng, vừa nối Tây Nguyên với các vùng khác trên tuyến hành lang Đông-Tây Trong đó, có 10 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài gần 2.000km, 59 tuyến tỉnh lộ đã được nhựa hóa và cứng hóa Có 3 sân bay đang hoạt động (Buôn Ma Thuột, Gia Lai, Liên Khương) được đầu tư, nâng cấp, có thể tiếp nhận máy bay tầm trung (Airbus A320, A321) nối với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước là Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.2.3 Kinh tế
Công nghiệp: Trên cơ sở nguồn tài nguyên nông lâm nghiệp và khoáng sản,
mở ra triển vọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản với quy mô vừa và lớn
Trong sản xuất vật liệu xây dựng, trước hết với nguồn đá vôi tại chỗ có thể
phát triển sản xuất xi măng phục vụ cho một phần nhu cầu các tỉnh phía Bắc Tây Nguyên và các tỉnh Đông Bắc Căm-pu-chia Hiện có hai nhà máy sản xuất xi măng với công suất 14 vạn tấn/năm, đến nay đã phát huy vượt công suất Với nguồn đá Granit sẵn có, phong phú về màu sắc có thể chế biến ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu
Trong chế biến nông lâm sản: với trữ lượng gỗ lớn trong tỉnh và khả năng
nhập khẩu gỗ từ các nước Đông Nam Á đảm bảo ổn định nguyên liệu cho sản xuất chế biến các mặt hàng gỗ lâu dài, chế biến song mây, sản xuất bột giấy Từ mủ cao
su có thể chế biến các sản phẩm cao su dân dụng và công nghiệp chất lượng cao; Chế biến cà phê xuất khẩu, chế biến đường, chế biến dầu thực vật, chế biến sắn và
Trang 27chế biến hoa quả Ngoài ra, còn có thể phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng khi đã xác định được địa bàn và trữ lượng cho phép
1.3.3 Hiện trạng tài nguyên rừng
Theo tài liệu của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam trung bộ, năm
1990, diện tích rừng của Tây Nguyên là 3.761.504 ha (chiếm 70,66% tổng diện tích tự nhiên), tương ứng với trữ lượng gỗ rừng là 411.301.215m3, trữ lượng tre nứa là 3,5 tỷ cây; trong đó rừng phòng hộ chiếm 39%, rừng đặc dụng chiếm 28% Nhưng hiện nay, theo số liệu thống kê năm 2010 của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam trung bộ, diện tích có rừng chỉ còn 2.902.000ha, và một phần không nhỏ trong số đó là rừng cây bụi hỗn giao, rừng tre nứa nghèo kiệt, rừng tái sinh sau nương rẫy và rừng trồng phân tán Trữ lượng rừng chỉ còn khoảng 250 triệu m3
gỗ và 2,7 tỷ cây tre nứa
Các loài gỗ quý hiện đang giảm nghiêm trọng về trữ lượng và diện tích phân
bố, nhiều loài không còn khả năng tái sinh Sự suy giảm tài nguyên rừng là nguyên nhân chính làm cho khí hậu diễn biến bất thường như hạn hán, lũ quét, mùa khô đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình hàng năm tăng lên
1.4 Các nghiên cứu về tác động của BĐKH trên thế giới đối với lĩnh vực lâm nghiệp
Báo cáo lần thứ 4 của IPCC (2007) đã đề cấp đến những dự báo về sự BĐKH
và lượng mưa cho thấy sản lượng của tất cả cây trồng sẽ bị giảm sút Ở những nước đang phát triển tại Châu Á – Thái Bình Dương với số dân hơn 2 tỷ người, bao gồm
cả 450 triệu người ở trong tình trạng suy dinh dưỡng, sản lượng lương thực bị mất mát do BĐKH sẽ làm gia tăng số người suy dinh dưỡng, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ
em vì thế mà tăng theo
Đánh giá tác động của BĐKH trong lĩnh vực nông lâm nghiệp cũng đã được thực hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Các đánh giá này là cơ sở quan trọng góp phần tạo nên bức tranh chung về những tổn thương và khả năng thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nông lâm nghiệp ở khu vực nghiên cứu
