1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám

81 2,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 3,84 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --- PHAN PHẠM CHI MAI NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA GIS VÀ VIỄN THÁM

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

PHAN PHẠM CHI MAI

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, HUYỆN TỪ

LIÊM, HÀ NỘI VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA GIS VÀ VIỄN THÁM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

PHAN PHẠM CHI MAI

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG HUYỆN

TỪ LIÊM, HÀ NỘI VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA GIS VÀ VIỄN THÁM

Chuyên ngành: Bản đồ, viễn thám và GIS

Mã số: 60 44 76

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS Nguyễn Đình Minh

Hà Nội - Năm

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

NỘI DUNG 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÍ (GIS) VÀ VIỄN THÁM 10

1.1 Tổng quan về đất nghĩa trang 10

1.1.1 Khái niệm về đất nghĩa trang 10

1.1.2 Phân loại nghĩa trang 10

1.1.3 Thực trạng sử dụng đất nghĩa trang tại các đô thị 13

1.1.4 Khái niệm quy hoạch xây dựng nghĩa trang 14

1.1.5 Một số hình thức táng trên Thế giới 15

1.2 Tổng quan về hệ thông tin Địa lí (GIS) 16

1.2.1 Định nghĩa về hệ thông tin Địa lí (GIS) 17

1.2.2 Các thành phần cơ bản của hệ thông tin Địa lí (GIS) 17

1.2.3 Dữ liệu trong GIS 19

1.2.4 Chức năng của GIS 20

1.2.5 Ứng dụng GIS 22

1.3 Tổng quan về viễn thám 23

1.3.1 Khái quát chung về viễn thám 23

1.3.2 Phản xạ của một số đối tượng tự nhiên 24

1.3.3 Các lĩnh vực ứng dụng của viễn thám 26

1.4 Ứng dụng GIS và viễn thám trong nghiên cứu đất nghĩa trang 30

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM TRONG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TỪ LIÊM – HÀ NỘI 33

2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Từ Liêm – Hà Nội 33

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 33

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 36

2.2 Phương pháp thực tế 38

2.2.1 Thu thập dữ liệu 38

Trang

Trang 4

2.2.2 Điều tra thực địa 38

2.2.3 Phân tích, xử lí số liệu 38

2.3 Ứng dụng hệ thông tin Địa lí (GIS) và viễn thám trong nghiên cứu đất nghĩa trang 39

2.3.1 Ứng dụng GIS và viễn thám thành lập bản đồ lớp phủ 39

2.3.2 Ứng dụng GIS trong nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang 47

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG ĐẤT NGHĨA TRANG HUYỆN TỪ LIÊM – HÀ NỘI 54

3.1 Vị trí các nghĩa trang 54

3.2 Quy mô các nghĩa trang 57

3.3 Một số chỉ tiêu về kinh tế - kĩ thuật 65

3.4 Dự báo nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang của huyện Từ Liêm đến năm 2020 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH, CÁC BẢNG

Hình 1.1 Các thành phần cơ bản của HTTĐL

Hình 1.2 Chức năng của GIS

Hình 1.3 Các dải sóng chủ yếu sử dụng trong viễn thám

Hình 1.4 Đặc điểm phổ phản xạ của nhóm các đối tượng tự nhiên chính Hình 1.5 Hộp thoại Cemetery Plot Search

Hình 2.8 Hộp thoại Add XY Data

Hình 2.9 Dữ liệu điểm nghĩa trang

Hình 2.10 Hộp thoại một số vùng nghĩa trang

Hình 2.11 Hop thoại Select By Attribute

Hình 2.12 Hộp thoại Select By Location

Hình 3.1 Nghĩa trang Xuân Đỉnh

Hình 3.2: Nghĩa trang liệt sĩ xã Tây Mỗ - Đại Mỗ

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện diện tích nghĩa trang nhân dân và bình quân theo đầu người các xã huyện Từ Liêm

Hình 3.4 Nghĩa trang nằm liền kề khu dân cư

Hình 3.5: Nghĩa trang tự phát không có công trình kĩ thuật nào tại xã Minh Khai

Hình 3.6: Biểu đồ đường giao thông vào các khu nghĩa trang

Hình 3.7.: Kích thước và hướng của một số ngôi mộ

Trang 6

Hình 3.8 Nghĩa Trang Liệt sỹ Nhổn

Bảng 2.1: Chú giải các đối tượng trên ảnh

Bảng 2.2 Diện tích các nghĩa trang huyện Từ Liêm

Bảng 3.1 : Thống kê nghĩa trang trên địa bàn huyện Từ Liêm

Bảng 3.2: Diện tích các nghĩa trang theo các xã của huyện Từ Liêm – Hà Nội Bảng 3.3: Bình quân diện tích đất nghĩa trang một số đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội (năm 2010)

Bảng 3.4: Bình quân diện tích một số nghĩa trang huyện Từ Liêm – Hà Nội Bảng 3.5 Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn nghĩa trang đô thị

Bảng 3.6 Một số chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật các nghĩa trang (theo cấp xã) huyện Từ Liêm – Hà Nội so với TCVN 2007

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GIS : Hệ thông tin địa lý QĐ-CP : Quyết định – Chính phủ UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia Trong xã hội hiện nay đất đai đang chịu sức ép của gia tăng dân số và sự phát triển của kinh tế, xã hội Đề tài về đất nghĩa trang hiện nay đang là một trong những vấn đề nóng bỏng của xã hội Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng với sự lỏng lẻo trong quản lý đã dẫn tới tình trạng lãng phí tài nguyên đất, đặc biệt là đất nghĩa trang

Sử dụng đất nghĩa trang là nhu cầu chính đáng của mỗi người, là nơi thể hiện đạo lý tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của người sống đối với người đã khuất

Từ Liêm là huyện nằm ở phía phía Tây cửa ngõ thủ đô Hà Nội, giáp với các quận, huyện như: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ Hà Đông, Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì Hiện nay dân số của huyện là 434.382 người (năm 2010), tỉ lệ tử ngày càng cao, trong đó năm 2007 cả huyện có 815 người chết, năm 2008 có 1122 người chết Cùng với đó là tốc độ đô thị hóa nhanh, tỉ lệ sinh cao đã gây một sức ép lớn đối với đất nghĩa trang

Hệ thống thông tin Địa lí (GIS) là một công nghệ máy tính tổng hợp ra đời vào thập niên 70 của thế kỷ trước nhưng cho đến nay đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có tài nguyên đất Trong những năm gần đây, GIS đã được nhiều cơ quan, tổ chức ứng dụng trong việc nghiên cứu nông nghiệp đặc biệt là trong đánh giá sử dụng đất đai

Viễn thám ngày nay có ứng dụng to lớn, phục vụ nhiều lĩnh vực trong cuộc sống Viễn thám ngoài việc tách lọc thông tin từ ảnh máy bay, còn áp dụng các công nghệ hiện đại trong thu nhận và xử lý thông tin ảnh số Viễn thám được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau như quân sự, địa chất, địa lý, môi trường…

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn luận văn: “Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội với sự trợ giúp của GIS và viễn thám”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Ứng dụng GIS và viễn thám để thành lập bản đồ lớp phủ huyện Từ Liêm,

Hà Nội Từ đó tính toán khoảng cách khu dân cư tới điểm nghĩa trang gần nhất

Trang 9

- Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về đất nghĩa trang huyện

Từ Liêm, Hà Nội Từ đó kết hợp với các dữ liệu về dân số của huyện dự đoán nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang của huyện trong thời gian tới

- Sử dụng các dữ liệu trong GIS, kết hợp đi thực địa kiểm tra tính thực tế trong quy hoạch đất nghĩa trang của huyện Từ đó đưa ra những nhận định, biện pháp quản lý phù hợp

3 Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện được các mục tiêu trên, tác giả tập trung nghiên cứu vào những nội dung như sau:

- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội

theo định hướng quy hoạch đất nghĩa trang ở Nghị định 35/2008-NĐCP Về xây

dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang

- Sử dụng công cụ GIS và viễn thám phục vụ nghiên cứu hiện trạng đất nghĩa trang của huyện

- Dự đoán nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang trong tương lai

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, bản đồ huyện Từ Liêm… tại phòng Tài nguyên và Môi trường – UBND huyện Từ Liêm – Hà Nội; thu thập các tài liệu liên quan đến đất nghĩa trang nói chung, huyện Từ Liêm – Hà Nội nói riêng, lập phiếu điều tra về nghĩa trang huyện Từ Liêm

Điều tra thực địa: tới địa điểm nghiên cứu tìm hiều, ghi nhận một số thông tin và chụp hình tại khu vực nghiên cứu Qua những hình ảnh thực tế bước đầu giải đoán bằng mắt thường Sử dụng máy GPS xác định vị trí các nghĩa trang

- Phương pháp so sánh: với phương pháp này, tác giả so sánh thực trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội với các tiêu chí trong Nghị định 35/2008 về “Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang” và Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế nghĩa trang đô thị (2007)

Trang 10

- Phương pháp dự báo: dự báo nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang căn cứ vào tỷ

lệ sinh, tỷ lệ tử, gia tăng tự nhiên của huyện và quy chuẩn về sử dụng đất nghĩa trang do Nhà nước ban hành

- Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS để thành lập các bản đồ chuyên đề, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu hiện trạng sử dụng, quản lý đất nghĩa trang

- Khoảng cách khu dân cư tới điểm nghĩa trang gần nhất (theo đường chim bay)

