1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người Công Giáo nhập cư tại Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Giáo xứ Cổ Nhuế, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội : Luận văn ThS. Xã hội học và Nhân học: 603103

140 63 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ NGỌC ANH SỰ THỰC HÀNH NGHI LỄ TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO NHẬP CƯ TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY Nghiên cứu trường

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

SỰ THỰC HÀNH NGHI LỄ TÔN GIÁO

CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO NHẬP CƯ

TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp Giáo xứ Cổ Nhuế, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thu Hương

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi Các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian một năm nỗ lực nghiên cứu, làm việc cách tích cực và nghiêm

túc, luận văn “ Sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người nhập cư Công giáo tại

Hà Nội hiện nay” đã được hoàn thành Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân

thành và sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Thu Hương, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học đã dạy dỗ

và truyền đạt những tri thức quý báu cho tôi trong suốt hai năm qua, để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học của mình

Tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cha xứ giáo xứ Cổ Nhuế, các Sơ Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi cũng như khích lệ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu này

Cảm ơn bố mẹ và những người thân trong gia đình đã không ngừng khích lệ, yêu thương và là động lực giúp tôi hoàn thành tốt luận văn của mình

Tôi cũng không quên cảm ơn những người tín hữu Công giáo nhập cư cũng như dân địa phương sinh hoạt tại giáo xứ Cổ Nhuế đã hết lòng cộng tác giúp trả lời các bản trưng cầu ý kiến và phỏng vấn sâu cho đề tài nghiên cứu của tôi Cám ơn các bạn sinh viên nhóm Gốc Đa – những cộng tác viên đắc lực đã cùng với tôi trong suốt thời gian thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này

Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng nhận thấy năng lực cũng như kiến thức còn hạn chế, chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót Rất mong nhận được những góp ý của các thầy cô khoa Xã hội học nói riêng cùng các thầy cô

và các bạn đọc nói chung để tôi được rút kinh nghiệm cho các nghiên cứu tiếp theo đạt kết quả tốt hơn

Hà Nội, 2018

Trang 5

CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 9

6 Câu hỏi nghiên cứu 9

7 Giả thuyết nghiên cứu 9

8 Khung lý thuyết 10

9 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 11

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 14

1.1 Khái niệm công cụ 14

1.1.1 Tôn giáo 14

1.1.2 Người nhập cư 15

1.1.3 Người Công giáo nhập cư 16

1.1.4 Niềm tin và sự thực hành nghi lễ của người Công giáo 17

1.1.5 Khái niệm Bí Tích 19

1.2 Các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu 19

1.2.1 Lý thuyết hành động xã hội 19

1.2.2 Lý thuyết lựa chọn duy lý 21

1.2.3 Lý thuyết nhóm xã hội 22

1.2.4 Lý thuyết về di dân 24

1.3 Khái quát về nội dung niềm tin và các nghi lễ của người Công giáo 25

1.4 Khái quát địa bàn nghiên cứu 26

1.4.1 Cổ Nhuế 26

1.4.2 Đôi nét về giáo xứ Cổ Nhuế và giáo họ Hoàng Thôn 27

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO NHẬP CƯ Ở HÀ NỘI ĐANG THAM GIA SINH HOẠT TẠI GIÁO XỨ CỔ NHUẾ 29

2.1 Đặc điểm nhân khẩu học của người Công giáo nhập cư 29

2.2 Lý do di cư và đời sống của người Công giáo nhập cư ở Hà Nội 32

Trang 7

2.4.1 Lý do di cư 32

2.2.2 Người đi cùng người nhập cư 35

2.2.3 Thời gian nhập cư và hình thức cư trú 36

2.2.4 Tình trạng nhà ở và thu nhập 37

2.3 Niềm tin tôn giáo của người nhập cư Công giáo 39

Chương 3: CÁC CHIỀU CẠNH THỰC HÀNH NGHI LỄ CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO NHẬP CƯ Ở HÀ NỘI ĐANG THAM GIA SINH HOẠT TẠI GIÁO XỨ CỔ NHUẾ 45

3.1 Đánh giá mức độ cần thiết việc thực hành nghi lễ của người nhập cư Công giáo 45 3.2 Địa điểm tham gia thực hành nghi lễ tôn giáo 47

3.3 Tần suất thực hành nghi lễ và những tác động đối với việc thực hành nghi lễ của người nhập cư Công giáo 50

3.3.1 Đọc kinh, cầu nguyện hàng ngày 50

3.3.2 Tham dự nghi lễ ngày thường 55

3.3.3 Nghi lễ ngày Chủ Nhật 61

3.3.4 Nghi lễ các ngày lễ trọng 63

3.3.5 Thực hành nghi lễ cử hành các Bí Tích và lễ an táng 65

3.3.6 Mức độ thường xuyên lãnh nhận hai Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Hòa Giải 68

3.4 Biến đổi về thực hành nghi lễ của người Công giáo nhập cư ở Hà Nội so với thời điểm trước khi nhập cư 72

3.4.1 Các nghi lễ buộc phải thực hành 72

3.4.2 Các nghi lễ không buộc nhưng khuyến khích thực hành 75

3.4.3 Mối quan hệ giữa nhóm nghề nghiệp và quê quán với sự thay đổi tần suất tham dự thánh lễ ngày chủ nhật của người Công giáo nhập cư vào Hà Nội 76

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Đặc điểm nhân khẩu học của người Công giáo nhập cư 29

Bảng 2.2 Cơ cấu nghề nghiệp 32

Bảng 2.3 Lý do di cư 33

Bảng 2.4 Những khó khăn của người nhập cư khi đến nơi ở mới 34

Bảng 2.5 Người đi cùng người nhập cư 35

Bảng 2.6: Tôn giáo của người cùng di chuyển với người nhập cư 36

Bảng 2.7 Thời gian nhập cư 36

Bảng 2.8 Hình thức đăng ký tạm trú tạm vắng của người nhập cư 37

Bảng 2.9 Tình trạng nhà ở của người nhập cư Công giáo 38

Bảng 2.10 Thu nhập của người nhập cư 38

Bảng 2.11: Mức độ hoàn toàn tin tưởng vào những điều sau đây 40

Bảng 3.1 Đánh giá mức độ cần thiết của việc thực hành nghi lễ 45

Bảng 3.2: Địa điểm tham dự nghi lễ của người nhập cư 47

Bảng 3.3: Người cùng thực hành nghi lễ với người nhập cư 49

Bảng 3.4: Thực hành đọc kinh, cầu nguyện 51

Bảng 3.5: Mối liên hệ giữa nhận thức sự cần thiết của việc đọc kinh cầu nguyện với việc thực hành đọc kinh cầu nguyện 52

Bảng 3.6 Mối quan hệ giữa Giới tính và việc đọc kinh cầu nguyện 53

Bảng 3.7 Mức độ tham dự nghi lễ ngày thường 55

Bảng 3.8 Mối liên hệ giữa nhận thức sự cần thiết của việc tham dự nghi lễ ngày thường với mức độ thực hành nghi lễ ngày thường 58

Bảng 3.9: Mối quan hệ giữa những người nhập cư tham gia nhóm ca đoàn và tham dự nghi lễ ngày thường 60

Bảng 3.10: Mức độ thường xuyên tham dự nghi lễ ngày Chủ Nhật 61

Bảng 3.11: Mối liên hệ giữa giới và việc thực hành nghi lễ ngày Chủ Nhật 62

Bảng 3.12 Mức độ tham dự những nghi lễ trọng 63

Bảng 3.13: Mức độ tham dự nghi lễ cử hành các Bí Tích và lễ an táng 65

Trang 9

Bảng 3.14 Mức độ thường xuyên lãnh nhận BTTT và BTHG 68 Bảng 3.15 Mối liên hệ giữa giới tính và việc lãnh nhận hai Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Hòa Giải 70 Bảng 3.16: Mối liên hệ giữa người nhập cư tham gia nhóm sinh viên Công giáo và việc lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể 71 Bảng 3.17: Mối quan hệ giữa nhóm nghề nghiệp và quê quán với sự thay đổi tần suất tham dự thánh lễ ngày chủ nhật của người Công giáo nhập cư vào Hà Nội 77

Trang 10

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Sự thay đổi tần suất thực hành một số nghi lễ bắt buộc: thánh lễ chủ nhật và các ngày lễ trọng của người Công giáo sau khi nhập cư vào Hà Nội 72 Biểu đồ 3.2 : Sự thay đổi tần suất thực hành nghi lễ bắt buộc: BTHG, BTTT của người Công giáo sau khi nhập cư vào Hà Nội 74 Biểu đồ 3.3: Sự thay đổi một số nghi lễ không bắt buộc của người Công giáo sau khi nhập cư vào Hà Nội 76

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trên thế giới, làn sóng di cư là rất lớn Theo số liệu trên thế giới, “trong số

213 quốc gia/vùng lãnh thổ có số liệu, thì năm 1990 cả thế giới có 152.563.212 người di cư quốc tế Con số này tăng lên đến 172.703.309 người vào năm 2000; 221.714.243 người năm 2010; lên đến mức kỷ lục là 243.700.236 người vào năm

2015 Việt Nam đang trên đà phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Hồ sơ di cư Việt Nam, 2016) Vì thế, nước ta cũng không tránh khỏi làn sóng di cư từ miền quê lên thành thị để mưu sinh và học tập cũng như thăng tiến đời sống

Với những lợi thế và tiềm lực của trung tâm văn hóa - chính trị - kinh tế lớn nhất trong cả nước, Hà Nội là một trong các địa phương thu hút rất nhiều người di dân từ các tỉnh, thành khác đến học tập, làm việc và sinh sống Bên cạnh đó, Hà Nội còn có các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hàng năm thu hút rất nhiều học sinh, sinh viên ngoại tỉnh về học tập Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê về tỷ suất nhập cư của cả nước vào năm 2016, tỷ suất nhập cư ở cả nước và Hà Nội đều là 4,6% (Tỷ suất nhập cư, xuất cư, di cư thuần theo địa phương Tổng cục thống kê) Các nghiên cứu về di cư đã cho thấy việc di chuyển từ địa bàn sinh sống này sang địa bàn sinh sống khác có những tác động tới bản thân người di cư, đến nơi họ đến

và cả nơi đi của họ Trong các nghiên cứu trên thế giới về những người di chuyển đến các nước Tây Âu cho thấy nhu cầu tâm linh của họ ngày càng cao và nhà thờ luôn là nơi rất cần thiết để người nhập cư có thể lui tới cầu nguyện, thờ phượng, thực hành các nghi lễ và gắn bó như nhà của mình; nhờ thế qua tôn giáo họ có khả năng đến với người khác là những người cùng nhập cư hay những người không nhập cư và từ đó mở ra một sự gắn kết mới đối với con người và môi trường nơi họ