Trang 28Trong nghiên cứu “Đánh giá sự tổn thương của các hệ sinh thái rừng do BĐKH gây ra ở Mêhycô” (Lourdes Villers-Ruiz, Irma Trejo-Vázquez; 1997), các tác giả đã sử dụng 3 mô hình khác nhau là GFDL – R30 (Geographysical Fluid Dynamics Laboratory), CCCM (Canadian Climate Centre Model) và mô hình đánh giá tính nhạy cảm (Sensitivity Model) của Mê-hy-cô để đánh giá sự thay đổi ranh giới của các loại thảm thực vật rừng ở nước này
Các nhà khoa học Philipin cũng thực hiện việc đánh giá tổn thương và thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp tại quốc gia mình dựa vào chương trình Hodridge Life Zone Đây là phần mềm hệ thống phân loại sinh thái dựa vào 3 yếu
tố đầu vào là lượng mưa, độ ẩm và nhiệt độ Các kịch bản được đưa ra là lượng mưa tăng 50%, 100% và 200%; nhiệt độ tăng 10
C, 1,50C và 20
C Kết quả cho thấy các kiểu rừng khô (hơn 1 triệu hecta) sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do BĐKH, kiểu rừng này sẽ biến mất trong điều kiện lượng mưa tăng lên 50% Nếu lượng mưa tăng lên gấp đôi (100%), kể cả cả các kiểu rừng ẩm (khoảng 3,5 triệu hecta) sẽ bị thay thế toàn bộ bằng các kiểu rừng khác Tuy nhiên các kịch bản khí hậu đó xảy ra cũng
có những tác động tích cực đến các kiểu rừng, đó là các diện tích rừng ngập và rừng mưa sẽ mở rộng ra đáng kể, rừng ẩm và rừng khô sẽ trở nên ẩm hơn Nhìn chung, theo các kịch bản BĐKH này, dự báo cho rằng tổng diện tích các loại rừng sẽ không
bị giảm đi
1.5 Các nghiên cứu về tác động của BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp ở Việt Nam
Những nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam được thực hiện vào đầu những năm
90 của thế kỷ trước Một trong những dự án được biết đến trong giai đoạn này là
“Biến đổi khí hậu ở Châu Á: Việt Nam” (1992 – 1994) do Viện Quy hoạch Thủy lợi
và Viện khí tượng thủy văn phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện với sự tài trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) Thành quả của dự án là đã kiểm kê được khí nhà kính của Việt Nam dựa theo các số liệu của năm 1990; Đánh giá được tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên nước, đới bờ, lâm
Trang 29nghiệp, sức khỏe cộng đồng và thiên tai; Đề xuất được các giải pháp giảm nhẹ tổn thương đối với các lĩnh vực năng lượng, xây dựng, giao thông, nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất; Đề xuất được các chính sách ứng phó với BĐKH đối với các lĩnh vực đã được nêu ở trên Nhìn chung, các kết quả của dự án trên đã đưa ra được một bức tranh khá toàn diện về ảnh hưởng của BĐKH đối với các lĩnh vực ở Việt Nam
Dự án “Đánh giá tính dễ bị tổn thương của dải ven bờ Việt Nam – Giai đoạn I” do Trung tâm khí tượng thủy văn Biển – Tổng cục Khí tượng thủy văn thực hiện với sự hỗ trợ của chính phủ Hà Lan Dự án đã đánh giá được tính dễ tổn thương của toàn bộ dải ven bờ Việt Nam do tác động của mực nước biển dâng và phác thảo các bước đầu tiên cho việc quản lý tổng hợp dải ven bờ ở Việt Nam Các địa phương được chọn để nghiên cứu thí điểm là Nam Định, thành phố Huế và Bà Rịa – Vũng Tàu Trong giai đoạn tiếp theo, các biện pháp quản lý tổng hợp giải ven bờ đã được
đề xuất, trong đó cũng đã đề cập đến khả năng và kịch bản của BĐKH và nước biển dâng