- Hình thức táng chủ yếu, hướng các mộ

- Diện tích trung bình cho mỗi phần mộ hung táng, cát táng

- Một số chỉ tiêu kỹ thuật như: tỉ lệ đường giao thông, tỉ lệ cây xanh, ranh giới, hàng rào, nhà quản trang…

Cùng đó là dự báo nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang trong tương lai

Không gian nghiên cứu: địa bàn huyện Từ Liêm

6 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về đất nghĩa trang, hệ thông tin địa lý và viễn thám; Chương 2: Ứng dụng GIS và viễn thám nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội;

Chương 3: Hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, HỆ

THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) VÀ VIỄN THÁM 1.1 Tổng quan về đất nghĩa trang

1.1.1 Khái niệm về đất nghĩa trang

Nghĩa trang (nghĩa địa) là nơi mà thi thể người chết và di hài sau khi hỏa

táng được chôn cất Trong tiếng Anh, từ nghĩa trang là cemetery, xuất xứ từ tiếng Hy Lạp là κοιμητήριον: nơi an nghỉ) ngụ ý vùng đất đó dành riêng cho cho

việc chôn cất (1) Ở phương Tây, nghĩa trang là nơi mà các hoạt động tưởng nhớ người đã khuất được tiến hành Các nghi lễ này được thực hiện tùy theo phong tục tập quán hay tôn giáo

Ở các nước phương Tây nói chung, tới thế kỷ 19, nghĩa trang dần thay thế cho bãi tha ma, vì nhiều lý do, như để đảm bảo vệ sinh, tiện cho việc uản lý, qui hoạch và vì đất đai trở nên chật chội, khan hiếm, thậm chí đắt đỏ

Theo quan niệm người Việt Nam thì đây là nơi nghỉ ngơi của người chết, có thể được gọi là nghĩa trang, nghĩa địa hay bãi tha ma Hiện nay vẫn chưa có khái niệm rõ ràng phân biệt các thuật ngữ này Từ xa xưa, người Việt Nam – với đa số là người Kinh, đã chú trọng đến việc chôn cất người chết và xây dựng các nghĩa trang

Ngày nay, việc chôn cất và tổ chức các nghĩa trang cho người đã khuất đã trở nên phức tạp hơn so với trước kia, đồng thời vấn đề này cũng tạo ra sự quan tâm nhiều hơn của các cộng đồng, các dân tộc trên thế giới

Nghĩa trang là nơi thể hiện văn hóa, văn minh cộng đồng, dân tộc được tổ chức theo một trật tự xã hội nhất định, có kèm theo những quy định hoặc luật lệ về

bố cục không gian, tôn giáo, tín ngưỡng hay phong tục tập quán

Không chỉ là nơi đơn thuần an táng người đã khuất mà nó còn chứa đựng những ý nghĩa về mặt tâm linh, là nơi mà người sống bày tỏ những tình cảm, sự tiếc thương đối với người đã khuất

Thực tế đã có khá nhiều nghĩa trang chôn cất vĩnh viễn bị lọt vào giữa đô thị

do tốc độ phát triển đô thị quá nhanh, do không dự đoán được khả năng mở rộng đô thị… dẫn đến trình trạng các nghĩa trang gần như không đảm bảo khoảng cách ly

Trang 12

đến các công trình xung quanh, không đảm bảo được cảnh quan đô thị, cản trở việc phát triển của các đô thị, khu vực phát triển kinh tế

Theo Nghị định 35/2008/NĐ – CP về Xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang: Quy hoạch xây dựng nghĩa trang là tổ chức không gian kiến trúc, phân khu chức năng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong nghĩa trang nhằm khai thác, sử dụng cho hiệu quả về đất đai và đáp ứng yêu cầu về cảnh quan, bảo vệ môi trường, làm

cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, cải tạo, sử dụng và quản lý nghĩa trang

Trên thực tế, Nghị định này không được thực hiện đúng và đầy đủ ở hầu khắp các địa phương trong cả nước Việc lấn chiếm đất lộn xộn như vậy dẫn đến tình trạng lãng phí quỹ đất rất lớn và khi phát triển đô thị và giao thông thường gặp phải những vấn đề rất nan giải là di chuyển và giải phóng mồ mả Việc quy hoạch các khu nghĩa trang còn chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn các nghĩa trang được chọn từ các nghĩa địa đã có sẵn và mở rộng thêm, không quy hoạch phân lô và quy định cụ thể hướng đặt mộ cũng như việc bố trí dải cây xanh cách ly Hiện tại ở hầu hết các khu nghĩa trang, nghĩa địa, chưa có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh, việc thoát nước hoàn toàn dựa vào độ dốc địa hình tự nhiên thoát nước ra các

ao hồ, ruộng trũng xung quanh Chưa có hệ thống mương bao để thu gom nước thải ngấm từ xác chết phân hủy ra

1.1.2 Phân loại nghĩa trang

Việc phân loại nghĩa trang phụ thuộc vào nhiều tiêu chí khác nhau Sau đây tác giả đưa ra một số cách phân loại nghĩa trang như sau

Phân loại theo công nghệ táng dân tộc:

Nghĩa trang địa táng chôn thi hài theo tư thế nằm phổ biến ở hầu hết các dân tộc Việt Nam

Nhà mồ phổ biến ở một số dân tộc ít người miền núi cao Trung Trung Bộ và Tây Nguyên Nhà mồ là nơi lưu giữ hài cốt trên mặt đất sau khi bốc mộ

Nghĩa trang địa táng chôn thi hài theo tư thế ngồi của đồng bào Chăm

Phân loại theo phương cách quản lý:

- Loại hình nghĩa trang công cộng do chính quyền quản lý như: nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang nhân dân đô thị, nghĩa trang liệt sỹ;

Trang 13

- Loại hình nghĩa trang tôn giáo do các tổ chức tôn giáo thành lập và quản lý như: nghĩa trang của các chức sắc tôn giáo, nghĩa trang dành riêng cho các tín đồ tôn giáo

- Loại hình nghĩa trang hội đoàn do các tổ chức hội đoàn nghề nghiệp, hội đoàn đồng hương và các bang hội người Hoa thành lập và quản lý như: Nghĩa trang Chùa nghệ sĩ (TP Hồ Chí Minh), nghĩa trang của các bang hội người Hoa (bang Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông )

- Loại hình nghĩa trang thuộc sở hữu tư nhân do người dân tự thành lập và quản lý trên phần đất được giao quyền sử dụng như: các nghĩa trang gia đình, nghĩa trang dòng họ,

Phân loại theo công nghệ táng:

Nghĩa trang địa táng: nghĩa trang Yên Kỳ (Hà Tây); nghĩa trang Thanh Tước

(Vĩnh Phúc),… Trong địa táng, lại được chia thành:

- Nghĩa trang hung táng (nơi diễn ra quá trình phân hủy các tổ chức phần mềm cơ thể, xương cốt sau đó được bốc đưa đi nơi khác) như: nghĩa trang Hưng Lộc (Vinh), nghĩa trang Cầu Họ (Nam Định),

- Nghĩa trang chôn cất một lần (nghĩa trang hung táng nhưng không cải táng bốc xương cốt) như: nghĩa trang Đa Phước (thành phố Hồ Chí Minh), nghĩa trang Thủy An (Huế),…

- Nghĩa trang cát táng (chỉ chôn cất xương cốt) như: nghĩa trang Yên Kỳ (Hà Tây), nghĩa trang Nghi Phú (Vinh),

- Nghĩa trang hung táng và chôn cất một lần, nghĩa trang hung táng và cát táng, như: nghĩa trang Văn Điển (Hà Nội), nghĩa trang Truông Bồng Bông (Thủ Dầu Một),…

Nghĩa trang địa táng và kết hợp hoả táng: nghĩa trang Văn Điển (Hà Nội),

nghĩa trang Bình Hưng Hòa (thành phố Hồ Chí Minh),

Phân theo vùng địa lý và theo phong tục tập quán truyền thống:

- Từ vĩ tuyến 17 trở ra: nghĩa trang hung táng và nghĩa trang cát táng phân bố chủ yếu ở các khu vực người Kinh sinh sống

- Từ vĩ tuyến 17 trở vào: phổ biến là nghĩa trang chôn cất một lần

Trang 14

Trong tất cả các loại nghĩa trang trên, nghĩa trang hung táng là nghĩa trang tiềm ẩn khả năng tác động đến môi trường đất, nước ngầm lớn nhất, tiếp sau đến nghĩa trang chôn một lần và cuối cùng là nghĩa trang cát táng

1.1.3 Thực trạng sử dụng đất nghĩa trang tại các đô thị

Theo các số liệu thống kê, hiện nay tỷ lệ diện tích đất nghĩa trang trong các

đô thị khá lớn Trong đó, đa phần chiếm 80% là các nghĩa trang nhân dân riêng của các phường, xã, làng, bản, cụm dân cư vẫn đang hoạt động không thuộc sự quản lý của chính quyền địa phương

Trong các nghĩa trang nhân dân đô thị đã khảo sát, hiện tại tỷ lệ sử dụng diện tích đất dùng cho mai táng là khá cao, lên tới 60 – 90% tổng diện tích đất nghĩa trang Diện tích đất dùng cho giao thông nội bộ hiện thường chiếm từ 9,35 – 20,07%, diện tích đất dành cho cây xanh là từ 0 – 16%

