Vị trí các nghĩa trang

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám (Trang 53)

Hiện nay trên địa bàn huyện Từ Liêm có tổng số 39 nghĩa trang, trong đó 2 nghĩa trang Liệt sỹ (nghĩa trang Liệt sỹ Tây Mỗ - Đại Mỗ, nghĩa trang Liệt sỹ Nhổn), 37 nghĩa trang nhân dân dân và nhiều điểm nghĩa trang tự phát.

Các nghĩa trang hiện nay trên địa bàn huyện Từ Liêm còn nằm khá rải rác, chưa có sự tập trung tại một khu nhất định. Hầu hết các nghĩa trang lập nên tự phát từ rất lâu và số nghĩa trang ở từng địa phương phụ thuộc vào quy mô dân số hoặc số thôn. Trung bình mỗi thôn, mỗi làng có ít nhất một nghĩa trang ở những vùng đất cát, đất ruộng hay trải dọc bên triền lộ, xen vào các khu dân cư. Những nghĩa địa tự phát, những khu mộ dòng tộc, đặc biệt là những ngôi mộ chơi vơi bên hiên nhà, trước cửa, sau vườn hay giữa đồng xuất hiện ngày càng nhiều.

Các nghĩa trang, nghĩa địa nằm ngay cạnh các ruộng rau xanh tốt và các vườn hoa là hình ảnh không hiếm gặp ở các xã của huyện Từ Liêm.

Qua khảo sát thực địa, kết hợp với sử dụng máy định vị GPS, ta thống kê được số lượng nghĩa trang trên địa bàn huyện Từ Liêm như sau:

Bảng 3.1 Thống kê nghĩa trang trên địa bàn huyện Từ Liêm

STT Tên xã Số lượng, tên nghĩa trang

1 Thượng Cát 1 (Đông Ba)

2 Liên Mạc 3 (Yên Nội, Hoàng Liên, Hoàng Xá)

3 Thụy Phương 2 (Đông Sen, Thụy Phương)

5 Xuân Đỉnh 1 (Xuân Đỉnh)

6 Cổ Nhuế 3 (Thôn Trù, Thôn Hoàng – Đông, Thôn Viên

7 Phú Diễn 1 (Phú Diễn)

8 Minh Khai 3 (Văn Trì, Nguyên Xá, Phúc Lý)

9 Tây Tựu 2 (Tây Tựu, Liệt sỹ Nhổn)

10 Xuân Phương 3 (Hòe Thị, Thị Cấm, Ngọc Mạch)

11 Mỹ Đình 3 (Nhân Mỹ, Phú Mỹ, Đình Thôn)

12 Tây Mỗ 4 (Tây Mỗ, Miêu Nha, 2 NT tự phát)

13 Đại Mỗ 5 (Ngọc Đại, Đại Mỗ, Liệt sỹ Đại Mỗ-Tây Mỗ, 2 NT tự phát

14 Trung Văn 1 (Trung Văn)

15 Mễ Trì 2 (Mễ Trì, Mễ Trì hạ)

Qua bản đồ trên ta có thể thấy vị trí các nghĩa trang thường nằm ở rìa của các xã. Lý giải cho điều này là để cách xa khu dân cư, khu công nghiệp. Ví dụ như: nghĩa trang Đông Sen, nghĩa trang Thụy Phương (thuộc xã Thụy Phương), nghĩa trang Tây Tựu và Liệt sỹ Nhổn (thuộc xã Tây Tựu). Tuy nhiên vẫn còn tình trạng các nghĩa trang nằm ngay cạnh khu dân cư cao cấp, ví dụ như khu đô thị Ciputra nằm cạnh nghĩa trang Xuân Đỉnh. Khu đô thị Ciputra nằm trên địa bàn 4 xã Đông Ngạc, Xuân La, Phú Thượng và Xuân Đỉnh. Chính bởi “ăn” vào địa giới hành chính

của nhiều xã như vậy nên khi tiến hành giải phóng mặt bằng, có một số lượng lớn mồ mả chưa thể di chuyển ngay. Để làm an lòng những cư dân sống ở đây, Ban quản lý khu đô thị Ciputra đã xây một bức tường cao 6m ngăn toàn bộ các ngôi mộ với dãy biệt thự của khu đô thị này.

Hình 3.1 Nghĩa trang Xuân Đỉnh

Việc ngăn chặn này chẳng có tác dung bao nhiêu, bởi các cư dân sống tại các ngôi biệt thự và tại các chung cư trong khu đô thị này vẫn hàng ngày phải chịu đựng không khí của nghĩa trang. Hơn thế, mỗi khi mở cửa nhìn xuống đường, cái mà họ nhìn thấy không phải là công viên cây xanh mà là hàng ngàn ngôi mộ xếp thẳng hàng… Và Ciputra chỉ là một trong số hàng loạt khu đô thị phải chịu cảnh nằm xen kẹt cạnh các nghĩa trang.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)