đến (Hirschman, 2004)

Ở Việt Nam, vấn đề di cư hay nhập cư được nhà nước ta quan tâm và có những chính sách cụ thể dành cho đối tượng này; nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chú ý nhiều đến vấn đề di cư đặc biệt khi mà làn sóng di cư ngày càng tăng Tuy nhiên, những nghiên cứu về mặt tôn giáo về người di cư vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng đặc biệt những đối tượng di cư là người Công giáo

Trang 12

Nằm trên quận Bắc Từ Liêm (huyện Từ Liêm –cũ) là nơi tập trung rất nhiều trường đại học và khu công nghiệp thu hút nhiều sinh viên và lao động nhập cư từ các tỉnh lân cận và khắp các tỉnh trong cả nước, Giáo xứ Cổ Nhuế là một trong các giáo xứ ở Hà Nội thu hút đông đảo người nhập cư Công giáo tới tham gia sinh hoạt

và thực hành nghi lễ Cụ thể là có hơn 5.000 người nhập cư Công giáo mà phần đông là sinh viên tham gia sinh hoạt tại giáo xứ Cổ Nhuế, còn người Công giáo không nhập cư thuộc giáo xứ Cổ Nhuế này là rất ít, chỉ khoảng 500 người (Thông tin từ Cha xứ giáo xứ Cổ Nhuế )

Trong bối cảnh như vậy, tác giả quyết định đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người Công giáo nhập cư tại Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp giáo xứ Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)” trong đó

bàn luận và so sánh về sự thực hành nghi lễ giữa người Công giáo nhập cư và người Công giáo không nhập cư, cũng như so sánh về sự thực hành nghi lễ trước và sau khi nhập cư, để từ đó bàn luận và phân tích về mối quan hệ giữa tôn giáo và di cư của người Công giáo

2. Tổng quan nghiên cứu

Tôn giáo và di cư là hai vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm đặc biệt là ở Mỹ vấn đề này được nhắc đến rất nhiều về vai trò và tầm quan trọng của nhà thờ đối với người di cư Nhưng đối với Việt Nam thì đây là vấn đề khá mới mẻ mà ít nhà nghiên cứu đề cập đến, có chăng thì chỉ là một số những bài viết của một vài cá nhân quan tâm đến vấn đề này nhưng chỉ là nêu lên những khát vọng của người di cư Công giáo ước muốn có được sự quan tâm của Cha xứ và những người

có chức sắc trong giáo xứ đến đời sống vật chất và tinh thần của họ hơn

2.1 Những nghiên cứu nghi lễ và phát triển cộng đồng Công giáo nói chung

Bài viết Nghi lễ, chuẩn mực, tính linh hoạt trong đời sống đạo của vùng Công giáo Hố Nai, Đồng Nai in trong sách Sự biến đổi của tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay (Nguyễn Đức Lộc, 2008) Bài viết này quan tâm đến hệ giá trị

trong nghi lễ của người Công giáo ở Hố Nai vì đối với nhận thức của tín đồ ở đây

Trang 13

thì trong đời sống tinh thần của họ đều tồn tại song song hệ giá trị Công giáo cũng như hệ giá trị về văn hóa truyền thống Việt Nam

Một nghiên cứu điền dã dân tộc học khác về Cơ cấu tổ chức cộng đồng theo giáo xứ của người Việt công giáo di cư năm 1954 tại Nam Bộ (Lộc, 2010) Nghiên

cứu này chỉ ra rằng quá trình di cư vào miền Nam năm 1954 đã tạo điều kiện cho toàn bộ nhóm cư dân này tái hiện kết cấu cộng đồng làng xã theo mô hình Bắc Bộ Song song với cơ cấu tổ chức làng xã thì nhóm di cư Công giáo cũng lập ra một cơ cấu để vận hành trong giáo xứ được gọi tên là Hội Đồng Giáo xứ đứng đầu với nhóm tinh hoa gồm cha xứ và một số người được giáo dân tín nhiệm bầu lên Nói chung, nghiên cứu chỉ muốn làm rõ cơ cấu tổ chức cộng đồng trong Giáo xứ của người Việt Công giáo di cư được điều hành từ trên xuống và cùng với các nhóm hội đoàn khác nhau để vận hành giáo xứ Tóm lại, mô hình tổ chức các cộng đồng Công giáo của người Bắc di cư hiện nay tại Nam Bộ là biểu hiện sự thích nghi, vay mượn các đặc trưng văn hóa truyền thống của người Việt vào cơ cấu tổ chức tôn giáo của Giáo Hội Việt Nam

Nghiên cứu Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng Công giáo người Việt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Trần Hữu Hợp, 2004) bàn về việc

hình thành và phát triển cộng đồng Công giáo người Việt theo tiến trình lịch sử Nghiên cứu cho thấy hầu hết người dân ở đây đều là những người di cư Công giáo ở các vùng ngoài đến khẩn hoang và khai thác vùng đất Nam Bộ Lý do họ di cư là để trốn lính, thử vận may mới, không có khả năng chi trả thuế, tránh thiên tai, nạn đón

và tránh các chỉ dụ cấm đạo thường được thi hành cách gắt gao

Trong luận văn thạc sĩ Triết học của Dương Văn Biên (2011) thuộc trường

Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – ĐHQGHN, đề tài Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở Hà Nội từ sau Công Đồng Vaticano II (1962- 1965) đến nay có đề cập hầu hết đến việc tổ chức xứ đạo và một phần rất nhỏ đề cập đến niềm tin và thực hành nghi lễ bằng cách phân tích trên dữ liệu sẵn có của các Giáo xứ thuộc địa bàn

Hà Nội Đề tài nêu lên niềm tin chủ đạo của giáo dân theo kết quả điều tra xã hội học cũ thì hầu hết người tín hữu tin vào Chúa Ba Ngôi, tin vào thiên đàng, địa ngục, tội tổ tông, ngày tận thế, phép lạ… Nghiên cứu cũng liệt kê được một số nghi lễ

Trang 14

Công giáo như: lễ Chủ Nhật, lễ rửa tội, xưng tội, Chầu Mình Thánh, lễ mồ (lễ an táng cho người đã qua đời), các lễ trọng theo năm Phụng Vụ, lễ quan thày, lễ hôn phối, lễ mai táng…từ thời điểm trước Công Đồng Vaticano mà chưa đi sâu vào nội dung từng nghi lễ cũng như chưa lý giải được nguyên nhân, động cơ của việc tin theo và thực hành nghi lễ này

Nghiên cứu “Rào cản pháp luật và thực tiễn đối với người lao động di cư trong tiếp cận an sinh xã hội” (2015) Chương trình Quyền Lao động của Oxfam

tại Việt Nam, do Oxfam và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ phối hợp với các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong mạng lưới Hành động vì quyền của Lao động di

cư (M.net) Nghiên cứu có một vài phát hiện về luật và chính sách về hướng tới bảo

vệ quyền lợi cho người di cư, điển hình là luật Bảo hiểm y tế và luật Bảo hiểm xã hội 2014 về việc chăm sóc sức khỏe và ưu đãi giá nước sạch cho người di cư Đề tài nghiên cứu cũng chỉ ra được những khó khăn của người lao động di cư và một số những hạn chế về chính sách đối với người di cư vì bản thân họ là một nhóm yếu thế,

dễ bị tổn thương cũng như họ được tiếp cận rất ít đến các chính sách An sinh xã hội Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của người di cư là khá cao lý do công việc của họ không

ổn định và họ thường là thành phần bị gạt ra khỏi chương trình giảm

nghèo và hỗ trợ vay vốn tạo việc làm Qua nghiên cứu, ta thấy được người di

cư có rất nhiều rủi ro trong việc làm, trong đời sống cũng như là thành phần yếu thế giữa cuộc sống đô thị xa lạ Họ còn là thành phần ít được tiếp xúc với các vấn đề

An sinh xã hội hay các chương trình vay vốn hỗ trợ việc làm Chính vì thế, họ là thành phần cần được xã hội và nhà nước quan tâm giúp đỡ vượt qua những khó khăn bước đầu của việc di chuyển chỗ ở

Một bài viết khác trên báo công giáo dân tộc nói về giáo xứ Thái Hòa thuộc giáo phận Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai Giáo xứ chỉ có khoảng 40 gia đình Công giáo gốc còn hầu hết là những người di dân Vì giáo xứ nằm giữa hai khu công nghiệp

Hố Nai và Sông mây nên giáo dân ở đây toàn là công nhân Nhìn thấy được nhu cầu của những người xa quê nên Giáo xứ đã tổ chức bữa ăn Tất Niên vào ngày 28 Tết cho những anh chị em xa quê không có điều kiện về thăm quê, tổ chức phát học bổng cho những em nghèo cũng như thăm hỏi các gia đình nghèo, tạo những giải thi

Trang 15

đấu thể thao cho những người trẻ Công giáo cũng như ngoài Công giáo… với mục

đích vừa tạo sân chơi, vừa để rèn luyện sức khỏe (Tam Nguyên, truy cập 12.11.2015)

2.2 Những nghiên cứu về vai trò của tôn giáo và nhà thờ đối với người nhập cư

Nghiên cứu của nước ngoài cho thấy tầm quan trọng của nhà thờ cho những người nhập cư (Catholics, Jay, & Luebke, 1976) Sự tham gia vào tôn giáo, nhận dạng sắc tộc và đáp ứng cho thanh thiếu niên Việt Nam trong cộng đồng di cư (Iii