Diện tích sử dụng đất các mộ hung táng và chôn cất một lần thường chiếm từ

8 – 12m2 và có nơi là 16 m2, riêng tại thành phố Hà Nội diện tích này là 5,1 m2

Diện tích các mộ cát táng thông thường khoảng 3,7 – 4,6m2 Khoảng cách giữa hai hàng mộ từ 0,5 – 1m, còn khoảng cách giữa hai mộ liên tiếp cùng hàng từ 0,4 – 0,6m

Thực trạng công nghệ táng

Hiện tại công nghệ táng chủ yếu vẫn là địa táng theo hai hình thức là chôn 3 năm tiến hành cải táng phổ biến ở khu vực sinh sống của đồng bào dân tộc Kinh vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc và chôn cất một lần không cải táng từ khu vực vĩ tuyến 17 trở vào Nam

Ngoài địa táng, hỏa táng (thủ công hoặc các lò đơn giản) cũng là hình thức khá phổ biến tại các khu vực có đồng bào dân tộc Khơ – Me theo đạo Phật sinh sống, nhất là khu vực miền Tây Nam Bộ Hiện nay tỷ lệ hỏa táng theo công nghệ hiện đại tại Hà Nội là 35% (năm 2009)

Thực trạng tổ chức không gian và hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Trong số 15 đô thị đã được tiến hành khảo sát thực tế, có tới 4 đô thị có các nghĩa trang nhân dân nằm xen kẽ giữa các điểm dân cư (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Buôn Mê Thuột, Krông Pắc) Đặc biệt, trong tất cả các nghĩa trang đô thị đã

Trang 15

được khảo sát đều không có hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom và xử lý nước thấm

Nhiều nghĩa trang hệ thống các tuyến giao thông nội bộ này gần như không

có, thậm chí còn thiếu cả các công trình phụ trợ như: tường rào, nhà linh, nhà quản trang, bãi đỗ xe, hệ thống cấp nước

Việc quản lý các nghĩa trang nhân dân còn lỏng lẻo, lực lượng của đội quản trang quá mỏng vừa làm nhiệm vụ quản lý nghĩa trang vừa trông coi, bảo vệ nghĩa trang nên việc chăm sóc, vệ sinh nghĩa trang không được thường xuyên, dẫn tới cảnh quan khu vực nghĩa trang hiện khá lộn xộn

Thực trạng chất lượng môi trường

Theo các kết quả khảo sát chất lượng môi trường đã được thực hiện tại một

số nghĩa trang đô thị và điểm dân cư xung quanh (thực hiện tại khu vực các nghĩa trang đô thị của thành phố Hà Nội, Huế, Việt Trì, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một, Sầm Sơn)

về chất lượng nước mặt và nước ngầm cho thấy:

So với Tiêu chuẩn 505 BYT/QĐ ngày 13/4/1992 của Bộ Y tế về vệ sinh đối với chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt thì: Độ pH thường là axit, hàm lượng Coliform từ 20 - 3667 lần, hàm lượng BOD5 và COD của nước mặt và nước ngầm vượt quá từ 2 đến hơn 15 lần, hàm lượng NO3 - gấp từ 2-100 lần

1.1.4 Khái niệm quy hoạch xây dựng đất nghĩa trang

Quy hoạch đất đai là việc khoanh định hoặc điều chỉnh việc khoanh định đối với các loại đất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước là sự tính toán, phân bổ sử dụng đất cụ thể về

số lượng, chất lượng, vị trí, không gian

Quy hoạch xây dựng nghĩa trang là việc tổ chức không gian kiến trúc, phân khu chức năng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong nghĩa trang nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả về đất đai và đáp ứng yêu cầu về cảnh quan, bảo vệ môi trường, làm cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, cải tạo, sử dụng và quản lý nghĩa trang

Yêu cầu đối với việc quy hoạch địa điểm nghĩa trang phải phù hợp tổ chức phân bố dân cư và kết nối công trình hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu táng trước mắt và lâu dài của khu vực lập quy hoạch, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi

Trang 16

trường theo quy định của pháp luật….Tuy nhiên yêu cầu này không được thực thi đầy đủ ở các nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sỹ, nghĩa trang cấp thành phố, nhà nước)

1.1.5 Một số hình thức táng trên thế giới

Hiện nay thế giới người ta đã sử dụng nhiều hình thức mai táng khác nhau Mỗi hình thức đều mang một triết lý nhân sinh khác nhau Nhưng xét qua nhiều khía cạnh và ý nghĩa, tựu chung lại có 5 hình thức chính, đó là: địa táng, hoả táng,

thuỷ táng, huyền táng và thứ năm là điểu táng Thủy táng là bỏ xác chết xuống nước cho cá ăn Điểu táng là đem xác chết lên núi cho chim ăn Huyền táng là táng treo

trên vách núi Ở Việt Nam chỉ có địa táng và hỏa táng, không có thủy táng, huyền táng và điểu táng

Hiện nay hình thức an táng, hỏa táng đang trở thành phương pháp an táng phổ thông hiện nay trên thế giới Ở Canada, phần lớn người chết được thiêu, sau đó tro cốt được gửi trong các nhà thờ hay nhà chùa Nếu người chết được chôn theo cả quan tài thì được chôn xuống huyệt đất Người ta đào những cái hầm khá lớn và sâu, rồi chia ra thành từng ngăn mỗi ngăn cho một quan tài Mộ không được xây thành nấm mà được san bằng để trồng cỏ lên Trên mộ chỉ đặt một tấm bia Còn ở Hồng Kông, việc mua đất để chôn rất đắt nên hầu hết người chết cũng được hỏa táng Người ta gửi những bình tro cốt vào nghĩa trang, nhà chùa hoặc nhà thờ Mỗi bình tro được khắc ghi như một tấm bia Ở Hoa Kỳ, vào thập niên 70 thì 10 người chết mới có 1 người thiêu nhưng hiện nay ở nước Mỹ cứ 4 người chết là có một người thiêu tức là 25% Người ta tiên đoán vào năm 2025 thì số người chết muốn thiêu sẽ lên đến 50% Riêng ở Việt Nam, do nhu cầu bảo vệ môi sinh và dân số gia tăng nhanh chóng, chính quyền khuyến khích người dân nên chuyển sang phương thức hoả táng

Thời kì xa xưa, ở một số địa phương, bộ tộc ở các quốc gia đã có những phương thức táng kì lạ và có phần kinh dị

Ở Melanesia, cư dân của quần đảo Trobriand chôn người chết đến hai lần Đầu tiên, họ chôn những người chết xuống đất, sau một thời gian, họ lại đào lên và dùng xương để làm thành các vật dụng gia đình như thìa (muỗng), hay các đồ dùng

Trang 17

khác Những cư dân này sẽ đặt những đồ dùng làm từ xương người chết trong các hang động đối diện với biển Họ tin rằng đây là một hành vi hiếu thảo Vì sau này khi con cái bạn hỏi về một người nào đó đã khuất, bạn chỉ cần nói rằng cha ông của chúng là một cái thìa và nhìn hướng ra biển Như vậy người ta sẽ không có gì phải

sợ hãi mỗi khi nhắc đến những người đã mất

Người Aztec có tập tục làm đám tang rất "phong cách" Đầu tiên, họ sẽ quấn những người thân yêu đã qua đời của họ trong một bộ trang phục bằng giấy và nếu

đó là một kẻ xấu xa thì họ sẽ hỏa táng người đó cùng với một con chó Điều này sẽ làm cho người xấu phải sống trong một thế giới đầy tội lỗi, xấu xa và đau đớn Còn đối với những người tốt, họ sẽ chôn cất cẩn thận và không quên đặt hình các vị thần núi bên cạnh

Tập tục khiêu vũ với những đã mất ở Madagascar Họ cho rằng sẽ chẳng có

gì lãng mạn và tình cảm hơn khiêu vũ với gia đình thân yêu và nhất là những người bạn vô cùng thân thiết Những người ở Madagascar nghĩ rằng linh hồn không hoàn toàn rời khỏi cơ thể cho đến khi nó bị phân hủy - một quá trình mà có thể mất một vài năm xác người mới phân hủy xong Vì vậy, một khi cơ thể đã hoàn toàn bị phân hủy, họ sẽ đào lên và gói bằng dây văng lụa một cách cẩn thận, và người thân sẽ nhảy xung quanh

1.2 Tổng quan về hệ thông tin địa lý (GIS)

Trong những năm đầu của thập kỷ 60 (1963 – 1964) các nhà khoa học Canada đã cho ra đời hệ thông tin địa lý hay còn gọi là GIS (Geographical Information System – GIS) GIS kế thừa mọi thành tựu trong ngành bản đồ cả về ý tưởng lẫn thành tựu vủa kỹ thuật bản đồ GIS bắt đầu hoạt động cũng bằng việc thu thập dữ liệu theo định hướng tùy thuộc vào mục tiêu đặt ra

Hệ thông tin địa lý (GIS) có thể hiểu một cách đơn giản là tập hợp các thông tin có liên quan đến các yếu tố địa lý một cách đồng bộ và logic Như vậy về ý tưởng nó được xuất hiện rất sớm cùng với sự phát minh ra bản đồ Nhưng sự hình thành rõ nét của hệ thông tin địa lý một cách hoàn chỉnh và đưa vào ứng dụng có hiệu quả thì cũng chỉ nghiên cứu phát triển trong một số năm gần đây

Trang 18

Thuật ngữ GIS được sử dụng rất thường xuyên trong nhiều lĩnh vực khác nhau như địa lý, kỹ thuật tin học, các hệ thống tích hợp sử dụng trong các ứng dụng môi trường, tài nguyên, trong khoa học về xử lý dữ liệu không gian… Lĩnh vực GIS được đặc trưng bởi sự đa dạng trong ứng dụng và các khái niệm của GIS được phát triển trên nền của rất nhiều lĩnh vực