Các nghiên cứu liên quan đến việc xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH cũng đã được tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau Điển hình là dự án “Xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam” (CECI, 2002 – 2005), dự án đã xây dựng được các năng lực cần thiết để lập, xây dựng và thực hiện các chiến lược thích ứng cho cộng đồng thông qua việc phòng chống thiên tai, lồng ghép việc phòng và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại vào các kế hoạch và chiến lược phát triển của các địa phương
Roger Few và các cộng sự (2006) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa thích ứng với BĐKH, quản lý rủi ro thiên tai và giảm nghèo ở Việt Nam trong báo cáo
“Linking Climate Change Adaptation and Disaster Risk Management for Sustainable Poverty Reduction Vietnam Country Study” Báo cáo đã đề cập đến các nguy cơ của BĐKH, thiên tai và các tác động tiềm năng của BĐKH đối với các mặt
Trang 30của đời sống xã hội; Các cách tiếp cận trong quản lý rủi ro thiên tai; Cách tiếp cận trong thích ứng với BĐKH và các nghiên cứu điển hình ở Nam Định
Cũng theo TBQG – II của Việt Nam về BĐKH thì việc gia tăng nhiệt độ toàn cầu, sự thay đổi lượng mưa và mực nước biển dâng có thể sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều mặt của các hệ sinh thái rừng như:
- Các hệ sinh thái rừng tự nhiên đều có xu hướng thu hẹp diện tích so với hiện nay;
- BĐKH làm tăng nguy cơ cháy rừng ở tất cả các khu vực và đặc biệt là vào các tháng trong mùa nóng và khô hanh
- Trong điều kiện nhiệt độ và lượng mưa gia tăng, sâu bệnh hại cây rừng như: sâu róm thông, sâu xanh, sâu đo, vòi voi, châu chấu… và các loại dịch bệnh như: bệnh khô cành bạch đàn, bệnh khô xám thông, bệnh vàng lá sa mộc… phát triển mạnh hơn, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của hệ sinh thái rừng
- BĐKH có thể làm giảm diện tích đất canh tác do úng ngâ ̣p , nhiễm mặn , nhiễm phèn , hạn hán dẫn đến tăng nguy cơ chuyển đổi mu ̣c đích sử dụng đất lâm nghiệp
Dựa vào các số liệu hiện có, Nguyễn Hữu Ninh (2007) đã tổng quan về BĐKH ở Đồng bằng sông Cửu Long trong báo cáo “Flooding in Mekong river Delta” Tác giả đã khái quát được các vấn đề như BĐKH và lũ lụt, hiện trạng quản
lý thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu Một trong những nhận xét quan trọng của báo cáo là về lâu dài BĐKH sẽ tác động đến chế độ thủy văn và sự phát triển kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long Mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long giàu về tài nguyên và tiềm năng phát triển nhưng vấn đề nghèo đói ở khu vực là rào cản lớn nhất trong thích ứng với BĐKH Các báo cáo dễ bị tổn thương nhất được nêu trong báo cáo là nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp
Qua các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy BĐKH sẽ tác động mạnh
mẽ đến đời sống xã hội, các lĩnh vực kinh tế - xã hội… đặc biệt sự thay đổi nhiệt
Trang 31độ, lượng mưa và nước biển dâng sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới các thảm thực vật rừng
và hệ sinh thái rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau Việt Nam là quốc gia có khoảng hơn 3000 km bờ biển và sự đa dạng sinh học rất điển hình cho vùng nhiệt đới, đây là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một quốc gia nhưng trong điều kiện BĐKH xảy ra thì các lợi thế này sẽ có những tác động ngược lại đối với nền kinh tế Như vậy, một nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến thảm thực vật và hệ sinh thái rừng là hết sức cần thiết Chúng ta cần dự đoán được
