Một số chỉ tiêu về kinh tế kĩ thuật

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám (Trang 62)

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 T h ư ợ n g C á t L iê n Mạ c Đ ô n g N g ạ c T h ụ y Ph ư ơ n g T â y T ự u Xu â n Đ ỉn h Mi n h Kh a i C ổ N h u ế Ph ú D iễ n Xu â n Ph ư ơ n g Mỹ Đ ìn h T â y Mỗ Mễ T rì Đ ạ i Mỗ T ru n g Vă n Tên xã Diện tích 0 1 2 3 4 5 6 7 Bình quân

Diện tích (m2) Bình quân (m2/người)

Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện diện tích nghĩa trang nhân dân và bình quân theo đầu người các xã huyện Từ Liêm

- Các địa phương còn lại đều có mức bình quân cao hơn mức trung bình bao gồm có: Liên Mạc, Thụy Phương, Tây Tựu, Minh Khai, Tây Mỗ, Mễ Trì, Đại Mỗ (từ 2.2 – 6.0m2/người). Đây đều là các xã cách xa trung tâm, nằm ở rìa phía Tây của huyện (giáp với tỉnh Hà Tây cũ) nên quá trình đô thị không mạnh mẽ bằng. Hơn nữa, các địa phương này đều có diện tích tự nhiên lớn, đất dành cho việc mai táng người chết nhiều, người dân vẫn duy trì phong tục lạc hậu khi xây dựng những ngôi mộ rộng lớn, to, đẹp… Hiện nay vấn đề quỹ đất cho người mất ở đây tuy chưa thực sự gay gắt nhưng trong thời gian nếu tình trạng sử dụng lãng phí tài nguyên đất nghĩa trang vẫn còn diễn ra thì vấn đề này sẽ là điều rất đáng lưu ý.

3.3 Một số chỉ tiêu về kinh tế - kĩ thuật đối với các nghĩa trang trên địa bàn huyện Từ Liêm – Hà Nội huyện Từ Liêm – Hà Nội

Trong phần này, ta xem xét hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang trong mối quan hệ với quy hoạch đất nghĩa trang tại Nghị định 35 của Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 3 năm 2008 và Tiêu chuẩn quốc gia về nghĩa trang đô thị năm 2007.

* Theo Nghị định 35/2008, vị trí nghĩa trang cần được lựa chọn theo các tiêu chuẩn sau đây :

- Phù hợp với các điều kiện địa hình, điều kiện địa chất, địa chất thủy văn và khả năng khai thác quỹ đất;

- Phù hợp với tổ chức phân bố dân cư và kết nối công trình hạ tầng kỹ thuật; - Đáp ứng nhu cầu táng trước mắt và lâu dài của khu vực lập quy hoạch; - Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; - Khuyến khích quy hoạch các nghĩa trang phục vụ cho nhiều địa phương khác nhau và các nghĩa trang có sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm đất, kinh phí xây dựng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

* Theo tiêu chuẩn quốc gia về nghĩa trang đô thị năm 2007

- Nghĩa trang đô thị phải được xây dựng ở vị trí phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Đối với các nghĩa trang có hình thức mai táng là hung táng và chôn cất một lần tuyệt đối không được đặt trong nội thị. Đối với nghĩa trang chỉ có hình thức mai táng là cát táng có thể được đặt trong nội thị nhưng phải đảm bảo tỷ lệ sử dụng đất dành cho chôn cất không vượt quá 35% và cho cây xanh không nhỏ hơn 50% tổng diện tích nghĩa trang.

- Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải ưu tiên các vị trí có khả năng phục vụ cho liên vùng, liên đô thị.

- Diện tích khu đất phải đảm bảo được theo quy mô dự báo về mộ phần trong thời gian tối thiểu 50 năm.

- Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải đảm bảo khoảng cách đến các khu vực lân cận

Bảng 3.5 Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn nghĩa trang đô thị

Đối tượng cần cách ly Khoảng cách tới nghĩa trang đô thị NT hung táng NT chôn một NT cát táng

lần

Từ hàng rào của hộ dân gần

nhất >1.500m >500m >100m

Công trình khai thác nước

sinh hoạt tập trung >5.000m >5.000m >3.000m Đường sắt, đường quốc lộ,

tỉnh lộ >300m >300m >300m

Mép nước của các thủy vực

lớn >500m >500m >100m

- Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải xem xét các điều kiện tự nhiên như : khí hậu, địa hình, địa chất, thủy văn. Không bố trí các nghĩa trang tại khu vực thiên tai, úng ngập, sạt lở.