Hệ thông tin địa lý có thể được định nghĩa như là tập hợp của các công cụ để thu thập, lưu trữ, chỉnh sửa, truy cập, phân tích và cập nhật các thông tin địa lý cho một mục đích chuyên biệt

1.2.1 Định nghĩa về hệ thông tin địa lý (GIS)

Theo định nghĩa của dự án The Geographer’s Craft, khoa địa lý, trường đại học Texas, GIS là CSDL số chuyên dụng trong đó hệ trục tọa độ không gian là

phương tiện tham chiếu chính GIS bao gồm các công cụ để thực hiện các công việc sau đây:

- Nhập dữ liệu từ bản đồ giấy, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, số liệu điều tra và các nguồn khác

- Lưu trữ dữ liệu, khai thác, truy vẫn CSDL

- Biến đổi dữ liệu, phân tích, mô hình hóa, bao gồm cả dữ liệu thống kê và

dữ liệu không gian

- Lập báo cáo, bao gồm bản đồ chuyên đề, các bảng biểu, biểu đồ và kế hoạch

Theo định nghĩa của David Cowen, NCGIA, Mỹ, GIS là hệ thống phần cứng,

phần mềm và các thủ tục được thiết kế để thu thập, quản lý, xử lý, phân tích, mô hình hóa và hiển thị các dữ liệu qui chiếu không gian để giải quyết các vấn đề quản

lý và lập kế hoạch phức tạp

1.2.2 Các thành phần cơ bản của hệ thông tin địa lý (GIS)

Hệ thông tin địa lý gồm 5 thành phần quan trọng: phần cứng, phần mềm, ứng dụng, dữ liệu và con người Năm thành phần này phải cân bằng, hoàn chỉnh để GIS

có thể hoạt động hiệu quả nhất

Trang 19

Hình 1.1 Các thành phần cơ bản của HTTĐL Phần cứng: là hệ thống máy tính trên đó có một hệ GIS hoạt động Gồm có:

- Máy tính hoặc cụ thể là bộ xử lý trung tâm (CPU)

- Bàn số hóa hoặc các thiết bị tương tự

- Máy vẽ (plotter) hoặc các thiết bị tương tự

- Băng từ hoặc CD – ROM

Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng,

từ máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng

Phần mềm: các thành phần chính trong phần mềm GIS

- Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

- Công cụ hỗ trợ giải đáp, phân tích và hiển thị địa lý

- Giao diện đồ họa người – máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng

Trang 20

1.2.3 Dữ liệu trong GIS

Cơ sở dữ liệu là tập hợp số liệu được lựa chọn và phân chia bởi người sử dụng Đó là một nhóm các bản ghi và các file số liệu được lưu trữ trong một tổ chức

có cấu trúc Nhờ phần mềm quản trị CSDL người ta có thể sử dụng dữ liệu cho các mục đích tính toán, phân tích, tổng hợp, khôi phục dữ liệu

Dữ liệu bản đồ là những mô tả theo phương pháp số các hình ảnh của bản đồ Chúng gồm tọa độ các điểm được lưu trữ theo một quy luật hay một cấu trúc nào đó

và các ký hiệu dùng để xác định một hình ảnh bản đồ cụ thể Qua phần mềm điều hành của GIS có thể tạo ra hình ảnh bản đồ trên màn hình hoặc in ra giấy

Trong bản đồ số nói chung, các dữ liệu được phân chia thành hai loại là dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

Dữ liệu không gian

Dữ liệu không gian là loại dữ liệu thể hiện chính xác vị trí trong không gian thực của đối tượng và quan hệ giữa các đối tượng qua mô tả hình học, mô tả bản đồ

và mô tả topology

Đối tượng không gian của bản đồ số gồm các điểm khống chế tọa độ, địa giới hành chính, các thửa đất, các lô đất, các công trình xây dựng, hệ thống giao thông, thủy văn và các yếu tố khác có liên quan

Các dữ liệu không gian thể hiện các đối tượng bản đồ qua ba yếu tố cơ bản là điểm, đường và vùng

Các đối tượng không gian cần được ghi nhận vị trí trong không gian bản đồ, mối liên hệ của nó với các đối tượng xung quanh và một số thuộc tính liên quan để

mô tả đối tượng Thông tin vị trí các đối tượng bản đồ luôn phải kèm theo các thông tin về quan hệ không gian (Topology), nó được thể hiện qua ba kiểu quan hệ: Liên thông nhau, kề nhau, nằm trong nhau hoặc bao nhau

Dữ liệu thuộc tính

Dữ liệu thuộc tính còn được gọi là dữ liệu phi không gian, đó là dữ liệu thể thiện các thông tin về đặc điểm cần có của các yếu tố bản đồ

Cần phân biệt hai thuộc tính sau đây:

- Thuộc tính định lượng: kích thước, diện tích, độ nghiêng

Trang 21

- Thuộc tính định tính: kiểu, màu sắc, tên, tính chất

Thông thường các dữ liệu thuộc tính thể hiện bằng các mã và lưu trữ trong các bảng hai chiều Tùy theo đặc điểm chuyên đề và thuộc tính của nó mà các đối tượng được xếp vào các lớp khác nhau

Mô hình dữ liệu địa lý Hai mô hình dữ liệu địa lý phổ biến nhất trong một hệ

thống thông tin địa lý là dữ liệu vector và dữ liệu raster

Mô hình dữ liệu vector sử dụng các đường hay điểm, được xác định bằng các tọa độ x, y của chúng trên bản đồ Các đối tượng rời rạc (trong đó có cả các đối tượng đa giác), được tạo bởi sự liên kết các đoạn cung (đường) và các điểm nút Dữ liệu này có ưu điểm là biểu diễn tốt các đối tượng địa lý, các quan hệ topo được xác định bằng mạng kết nối, khả năng sửa chữa, bổ sung, thay đổi các dữ liệu hình học cũng như thuộc tính nhanh, tiện lợi Tuy nhiên dữ liệu này cũng có nhược điểm là cấu trúc dữ liệu phức tạp, chồng xếp bản đồ phức tạp, khó thực hiện các bài toán phân tích và các phép lọc…

Mô hình dữ liệu raster sử dụng một tập hợp các ô Cấu trúc đơn giản nhất là mảng gồm các ô của bản đồ Mỗi ô trên bản đồ được biểu diễn bởi tổ hợp tọa độ (hàng, cột) và một giá trị biểu diễn kiểu hoặc thuộc tính của ô đó trên các bản đồ Trong cấu trúc này mỗi ô tương ứng là một điểm Khái niệm đường là một dạng các

ô liền nhau Miền là một nhóm các ô liền nhau Dạng dữ liệu này dễ lưu trữ, thao tác và thể hiện Cấu trúc dữ liệu này cũng còn có nghĩa là những khu vực có kích thước nhỏ hơn một ô thì không thể hiện được Ưu điểm của dữ liệu này là cấu trúc đơn giản, dễ dàng sử dụng các phép toán chồng xếp, nhiều phép toán phân tích khác nhau và các phép xử lý ảnh viễn thám Nhược điểm là dung lượng dữ liệu lớn, các bài toán mạng rất khó thực hiện, độ chính xác có thể giảm nếu sử dụng không hợp

lý kích thước các ô đơn vị

1.2.4 Chức năng của GIS

GIS được định nghĩa là hệ thống thông tin có 4 chức năng chính:

- Thu thập và nhập dữ liệu

- Tổ chức lưu giữ dữ liệu

- Truy vấn, phân tích dữ liệu không gian địa lý

Trang 22

- Hiển thị và xuất dữ liệu không gian địa lý

Hình 1.2 Chức năng của GIS Thu thập và nhập dữ liệu: là quá trình mã hóa dữ liệu thành dạng có thể đọc

và lưu trữ trên máy tính (tạo cơ sở dữ liệu) Nhập dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra cơ sở dữ liệu đầy đủ và chính xác

Tổ chức lưu trữ dữ liệu:

Dữ liệu địa lý thể hiện thế giới thực được quản lý trong GIS theo các mô hình dữ liệu nhất đinh Dữ liệu thuộc tính thường được quản lý dưới dạng mô hình quan hệ, trong khi dữ liệu không gian được quản lý dưới dạng mô hình dữ liệu vector và raster Có thể chuyển đổi qua lại giữa hai mô hình: vector sang raster (raster hóa) hoặc raster sang vector (vector hóa)

Truy vấn, phân tích dữ liệu không gian địa lý:

Các chức năng phân tích được phát triển khá hoàn thiện, GIS được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau như:

- Cho phép người sử dụng cập nhật nhanh chóng và chính xác các lớp giao thông, thủy hệ, dân cư và thực phủ dựa vào ảnh viễn thám

Trang 23

- Phân tích bản đồ biến động đất giữa hai thời điểm cụ thể để đánh giá được mức độ và xu thế thay đổi giữa các loại hình sử dụng đất trên một lãnh thổ

- Thành lập bản đồ

- Quy hoạch và quản lý đô thị, quản lý hạ tầng cơ sở và thông tin địa ốc, quản lý tài nguyên và giám sát môi trường

Hiển thị và xuất dữ liệu không gian địa lý:

Gis cho phép lưu trữ và hiển thị thông tin hoàn toàn tách biệt, có thể hiển thị được thông tin ở các tỷ lệ khác nhau, mức độ chi tiết của thông tin được lưu trữ chỉ

bị giới hạn bởi khả năng lưu trữ phần cứng và phương pháp mà phần mềm dùng để hiển thị dữ liệu Người ta chỉ có thể hiển thị thông tin ở mức độ chi tiết kém hơn nó được lưu trữ, do đó thông tin cần được nhập vào ở độ chi tiết cao nhất Ngoài ra, dữ liệu được cung cấp bởi GIS không chỉ đơn thuần là bản đồ mà còn có cả bản báo cáo, biểu đồ, hình ảnh

1.2.5 Ứng dụng GIS

Việc áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực dữ liệu không gian đã tiến những bước dài: từ hỗ trợ lập bản đồ sang hệ thống thông tin địa lý (GIS) Cho đến nay cùng với việc tích hợp các khái niệm của công nghệ thông tin như hướng đối tượng, GIS đang có bước chuyển biến từ cách tiếp cận cơ sở dữ liệu (database aproach) sang hướng tri thức (knowledge aproach)

Hệ thông tin địa lý (GIS) hiện nay đã và đang có những ứng dụng to lớn và

là công cụ đắc lực cho nhiều lĩnh vực như môi trường, khí tượng thủy văn, nông nghiệp, dịch vụ tài chính, y tế, giao thông…

Hiện nay tại Malaysia, nhiều công ty về nông nghiệp đang tạo ra lợi nhuận từ các giải pháp công nghệ lập bản đồ trên máy tính sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và hệ thông tin địa lý (GIS) Các giải pháp trên đang trở nên rất phổ dụng trong lĩnh vực nông nghiệp tại Malaysia, hỗ trợ các công ty trong việc tăng doanh thu và giảm chi phí trong hoạt động như xác định các cây trồng phù hợp theo từng địa phương và theo mùa, tối ưu hóa phân bón và số lượng thuốc trừ sâu, tính toán chính xác năng suất cho từng loại cây trồng Phần mềm GIS cũng được Malaysia sử dụng như là một công cụ được thiết kế cho phép hiển thị các chi tiết về dữ liệu các

Trang 24

vụ mùa hay các nhân tố mà có ảnh hưởng tới năng suất như độ màu mỡ của đất, loại đất, sự phá hoại của côn trùng, các vùng cỏ dại và lượng mưa được phân bố

Trong lĩnh vực y tế, GIS cũng có nhiều ứng dụng như: phân tích sự bùng nổ của dịch bệnh, đưa ra tuyến đường tối ưu cho những người thực hiện dịch vụ y tế, cấp cứu; đưa ra những cảnh báo sớm tới cộng đồng về những trường hợp khẩn cấp như sự phát sinh của bệnh cúm, sự bùng nổ của dịch bệnh…

Xét dưới góc độ ứng dụng trong quy hoạch, quản lý, GIS có thể được hiểu như là một công nghệ xử lý các dữ liệu có tọa độ (bản đồ) để biến chúng thành các thông tin trợ giúp quyết định cho các nhà quy hoạch, quản lý Ví dụ như: nghiên cứu ứng dụng GIS trong quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp huyện, cấp xã

1.3 Tổng quan về viễn thám

1.3.1 Khái quát chung về viễn thám

Viễn thám (Remote sensing) được hiểu là một khoa học và nghệ thuật để thu

nhận thông tin về một đối tượng, một khu vực hoặc một hiện tượng thông qua việc phân tích tư liệu thu nhận được bằng các phương tiện Những phương tiện này không có sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, khu vực hoặc với hiện tượng được nghiên cứu

Hiểu đơn giản hơn: viễn thám là thăm dò từ xa về một đối tượng hoặc một hiện tượng mà không có sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng hoặc hiện tượng đó

Phương pháp viễn thám là phương pháp sử dụng năng lượng điện từ như ánh

sáng, nhiệt, sóng cực ngắn như là một phương tiện để điều tra và đo đạc những đặc tính của đối tượng (Theo Floy Sabin 1987)

Các tính chất của vật thể có thể được xác định thông qua các năng lượng bức

xạ hoặc phản xạ từ vật thể Viễn thám là một công nghệ nhằm xác định và nhận biết đối tượng hoặc các điều kiện môi trường thông qua những đặc trưng riêng về phản

xạ và bức xạ

Viễn thám không chỉ tìm hiểu bề mặt của Trái đất hay các hành tinh mà nó

có thể thăm dò được cả trong các lớp sâu bên trong các hành tinh Trên Trái đất, người ta có thể sử dụng máy bay dân dụng, chuyên dụng hay các vệ tinh nhân tạo để thu phát các ảnh viễn thám

Trang 25

Phân loại ảnh viễn thám:

- Ảnh quang học: là loại ảnh được tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng ánh sáng nhìn thấy (bước sóng 0.4 – 0.76 micromet)

- Ảnh hồng ngoại: là ảnh được tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng hồng ngoại phát ra từ vật thể (bước sóng 8 – 14 micromet)

- Ảnh radar: là loại ảnh được tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng trong dải sóng siêu cao tần (bước sóng lớn hơn 2 cm)

- Ảnh thu được bằng sóng địa chấn cũng là một loại ảnh viễn thám

Hình 1.3 Các dải sóng chủ yếu sử dụng trong viễn thám

Dữ liệu viễn thám: Một khía cạnh của việc thu thập dữ liệu từ vệ tinh là toàn

bộ nội dung của những tài liệu liên quan, dữ liệu nhận được là dữ liệu số Nó được chia thành nhiều phần tử nhỏ, mang giá trị thể hiện độ phản xạ trung bình Mỗi phần

tử nhỏ được gọi là mỗi pixel, mỗi pixel tương ứng một đơn vị không gian Dữ liệu

số cần phải loại bỏ mọi nhiễu, hiệu chỉnh hình học và chuyển đổi vào khuôn dạng chuẩn của ảnh viễn thám

1.3.2 Phản xạ của một số đối tượng tự nhiên

Đồ thị phổ phản xạ được xây dựng với chức năng là một hàm số của giá trị phổ phản xạ và bước sóng, được gọi là đường cong phổ phản xạ Hình dáng của đường cong phổ phản xạ cho biết một cách tương đối rõ ràng tính chất phổ của một

Figure Source:

http://observe.ivv.nasa.gov/nasa/education/reference/reflect/ir.html

Trang 26

đối tượng và hình dạng đường cong phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn các dải sóng mà ở đó thiết bị viễn thám có thể ghi nhận được các tín hiệu phổ

Hình 1.4 Đặc điểm phổ phản xạ của nhóm các đối tượng tự nhiên chính

Hình dạng của đường cong phổ phản xạ còn phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của các đối tượng Trong thực tế, các giá trị phổ của các đối tượng khác nhau, của một nhóm đối tượng cũng rất khác nhau, song về cơ bản chúng dao động xung quanh giá trị trung bình

Thực vật: thực vật khỏe mạnh chứa nhiều diệp lục tố (Chlorophil), phản xạ

rất mạnh ánh sáng có bước sóng từ 0,45 – 0,67 micomet (tương ứng với dải sóng màu lục – Green) vì vậy ta nhìn thấy chúng có màu xanh lục Khi diệp lục tố giảm

đi, thực vật chuyển sang có khả năng phản xạ ánh sáng màu đỏ trội hơn Kết quả là

lá cây có màu vàng (do tổ hợp màu Green và Red) hoặc màu đỏ hẳn

Nước: nước trong chỉ phản xạ mạnh ở vùng sóng của tia xanh lơ (Blue) và

yếu dần khi sang vùng tia xanh lục (Green), triệt tiêu ở cuối dải sóng đỏ (Red) Khi nước bị đục, khả năng phản xạ tăng lên do ảnh hưởng sự tán xạ của các vật chất lơ lửng Sự thay đổi về tính chất của nước (độ đục, độ mặn, độ sâu, hàm lượng Chlorophyl,…) đều ảnh hưởng đến tính chất phổ của chúng Nghĩa là khi tính chất nước thay đổi, hình dạng đường cong phổ và giá trị phổ phản xạ sẽ bị thay đổi

Đất khô: đường cong phổ phản xạ của đất khô tương đối đơn giản, ít có

những cực đại và cực tiểu một cách rõ ràng, lý do chính là các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất phổ của đất khá phức tạp và không rõ ràng như ở thực vật

Trang 27

Các yếu tố ảnh hưởng đến đường cong phổ phản xạ của đất là: lượng ẩm, cấu trúc của đất (tỉ lệ cát, bột và sét), độ nhám bề mặt, sự có mặt của các loại oxit kim loại, hàm lượng vật chất hữu cơ,…các yếu tố đó làm cho đường cong phổ phản xạ biến động rất nhiều quanh đường cong có giá trị trung bình

Đá: đá cấu tạo khối, khô có dạng đường cong phổ phản xạ, tương tự như của

đất song giá trị tuyệt đối thường cao hơn Sự biến động của giá trị phổ phản xạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố của đá: mức độ chứa nước, cấu trúc, cấu tạo, thành phần khoáng vật, tình trạng bề mặt…