sự dịch chuyển của phân bố các loại rừng nguyên sinh cũng như thứ sinh; BĐKH sẽ làm gia tăng nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật như thế nào; nhiệt độ và mức khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh và dịch bệnh phá hoại cây rừng ra sao Những đánh giá và dự đoán này là rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường nói chung và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng nói riêng ở Việt nam
1.6 Nghiên cứu về rừng khộp
Đinh Quang Diệp (1988) đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu các cơ sở khoa học
kỹ thuật để kinh doanh tổng hợp rừng khộp Tây nguyên” Đến năm 1993 thi Đinh Quang Diệp tiến hành đề tài, “Góp phần nghiên cứu tiến trình tái sinh ở rừng khộp Easup tỉnh Đắk Lắk”, cho biết tiến trình tái sinh ở rừng khộp Easup tỉnh Đắk Lắk chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố Tái sinh hạt hàng năm của các loài cây
họ Dầu, phụ thuộc vào năm sai quả, chất lượng hạt giống, thời tiết khô nóng, mưa sớm hay muộn, khả năng giữ ẩm của đất, đặc biệt là vai trò của thảm tươi, cành khô,
lá rụng ngăn không cho quả tiếp xúc với đất
Trần Văn Con (1991) đã tiến hành nghiên cứu “Khả năng ứng dụng mô hình toán học để nghiên cứu một vài đặc trưng cấu trúc và động thái của hệ sinh thái rừng khộp Tây Nguyên”
Hệ thực vật rừng khộp có 4 loài quan trọng chiếm tỷ lệ cao nhất là: Dầu đồng, Dầu trà beng, Cà chít và Cẩm liên Tất cả các loài này thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) Theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Con (1991), các loài
Trang 32này chiếm 30-100% tổng số cây trong các lâm phần rừng khộp Xen kẽ là các loài như Căm xe, Giáng hương, Cầy, Gáo, Sồi Ở tầng dưới là các loài cây gỗ nhỏ như: Thẩu tấu, Vừng, Mã tiền Tầng thảm cỏ rất phát triển thường chỉ cao 1 m trở xuống Ở nơi ẩm ướt ven suối thường gặp các loài Le mọc thành bụi (Đinh Quang Diệp, 1993)
Hoàng Sỹ Động (2002) đã nghiên cứu rừng khộp ở Việt Nam trong giai đoạn 1980-2000 Một loạt các kết quả nghiên cứu của ông đã được công bố trong cuốn
sách “Rừng lá rộng rụng lá ở miền Nam Việt Nam và quản lý rừng bền vững” Về
sinh trưởng cây bình quân lâm phần, tác giả thiết lập phương trình sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích Số liệu từ giải tích thân cây để mô phỏng sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích cây bình quân lâm phần Hàm sinh trưởng chiều cao được dùng để phân chia cấp năng suất
Các nghiên cứu về rừng khộp ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào phân bố, hệ thực vật, cấu trúc, động thái Các nghiên cứu về tác động của BĐKH đối với hệ sinh thái rừng khộp nói riêng còn quá ít ỏi, đặc biệt là vấn đề thay đổi trữ lượng các bon tích tụ theo từng kịch bản BĐKH còn chưa cụ thể, chưa đầy đủ, thiếu tính hê ̣ thống Vì vậy, việc luận văn bước đầu đánh giá tác động của BĐKH ở một số khía cạnh đối với hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên là cần thiết và có ý nghĩa
Trang 33Chương 2 – MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu dài hạn
Cung cấp cơ sở khoa học về tác động của BĐKH đối với hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên góp phần xây dựng giải pháp ứng phó với BĐKH và lồng ghép vào các chiến lược, quy hoạch phát triển lâm nghiệp, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH và bảo vệ môi trường
2.1.2 Mục tiêu ngắn hạn
- Xác định được tác động của việc thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trong tương lai tới phân bố tiềm năng của hệ sinh thái rừng khộp;