& Zhou, 2013) là nghiên cứu về các cộng đồng sắc tộc và di dân mới, có xu hướng ủng hộ cho rằng các hoạt động tôn giáo củng cố sắc tộc của người tham gia và ràng buộc họ với nhóm dân tộc Sự tách rời tôn giáo: chủng tộc- tôn giáo là do sự nhập

cư mới, đó là chủ đề rất lớn (Warner, 2000) Tôn giáo là điển hình cho người di cư,

di cư thúc đẩy người ta suy nghĩ về ý nghĩa lịch sử của nhóm, theo Timothy Smith (1978), đó là một "kinh nghiệm thần học hoá" Đặc biệt nhấn mạnh đến một "thần học hạn chế", đưa ra lý do tại sao người nhập cư Hàn Quốc tự thấy mình phải ở trong một vùng đất mới lạ và có một sứ mệnh cho truyền giáo (Lee, 2001) Người nhập cư nhà quê, tìm thấy trong các cơ sở tôn giáo một nơi cảm thấy giống như một ngôi nhà (Warner, 2000)

Vai trò của tôn giáo đối với cuộc sống của người nhập cư (Hirschman, 2004)

đề cập tới làn sóng nhập cư sau năm 1965 đã mang lại sự đa dạng tôn giáo mới cho Hoa Kỳ Phần lớn người nhập cư cũng "trở thành người Mỹ" thông qua việc tham gia vào các hoạt động tôn giáo và cộng đồng của các nhà thờ và đền thờ Các nhà thờ và các tổ chức tôn giáo khác cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo dựng cộng đồng và là một nguồn hỗ trợ chính về kinh tế xã hội cho những người có nhu cầu Những người nhập cư cũng như người bản xứ đều có những nhu cầu tâm linh Niềm tin và thực hành tôn giáo có thể là sự trăn trở đối với người di dân Vì thế, họ phải cố gắng để thích ứng với quê hương mới của họ Herberg (1960) tuyên

bố rằng người nhập cư phải đối mặt với câu hỏi hiện tại về "Tôi là ai?" Họ thường

có thể tìm thấy ý nghĩa và nhận dạng bằng cách làm vững chắc niềm tin truyền

Trang 16

thống, bao gồm các cấu trúc đức tin tôn giáo có thể đã được thực hiện từ trước (Hirschman, 2004)

Nói chung, trong lịch sử Hoa Kỳ, tôn giáo trở thành trung gian của sự khác biệt Sự khác biệt ở Hoa Kỳ là sự khác biệt về nhóm mà xã hội chúng ta cho phép

Do đó đối với người nhập cư, tôn giáo là một không gian công cộng chứ không chỉ

là một thực tế tâm lý Vì thế, có hàng ngàn nhà thờ cho người nhập cư mới, các cơ

sở tôn giáo khác và các trung tâm thờ tự tại Hoa Kỳ mọc lên Đây là một số ước tính và ước tính được trích dẫn rộng rãi (Warner, 1998), có khoảng 3.000 Hội thánh Tin lành Hàn Quốc, 700 nhà thờ Thiên Chúa giáo Trung Quốc, và có lẽ 7.000 nhà thờ Tin Lành Latino hiện nay ở Hoa Kỳ Khoảng 3.500 hay một phần sáu tất cả các giáo xứ Công giáo ở Hoa Kỳ (R Wanner, 2000)

2.3 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của di cư trên niềm tin và thực hành nghi lễ

Ảnh hưởng của di cư trên niềm tin và sự thực hành tôn giáo (Massey & Higgins, 2011) cho rằng việc di dân là một vấn đề mang tính phân chia mà những

người di cư xa lánh dần sự thực hành mang tính tôn giáo của họ

Những bài viết trong báo công giáo dân tộc nói về những nguyện vọng và thao thức của người giáo dân Công giáo di dân: những người con của đất mẹ Phát Diệm, vì muốn thoát khỏi cảnh nghèo khổ của vùng quê mà họ quyết định di dân ra

Hà Nội để mưu sinh trên mảnh đất xa lạ, và vì thế họ bị nhìn là những kẻ làm cho thành phố trở nên lộn xộn, nhưng trước những gánh nặng về kinh tế họ không còn lựa chọn nào khác Việc thay đổi không gian sống dẫn đến những thay đổi về nhận thức của đời sống đạo và thay đổi về “căn tính” đức tin của người di dân tạo nên những khủng hoảng trong đời sống đạo Vì thế, họ ao ước được các linh mục chánh

xứ quan tâm đến họ và nếu được thì nên có một chương trình chuẩn bị cho các bạn trẻ trước khi rời quê hương có thể bước vào môi trường xa lạ mà tránh được khủng hoảng về mặt “đức tin” (Bạch Vân, Minh Huy, mục vụ di dân.com)

Từ các nghiên cứu ở trên ta có thể rút ra một vài kết luận sau

Có thể nói, các nghiên cứu nước ngoài phần lớn tập trung vào vấn đề nhập

cư của người dân đến từ nhiều đất nước khác nhau do đó có nhiều nghiên cứu đi sâu

Trang 17

vào vấn đề nhận diện các chủng tộc, sắc tộc tham gia vào đời sống tôn giáo Và vì thế, Nhà thờ có một tầm quan trọng rất lớn đối với những nhóm này vì nó có khả năng liên kết cộng đồng, trợ giúp về mặt kinh tế cũng như đáp ứng những nhu cầu

về mặt tinh thần Bên cạnh đó, nhà thờ đối với người nhập cư còn được ví như là nhà, là không gian công cộng để qua đó các tín đồ có thể thể hiện niềm tin qua việc thực hành nghi lễ của mình nhưng không đề cập đến động cơ nào dẫn các tín đồ đến việc thể hiện niềm tin và việc thực hành nghi lễ tôn giáo Các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng đề cập đến những khó khăn của người di cư trong việc cố gắng để thích ứng với những nơi ở mới và vì thế họ xao lãng, hoặc xa lánh dần việc thực hành tôn giáo nhưng chưa đề cập đến hay đi sâu để tìm hiểu đâu là những yếu tố tác động trực tiếp đến những xao lãng hoặc xa lánh việc thực hành nghi lễ tôn giáo

Đối với các nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào nghiên cứu cách thức tổ chức cộng đồng tôn giáo cũng như tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng tôn giáo nhập cư đó Những nghiên cứu này đều mang tính lịch

sử do biến cố 1954, 1975 của nước ta mà có quá nhiều người phải di cư vào các vùng phía Nam Việt Nam Phần đông những người di cư đó đều là người Công giáo hay cả một Giáo xứ di cư nên khi nhập cư vào vùng đất mới vẫn giữ được nét truyền thống văn hóa làng xã miền Bắc Việt Nam cũng như truyền thống đạo và mang vào trong việc xây dựng cơ cấu của nhà thờ nét cơ cấu làng xã Miền Bắc Tuy nhiên, những nghiên cứu này không chỉ ra được đâu là những nét văn hóa Miền Bắc

cụ thể được người nhập cư đưa vào trong thực hành Nghi lễ Công giáo

Ngoài những nghiên cứu mang tính lịch sử về các cộng đồng người Công

giáo thì chưa có nghiên cứu Xã hội học nào về thực hành nghi lễ của người Công giáo, có chăng thì chỉ là những bài viết về nghi lễ, chuẩn mực, tính linh hoạt trong

đời sống đạo của người Công giáo trong khía cạnh nhận thức về hệ giá trị trong nghi lễ chuẩn mực hay chỉ là điểm qua về niềm tin và nghi lễ Công giáo nói chung chứ chưa có đề tài nào đo lường về niềm tin và thực hành nghi lễ của người di dân

và đâu là nguyên nhân, động cơ mà người nhập cư thực hành nghi lễ Công giáo

Chính vì thế, nghiên cứu thực hành nghi lễ tôn giáo của người Công giáo nhập cư

là điều cần thiết

Trang 18

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Trên cơ sở vận dụng các quan điểm lý thuyết Xã hội học như lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết lựa chọn duy lý, lý thuyết nhóm xã hội và lý thuyết di dân để

phân tích về niềm tin và thực hành nghi lễ Công giáo giữa người nhập cư và người

không nhập cư, đề tài có những đóng góp về mặt khoa học khi góp phần làm rõ việc vận dụng các quan điểm lý thuyết xã hội trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa tôn giáo và di dân Bên cạnh đó, những kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có những đóng góp khoa học góp phần sự phát triển hướng chuyên ngành xã hội học tôn giáo

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Di dân đang là một vấn đề đáng báo động và cần được quan tâm đối với di dân trên thế giới nói chung và đối với người di dân Công giáo nói riêng Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong việc xem xét mức độ thực hành của người nhập cư Công giáo và chỉ ra mối liên hệ cụ thể giữa việc thực hành nghi lễ tôn giáo với yếu tố cá nhân và các yếu tố xã hội khác

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu này hướng tới làm sáng tỏ sự thực hành nghi lễ tôn giáo của những người Công giáo nhập cư hiện đang tham gia sinh hoạt tôn giáo tại Giáo xứ

Cổ Nhuế từ đó làm rõ đặc trưng của sự thực hành nghi lễ của người Công giáo nhập

cư trong sự so sánh với người Công giáo không nhập cư và sự biến đổi trong thực

hành nghi lễ sau khi nhập cư vào Hà Nội

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Mô tả chân dung những người Công giáo nhập cư đang tham gia sinh hoạt tôn giáo tại Giáo xứ Cổ Nhuế: đặc điểm nhân khẩu xã hội, thời điểm nhập cư,

lý do nhập cư

 Tìm hiểu niềm tin tôn giáo của người Công giáo nhập cư đang tham gia sinh hoạt tại Giáo xứ Cổ Nhuế

Trang 19

 Phân tích sự tham gia thực hành các nghi lễ tôn giáo của người Công giáo nhập cư Giáo xứ Cổ Nhuế cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới sự thực hành nghi lễ của người Công Giáo nhập cư tại Giáo xứ Cổ Nhuế

5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu: Sự thực hành nghi lễ tôn giáo của những người Công giáo nhập cư đang tham gia sinh hoạt tôn giáo tại Giáo Xứ Cổ Nhuế

hoạt tôn giáo tại Giáo xứ Cổ Nhuế

Công giáo nhập cư gồm những người di chuyển tới Hà Nội sinh sống, làm việc và học tập trong độ tuổi từ 15 đến 59 tuổi trong khoảng thời gian từ 1 tháng đến 10 năm, tham gia sinh hoạt tại giáo xứ Cổ Nhuế, Phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội Tác giả tiến hành nghiên cứu trên Giáo xứ Cổ Nhuế và giáo họ Hoàng Thôn

Thời gian nghiên cứu 05/ 2017 – 05/ 2018

6 Câu hỏi nghiên cứu

 Người Công Giáo nhập cư tại Giáo xứ Cổ Nhuế có đặc điểm như thế nào về nhân khẩu xã hội, thời điểm nhập cư, lý do nhập cư?

