Phƣơng pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới phân bố của rừng

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng khộp vùng tây nguyên (Trang 35 - 37)

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.4. Phƣơng pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới phân bố của rừng

rừng khộp vùng Tây Nguyên

Luận văn tập trung vào xác định sự thay đổi ranh giới các vùng phân bố của các hệ sinh thái rừng khộp theo các kịch bản BĐKH. Việc đánh giá này đƣợc tiến hành thông qua một số bƣớc:

Bước 1: Xác định biên độ sinh thái của rừng khộp

Sự hình thành và phân bố của hệ sinh thái rừng khộp có liên quan mật thiết tới các yếu tố khí hậu. Các yếu tố tự nhiên khác nhƣ đất đai, địa hình, v.v... cũng sẽ có những ảnh hƣởng gián tiếp đến sự phân bố của hệ sinh thái rừng khộp, nhƣng đây là những yếu tố tƣơng đối ổn định. Trong khuôn khổ hạn chế của luận văn, tác giả chỉ sử dụng các yếu tố sinh thái sau đây để làm thông số đầu vào:

 Lƣợng mƣa bình quân năm  Chế độ mƣa

 Số tháng mùa khô

 Nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất  Nhiệt độ trung bình của tháng lạnh nhất

 Nhiệt độ bình quân năm

Các yếu tố khác nhƣ: địa hình, đất đai, đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của cây, sâu bệnh hại, việc quản lý và bảo vệ rừng… đƣợc giả sử là đồng nhất theo các kịch bản BĐKH.

Bước 2: Lựa chọn kịch bản BĐKH trong Lâm nghiệp

Từ các kịch bản BĐKH do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cung cấp, luận văn chọn các kịch bản có mức độ biến đổi khí hậu ở mức trung bình (B2) để đánh giá. Các mốc đƣợc lựa chọn để đánh giá là các năm 2020, 2050 và 2100 với năm cơ sở (năm 2000) để đối chiếu so sánh.

Bước 3: Chạy bản đồ phân bố rừng khộp Tây Nguyên

Căn cứ theo kịch bản biến đổi khí hậu trung bình, luận văn đã sử dụng mơ hình Vietnam Climatic Mapping Program – VCMP (Trevor H.Booth, 1996) để đánh giá các vùng khí hậu thích hợp cho sự phân bố của hệ sinh thái rừng khộp vùng Tây Nguyên (chi tiết giao diện phần mềm trong Hình 2.1). Chƣơng trình này cung cấp những thơng tin đã đƣợc nội suy ở các địa điểm trên toàn lãnh thổ Việt Nam trên lƣới ô vuông 2,5 x 2,5 phút (xấp xỉ 4,5 x 4,5 km) (Booth và Jovanovic, 1994). Để chạy chƣơng trình này cần thông tin của 6 yếu tố khí hậu: lƣợng mƣa trung bình năm, chế độ mƣa (mùa hè hoặc mùa đông), số tháng mùa khô, nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình của tháng lạnh nhất và nhiệt độ trung bình năm.

VCMP đƣợc dùng để xác định sự biến đổi ranh giới của các loại rừng trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, với các thông tin đầu vào của chƣơng trình VCMP:

 Lƣợng mƣa bình quân hàng năm (mm)  Chế độ mƣa (mùa đông hay mùa hè)

 Các tháng mùa khô (kéo dài trong khoảng bao nhiêu tháng)  Nhiệt độ tối cao trung bình của tháng nóng nhất (0

C)  Nhiệt độ tối thấp trung bình của tháng lạnh nhất (0

C)  Nhiệt độ trung bình năm (0

Chƣơng trình Map-info đƣợc sử dụng để tính tốn và dự tính diện tích trong điều kiện các kịch bản BĐKH xảy ra.

Hình 2.1. Giao diện phần mềm Chƣơng trình bản đồ khí hậu Việt nam (Trevor Booth, 1996)

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng khộp vùng tây nguyên (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)