- Xác định được trữ lượng các bon và sự thay đổi của nó ở rừng khộp Tây
Nguyên dựa vào phân bố tiềm năng theo từng kịch bản BĐKH;
- Đưa ra dự báo về nguy cơ cháy rừng đối với hệ sinh thái rừng khộp trong tương lai theo từng kịch bản BĐKH
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Trong khuôn khổ hạn chế nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự tác động của việc thay đổi nhiệt độ và lượng mưa theo từng kịch bản đến thay đổi ranh giới
và trữ lượng các bon trên mặt đất của hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên
- Trữ lượng các bon của rừng khộp được tính toán trong luận văn chỉ là trữ lượng các bon trên mặt đất, luận văn chưa có điều kiện để thực hiện tính toán phần các bon tích tụ dưới mặt đất của rừng khộp Tây Nguyên
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan và đánh giá các tài liệu liên quan đến BĐKh và tác động của BĐKH trong lâm nghiệp; tổng quan về khu vực nghiên cứu;
Trang 34- Đánh giá tác động của BĐKH tới phân bố của rừng khộp vùng Tây Nguyên
theo kịch bản mức trung bình;
- Tính toán và dự báo thay đổi trữ lượng các bon của hệ sinh thái rừng khộp
vùng Tây Nguyên theo từng kịch bản BĐKH;
- Đánh giá bước đầu về tác động của BĐKH nguy cơ cháy rừng của hệ sinh
thái rừng khộp ở Tây Nguyên;
- Đề xuất một số giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH đối
với hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Quan điểm và cách tiếp cận
- Từ điều kiện hiện tại tiến hành đánh giá tác động trong tương lai ứng với các kịch bản BĐKH mức trung bình do Bộ Tài Nguyên và Môi trường đưa ra;
- Đối với việc xác định sinh khối và trữ lượng các bon rừng khộp vùng Tây Nguyên ở thời điểm hiện tại, luận văn đã tiếp cận theo trạng thái rừng khộp điển hình, đại diện nhất cho khu vực Tây Nguyên Bằng việc sử dụng ý kiến chuyên gia, luận văn đã lựa chọn địa bàn nghiên cứu là Vườn Quốc gia Yok Don để tiến hành
lâ ̣p các ÔTC để đo đếm, xác định sinh khối và lượng các bon tích lũy
2.4.2 Phương pháp kế thừa
Phương pháp kế thừa được sử dụng tập trung vào phân tích, tổng hợp các tài liệu đã có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Các tài liệu kế thừa sử dụng cho phân tích gồm:
- Các tài liệu liên quan đến hiện trạng và phân bố hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên;
- Các văn bản, các nghiên cứu và các dự án liên quan đã và đang được triển khai trên địa bàn Tây Nguyên;
- Các kết quả và tài liệu nghiên cứu về khả năng hấp thụ các bon của rừng, dự báo cháy rừng đặc biệt là của rừng tự nhiên ở trong nước cũng như trên thế giới;
Trang 35- Tác giả đã tham gia cộng tác và kế thừ a một số kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ môi trường: “Điều tra, đánh giá tác động, xác định các giải pháp ứng phó, xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp” theo Quyết định số 809/QĐ-BNN-KHCN ngày 01/04/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; một số nghiên cứu sẵn có về cấu trúc, yếu tố sinh thái, sinh trưởng, sản lượng của hệ sinh thái rừng khộp, điều kiện tự nhiên khu vực Tây Nguyên
2.4.3 Phương pháp chuyên gia
Tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong việc lựa chọn khu vực nghiên cứu, thu thập số liệu hiện trường, phân tích kết quả và tổng hợp Ngoài ra luận văn lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình đánh giá kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra định hướng, dự báo và quản lý