 Niềm tin và sự thực hành các nghi lễ Công giáo của người nhập cư tại Giáo xứ Cổ Nhuế như thế nào?

 Yếu tố nào tác động tới sự thực hành nghi lễ của người Công Giáo nhập cư tại Giáo xứ Cổ Nhuế?

7 Giả thuyết nghiên cứu

Người Công giáo nhập cư đang tham gia sinh hoạt tại Giáo xứ Cổ Nhuế có một

số đặc điểm về nhân khẩu học tương đồng với người di cư nói chung trong cả nước

Khi nhập cư vào Hà Nội, người Công giáo vẫn giữ niềm tin vào đạo và tham gia thực hành các nghi lễ tôn giáo Tuy nhiên, sự tham gia thực hành của người Công giáo nhập cư có những biến đổi so với thời gian trước khi tới Hà Nội do sự tác động của các yếu tố cá nhân và sự tham gia vào các hội đoàn của người Công giáo

Trang 20

Sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người

Công giáo nhập cư

Đọc

kinh, cầu

nguyện

Thực hành nghi lễ ngày thường

Thực hành nghi lễ ngày Chủ Nhật

Thực hành nghi lễ các ngày lễ trọng

Thực hành nghi lễ

cử hành các Bí Tích

Lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể và

Bí Tích Hòa Giải

Niềm tin tôn giáo Thời gian

nhập cư

Trang 21

9 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

9.1 Phương pháp luận

Dùng phương pháp luận so sánh để so sánh giữa hai nhóm nhập cư và bản xứ trong việc thực hành nghi lễ Từ đó có những kết luận cụ thể về sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê của hai nhóm này

9.2 Phương pháp nghiên cứu

9.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp phân tích tài liệu tập trung phân tích một số tài liệu thứ cấp liên quan đến nội dung nghiên cứu như: sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, Kinh tin kính của người Công giáo cũng như những luận văn, bài viết trong các tạp chí trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nhập cư

9.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích của phỏng vấn sâu là để tìm ra lý do bên trong của việc thực hành nghi lễ và để bổ sung cho phân tích số liệu trong phương pháp trưng cầu dân ý Nghiên cứu đã thực hiện 13 phỏng vấn sâu: 8 phỏng vấn sâu người nhập cư và 5 phỏng vấn sâu người dân địa phương, trong đó có 1 PVS trưởng hội đoàn là những người nhập cư, 1PVS trưởng hội đoàn là người dân địa phương

9.2.3 Phương pháp trưng cầu ý kiến

Đối tượng trưng cầu ý kiến: Người Công giáo nhập cư từ 15 tuổi trở lên tham gia sinh hoạt tại Giáo xứ Cổ Nhuế và người Công giáo không nhập cư ở tại Giáo xứ

Địa điểm và thời điểm phát phiếu cho người bản xứ: Phiếu cho người bản xứ cũng được phát tại các ngày lễ Chủ nhật tại giáo xứ Cổ Nhuế Tuy nhiên, do số lượng người bản xứ ở đây ít, nên chúng tôi có phát phiếu thêm ở Giáo họ Hoàng

Trang 22

Thôn Nhà thờ giáo họ Hoàng Thôn tọa lạc trên đường Trần Cung cách nhà thờ Cổ Nhuế khoảng 500m Sức chứa của nhà thờ khoảng 250 – 300 người mỗi Thánh Lễ Nhà thờ giáo họ này được xây dựng trước nhà thờ Cổ Nhuế 2 năm, bắt đầu xây dựng vào năm 2012 và hoàn thành vào năm 2014 Tiền xây dựng nhà thờ giáo họ Hoàng Thôn đều do sự đóng góp của giáo dân bản xứ và nhập cư sinh hoạt tại giáo

xứ Cổ Nhuế Mỗi tuần nhà thờ giáo họ Hoàng thôn có hai Thánh lễ: một thánh lễ ngày thường vào tối thứ 6 từ 18h00 đến 18h30 và một Thánh lễ ngày Chủ Nhật vào lúc 7h00 đến 8h00 Thường những người tham dự lễ tại nhà thờ giáo họ phần đông

là người dân địa phương và một số ít người nhập cư sống gần nhà thờ

Cách thức lấy phiếu trưng cầu: Sau khi đã tập huấn cho khoảng 20 cộng tác viên là các em sinh viên, tác giả cùng với nhóm cộng tác đã khảo sát thử để sau đón chỉnh sửa lại bảng hỏi cho chính xác hơn Tuần tiếp sau đó vào trước mỗi giờ lễ ngày chủ nhật, tác giả đến nhà thờ xin cha phụ trách của mỗi giờ lễ rao trên nhà thờ

để ai có thể có thời gian hơn thì giúp ở lại trả lời phiếu Nhờ sự trợ giúp của các cha, các tín hữu đã ở lại mỗi thánh lễ khá đông từ khoảng 60 đến 80 người Tuy nhiên cũng có thánh lễ cũng chỉ có 20 người ở lại Tác giả đã lấy phiếu trong 4 tuần: một tuần dành cho người nhập cư, một tuần dành cho người dân địa phương và hai tuần đến gặp gỡ các nhóm hội đoàn sinh hoạt trong giáo xứ tại giáo xứ Cổ Nhuế và giáo

họ Hoàng Thôn như hội các bà mẹ, hội cầu nguyện, ca đoàn, nhóm di dân cũng như tới những gia đình người bản xứ ở tại khu vực Giáo xứ Cổ Nhuế và giáo họ Hoàng Thôn để xin những ai chưa trả lời phiếu thì giúp trả lời

Trang 23

Bảng cơ cấu mẫu khảo sát chung

Người dân địa phương 134 26,0

Trang 24

NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Khái niệm công cụ

1.1.1 Tôn giáo

Trong xã hội học cho đến nay có khá nhiều định nghĩa khác nhau về tôn giáo, song các định nghĩa tôn giáo thường được chia thành hai nhóm: định nghĩa bản thể và định nghĩa chức năng Durkheim đã đưa ra định nghĩa tôn giáo dựa trên

sự kết hợp của hai lối định nghĩa là định nghĩa bản thể và định nghĩa chức năng:

Định nghĩa chức năng về tôn giáo nhằm trả lời câu hỏi tôn giáo làm gì Lenski (1963) định nghĩa tôn giáo “là một hệ thống tín ngưỡng về các thế lực của tự nhiên sắp đặt số phận của con người và các hoạt động liên quan tới điều đó, được chia sẻ bởi các thành viên trong nhóm” (trích theo Alan Aldridge, 2000:26) Theo Yinger (1970) “Tôn giáo là một hệ thống các niềm tin và thực hành thông qua các công cụ mà qua đó một nhóm người đấu tranh với những vấn đề cơ bản của cuộc sống con người” (trích theo Alan Aldridge 2000: 26) Nhìn chung, cách định nghĩa theo chức năng đã xem xét tôn giáo có chức năng bộc lộ và tạo nên các giá trị và khế ước xã hội để duy trì xã hội Do vậy, cách định nghĩa này bị phê phán vì quá rộng, vì với cách hiểu như vậy, bất cứ cái gì thể hiện chức năng này đều là tôn giáo

và nó khiến cho tất cả mọi người đều có niềm tin tôn giáo, cho dù người ta có thừa nhận hay phản đối tôn giáo (Hoàng Thu Hương, 2011)

Khác với định nghĩa chức năng về tôn giáo, định nghĩa bản thể lại xem xét theo khía cạnh tôn giáo là gì, chứ không phải tôn giáo làm gì Sprio (1966) cho rằng tôn giáo là “Một thể chế gồm các tương tác theo khuôn mẫu văn hoá với bản chất siêu phàm được thừa nhận theo mô hình văn hoá” (trích theo Alan Aldridge, 2000: 26) Điểm chung của các định nghĩa bản thể là thường nhấn mạnh tới các yếu tố như siêu nhiên, siêu kinh nghiệm, siêu phàm Nhóm định nghĩa này bị phê phán vì nhấn mạnh tới yếu tố niềm tin, ít đề cập đến khía cạnh thực hành và quá tập trung vào yếu tố siêu nhiên, siêu phàm.Những quan niệm về cái thiêng, đấng siêu nhiên thích hợp với nền văn hóa Phương Tây và không phải lúc nào cũng phù hợp với những

Trang 25

nền văn hóa ngoài Phương Tây Chẳng hạn như đạo Phật hay đạo Hindu, không tồn tại khái niệm về đấng sáng thế (Hoàng Thu Hương, 2011)

Định nghĩa của E Durkheim về tôn giáo đã thể hiện được sự kết hợp của hai lối định nghĩa này:

“Một tôn giáo là một hệ thống có tính chất gắn bó của những niềm tin và những thực hành liên quan đến những điều linh thiêng, nghĩa là được tách biệt, cấm đoán; những niềm tin và thực hành gắn bó tất cả những ai gia nhập vào một cộng đồng tinh thần, được gọi là Giáo hội” (Hoàng Thu Hương, 2011)

M Weber: “Một loại hành động đặc biệt thành cộng đồng” liên quan đến

“các sức mạnh “siêu nhiên” Khuôn các mối quan hệ của nó với con người tạo thành lĩnh vực hoạt động “tôn giáo” (Nguyễn Quốc Tuấn, 2013)