Dựa theo Nghị định 35/2008 và Tiêu chuẩn về nghĩa trang đô thị, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hiện trạng đất nghĩa trang theo một số tiêu chí như sau :

- Khoảng cách khu dân cư tới điểm nghĩa trang gần nhất (theo tiêu chuẩn thiết kế nghĩa trang đô thị năm 2007)

- Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị theo độ cao địa hình - Hình thức táng chủ yếu

- Diện tích cho mỗi phần mộ hung táng, cát táng

- Cơ sở hạ tầng xung quanh khu vực nghĩa trang (nhà quản trang, nhà tang lễ, ranh giới xung quanh khu vực nghĩa trang…)

Các nghĩa trang tại các địa phương đều không có ranh giới rõ ràng với khu vực xung quanh. Khoảng cách từ khu dân cư tới các điểm nghĩa trang gần nhất nhỏ, trung bình là từ 200m, có những trang nằm ngay cạnh các khu đô thị, ví dụ như nghĩa trang Xuân Đỉnh (xã Xuân Đỉnh), nghĩa trang xã Trung Văn.

Hình 3.5 Nghĩa trang nằm liền kề khu dân cư

Tuy nhiên cũng có một số nghĩa trang nằm tách biệt khu dân cư, ví dụ như nghĩa trang thôn Yên Nội (xã Liên Mạc), nghĩa trang Tây Tựu (xã Tây Tựu), nghĩa trang Đại Mỗ (Đại Mỗ).

Hầu hết các nghĩa trang trên địa bàn huyện được xây dựng trên cơ sở phát triển các nghĩa trang cũ, các khu chôn cất tập trung của các thế hệ trước. Sau này khi dân số tăng nhanh, số người tử nhiều thì nhu cầu táng cũng tăng theo từ đó hình thành nên các khu nghĩa trang, nghĩa địa rộng lớn như ngày nay. Chỉ có rất ít trong số đó (bao gồm cả nghĩa trang liệt sĩ) được lựa chọn địa điểm mới theo quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất (liên quan đến các dự án phát triển KT – XH hoặc dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang)…

Các nghĩa trang được hình thành từ đất nông nghiệp hoặc đất chưa sử dụng nên thường nằm ở ngoài rìa các cánh đồng. Vì vậy đặc điểm địa hình ở đây thường là các khu đất bằng phẳng, có hệ thống hồ, kênh nước tự nhiên xung quanh; cá biệt có nghĩa trang là vùng trũng nằm ở dưới thấp hơn hẳn mặt đường (nghĩa trang Xuân Đỉnh).

Cũng chính vì như vậy mà có tới 60 - 65% các nghĩa trang không có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, hầu hết các nghĩa trang không có hệ thống thoát nước, hệ thống xử lí rác thải. Ở các nghĩa trang (ngoại trừ 2 nghĩa trang liệt sĩ) đều chỉ có nhà quản trang (một số có nhà tang lễ, khu tâm linh); còn các công trình phụ

khác như: nhà tang lễ, đài tưởng niệm, quảng trường, các tượng đài kiến trúc nhỏ, kho dụng cụ đào huyệt, đắp mộ, nhà ở nhân viên cán bộ, nhà vệ sinh… đều không có.

Hình 3.6: Nghĩa trang tự phát không có công trình kĩ thuật nào tại xã Minh Khai

Do quy hoạch không chặt chẽ nên nhiều nghĩa trang không có nhà quản trang (chiếm 31,58%), nhiều nghĩa trang không có tường rào, hàng cây hay ranh giới rõ ràng; hệ thống thoát nước tạm bợ và đường đi rất khó khăn.

Đặc biệt, rất nhiều nghĩa trang không có ranh giới phân định rõ ràng với khu dân cư hoặc nguồn nước sinh hoạt của người dân, khu hung táng lẫn lộn với khu cát táng như nghĩa trang ở các thôn xã Cổ Nhuế, 3 thôn (Ngọc Mạch, Tu Hoàng, Thị Cấm) xã Xuân Phương…

Biểu đồ thể hiện số nghĩa trang huyện Từ Liêm nằm gần đường giao thông 0 1 2 3 4 5 Xuân Đỉnh Đông Ngạc Thụy Phương Liên Mạc Thượng Cát

Tây Tựu Minh

Khai

Phú Diễn Mỹ Đình Xuân

Phương

Tây Mỗ Mễ Trì Đại Mỗ Trung

Văn

Xã Nghĩa trang

Đường nhựa Đường đất

Hình 3.7: Biểu đồ số nghĩa trang huyện Từ Liêm nằm gần đường giao thông

Bình quân diện tích mộ tại các nghĩa trang, nghĩa địa khảo sát là từ 4-6m2/mộ hung táng; 3-4m2/mộ cát táng, chiều cao trung bình các ngôi mộ dao động từ 1 – 2,5m. Tại các nghĩa trang hay trong bản thân từng nghĩa trang các chỉ tiêu về quy mô diện tích ngôi mộ, kiểu dáng, kích thước các cạnh, hình thức thể hiện…cũng có sự khác nhau. Đặc biệt ở khá nhiều nghĩa trang phổ biến hiện tượng các ngôi mộ được xây dựng với quy mô đồ sộ, diện tích lớn có thể tới vài chục m2. Đây là hình ảnh không còn hiếm gặp tại các ngôi mộ dòng tộc hay những ngôi mộ của các gia đình kinh tế khá giả muốn thể hiện sự giàu có của mình.