2.4.4 Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới phân bố của rừng khộp vùng Tây Nguyên
Luận văn tập trung vào xác định sự thay đổi ranh giới các vùng phân bố của các hệ sinh thái rừng khộp theo các kịch bản BĐKH Việc đánh giá này được tiến hành thông qua một số bước:
Bước 1: Xác định biên độ sinh thái của rừng khộp
Sự hình thành và phân bố của hệ sinh thái rừng khộp có liên quan mật thiết tới các yếu tố khí hậu Các yếu tố tự nhiên khác như đất đai, địa hình, v.v cũng sẽ
có những ảnh hưởng gián tiếp đến sự phân bố của hệ sinh thái rừng khộp, nhưng đây là những yếu tố tương đối ổn định Trong khuôn khổ hạn chế của luận văn, tác giả chỉ sử dụng các yếu tố sinh thái sau đây để làm thông số đầu vào:
Lượng mưa bình quân năm
Chế độ mưa
Số tháng mùa khô
Nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất
Nhiệt độ trung bình của tháng lạnh nhất
Trang 36 Nhiệt độ bình quân năm
Các yếu tố khác như: địa hình, đất đai, đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây, sâu bệnh hại, việc quản lý và bảo vệ rừng… được giả sử là đồng nhất theo các kịch bản BĐKH
Bước 2: Lựa chọn kịch bản BĐKH trong Lâm nghiệp
Từ các kịch bản BĐKH do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp, luận văn chọn các kịch bản có mức độ biến đổi khí hậu ở mức trung bình (B2) để đánh giá Các mốc được lựa chọn để đánh giá là các năm 2020, 2050 và 2100 với năm cơ sở (năm 2000) để đối chiếu so sánh
Bước 3: Chạy bản đồ phân bố rừng khộp Tây Nguyên
Căn cứ theo kịch bản biến đổi khí hậu trung bình, luận văn đã sử dụng mô hình Vietnam Climatic Mapping Program – VCMP (Trevor H.Booth, 1996) để đánh giá các vùng khí hậu thích hợp cho sự phân bố của hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên (chi tiết giao diện phần mềm trong Hình 2.1) Chương trình này cung cấp những thông tin đã được nội suy ở các địa điểm trên toàn lãnh thổ Việt Nam trên lưới ô vuông 2,5 x 2,5 phút (xấp xỉ 4,5 x 4,5 km) (Booth và Jovanovic, 1994) Để chạy chương trình này cần thông tin của 6 yếu tố khí hậu: lượng mưa trung bình năm, chế độ mưa (mùa hè hoặc mùa đông), số tháng mùa khô, nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình của tháng lạnh nhất và nhiệt độ trung bình năm
VCMP được dùng để xác định sự biến đổi ranh giới của các loại rừng trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, với các thông tin đầu vào của chương trình VCMP:
Lượng mưa bình quân hàng năm (mm)
Chế độ mưa (mùa đông hay mùa hè)
Các tháng mùa khô (kéo dài trong khoảng bao nhiêu tháng)
Nhiệt độ tối cao trung bình của tháng nóng nhất (0
Trang 37Chương trình Map-info được sử dụng để tính toán và dự tính diện tích trong điều kiện các kịch bản BĐKH xảy ra
Hình 2.1 Giao diện phần mềm Chương trình bản đồ khí hậu Việt nam
(Trevor Booth, 1996)
2.4.5 Tính toán và dự báo thay đổi trữ lượng các bon của hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên
Bước 1: Thu thập số liệu tại hiện trường
Luận văn sử dụng phương pháp của IPCC (2003) để nghiên cứu sinh khối và trữ lượng các bon, đó là phương pháp chặt hạ để đo đếm mẫu nghiên cứu Các bước tiến hành gồm:
- Với tầng cây cao:
Lập 09 ô tiêu chuẩn điển hình (ÔTC), gọi là ô sơ cấp có diện tích 2.500 m2(50 m x 50 m) Các ô tiêu chuẩn được bố trí rải đều và đại diện trên địa bàn nghiên cứu được lựa chọn
Trên mỗi ô sơ cấp lập 5 ô thứ cấp có diện tích 100 m2 (10 m x 10 m), bố trí 4
ô ở 4 góc và 1 ô ở trung tâm ô sơ cấp Tiến hành xác định tên cây và đo đường kính