T Parsons: “Một tổng thể các tín tưởng, các thực hành và các thiết chế mà con người triển khai trong các xã hội khác nhau, trong chừng mực mà chúng có thể được hiểu như là những câu trả lời cho các khía cạnh của cuộc sống hay tình trạng của con người mà cuộc sống và tình trạng ấy được xem như không thể hiểu được hay không thể làm chủ được theo tinh thần của tính hợp lí kinh nghiệm - công cụ,

và những tín tưởng, thực hành, thiết chế ấy gắn chặt với một đặc trưng bao gồm một

số cách thức quy chiếu với một trật tự “siêu nhiên” được tưởng tượng và cảm nhận như là nền tảng về vị trí của con người trong vũ trụ và về các giá trị đưa lại ý nghĩa như mục đích của cá nhân và những mối liên hệ đồng dạng của nó” (Nguyễn Quốc

Tuấn, 2013)

K Dobbelaere: “Một hệ thống thống nhất các tín tưởng và thực hành liên quan đến một thực tế siêu kinh nghiệm, siêu việt, mà thống nhất tất cả những ai tin theo với mục đích tạo thành duy nhất một cộng đồng đạo đức” (Nguyễn Quốc Tuấn, 2013)

1.1.2 Người nhập cư

Theo Cơ quan thống kê EU (Eurostat), người nhập cư là “những người đến hoặc trở về từ nước ngoài để về sống ở một đất nước trong một thời gian nhất định, trước đó họ đã cư trú ở một nơi khác” Trong khi đó, theo định nghĩa của Liên Hợp

Quốc: “người nhập cư dài hạn là những người ở lại nước tiếp nhận trong thời gian

Trang 26

hơn một năm, mặc dù họ không liên tục sinh sống tại nước đó trong vòng hơn một

năm” (Trần Thị Hương, 2012)

Dưới góc độ địa lý, nhập cư là sự chuyển đến của một người hoặc một nhóm người từ một đơn vị địa lý khác, vượt qua biên giới hành chính, chính trị với mục đích cư trú lâu dài hoặc tạm thời Nhập cư có thể diễn ra giữa nước này với nước khác, hoặc giữa vùng này với vùng khác trong cùng một nước (Trần Thị Hương, 2012)

Dưới góc độ nhân quyền, một số định nghĩa nhấn mạnh đến tính tự nguyện của việc nhập cư Với cách tiếp cận này thì người nhập cư hoàn toàn là người tự nguyện và vì những lý do cá nhân, họ rời khỏi nước gốc (Trần Thị Hương, 2012)

Nghiên cứu này định nghĩa người nhập cư là những người đến Hà Nội trong

vòng từ 1 tháng đến 10 năm trước thời điểm phỏng vấn và là những người không có

hộ khẩu thường trú ở thành phố trước khi họ đến Nhập cư ngắn hạn là từ 1 tháng đến 1 năm và nhập cư trung hạn từ hơn 1 năm đến 5 năm và nhập cư dài hạn từ hơn

5 năm đến 10 năm Khái niệm người dân địa phương trong nghiên cứu này được

dùng để chỉ nhóm đối lập với người nhập cư tức là những người được sinh ra và lớn lên tại Cổ Nhuế, có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội

1.1.3 Người Công giáo nhập cư

Thuật ngữ Công Giáo được dùng để dịch chữ Hi Lạp katholikos, từ gốc là

kat’holon, với ý nghĩa đó là đạo chung, đạo phổ quát, đạo công cộng đón nhận mọi

người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào Thuật ngữ "Công Giáo"

thường được dùng để nói về "Công Giáo Rôma" Từ "Rôma" dùng để chỉ vai trò trung tâm của giáo tông Rôma đối với Giáo hội này và theo định nghĩa mọi tín đồ Công Giáo Rôma hiệp thông trọn vẹn với vị giáo tông này khi là thành phần của Giáo Hội La Tinh (Tây Phương), chiếm đa số hay thuộc hơn 20 Giáo Hội Đông Phương nhỏ hơn, chấp nhận "quyền lực phổ quát, tối cao và trọn vẹn trên Giáo Hội hoàn vũ" của giáo tông tại Rôma Bốn đặc tính của Giáo Hội là: "Duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền"

Những Giáo Hội chấp nhận các đặc tính trên cũng có thể gọi là Công giáo Nên thuật từ Công Giáo không phải chỉ là thuật từ chuyên biệt của Giáo Hội Công giáo Rôma (http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/MucVu/106CongGiao)

Trang 27

Người Công giáo nhập cư theo nghiên cứu này được định nghĩa là những

người theo đạo Công giáo đã được rửa tội theo nghi thức của Giáo hội Công giáo Rôma, tuân giữ những giáo lý và giáo luật cũng như truyền thống của Giáo hội Công giáo, đến Hà Nội trong vòng từ 1 tháng đến 10 năm trước thời điểm phỏng vấn và là những người không có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội Nhóm đối lập với

người Công giáo nhập cư là người Công giáo địa phương được định nghĩa là những

người theo đạo Công giáo đã được rửa tội theo nghi thức của Giáo hội Công giáo Rôma, tuân giữ những giáo lý và giáo luật cũng như truyền thống của Giáo hội Công giáo, gồm những người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội và những người có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội

1.1.4 Niềm tin và sự thực hành nghi lễ của người Công giáo

“Niềm tin tôn giáo là mức độ tin tưởng vào những tín lý, giáo lý, học thuyết của một tín đồ, một cộng đồng tín đồ mà họ theo” (Nguyễn Hồng Dương, 1995)

Thế nào là niềm tin tôn giáo? Ở đây xin mượn ý kiến của GS Minh Chi viết

về niềm tin tôn giáo: “Niềm tin tôn giáo hay trong hợp từ tín ngưỡng tôn giáo hàm

ý một niềm tin ở những cái siêu nhiên, nhưng đối với tôn giáo vẫn rất hiện thực, thậm chí còn hiện thực hơn cả thế giới hiện tượng nữa, nhưng vẫn ở ngoài tầm nắm

bắt của giác quan và tri thức của con người bình thường” (Võ Văn Thành, 2014)

Đối với người Công Giáo, niềm tin tôn giáo được thể hiện ngay trong Kinh

Tin Kính mà người Công giáo đọc vào mỗi ngày lễ Chủ Nhật và các ngày lễ trọng

Cụ thể, niềm tin của người Công giáo bao gồm: niềm tin vào một Thiên Chúa có Ba Ngôi (Ngôi Cha dựng nên Trời Đất, Ngôi Con cứu chuộc và Ngôi Thánh Thần thánh hóa); tin có thiên thần và ma quỷ; tin có Thiên Đàng, hỏa ngục; tin vào phép

tha tội; tin có ngày tận thế; tin có ơn Cứu Độ

Khái niệm nghi lễ

Nghi lễ được định nghĩa như một chuỗi cử chỉ để đáp ứng những nhu cầu chủ yếu; những cử chỉ đó phải được thực hiện theo một chuẩn mực hài hòa nào đó Theo gốc tiếng Phạn, từ này chỉ điều được thực hiện theo lệnh (rita) Nguồn gốc của

từ đã mất từ xa xưa và ngay cả những người thực hiện nghi lễ cũng không biết đến, mặc dù họ được truyền lại lịch sử của nó Đó là những cử chỉ đơn giản đã trở thành

Trang 28

cách thức thực hiện bao gồm: hát, nhạc, lời nói tả lại những điệu bộ tự nhiên, những điệu bộ này đầu tiên là phản ứng bột phát trong những hoàn cảnh tương tự và nhằm đáp ứng những nhu cầu giống như vậy Đó là những cử chỉ cơ bản mà chúng ta vẫn làm hàng ngày trong cách sống của mình khi đi lại, khi mặc quần áo, khi thể hiện lòng nhân từ hay thù địch (Lê Thanh Hà)

Các loại nghi lễ

Nghi lễ có tầm quan trọng rất lớn đối với các tín đồ Nếu huyền thoại hay giáo lý thu hút con người ta bằng lời thì nghi lễ làm phong phú thêm lời nói bằng những hành vi tạo ra một trường tôn giáo – một ngôn ngữ hành động – cuốn hút con người ta không chỉ một lần mà nhiều lần, được lặp đi lặp lại, nhằm tạo nên một tập quán ăn sâu vào tâm thức tôn giáo của các thành viên trong cộng đồng – một cộng đồng thống nhất và sống động (Lê Thanh Hà, giáo trình tôn giáo học)

Có nhiều loại nghi lễ nhưng có thể chia thành 3 loại sau:

 Những nghi lễ tuân thủ theo chu kỳ thời gian: đây là những nghi lễ được các tôn giáo tổ chức theo tháng, hàng năm, theo chu kỳ 10 năm, 12 năm, 100 năm…

 Những nghi lễ tuân thủ theo chu kỳ đời người: đây là những nghi lễ liên quan đến những thời kỳ chuyển tiếp của đời một con người Những nghi lễ này

có khi công khai nhưng cũng có những nghi lễ được tiến hành bí mật trong một nhóm người của một tôn giáo hoặc chỉ riêng với các tín đồ của một tôn giáo

 Những nghi lễ riêng của từng tôn giáo: những nghi lễ này nhằm mục đích giáo dục các tín đồ hay chức sắc am hiểu giáo lý, tuân thủ giáo luật, giữ gìn phẩm chất đạo đức theo mục đích của đạo

Nghi lễ của người Công giáo bao gồm: việc đọc kinh, cầu nguyện, tham dự thánh lễ, xưng tội (lãnh nhận BTHG), rước lễ (lãnh nhận BTTT) Các nghi lễ của người Công giáo được chia theo chu kỳ thời gian trong một năm và các cử hành Bí Tích thì chia theo chu kỳ đời người: gồm 7 Bí Tích

Như vậy, thực hành nghi lễ tôn giáo theo nghiên cứu này được định nghĩa là

việc đọc kinh, cầu nguyện, tham dự các nghi lễ ngày thường, ngày Chủ Nhật và các ngày lễ trọng cũng như tham dự các cử hành các Bí Tích của các tín hữu Công giáo