Hướng đặt của các ngôi mộ tại hầu hết các nghĩa trang đều là hướng Nam, Đông Nam, Tây Nam… Tuy nhiên việc xắp xếp các nghĩa trang đều rất lộn xộn, không thống nhất hướng trong từng hàng và giữa các hàng với nhau ảnh hưởng không nhỏ trong việc tìm kiếm cũng như mĩ quan chung của nghĩa trang.

Hình 3.8: Kích thước và hướng của một số ngôi mộ

Hình 3.9 Nghĩa trang Liệt sỹ Nhổn

Một số nghĩa trang qua khảo sát cho thấy đã không còn phù hợp do vị trí bất hợp lí cũng như sự quá tải của nó. Chúng ta có thể dễ dàng thấy thực trạng này khi đi trên đường Phạm Hùng (xã Mĩ Đình): tại đây có 3 nghĩa trang của các thôn Nhân Mĩ, Phú Mĩ, Đình Thôn nằm cạnh nhau, xung quanh là các ngôi nhà cao tầng, khu chung cư đồ sộ. Việc này đã có trong thời gian khá dài nhưng chưa thấy có sự giải quyết của các cấp chính quyền nhằm chấm dứt tình trạng này.

Ngoài những kết quả về các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật nêu trên, tác giả cũng đã tổng hợp thành bảng số liệu 3.5 nhằm so sánh hiện trạng này tại các nghĩa trang huyện Từ Liêm so với một số tiêu chuẩn kĩ thuật khi xây dựng các nghĩa trang ở Việt Nam. Thông qua bảng số liệu này chúng ta cũng thấy được rõ hơn những hạn

Một ngôi mộ quá lớn tại nghĩa trang xã Trung Văn

Hướng đặt mộ lộn xộn tại nghĩa trang xã Cổ Nhuế

chế, bất hợp lí trong quá trình quy hoạch, thiết kế và xây dựng các nghĩa trang tại các địa phương khi hầu hết các kết quả đều không phù hợp với chỉ tiêu.

Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật các nghĩa trang (theo cấp xã) huyện Từ Liêm – Hà Nội so với TCVN 2007 Nghĩa trang theo xã Tỉ lệ diện tích các mộ/diện tích nghĩa trang đang sử dụng (%) – 65% Tỉ lệ đất giao thông/diện tích nghĩa trang đang sử dụng (%) – 12%

Tỉ lệ đất cây xanh mặt nước/diện tích

nghĩa trang đang sử dụng (%) – 18%

Tỉ lệ các công trình phục vụ, kĩ thuật khác/tổng diện tích nghĩa trang (%)

– 5% Mật độ đường (km/km2) – 3.5 – 4km/km2 Thượng Cát 69 8 20 3 3.2 Liên Mạc 70 7 20 3 3.2 Thụy Phương 72 9 16 3 3.2 Đông Ngạc 75 8 13 4 3.1 Xuân Đỉnh 74 9 14 3 3.1 Cổ Nhuế 79 9 9 3 3.2 Phú Diễn 80 12 4 4 3.7 Minh Khai 78 10 9 3 3.4 Tây Tựu 74 11 11 4 3.4 Xuân Phương 77 11 8 4 3.4 Mỹ Đình 82 10 6 2 3.1 Tây Mỗ 76 11 9 4 3.5 Đại Mỗ 76 12 7 5 3.7 Trung Văn 75 11 10 4 3.6 Mễ Trì 77 10 9 4 3.4

3.4. Dự báo nhu cầu sử dụng đất của huyện Từ Liêm đến năm 2020

3.4.1. Dự báo dân số huyện Từ Liêm đến năm 2020

Từ Liêm là một huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng nên để dự báo dân số đến năm 2020 tác giả sử dụng phương pháp dự báo theo chỉ số tăng cơ học. Vì vậy công thức dự báo trong trường hợp này là:

N = N0 * [1 + (p + q)]n Trong đó:

- N là số dân dự báo đến năm 2020

- N0 là số dân của thời điểm hiện tại (năm 2010 là 434.382 người) - p là tỉ lệ gia tăng tự nhiên (mức trung bình của giai đoạn này là 1,1%) - q là tỉ lệ gia tăng cơ học (mức trung bình chung của giai đoạn này là 4,5%) - n là số năm dự báo (trong trường hợp này là 10 năm).