Trang 38thân cây tại vị trí 1,3 m tính từ gốc cây (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn)của toàn bộ cây gỗ có D1.3 có đường kính từ 5 cm trở lên
Tiến hành đánh số thứ tự toàn bộ các cây khi đo đếm
- Với cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng:
Tại giữa mỗi ô thứ cấp, lập 1 ô dạng bản có diện tích 25 m2
(5 m x 5 m) để nghiên cứu sinh khối cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng
Số lượng ô đo đếm là: 09 ô sơ cấp, 45 ô thứ cấp và 45 ô dạng bản
Sơ đồ bố trí ô sơ cấp, thứ cấp và ô dạng bản được thể hiện trong Hình 2.2
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí ô tiêu chuẩn thu thập số liệu
* Xác định cây chặt hạ để đo đếm sinh khối (cây tiêu chuẩn)
Tại các ÔTC, xác định tên và đo đếm toàn bộ số cây trong ô như đã nêu ở trên, tiến hành xác định đường kính trung bình (Dg) và chiều cao trung bình (Hg)
Từ đó lựa chọn cây tiêu chuẩn, có đường kính D1.3 và Hvn bằng hoặc gần bằng giá trị Dg và Hg của ô tiêu chuẩn đó
Trang 39Mỗi ÔTC chọn 3 cây tiêu chuẩn để chặt hạ, ưu tiên lựa chọn các loài cây khác nhau
* Đo đếm sinh khối cây tiêu chuẩn
Tiến hành chặt hạ cây tiêu chuẩn Khi cây đổ, sử dụng thước đo vanh và thước dây đo chính xác đường kính cây tại vị trí 1,3 m và chiều cao của cây Dùng cưa và dao để tách các bộ phận thân, vỏ, cành, lá Đối với rễ, tách toàn bộ rễ ở cây
và dùng cuốc, thuổng đào xung quanh gốc cây để lấy các phần rễ còn lại Cân xác định khối lượng của các bộ phận thân, vỏ, cành, lá và rễ
Mỗi bộ phận lấy 1 mẫu có khối lượng 0,5 kg để xác định sinh khối khô trong phòng thí nghiệm
* Đo đếm sinh khối cây bụi thảm tươi
Trong các ô dạng bản, chặt toàn bộ cây bụi thảm tươi và cân để xác định khối lượng Dùng cuốc đào và thu nhặt toàn bộ rễ cây, cân để xác định khối lượng
rễ
Mỗi ô lấy 1 mẫu có khối lượng 0,5 kg để xác đi ̣nh sinh khối khô trong phòng thí nghiệm
* Đo đếm sinh khối vật rơi rụng (cành khô, lá rụng, cây chết )
Tại trung tâm của các ô dạng bản, lập ô có diện tích 1 m2
(1 m x 1 m), thu nhặt toàn bộ cành khô, lá, hoa quả rụng, thảm mục, cây chết Cân để xác định sinh khối tươi Lấy mỗi ô 1 mẫu 0,5 kg để xác đi ̣nh sinh khối khô trong phòng thí nghiệm
Bước 2: Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm
Xác định sinh khối khô bằng phương pháp tủ sấy ở nhiệt độ 1050C Mẫu được sấy trong khoảng thời gian 72 giờ liên tục đến khi đạt trọng lượng không đổi Dùng cân phân tích có độ chính xác 10-3
gram để xác định trọng lượng của mẫu
Bước 3: Tính toán và xử lý số liệu
* Xác định sinh khối cây tiêu chuẩn:
Trang 40- Sinh khối khô của các bộ phận cây tiêu chuẩn (thân, vỏ, cành, lá, rễ):
(2.1) Trong đó: Pti, Pti - Sinh khối khô, tươi của bộ phận i cây tiêu chuẩn (kg)
Mti, Mki - Khối lượng mẫu tươi, khô của bộ phận i (kg)
i - Bộ phận của cây tiêu chuẩn, gồm: thân, vỏ, cành, lá, rễ
- Sinh khối khô/tươi cây tiêu chuẩn (tính cho từng cây):
(2.2) Trong đó: Ptc: Sinh khối tươi/khô của cây tiêu chuẩn (kg)
Pi: Sinh khối tươi/khô bộ phận i của cây tiêu chuẩn (kg)
i - Bộ phận của cây tiêu chuẩn, gồm: thân, vỏ, cành, lá, rễ
- Sinh khối tươi/khô cây tiêu chuẩn trung bình cho 1 ô tiêu chuẩn ( ):
Trong đó: Ptc- Sinh khối tươi/khô cây tiêu chuẩn trung bình (tấn)
n - Số cây nằm trong ô tiêu chuẩn (cây/ha)
Để tăng cường thêm độ chính xác của kết quả thì khi tính toán sinh khối cây tiêu chuẩn trung bình có thể sử dụng thêm các cây tiêu chuẩn cùng cấp kính, cùng loài ở các ô tiêu chuẩn khác