Trang 29

Nghi lễ của người Công giáo gồm các nghi lễ bắt buộc phải giữ như: dự lễ ngày Chủ Nhật và các ngày lễ trọng, xưng tội trong một năm ít là một lần, chịu Mình Thánh Chúa Kitô trong mùa Phục Sinh; và các nghi lễ không bắt buộc mà khuyến khích các tín hữu thực hiện như: đọc kinh cầu nguyện, đi lễ và rước lễ mỗi ngày

1.1.5 Khái niệm Bí Tích

Tác giả đưa thêm khái niệm Bí Tích vào trong phần khái niệm công cụ vì trong nghiên cứu có phần tham dự cử hành các Bí Tích (7 Bí Tích) là một nằm trong phần thực hành nghi lễ của người Công giáo nhập cư

“Bí tích” là gì? Thần học định nghĩa: “bí tích” là “dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng,” hoặc theo Vaticanô II là “dấu chỉ và dụng cụ của việc kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa.” Còn theo thánh Tôma thì “bí tích” là “những gì có quan hệ với sự thánh thiện, trong tư cách là nguyên nhân, là dấu chỉ, hoặc là trong một dạng quan

hệ nào khác.” Với những loại phạm trù hiện sinh hơn, bí tích được quan niệm như là biểu tượng Thiên Chúa dùng để mời gọi con người đón nhận ân sủng mà bí tích chứa đựng Biểu tượng này linh nghiệm vì Thiên Chúa trung thành: Người đặt Giáo hội làm khí cụ cứu độ; thế nên, hễ aigia nhập Giáo hội là được đón nhận vào trong lãnh vực cứu độ, và chính Thiên Chúa đích thân đảm bảo cho người ấy nhận được

ơn cúu độ, nếu biết trung thành, không từ chối, không phản bội

1.2 Các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu

1.2.1 Lý thuyết hành động xã hội

Lý thuyết hành động xã hội là một trong những lý thuyết bắt nguồn từ triết học Lý thuyết này gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội: T.Parson, Jurgen Habermas, Max Weber Tuy có nhiều nhà xã hội học quan tâm đến lý thuyết về hành động xã hội nhưng người có công lớn nhất đưa ra lý thuyết hành động xã hội phải kể đến Max Weber, nhà xã hội học, kinh tế học, triết học người Đức Một trong những luận điểm có ảnh hưởng to lớn đến lý thuyết về hành động xã hội phải kể đến tác phẩm Wirtschaft und Gesellschaft (Kinh tế và xã hội) (1922), ông định nghĩa xã hội học là “một môn khoa học nhằm thông hiểu bằng cách lý giải hành động xã hội

và nhờ đó giải thích một cách nhân quả sự diễn tiến và các tác động của nó” Định nghĩa này nêu ra ba giai đoạn trong lối tiếp cận của Weber: thông hiểu (verstehen),

Trang 30

lý giải (deuten), giải thích (erklaren) Vì thế, chúng ta cần hiểu hành động xã hội của cá nhân bằng cách chú tâm tới ý nghĩa mà họ nhắm đến – với một thái độ phương pháp luận khách quan và trung tính (Bùi Văn Nam Sơn và các dịch giả Lời giới thiệu trong cuốn “ Đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản”, NXB tri thức, 2018: 12) Khi nói tới hành động xã hội, người ta hiểu rằng đó là hành động

có liên quan đến người khác Về mặt phương pháp luận chủ thể nhận thức cần phân biệt hai nội dung của hành động đó là cái “Ý” và cái “Nghĩa” Cái “Ý “liên quan đến việc lý giải thế giới nội tâm, thế giới tinh thần của chủ thể còn cái nghĩa chính liên quan đến lý giải dự đoàn khả năng phản ứng từ phía người khác (Vũ Hào Quang, NXBĐHQG, 2017: 44)

Max Weber đã xác định: “Hành động xã hội là hành động mà chủ thể gán cho nó những ý nghĩa chủ quan nhất định Ý nghĩa chủ quan đó hướng tới người khác trong qúa trình hành động và định hướng hành đồng của chủ thể” Nói cách

khác: “hành động được gọi là hành động xã hội khi nó tương quan và định hướng vào hành động của người khác theo cái ý đã được nhận thức bởi chủ thể hành động” Như vậy không phải hành động nào cũng là hành động xã hội Khi hành động của cá nhân không có sự định hướng tới người khác thì hành động đó không phải hành động xã hội (Giáo trình xã hội học đại cương, khoa xã hội học, trường ĐHKHXH và NV, ĐHQGHN)

Phân loại hành động xã hội: Thuyết hành động xã hội của Weber theo tác

giả Lê Ngọc Hùng (199-200) phân biệt rõ bốn loại hành động xã hội như sau:

 Hành động duy lý – công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất

 Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân) Thực chất loại hành động này có thể nhắm vào những mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý

 Hành động cảm tính (xúc cảm): là hành động do các trạng thái xúc cảm hay tình cảm bộc phát gây ra mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động

Trang 31

 Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này qua đời khác

*Vận dụng lý thuyết vào đề tài

Lý thuyết hành động xã hội là lý thuyết nhằm lý giải sự tương tác giữa con người và xã hội bằng cách gán cho nó một ý nghĩa nhất định “Hành động là của con người, do cá nhân hay nhóm thực hiện, nhưng động cơ và muc đích của các hành động đó luôn chịu sự chi phối của bối cảnh và môi trường xã hội Chính vì vậy, khi nghiên cứu về hành động xã hội của con người, nó vừa hướng đến lý giải những yếu tố mang tính chất riêng rẽ của một cá nhân, nhóm cụ thể nhưng đồng thời cũng cho thấy được sự tác động của yếu tố xã hội như: giá trị, chuẩn mực, tôn giáo tín ngưỡng,… đến các hành vi đó” (Bùi Phương Thanh, 2017) Vận dụng lý thuyết vào đề tài sẽ giúp phân tích nguyên nhân, động cơ, nhu cầu và cái ý nghĩa mà người tín hữu Công giáo thực hiện các nghi lễ liên quan đến việc đọc kinh, cầu nguyện, tham dự các nghi lễ và lãnh nhận các Bí Tích Tìm hiểu về phân loại trong

lý thuyết hành động xã hội giúp phân tích rõ hơn hành động thực hành các nghi lễ của người tín hữu Công giáo nằm trong loại hành động nào trong 4 loại hành động: hành động duy lý- công cụ, hành động duy lý giá trị, hành động cảm tính, hành động truyền thống Thực chất thì việc thực hành nghi lễ Công giáo của người nhập

cư hành đều nằm trong bốn loại hành động của Max Weber

1.2.2 Lý thuyết lựa chọn duy lý

Thuyết lựa chọn duy lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học thế kỷ 18-19 Một số nhà triết học đã từng cho rằng bản chất của con người luôn vị kỷ, luôn tìm sự hài lòng, sự thỏa mãn và tránh những đau khổ Thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động có chủ đích, có suy nghĩ nhằm lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu Theo Marx, mục đích tự giác của con người là quy luật quyết định toàn bộ cấu trúc, nội dung, tính chất của phương pháp của hành động và ý chí của con người (Lê Ngọc Hùng, 2015: 354)

Thuật ngữ “lựa chọn” dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu để có thể đạt được mục

Trang 32

tiêu Hơn nữa, tên gọi của lý thuyết là “duy lý” cho thấy con người tối đa hóa lợi ích

mà mình muốn đạt được và bỏ ra chi phí một cách thấp nhất “Định đề cơ bản của

thuyết duy lý được Homans diễn đạt theo định lý toán học như sau: Khi lựa chọn trong số các cách hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào mà họ cho là tích (C)của xác suất thành công của hành động đó (ký hiệu là P) với giá trị mà phần thưởng của hành động đó (V) là lớn nhất: C=(P x V= maximum)” (Lê Ngọc Hùng 354-355)

Có thể dễ thấy thuyết lựa chọn duy lý có nguồn gốc từ kinh tế học bởi trong kinh tế, yếu tố lợi nhuận là điều rất quan trọng, vì vậy họ phải tính toán xem làm thế nào để chi phí, giá cả bỏ ra thấp nhất mà vẫn mang lại lợi nhuận cao nhất Với cách giải thích như vậy, lý thuyết lựa chọn duy lý không chỉ giải thích trong kinh tế học

mà còn có thể là cơ sở lý giải trong các lĩnh vực khác của xã hội Các tác giả tiêu biểu của học thuyết này bao gồm: M Weber Simmel, George Homans, Peter Blau,

James Coleman,…(Bùi Phương Thanh, 2017)

*Vận dụng lý thuyết vào đề tài

Với lý thuyết lựa chọn duy lý, chủ thể tính toán kỹ càng yếu tố lợi nhuận trước khi hành động Chi phí bỏ ra thì tối thiểu nhưng lợi nhuận thu được thì tối đa Để đi đến quyết định lựa chọn việc thực hành đọc kinh, cầu nguyện, thực hành nghi lễ cũng như lãnh nhận các Bí tích, người nhập cư Công giáo tin rằng khi họ cầu nguyện cũng như tham dự nghi lễ thì sẽ được Thiên Chúa ban cho mình nhiều ơn lành đặc biệt là những ơn: gia đình bình an, mạnh khỏe, con cái ngoan ngoãn, công ăn việc làm tốt, gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống… Đặc biệt chính niềm tin vào sự sống đời sau giúp họ thường xuyên tham gia hơn trong các hoạt động nghi lễ

Trang 33

tâm lý học bắt đầu quan tâm đến khái niệm này Và từ đó, nhóm xã hội được định nghĩa là “ một tập hợp người có những nét đặc điểm chung”

Để nghiên cứu nhóm xã hội, các nhà xã hội học thường nghiên cứu tương tác giữa các thành viên của một nhóm và tương tác giữa nhóm với xã hội xung quanh