1.3.3 Các lĩnh vực ứng dụng của viễn thám

Viễn thám được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu tập trung vào những ứng dụng thực tế rất cụ thể : ứng dụng viễn thám trong nông lâm nghiệp , ứng dụng trong cập nhập và thành lập bản đồ , ứng dụng trong bảo vệ môi trường

và phòng trống thiên tai

a Trên thế giới

Adam Johnson tiến hành nghiên cứu lập bản đồ bề mặt lớp phủ, hiện trạng sử dụng đất khu vực miền nam Mississippi dựa vào cặp ảnh Landsat 5 (TM) năm 1990

và landsat 7 (ETM) năm 2000 Trong nghiên cứu tác giả đã sử dụng chỉ số thực vật

và khảo sát biến động dựa trên phân tích chỉ số thực vật NDVI

Nghiên cứu của Somporn Sangawongse về biến động sử dụng đất ở Chiềng Mai, Thái Lan Thời điểm nghiên cứu năm 1988 tới năm 1991 bằng ảnh viễn thám

sử dụng phương pháp phân loại khoảng cách ngắn nhất (Minimum distance) và phương pháp xác suất cực đại (Maximum Likelihood) Nghiên cứu biến động dựa trên tỷ số ảnh

Manishika Jain ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu mở rộng đô thị khu vực Udaipur, Ấn Độ dựa trên so sánh phân loại trong thời điểm năm 1972, 1990 và

2000 và phân tích chồng xếp dữ liệu

Nghiên cứu sự biến động đô thị thông qua việc thành lập bản đồ sử dụng đất tại các thời điểm năm 1959, 1969 và 1978 tại Delhi, Ấn Độ bằng công nghệ viễn thám đa thời gian của Gupta D M và Menshi M.K

Trang 28

Nghiên cứu của J.G.Masek, F.E Lindsay và S.N.Goward về sự phát triển đô thị giai đoạn 1973 - 1996 ở thủ đô Oasinton từ dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat Nhóm nghiên cứu sử dụng chỉ số thực vật NDVI, các filter lọc, kỹ thuật phân ngưỡng và đưa ra kết quả là bản đồ mở rộng đất đô thị

Shigenobu Tachizuka và các cộng sự nghiên cứu sự mở rộng đô thị ở Băng Cốc (Thái Lan) là một thành phố với mức độ đô thị hoá và công nghiệp hoá cao Nghiên cứu tính toán chỉ số tổng hợp của đất, nước và thực vật để phân tích đưa ra đánh giá biến động sử dụng đất

b Tại Việt Nam

Tác giả Pham Minh Hai và Yasushi Yamaguchi dùng các dữ liệu viễn thám bao gồm: Landsat MSS 1975 độ phân giải 80m, Landsat MSS 1984 độ phân giải

80, Landsat TM 1992 độ phân giải 30, ASTER 2001 độ phân giải 15m và Landsat ETM+ 2003 với độ phân giải 30m Với phương pháp phân loại dùng thuật toán xác suất cực đại dựa vào việc lấy mẫu: đất đô thị, nước, thực vật thưa, thực vật dày, nước đục, đường, đất ẩm, đất trống, cát và áp dụng chỉ số tổng hợp thực vật, đất, nước theo dõi biến động lớp phủ bề mặt ở Hà Nội dưới tác động của đô thị hoá

Với mục đích nghiên cứu biến động sử dụng đất và xác định thông số nhằm đánh giá tác động của việc mở rộng đô thị đến môi trường khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận Ở trong nghiên cứu của mình, Trần Hùng đã sử dụng phương pháp phân loại xác suất cực đại

Theo đề tài “Nghiên cứu sự phát triển của đô thị Hà Nội bằng tư liệu viễn thám đa phổ và đa thời gian” Tác giả Nguyễn Đình Dương đã sử dụng phương pháp xử lý số và phân loại theo thuật toán xác suất cực đại trên các ảnh năm 1992,

1999, 2001

Tác giả Vũ Anh Tuân với đề tài “ Nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc bằng phương pháp Viễn thám và Hệ thống thông tin địa lý” nghiên cứu biến động lớp phủ dựa trên phân loại có kiểm định và phân loại dưới pixel

Trang 29

Đề tài “Ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS nghiên cứu hình thái không gian của sự phát triển đô thị Hà Nội giai đoạn 1975 -2005” của Nguyễn Thị Ngọc Nga sử dụng 2 phương pháp phân loại xác suất cực đại và phân loại định hướng đối tượng với chỉ số thực vật (NDVI) và chỉ số đô thị (UV) kết hợp với phân tích không gian trong GIS

1.4 Ứng dụng GIS và viễn thám trong nghiên cứu đất nghĩa trang

Tích hợp đa tiêu chuẩn mô hình và hệ thống thông tin địa lý lựa chọn địa điểm nghĩa trang (một nghiên cứu trường hợp của thành phố Sanandaj, Iran)

Mục đích chính của nghiên cứu này là để tìm một nơi mới cho các nghĩa trang trong thành phố Sanandaj mà nơi đó chịu tác động tiêu cực ít nhất về môi trường, kinh tế xã hội

Trong nghiên cứu này, nhà nghiên cứu đã áp dụng kỹ thuật GIS và quá trình phân tích (AHP) để tìm một khu vực thích hợp Kết quả cho thấy tích hợp GIS và

mô hình AHP có một tiềm năng lớn để so sánh các lựa chọn thay thế khác nhau bằng cách điều tra các tiêu chí đa mô hình và các yếu tố khác nhau có liên quan

Các yếu tố quan trọng để lựa chọn một nghĩa trang bao gồm cả không gian các yếu tố vật lý Một số yếu tố để lựa chọn bao gồm:

- Khoảng cách từ thành phố tới nghĩa trang: từ các quan điểm tôn giáo khoảng cách tối đa của một nghĩa trang thành phố không nên vượt quá tiêu chuẩn (15km) dẫn đến sự chậm trễ của cầu nguyện Bên cạnh đó việc lựa chọn nghĩa trang cần phải đảm bảo vệ sinh môi trường

- Lựa chọn dựa theo hướng gió: nghĩa trang phải nằm ở cuối hướng gió, nếu ngược lại thì nghĩa trang phải được bao phủ bởi nhiều cây cao

Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đã sử dụng GIS như là một công cụ phân tích vô

giá trong việc phát triển và phân tích dữ liệu địa vật lý và mô hình không gian của

dữ liệu thuộc tính liên quan đến nghĩa trang

Ví dụ, bằng cách sử dụng các công cụ phân tích GIS, đo lường có thể dễ dàng tính toán về khoảng cách giữa một nghĩa trang với các yếu tố xung quanh và truy cập đường đi gần nhất tới nghĩa trang Ngoài ra, chất lượng đường, độ dốc,

Trang 30

khoảng cách đi bộ đến nghĩa trang có thể được mã hóa thành các dữ liệu GIS để đi đến đánh giá khả năng tiếp cận

Tại nghĩa trang NewCom ở Hoa Kỳ đã sử dụng GIS như một công cụ để

quản lý nghĩa trang Phần mềm và hệ thống quản lý nghĩa trang NewCom dựa trên một giao diện lập bản đồ GIS hỗ trợ tất cả các lĩnh vực quản lý nghĩa trang Hệ thống quản lý nghĩa trang cung cấp một công cụ tìm kiếm mạnh mẽ để định vị cac

hồ sơ Việc tìm kiếm có thể được thực hiện thông qua sử dụng nhiều lĩnh vực thông tin, ví dụ:

Hình 1.5 Hộp thoại Interment Infomation

Hình 1.6 Hộp thoại Information Search

Báo cáo được xuất ra sau khi có đầy đủ thông tin Cemetery Plot Search

Hình 1.7 Hộp thoại Reports

Trang 31

Chương 2 ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI 2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Từ Liêm, Hà Nội

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Từ Liêm là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, nằm giữa 105º43’ và 105º51’Đ, nằm giữa 20º58’ và 21º06’B

Huyện tiếp giáp với các khu vực khác như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và quận Tây Hồ

- Phía Nam giáp quận Thanh Xuân và thành phố Hà Đông

- Phía Đông giáp 3 quận Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xuân

- Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây

Huyện Từ Liêm được thành lập theo Quyết định số 78/QĐ-CP ngày 31/5/1961 của Chính phủ trên cơ sở Quận 5, Quận 6 và một số xã của huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Đông (nay là tỉnh Hà Tây); Huyện được thành lập gồm 26 xã, có diện tích đất trên 114 km2

, dân số 12 vạn người Sau nhiều lần chia tách lãnh thổ để lập nên các quận mới, hiện nay, Từ Liêm còn lại 15 xã và 1 thị trấn với diện tích đất tự nhiên 75,15 km2, dân số trên 434.000 người

Huyện Từ Liêm có 16 đơn vị hành chính cấp xã/phường gồm 1 thị trấn (Cầu Diễn) và 15 xã:

Trang 32

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Từ Liêm, Hà Nội

Trang 33

2.1.1.2 Địa hình địa mạo

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Từ Liêm có địa hình tương đối bằng phẳng và màu mỡ, có nhiều sông hồ chảy qua Địa hình nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam, cao độ trung bình 6,0m; khu vực có địa hình cao nhất tập trung ở phía bắc dọc theo sông Hồng, cao từ 8m – 11m; khu vực có địa hình thấp nhất là những ô trũng, hồ, đầm và vùng phía nam của huyện Đây là khu vực

có nền địa chất khá ổn định

2.1.1.3 Khí hậu

Từ Liêm nằm trong khu vực khí hậu chung của thành phố Hà Nội, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều Một năm có 2 mùa rõ rệt Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 Thời gian này, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa tập trung vào các tháng 7, 8 và 9 chiếsm 70% lượng mưa cả năm Hướng gió chủ đạo là gió Đông và gió Đông Nam Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Khí hậu lạnh và khô, nửa mùa đầu giá rét, ít mưa, nửa mùa sau thường có mưa phùn, ẩm ướt Hướng gió chủ đạo là hướng Bắc và Đông Bắc