Vậy dân số huyện Từ Liêm đến năm 2020 theo sự báo sẽ là:

N = 434382 * [1 + (0,011 + 0,045)]10 = 790997 người

3.4.2. Dự báo số người chết

Tỉ lệ tử vong (t) của huyện dao động ở mức 0,3 – 0,36%. Nếu lấy mức trung bình là 0,33%/năm thì số người chết đến năm 2020 được tính như sau:

Trong đó:

- D là tổng số người chết trong n năm - Ni là dân số trong năm thứ i

- ti là tỉ lệ tử năm thứ i

Trong luận văn, tác giả đặt tỉ lệ tử là giá trị trung bình các năm t1 = t2 = t3 = … = tn= 0,33%. Vậy số người chết trong giai đoạn 2010-2020 sẽ là: 21015 người.

3.4.3. Dự báo nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang

Việc dự báo này căn cứ vào tình hình sử dụng đất nghĩa trang hiện nay trên địa bàn huyện, những kết quả tính toán mục 3.2.4.2 về tỉ lệ tử vong và quy định mới

nhất của TP. Hà Nội về định mức đất đối với mộ hung táng, mộ cát táng tại điều 15 QĐ 14/2010-UBND ngày 16/04/2010.

Theo đó diện tích đất nghĩa trang cần thêm là: M = D * hi Trong đó:

- M là diện tích đất cần để táng số dân chết trong giai đoạn 2010-2020 - D là tổng số người chết trong giai đoạn này

- hi là định mức diện tích đất của một ngôi mộ theo quy định trên (5m2/mộ hung táng, 3m2/mộ cát táng).

Nếu toàn bộ số người chết trong 10 năm trên đều được hung táng thì quỹ đất cần dùng đến là: 5 x 21015 người = 105075m2

để chôn (tương ứng 10,5ha);

Nếu toàn bộ số người chết trong 10 năm trên đều được cát táng thì quỹ đất cần dùng đến là: 3 x 21015 người = 63045m2

để chôn (tương ứng 6,3ha).

Đồng thời trong quy định đối với các nghĩa trang đô thị hiện nay cũng đã nêu rõ về việc chỉ sử dụng tối đa 65 – 70% diện tích toàn nghĩa trang cho việc mai táng. Vì vậy, quỹ đất cần thêm khoảng 3 – 5 ha dùng cho các hạng mục khác như: hành lang cây xanh, mặt nước, đường giao thông, các công trình phụ trợ ... Vậy trong 10 năm tới diện tích đất làm nghĩa trang sẽ cần thêm khoảng 10 – 15ha. Trong khi đó các nghĩa trang trên địa bàn huyện vẫn còn khoảng 30 – 40% diện tích trống chưa sử dụng đến (khoảng trên 20ha). Do đó quỹ đất dành cho đất nghĩa trang của huyện vẫn có đủ đề đáp ứng trong thời gian tới.

Hiện nay tại nhiều nghĩa trang cũng đã bắt đầu sử dụng hình thức hỏa táng. Việc thay đổi phương thức táng này vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, đảm bảo vệ sinh môi trường đồng thời sẽ giúp giảm áp lực đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa của huyện Từ Liêm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Huyện Từ Liêm – Hà Nội có tổng số 38 nghĩa trang (36 nghĩa trang nhân dân và 02 nghĩa trang liệt sĩ). Một số nghĩa trang nằm cách xa, một số khác lại nằm liền kề thậm chí là ngay trong lòng khu dân cư. Các đơn vị hành chính cấp xã đều có nghĩa trang nhân dân phục vụ nhu cầu mai táng của người dân địa phương (trừ nghĩa trang Cầu Diễn là điểm trắng nghĩa trang). Quy mô các nghĩa trang phụ thuộc vào quy mô dân số cũng như nhu cầu sử dụng của người dân nơi đó.

Hiện nay tỉ lệ sử dụng đất nghĩa trang của huyện đạt trung bình 60-70% trong khi đó tỉ lệ cây xanh, đât giao thông, mặt nước, công trình phụ, hướng các ngôi mộ, diện tích trung bình các ngôi mộ… hiện chiếm tỉ lệ nhỏ. Khi đối chiếu tỉ lệ này so với một số tiêu chuẩn về quản lý nghĩa trang, thiết kế nghĩa trang đô thị (TCVN, nghị định 35) khi xây dựng các nghĩa trang đô thị thì chưa đạt yêu cầu. Đây là vấn đề quan trọng đặt ra cho chính quyền các cấp (đặc biệt là cấp xã) khi hoàn thành yêu cầu về môi trường, sinh thái của chương trình Nông thôn mới.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)