Từ đó người ta phân biệt “tương tác nội nhóm” và “tương tác ngoại nhóm” Động năng của các quan hệ trong và ngoài nhóm cho thấy các quan hệ ngoài nhóm thường thuộc phạm trù tình cảm xã hội tích cực, trong khi các quan hệ ngoại nhóm lại thường thuộc phạm trù tình cảm xã hội tiêu cực Từ đó, có một sự phân biệt khác trong xã hội đó là có hai nhóm: “nhóm thuộc tính” thể hiện tương tác nội nhóm và

“nhóm quy chiếu” thể hiện tương tác ngoài nhóm Các nhóm thuộc tính thường được xác định thông qua các biến số chung như: tuổi, giới tính, nguồn gốc tộc người, tôn giáo, nghề nghiệp; trong khi nhóm quy chiếu thường được định nghĩa thông qua các hội, đảng phái chính trị, giới thể thao, giới biểu diễn…(Giáo trình xã hội học đại cương, 2016)

Nghiên cứu nhóm xã hội theo nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Lewin (1890 1947) Ông là người bị ảnh hưởng của tư tưởng tâm lý học hình thức Ông cho rằng nhóm xã hội và môi trường của nó thiết tạo nên một “trường” năng động Sự ổn định và những biến đổi của trường ấy giải thích bằng sự vận động của các sức mạnh tâm lý xã hội Ví dụ, chuẩn mực của nhóm có thể gây áp lực đối với các cá nhân trong nhóm hoặc chuẩn mực của nhóm có thể kháng cự lại những sự ảnh hưởng từ bên ngoài, hoặc ảnh hưởng đến chính nhóm ấy khi theo đuổi mục đích của mình (Giáo trình xã hội học đại cương, 2016)

-*Vận dụng lý thuyết vào đề tài

Lý thuyết nhóm trình bày cho chúng ta là những tập hợp người có những nét đặc điểm chung như: quan điểm, sở thích hay hoạt động Với đề tài nghiên cứu này, tôi muốn vận dụng lý thuyết nhóm để phân tích những tác động của nhóm đối với việc thực hành nghi lễ của người nhập cư Vì khi người nhập cư tham gia sinh hoạt tại bất cứ giáo xứ nào, họ cũng được mời gọi tham gia vào các nhóm sinh hoạt của nhà thờ để đọc kinh, cầu nguyện và phục vụ mọi hoạt động cũng như sinh hoạt của nhà thờ Chính vì thế, người nhập cư khi mới đến nơi ở mới vẫn còn cảm thấy khá

Trang 34

lạc lõng sẽ tìm đến các nhóm sinh hoạt trong giáo xứ và từ đó có nhiều tương quan tốt đẹp hơn Hơn nữa, với lý thuyết nhóm của Lewis đề tài muốn làm nổi bật về sức mạnh về chuẩn mực nhóm có thể gây áp lực với cá nhân và giúp cá nhân thi hành những quy định của nhóm cách trung thành Hơn nữa còn có khả năng lôi kéo cá nhân đến những thực hành tôn giáo cách thường xuyên

1.2.4 Lý thuyết về di dân

“Lý thuyết của Ravestein là một trong những lý thuyết về di dân sớm nhất trong trường phái cổ điển có vào cuối thế kỷ XIX Theo ông, di dân xảy ra sớm bởi tiến trình công nghiệp hóa và phát triển thương mại giữa các khu vực của một quốc gia Mặt khác, di cư bị chi phối bởi khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn Những người sống ở khu vực nghèo khổ và kém phát triển thường có xu hướng tìm đến những khu vực phát triển hơn Lý thuyết này bị một số học giả phê phán vì nó không tính đến yếu tố văn hóa, tâm lý, nhữngyếu tố con người có ảnh hưởng mạnh đến quá trình di cư” (Vũ Thùy Dung, 2009: 21)

“Lý thuyết của Lewis ra đời vào năm 1950, trong bối cảnh các nước thế giới thứ ba bước vào quá trình công nghiệp hóa dẫn đến sự bùng nổ của làn song di cư

từ nông thôn ra các thành phố công nghiệp và các đô thị Lewis đã trình bày quan

điểm của di cư từ nông thôn ra thành thị trong cuốn : “Sự phát triển kinh tế đối với việc cung cấp không giới hạn về lao động” (Economic Development with Unlimited Suplies of Labuor, 1954) Theo ông những lý do sau đây làm cho người ta di cư từ

nông thôn ra thành thị: Thứ nhất sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng các khu vực công nghiệp đòi hỏi phải có thêm lực lượng lao động đáp ứng: Sự tăng lên không ngừng của dân số trong khi đất đai không tăng đã làm cho lao động nông thôn dư thưa, số lao động dư thừa này có khuynh hướng tìm kiếm các cơ hội việc làm tại các khu công nghiệp và thành phố có nhu cầu tuyển dụng Lewis coi đây là sự điều tiết

có tính tự nhiên, là sự cân bằng lao động giữa các khu vực, các ngành nghề Thứ hai

là do sự chênh lệch về mức lương giữa nông thôn với đô thị Sự di cư lao động này

sẽ dừng lại khi mức lương ở đô thị cân bằng với mức thu nhập với người dân nông thôn Từ quan điểm này người ta gọi lý thuyết của Lewis là mô hình cân bằng” (Vũ Thùy Dung, 2009: 21)

Trang 35

“Lý thuyết di cư của Lee được thể hiện trong cuốn: “Một học thuyết chung

về di cư” (A general theory of migration,1966) đã tổng kết một số yếu tố quyết

định về di cư của người dân từ nông thôn ra thành thị Ông chia thành hai nhóm: nhóm yếu tố tiêu cực- nghèo đói, sự thiếu thốn các cơ hội kinh tế, thiếu đất, mức sống thấp ở quê nhà; nhóm yếu tố tích cực- sự thịnh vượng, cơ hội, công việc làm

ăn, mức sống cao ở nơi đến Trong hai nhóm yếu tố này, những yếu tố tích cực phản ánh sự hấp dẫn của nơi đến Ngoài ra, Lee còn phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc di dân đó là: nhận thức, sự thông minh, hiểu biết, của người di dân qua kinh nghiệm và qua các kênh truyền thông, qua bạn bè, họ hàng” (Vũ Thùy Dung, 2009: 21)

*Vận dụng lý thuyết vào đề tài

Với lý thuyết về di cư của Lewis cho chúng ta vận dụng để phân tích việc xuất hiện nhiều những khu công nghiệp tại các thành phố lớn vì thế thu hút rất nhiều nhân công tại các miền quê khác nhau lên thành phố tìm kiếm công việc tốt hơn Với

đề tài nghiên cứu này, lý do di cư của người nhập cư Công giáo cũng không nằm ngoài những lý do về kinh tế: thu nhập, tìm kiếm việc làm tốt hơn ở thành phố Chính

vì thế, lý thuyết về di dân giúp ta có cơ sở để phân tích những lý do dẫn đến việc di dân mà còn tìm kiếm những nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi chỗ ở của họ

1.3 Khái quát về nội dung niềm tin và các nghi lễ của người Công giáo

Toàn bộ niềm tin của người Công giáo nằm trong Kinh Tin Kính mà họ đọc khi tham dự các nghi lễ ngày Chủ Nhật và các ngày lễ trọng Mục đích đọc Kinh Tin Kính trong các nghi lễ này là để tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa là Chúa có Ba Ngôi: Ngôi Cha dựng nên Trời Đất, Ngôi Con cứu chuộc và Ngôi Thánh Thần thánh hóa; tin có thiên thần và ma quỷ; tin có Thiên Đàng, luyện ngục, hỏa ngục; tin phép tha tội; tin vào ngày tận thế; tin có ơn Cứu Độ, tin vào sự sống đời sau Đây chính là niềm tin căn bản và cốt lõi của người tín hữu Công giáo

Các nghi lễ của người Công giáo được chia theo thời gian 1 năm, được gọi là năm Phụng Vụ: bắt đầu từ lễ Chủ Nhật thứ nhất Mùa Vọng đến hết lễ Chúa Kit – Vua vũ trụ ( từ đầu tháng 12 năm nay đến cuối tháng 11 năm sau) bao gồm các lễ trọng sau: Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm (08.12), Đại Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh (25.12),

Trang 36

Lễ Mẹ Thiên Chúa (01.01), Lễ Hiển Linh (08.01), Lễ Thánh Cả Giuse (19.03), Lễ Phục Sinh (16.04), Lễ Chúa Lên Trời (25.05), Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (01.06), Lễ Chúa Ba Ngôi (08.06), Lễ Mình Máu Chúa Kitô (15.06), Lễ Đức Mẹ Lên Trời (15.08), Lễ Các Thánh Nam Nữ (01.11) ; các nghi lễ theo chu kỳ đời người gồm có: các nghi lễ cử hành Bí Tích rửa tội, Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích Thêm Sức, Bí Tích Truyền Chức Thánh, Bí Tích Hôn phối, nghi thức xức dầu bệnh nhân, nghi lễ an táng

1.4 Khái quát địa bàn nghiên cứu

1.4.1 Cổ Nhuế

Theo cuốn Thăng Long Hà Nội- Từ điển địa danh làng xã ngoại thành Hà Nội, xã Cổ Nhuế xưa có tên Nôm là Kẻ Noi, thuộc tổng Cổ Nhuế phủ Hoài Đức Thời Pháp thuộc, trước năm 1942, sau khi bỏ cấp tổng, Cổ Nhuế gồm 3 xã (thời nhà Nguyễn) là Trù Đống, Hoàng (còn gọi là Cổ Nhuế Hoàng), Viên (còn gọi là Cổ Nhuế Viên) Năm 1945, ba xã này thuộc quận 5 ngoại thành Tới năm 1961, xã Cổ Nhuế được thành lập, các xã cũ trở thành thôn…, là một xã của huyện Từ Liêm cho đến nay Kẻ Noi xưa là làng nông nghiệp, có truyền thống thâm canh lúa và hoa màu giỏi Song đến năm ất Mão niên hiệu Duy Tân (1915), đê Liên Mạc bị vỡ làm phần lớn đồng ruộng của nơi đây bị cát bồi lấp, từ chỗ cấy được hai vụ đến đây chỉ cấy được một vụ mùa, còn vụ chiêm phải chuyển sang trồng ngô, khoai lang xen đậu đỗ các loại Từ năm 1920, do sản xuất nông nghiệp bị sút kém nên dân hai làng