Nền nhiệt cao, ổn định, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 240

C Nhiệt độ cao nhất khoảng 320C

vào tháng 6, tháng 7 và thấp nhất 130C vào tháng Giêng Biên nhiệt độ ngày đêm khoảng 6 - 70C Tổng nhiệt độ hàng năm là 80000

C – 87000C, số giờ nắng trung bình khoảng 1640h Lượng mưa trung bình hàng năm là 1600mm – 1800mm Số ngày mưa trong năm là 140 – 145 ngày Lượng mưa phân bố không đều, khối lượng mưa trong các tháng 7, 8, 9 chiếm 70% lượng mưa cả năm, trong

đó tháng 8 mưa lớn nhất (300 – 500mm) và thường xuất hiện các đợt bão Tháng 1,

2, 11 và 12 là các tháng ít mưa nhất trong năm Trong những tháng này khí hậu hanh khô, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân

Lượng nước bốc hơi trung bình đạt 938mm/năm Độ ẩm không khí cao, trung bình khoảng 82% và ít chênh lệch giữa các năm cũng như giữa các tháng trong năm Tháng 2 và tháng 3 có độ ẩm thấp nhất, có khi giảm đến 30 – 40% (năm 2008) gây nên ảnh hưởng bất lợi cho sinh hoạt và đời sống của dân cư Tuy nhiên

số ngày có độ ẩm thấp không nhiêu trong năm

Trang 34

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi thì đôi khi thời tiết cũng làm ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn, đặc biệt mùa mưa còn xảy ra tình trạng ngập úng trên nhiều tuyến đường và trên các thửa ruộng của nông dân

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1 Kinh tế

Trong năm 2010, mặc dù có những khó khăn, nhất là sự tác động của khủng hoảng kinh tế, song với sự cố gắng của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các địa phương, tình hình kinh tế của huyện được duy trì và có bước phát triển đáng khích lệ Giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng cao.Tổng giá trị kinh tế ước đạt 11 nghìn tỷ đồng, tăng 21,2% so với năm trước vượt 5,2% kế hoạch đề ra Kinh tế chuyển dịch đúng hướng từ công nghiệp, dịch vụ thương mại, sang thương mại, dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp Trong đó, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 58,8%, ngành thương mại dịch vụ chiếm 39,5% và nông nghiệp chỉ còn 1,7%

Về phát triển nông nghiệp: huyện tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích cây lương thực, đưa các loại cây ăn quả đặc sản, cây cảnh, cây hoa bưởi, cam canh

có giá trị kinh tế vào sản xuất , chuyển đổi HTX theo luật, chú trọng phát triển nông nghiệp sinh thái và ứng dụng công nghệ cao Đến cuối năm 2009 diện tích đất nông nghiệp giảm, song giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn đạt mức cao (132 triệu đồng/ha), diện tích cây ăn quả tăng nhanh, quan hệ sản xuất được củng cố, hợp tác xã nông nghiệp kinh doanh có hiệu quả, chăn nuôi tiếp tục phát triển

Về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: công nghiệp quốc doanh vượt qua thời kỳ khó khăn, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã được đầu

tư, đổi mới công nghệ, sắp xếp, củng cố, tổ chức lại sản xuất; thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có bước phát triển nhanh Những năm gần đây huyện tập trung đầu tư phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có chọn lọc, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch; các cụm công nghiệp Cầu Diễn, Chèm, Nam Thăng Long, cụm công nghiệp Minh Khai - Xuân Phương được hình thành đã và đang đi vào hoạt động cùng 2.962 doanh nghiệp thuộc nhiều hình thức sở hữu của 22 ngành nghề, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao

Trang 35

Thương nghiệp - dịch vụ ngày càng mở rộng , phát triển Từ một huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu , những năm gần đây Dịch vụ - Công nghiệp đang vươn lên chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế (đến năm 2010, nông nghiê ̣p chỉ còn 3,5%), phù hợp với quá trình đô thị hóa; tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng cao: năm 2008 tăng 18,1%; năm 2009 tăng 15,4% (vượt 0,4% chỉ tiêu điều chỉnh)

và năm 2010 tăng 21%

Về đầu tư xây dựng cơ bản: những năm 1998 – 2000, huyện đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp Giai đoạn 2001 – 2005, đầu tư 850 tỷ đồng xây dựng trường học, trạm xá, đường giao thông nông thôn, chợ đầu mối ; 5 năm (2006 - 2010) đầu tư 1.700 tỷ đồng vào hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, trong đó, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển kinh tế chiếm 38%, vốn đầu tư phát triển văn hoá - xã hội chiếm 62%

2.1.2.2 Văn hóa – giáo dục

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đẩy mạnh : Năm 2006, toàn huyê ̣n đã có 16/16 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia , đến nay vẫn duy trì tốt Đến năm 2010 huyện đã có 190 cán bộ y, bác sĩ; 76 y tế thôn; 250 cán bô ̣ y tế hành nghề y tế tư nhân Y tế công lập và tư nhân phát triển nhanh, góp phần quan trọng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh có hiệu quả

Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh , tỷ suất sinh ổn định, đến năm 2010 tỉ suất sinh giảm còn 1,34% Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm từ 4,8% (2007) còn 4,4% (2010); tỷ lệ tăng cân của trẻ em đạt 98,08%; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 14,3% (2005) còn 10,1% (2010)

Xác định đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển , huyện đã chú trọng đầu tư cho giáo dục với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm ,

cơ sở vật chất của các trường nhanh chóng được nâng cấp Chất lượng dạy và học, đội ngũ giáo viên được tăng cường về số lượng và chất lượng Đến năm 2009, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%; năm 2010, toàn huyện có 32 trường đạt chuẩn quốc gia, trường Tiểu học Trung Văn - trường đầu tiên của Thành phố đạt chuẩn quốc gia mức đô ̣ II; tỷ lệ học sinh giỏi, thi đỗ các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng

Trang 36

2.1.2.3 Giao thông

Từ xưa ở Từ Liêm đã có đường giao thông thuỷ bộ thuận tiện Phía bắc có sông Hồng và hai nhánh là sông Tô và sông Nhuệ chạy dọc theo chiều dài của huyện, thuyền bè đi lại tấp nập Trên tuyến đê sông Hồng có các bến đò cổ: Chèm,

Sù, Kẻ qua sông sang xứ Kinh Bắc

Đường bộ có quốc lộ 11 (nay là quốc lộ 32) nối Kinh Đô với xứ Đoài (Sơn Tây) chạy ngang giữa huyện, đường 70 (Hà Đông - Thượng Cát) Đầu thế kỷ XX có thêm các đường hàng tỉnh như đường 23 (Yên Phụ - Chèm), đường 65 (Nhật Tân - Ngã Tư Sở), đường 69 (Dịch Vọng - Chèm) Nay có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch: đường Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng - cầu Thăng Long đi sân bay quốc tế Nội Bài Dài 28 km, rộng 140 m, đại lộ Thăng Long đã được hoàn thành với

2 dải đường cao tốc, 2 dải đường đô thị, đất dự trữ, trồng cây xanh là đại lộ dài nhất Việt Nam

2.1.2.4 Dân số Từ Liêm

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, dân số huyện Từ Liêm cũng có những thay đổi lớn: từ 226633 người (năm 1989) tăng lên 434382 người (năm 2010) Sau 6 năm từ 1999 – 2005 dân số của huyện chỉ tăng lên có 70673 người, tuy nhiên chỉ sau có 3 năm từ 2007 – 2010 dân số đã tăng lên tới 134966 người Số năm thì chỉ bằng một nửa so với trước nhưng dân số lại tăng lên gấp đôi

Hình 2.2 Biểu đồ dân số huyện Từ Liêm từ 1989 đến 2010

Tỷ suất gia tăng tự nhiên của huyện cũng không đồng đều: tỷ suất gia tăng trung bình là từ 10 – 15%o, trong đó khu vực có tỷ suất tự nhiên cao nhất là xã Mễ

Trang 37

Trì, Xuân Đỉnh, TT Cầu Diễn; khu vực có tỷ suất gia tăng tự nhiên thấp là các xã như Minh Khai, Cổ Nhuế, Phú Diễn, Mỹ Đình…

Hình 2.3 Biểu đồ tỷ suất sinh, tử của huyện Từ Liêm giai đoạn 2001 - 2009

Cùng với sự phát triển của xã hội và công tác kế hoạch hóa gia đình, hiện nay tỷ suất sinh và tử của huyện Từ Liêm đã tương đối ổn định, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao so với toàn thành phố Hà Nội

2.2.2 Điều tra thực địa

- Dùng phiếu điều tra, đến từng địa điểm nghĩa trang của huyện Từ Liêm thu thập, ghi lại các thông tin liên quan đến nghĩa trang Mẫu phiếu điều tra thể hiện ở phần phụ lục

- Dùng máy GPS xác định tọa độ nghĩa trang, xây dựng bản đồ vị trí các nghĩa trang trên địa bàn huyện Từ Liêm

- Đi thực địa xác định lại tính chính xác của các mẫu đã chọn trên ảnh vệ tinh

2.2.3 Phân tích, xử lý số liệu

Trang 38

- Thu thập số liệu, bản đồ, hình ảnh… sắp xếp theo trình tự

- Phân tích, xử lý những số liệu thu thập được làm công cụ xây dựng cơ sở

dữ liệu và thành lập bản đồ

2.2.4 Ứng dụng kỹ thuật GIS và viễn thám

- Sử dụng ảnh vệ tinh SPOT 5 (9/2012) kết hợp kiểm tra trên Google Map, Google Earth phân loại một số đối tượng trên ảnh SPOT (thực hiện trên phần mềm ENVI)

- Sử dụng ảnh vệ tinh Spot, số liệu thu thập được từ UBND huyện Từ Liêm,

số liệu ngoài thực địa để tính toán, xây dựng cơ sở dữ liệu đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội

- Sử dụng Google Earth pro để tính toán diện tích đất nghĩa trang

2.3 Ứng dụng hệ thông tin địa lý (GIS) và viễn thám trong nghiên cứu đất nghĩa trang

2.3.1 Ứng dụng GIS và viễn thám thành lập bản đồ lớp phủ

Tư liệu ảnh viễn thám được sử dụng trong luận văn là ảnh Spot 5 (tháng 9 năm 2012) tại khu vực huyện Từ Liêm, Hà Nội Dữ liệu viễn thám thu nhận từ vệ tinh hay tàu vũ trụ hoặc máy bay bằng các bộ cảm khác nhau theo loại quang học hay radar nói chung đều có những sai sót nhất định trong quá trình thu nhận Các sai sót này có nguồn gốc từ thiết bị (con người) do hạn chế về kỹ thuật, có nguồn gốc

từ tự nhiên mà kết quả là các tín hiệu thu nhận được sau khi chuyển đổi thành hình ảnh để người sử dụng có thể nhận biết được các hình ảnh, đối tượng cần thu nhận thông tin Các sai sót này có thể phân chia thành các sai sót mang tính hệ thống và các sai sót không mang tính hệ thống

Do vậy để có thể sử dụng được các dữ liệu viễn thám sau khi mới thu nhận

từ vệ tinh thì cần phải có hiệu chỉnh các sai sót này Ngoài ra, cho dù sau khi các sai sót đã được hiệu chỉnh, vẫn chưa thể lấy thông tin được nhiều từ ảnh mà cần phải có các quá trình khác nữa để một ảnh vệ tinh có thể cung cấp thông tin

Chuyển đổi ảnh là thao tác được áp dụng thường xuyên trong quá trình xử lý ảnh, thực chất là biến đổi ảnh gốc thành ảnh mới nhằm thể hiện ảnh được rõ ràng hơn, hay tạo điểm nhấn đối với các đối tượng cần quan tâm Ảnh sau khi được

Trang 39

chuyển đổi sẽ giúp cho công tác giải đoán bằng mắt hoặc xử lý bằng máy hiệu quả

và chính xác hơn Các thuật toán xử lý như: tăng cường chất lượng ảnh, lọc không gian, nén ảnh, tạo ảnh chỉ số… có thể được thực hiện trên các máy tính cá nhân cho phép khai thác và ứng dụng hiệu quả ảnh vệ tinh

Chuyển đổi ảnh bao gồm một số quá trình xử lý nhưng trong luận văn chỉ sử dụng 2 quá trình chính: tổ hợp màu và nắn chỉnh ảnh

a Tổ hợp màu

Một ảnh màu đa phổ có thể được tổ hợp trên cơ sở gán ba kênh phổ nào đó cho ba màu cơ bản (R, G, B), ảnh nhận được sẽ có màu sắc khác nhau tùy thuộc vào việc chọn kênh phổ và chỉ định màu cơ bản (R, G, B)

Đối với ảnh quang học thiếu một hoặc nhiều hơn của ba băng màu cơ bản trong dải phổ nhìn thấy (màu đỏ, màu xanh lá cây,màu xanh dương), các băng phổ (một số trong số đó không nằm trong dải thị phổ) có thể được kết hợp theo cách mà

sự xuất hiện của ảnh hiển thị tương tự như ảnh màu nhìn thấy, tức là thực vật màu xanh lá cây, nước màu xanh dương, đất màu nâu hoặc màu xám,v.v Nhiều người đưa ra cách tổ hợp màu như thế này là tổ hợp màu thật Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các màu sắc chỉ được mô phỏng để nhìn gần giống màu thật của các đối tượng Trong khi đó thuật ngữ “ màu tự nhiên“ được ưa thích hơn

Tổ hợp màu giả chuẩn nhằm hiện rõ các đối tượng cần phân loại trên ảnh như: thực vật có màu đỏ, khu đô thị có màu xám sáng

Hình 2.4 Ảnh SPOT Từ Liêm (9/2012)

Trang 40

Trong luận văn, bước nắn chỉnh hình học ảnh dựa vào dữ liệu nền ít có sự biến động ví dụ như hệ thống sông ngòi, giao thông với hệ tọa độ WGS 84, lưới chiếu UTM, múi chiếu 48 Trong phương pháp này, giá trị cấp độ xám của một pixel trên ảnh nắn chỉnh được xác định từ giá trị cấp độ xám từ pixel gần nhất

Ứng dụng phần mềm Mapinfo 9.0 và phần mềm ENVI 4.3 để thực hiện nắn chỉnh ảnh

Khởi động Mapinfo 9.0: Tool/ Universal Translator/ Universal Translator/ Chọn đường dẫn, tọa độ/Ok Sau khi xuất dữ liệu thành công từ Mapinfo sang ENVI, ta tiến hành lựa chọn điểm khống chế

- Chọn Menu Map/ Registration/ Select GCPs: Image to Map

- Chọn điểm khống chế, xác định X, Y (dựa trên chương trình Mapinfo)

Hình 2.5 Hộp thoại từ phần mềm ENVI 4.3

Ngày đăng: 07/01/2015, 12:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Văn Đức (2001), Hệ thống thông tin địa lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống thông tin địa lý
Tác giả: Đặng Văn Đức
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2001
2. Vũ Thị Ngọc Hiền (2010), Đánh giá thực trạng sử dụng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng sử dụng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tác giả: Vũ Thị Ngọc Hiền
Năm: 2010
5. Trần Hùng (2001), Dân số học đô thị, NXB Xây Dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số học đô thị
Tác giả: Trần Hùng
Nhà XB: NXB Xây Dựng
Năm: 2001
3. Ngô Hữu Hoạnh, Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tại Phường Sơn Phong - Hội An Khác
4. Nguyễn Thị Khang & Đỗ Đức Hạnh (2010), Tài liệu hướng dẫn thực hành sử dụng ArcGIS Khác
6. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương (2011), Những giải pháp qui hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm sử dụng tiết kiệm đất đảm bảo vệ sinh môi trường Khác
7. Số: 35/2008/NĐ-CP, Về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, 2008 8 Tiêu chuẩn quốc gia, Nghĩa trang đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế, 2007 Khác
11. Axiom, GIS Cemetery Mapping NewCom, 1987 12. Hibbing, Cemetery Database and GIS Mapping, 1980 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2 Chức năng của GIS  Thu thập và nhập dữ liệu: là quá trình mã hóa dữ liệu thành dạng có thể đọc - nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám
Hình 1.2 Chức năng của GIS Thu thập và nhập dữ liệu: là quá trình mã hóa dữ liệu thành dạng có thể đọc (Trang 22)
Hình 1.3 Các dải sóng chủ yếu sử dụng trong viễn thám. - nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám
Hình 1.3 Các dải sóng chủ yếu sử dụng trong viễn thám (Trang 25)
Hình 1.4 Đặc điểm phổ phản xạ của nhóm các đối tượng tự nhiên chính - nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám
Hình 1.4 Đặc điểm phổ phản xạ của nhóm các đối tượng tự nhiên chính (Trang 26)
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Từ Liêm, Hà Nội - nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 32)
Hình 2.2 Biểu đồ dân số huyện Từ Liêm từ 1989 đến 2010 - nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám
Hình 2.2 Biểu đồ dân số huyện Từ Liêm từ 1989 đến 2010 (Trang 36)
Hình 2.4 Ảnh SPOT Từ Liêm (9/2012) - nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám
Hình 2.4 Ảnh SPOT Từ Liêm (9/2012) (Trang 39)
Hình 2.7 : ảnh SPOT Từ Liêm trước và sau khi nắn - nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám
Hình 2.7 ảnh SPOT Từ Liêm trước và sau khi nắn (Trang 41)
Hình 2.6 Hộp thoại GCP list - nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám
Hình 2.6 Hộp thoại GCP list (Trang 41)
Bảng 2.1: Chú giải các đối tượng trên ảnh - nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám
Bảng 2.1 Chú giải các đối tượng trên ảnh (Trang 43)
Hình 2.8 Hộp thoại từ ENVI 4.3 - nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám
Hình 2.8 Hộp thoại từ ENVI 4.3 (Trang 43)
Hình 2.10 Hộp thoại từ phần mềm ArcGIS 9.3 - nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám
Hình 2.10 Hộp thoại từ phần mềm ArcGIS 9.3 (Trang 46)
Hình 2.12  Dữ liệu điểm nghĩa trang - nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám
Hình 2.12 Dữ liệu điểm nghĩa trang (Trang 47)
Hình 2.11  Hộp thoại Add XY Data - nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám
Hình 2.11 Hộp thoại Add XY Data (Trang 47)
Hình 2.13 Hộp thoại một số vùng nghĩa trang - nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám
Hình 2.13 Hộp thoại một số vùng nghĩa trang (Trang 48)
Bảng 2.2 Diện tích các nghĩa trang huyện Từ Liêm (Do HV tính toán) - nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám
Bảng 2.2 Diện tích các nghĩa trang huyện Từ Liêm (Do HV tính toán) (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w