đã tìm học được nghề may để sinh sống Từ một vài nhà ban đầu, đến năm 1935 cả hai làng đã có vài trăm hộ làm, rồi lan sang cả xã Rất đông thợ may của hai làng vào nội thành may thuê cho các nhà thầu hoặc may quần áo cho binh lính, nhiều người có vốn mở hiệu may riêng Một số chủ hiệu thợ may ở phố Hàng Trống phải lấy tên một thợ may giỏi người Cổ Nhuế làm tên cửa hiệu của mình để thu hút khách hàng… (Bùi Thiết, 2010)

Theo Điều 1.1b Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện từ liêm để thành lập hai quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội số 132 NQ/CP ngày 27.12.2013.Việc thành lập phường Cổ Nhuế 1 với diện tích như sau: “Thành lập phường Cổ Nhuế 1 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số (217,70 ha

Trang 37

và 33.346 nhân khẩu) của xã Cổ Nhuế; 3,30 ha diện tích tự nhiên và 372 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn Phường Cổ Nhuế 1 có 221 ha diện tích tự nhiên và 33.718 nhân khẩu” và phường Cổ Nhuế 2 với tổng diện tích như sau: “Thành lập phường Cổ Nhuế 2 trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại (403,43 ha

và 44.488 nhân khẩu) của xã Cổ Nhuế; 1,60 ha diện tích tự nhiên và 292 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn Phường Cổ Nhuế 2 có 405,03 ha diện tích tự nhiên và 44.780 nhân khẩu” (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-132-NQ-CP-nam-2013-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-Tu-Liem-Ha-Noi-

217666.aspx)

1.4.2 Đôi nét về giáo xứ Cổ Nhuế và giáo họ Hoàng Thôn

Giáo xứ Cổ Nhuế nằm tọa lạc trên đường Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 2, và giáo họ Hoàng Thôn nằm trên đường Trần Cung thuộc phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội Đây là hai nhà thờ có số giáo dân nhập cư và không nhập cư tham gia trả lời nghiên cứu

Tin Mừng đến với Giáo xứ Cổ Nhuế từ năm 1883, thời cha cố Mỹ, và cũng trong năm nay Giáo xứ Cổ Nhuế được thành lập Sau một năm thành lập Giáo xứ, một số gia đình đã dâng hơn 15.000 m2 ruộng đất để cày cấy để làm nhà thờ, trong

đó có Bà Tổng Chiêu thôn Hoàng dâng 3600m2 Nhà thờ đầu tiên được xây dựng năm 1884 bằng tường gạch, cột gỗ, mái ngói Đến tháng 12 năm 1947, nhà thờ này

bị cháy chỉ còn bốn bức tường Năm 1953 cha cố Giuse Trần Ngọc Liễn cho tu sửa lại ngôi nhà thờ bị đốt cháy và đến năm 1954, Đức Tổng Giám mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê về dâng lễ tạ ơn khánh thành Mặc dù đã được tu sửa lại nhưng sau một thời gian nhà thờ bị xuống cấp Do đó, ngày 05/03/2014 Đức Tổng Giám mục Phêrô đã ký văn bản chấp thuận cho giáo xứ Cổ Nhuế được giải hạ nhà thờ cũ để xây dựng ngôi nhà thờ mới này; và ngày 28/11/2014 thành phố Hà Nội đã cấp phép xây dựng nhà thờ cho giáo xứ (Lược sử nhà thờ Cổ Nhuế) Nhà thờ được hoàn tất năm

2016 ở tầng trên và năm 2017 hoàn thiện nốt khu tầng trệt để làm nơi cho các em thiếu nhi học giáo lý và các sinh hoạt khác Ngày 06.10.2018, Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn sẽ đến làm lễ cung hiến Thánh đường và khánh thành nhà thờ

Trang 38

Theo trí nhớ của một người giáo dân không nhập cư cao tuổi tại giáo xứ Cổ Nhuế và cũng là cháu 4 đời của cụ Tổng chiêu và hồi nhỏ có ở trong nhà xứ cùng với cha Cố Liễn cho biết:

“Từ thời đầu lập xứ, có tất cả 23 Cha đã từng coi sóc giáo xứ Cổ Nhuế-

Kẻ Noi Đó là: Cố Mỹ, Cha Quang, Cha Trọng, Cha Tri, Cha Lại, Cha Loan, Cha Huân, Cha Hanh, Cha Đề, Cha Liễn, Cha Kỷ, Cha Tư, Cha Cung (Cha Tư, Cha Cung, Cah Kỷ là phó xứ), Cha Tông, Cha Lãng, Cha Sinh, Cha Tám, Cha Ngân, Cha Khải, Cha Long, Cha Hòa, Cha Hy và Cha Ban Có 6 Cha đến làm lễ rồi về nơi khác ở còn 17 vị trị nhậm tại xứ Trong khu vực xứ, xứ Kẻ Bạc được thành lập sớm nhất (1866), tiếp đến là Kẻ Noi- Cổ Nhuế (1883), rồi đến Phùng Khoang, Kẻ Bưởi, Thụy Ứng (Phùng) Về người nhập cư: trước đây có ít hoặc rất ít người nhập

cư Đến năm 1964, Mỹ đánh bom miền Bắc, có một số gia đình là gia đình ông Bính, Ông Hy, Ông Nhân từ xứ Nhà Thờ lớn về sơ tán, ở tạm nhà Hội Tiểu nhi (nhà mụ) hoặc xin đất làm nhà xung quanh khu nhà thờ Đến năm 1967-1968, có các gia đình ở xứ Báo Đáp (Nam Định) đến sinh hoạt cùng cộng đoàn như gia đình Cụ Đoan, Ông Khê, Ông Toản Làng Cổ Nhuế có 3 giáo họ: gồm Hoàng, Đống, Trù và nhà thờ giáo xứ Ngoài ra còn các họ lẻ như: Miêu Nha, Phúc Lý, Tây Tựu, Đức Diễn, Phú Mỹ, Cao Đỉnh, Ngọc Mạch”

(PVS Nam, 66 tuổi, giáo dân – cháu 4 đời của Cụ Tổng Chiêu, người không

nhập cư)

Trang 39

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO NHẬP CƯ Ở HÀ NỘI ĐANG THAM GIA SINH HOẠT

TẠI GIÁO XỨ CỔ NHUẾ 2.1 Đặc điểm nhân khẩu học của người Công giáo nhập cư

Điều tra di cư nội địa quốc gia 2015 do Tổng cục Thống kê thực hiện, các yếu tố nhân khẩu học của người di cư được đề cập đến gồm giới, tuổi, hôn nhân, trình độ chuyên môn kỹ thuật, việc làm Cũng tương tự như cách xem xét các khía cạnh nhân khẩu học như vậy, kết quả khảo sát về đặc điểm nhân khẩu học của người Công giáo nhập cư ở Hà Nội trong mẫu khảo sát như sau:

Bảng 2.1: Đặc điểm nhân khẩu học của người Công giáo nhập cư

Nguồn: Số liệu khảo sát

Trang 40

Điều tra di cư nội địa quốc gia (GSO & UNDP, 2016) đã ghi nhận hiện tượng ‘nữ hóa’ trong các cuộc điều tra di cư Việt Nam từ 2004 và điều này cũng được phản ánh trong kết quả khảo sát trong mẫu người Công giáo nhập cư, cụ thể tỷ

lệ nữ Công giáo nhập cư là 58,7% cao hơn tỷ lệ nam Công giáo nhập cư là 40,9%

và sự chênh lệch giới này cao hơn so với sự chênh lệch trong điều tra di cư nội địa quốc gia Tuổi trung bình của người Công giáo nhập cư trong mẫu khảo sát là 28 tuổi, thấp hơn tuổi trung bình của người di cư chung của cả nước là 29,2 tuổi (GSO

& UNDP, 2016: p.2) Do đặc thù của mẫu khảo sát, nên chúng tôi chia nhóm tuổi trong mẫu khảo sát thành 2 nhóm: dưới 22 tuổi và từ 22 tuổi đến 59 tuổi Tuổi 22 được sử dụng làm mốc phân chia trong mẫu nghiên cứu này bởi từ 22 tuổi trở xuống là độ tuổi còn đang đi học và trong nghiên cứu này nhóm sinh viên nhập cư chiếm một số lượng không nhỏ

Trình độ học vấn của người nhập cư có ảnh hưởng đối với nghề nghiệp sau này của họ Người có trình độ học vấn cao thì sẽ có công việc ổn định hơn, ngược lại sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm có thu nhập cao Đặc biệt tỷ lệ phần trăm người di cư có trình độ cao đẳng, đại học hoặc trên đại học là 23,1% trong khi tỷ lệ này ở người không di cư là 17,4% (GSO & UNDP, 2016: p.2) Còn đối với nghiên cứu này người nhập cư có trình độ từ trung cấp đến sau đại học là 38,9% trong khi đó tỷ lệ này đối với người không di cư là 36,3% Điều này cho thấy trình độ học vấn của người nhập cư trong nghiên cứu này cao hơn nhiều so với số liệu điều tra về di cư năm 2016 Hơn nữa, Sự khác biệt về trình độ học vấn giữa người nhập cư và người không nhập cư một phần do tác động của cơ cấu tuổi trẻ hơn của nhóm di cư so với nhóm không di cư Trong thực tế nhiều người trẻ đã di

cư tới thành thị nơi có nhiều cơ sở đào tạo để tiếp tục học ở các bậc học cao hơn (GSO & UNDP, 2016: p.2)

Điều tra nội địa quốc gia về di cư 2016 cho thấy người di cư thường kết hôn muộn hơn người không di cư Trên 56% người di cư có vợ/chồng, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với người không di cư (71,1%) (GSO & UNDP, 2016) Tình trạng hôn nhân của người nhập cư Công giáo theo kết quả khảo sát cho thấy người nhập cư chưa kết hôn chiếm tỷ lệ cao 84,1%; đang có vợ/ chồng chiếm 14,7% trong khi tỷ lệ

Ngày đăng: 22/09/2020, 00:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w