Nhưng để phát huy tính tích cực của học sinh trong những tiết dạy “Chương trình địa phương” môn Ngữ văn THCS thì sao đây?. Xuất phát từ mục tiêu tiết dạy và mục đích của dạng bài “Chương
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài :
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KHI DẠY BÀI
" CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG" (PHẦN VĂN) Ở MÔN NGỮ
VĂN 9
Giáo viên : Đỗ Thị Kim Hoà
Tổ : Xã hội Đơn vị : Trường THCS Cổ Loa
Trang 2Năm học 2007 - 2008
Trang 3DÀN Ý
A Đặt vấn đề:
I Lý do chọn đề tài:
II Cơ sở thực tiễn và lý luận:
1 Xuất phát từ mục tiêu tiết dạy và mục đích của dạng bài "Chương
trình địa phương".
2 Dựa trên đặc điểm lứa tuổi học trò
3 Thực tế giảng dạy của giáo viên
4 Căn cứ vào mục đích của giờ giáo dục địa phương
III Phạm vi đề tài và đối tượng khảo sát:
B Nội dung chính:
I Khảo sát tình hình thực tế của học sinh:
II Những giải pháp cụ thể:
1 Cải tiến khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
2 Định hướng cho học sinh nguồn tư liệu
3 Giao nhiệm vụ, phân công công việc cụ thể
4 Hướng dẫn cách thực hiện
5 Đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra thường xuyên
6 Giáo viên tập hợp bài chuẩn bị để xem xét, chấm điểm
7 Tiến hành trên lớp:
- Phân công học sinh chấm chéo
- Phát huy tính tích cực và ghi nhận kết quả của nhóm học tập
- Giáo viên bình điểm, công khai kết quả
8 Khen thưởng và kỷ luật
9 Tập hợp thành quả của học sinh và nhân rộng điển hình
III Kết quả thực hiện
IV Bài học kinh nghiệm rút ra
C Lời kết
Trang 4TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập I
2 Sách giáo viên Ngữ văn 9 - Tập II
3 Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên GV THCS, bổ túc THCS, THPT –trang 6 – NXB Hà Nội – XB năm 2006)
4 Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS
( Nguyễn Nghĩa Dân - NXB Giáo dục - 1998 ).)
5 Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong môn Ngữ văn - NguyễnĐắc Diệu Lam)
6 Lịch sử và thời sự về phương pháp giáo dục của Jeal Vial – Nguyễn
Kỳ và Dương Xuân Nghiên dịch
7 Phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm
( Nguyễn Kỳ - NXB Giáo dục - 1995 ).
8 Một số vấn đề về tâm lý học về giao tiếp sư phạm
( Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên - Chu kỳ 1992 - 1996 ).
9 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS Chu kỳ 2004 -
2007
10 Luật Giáo dục – Chương I - Điều 14 – XB năm 2005
11 Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010
12 Loa Thành Thánh tích
(Chu Trinh - Nhà xuất bản Hà Nội - 1968)
13 Lửa chiều
14 Đất thiêng
Trang 5A ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài:
Nguyễn Nghĩa Dân có viết:
“Hiện nay, phương pháp lấy người học làm trung tâm là một phương pháp phù hợp với mục tiêu giáo dục nhân cách của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nước ta”
(“Đổi mới phương pháp dạy học” – trang 12– NXB Giáo dục).
Qua 16 năm chiêm nghiệm từ thực tế công tác giảng dạy, tôi càngkhẳng định rằng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm là hoàntoàn đúng đắn
Đặc biệt, ngày hôm nay, nhân loại đang đứng trước sức phát triển như
vũ bão của khoa học công nghệ, trước những biến đổi không ngừng vừa theodòng chảy qui luật vừa đột biến bất thường Con người trong tương lai phải lànhững con người hành động một cách năng động sáng tạo, thích ứng nhanhvới những thay đổi và mọi khả năng tiếp cận, giải quyết vấn đề mềm dẻo linhhoạt
Nhà trường với phương pháp cổ truyền cùng thời gian đã hoàn thành sứmạng lịch sử của nó, nhường chỗ cho sự xuất hiện của nhà trường với phươngpháp đảm bảo cho đời một sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thế
kỷ 21, đó là PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC.
Phương pháp dạy học tích cực thực chất là học sinh được phát huy tínhtích cực chủ động trong quá trình tiếp cận, lĩnh hội bài giảng Giáo viên làngười hướng dẫn điều khiển, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức
Nhưng để phát huy tính tích cực của học sinh trong những tiết dạy
“Chương trình địa phương” (môn Ngữ văn THCS) thì sao đây? Khi mà
ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô xác định: “Giáo dục truyền thống địa
Trang 6phương là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nhà trường THCS nói riêng và của ngành Giáo dục - Đào tạo nói chung”
(Tài liệu bồi dường thường xuyên GV THCS, bổ túc THCS, THPT – trang
6 – NXB Hà Nội – XB năm 2006).
Bởi vì mỗi một cá nhân đều có cội nguồn gốc gác của mình, đó là nơichôn nhau cắt rốn, là quê hương yêu dấu, là mảnh đất địa phương nặng ântình Từ đó trong trí óc họ ắt nảy sinh những ấn tượng, tình cảm tự hào vềmảnh đất mà mình sinh ra và lớn lên Mỗi học sinh cũng vậy, trong trí óc cònbao sự hồn nhiên ngây thơ còn có rất nhiều khoảnh khắc để dành cho tìnhcảm yêu mến, gắn bó sâu nặng với quê hương Nhiệm vụ của người giáo viênchúng ta phải khơi dậy, nhen nhóm lên tình cảm đó, để nó bùng dậy, hâmnóng tình yêu quê hương hun đúc ý chí, thúc đẩy hành động
II Cơ sở thực tiễn và lý luận của vấn đề:
1 Xuất phát từ mục tiêu tiết dạy và mục đích của dạng bài “Chương trình địa phương”:
Theo chương trình đổi mới, SGK lớp 9 được Bộ Giáo dục sắp xếp một
số tiết học “Chương trình địa phương”, trong đó có một số tiết qui định về
phần Văn (Tiết 42) Mục tiêu của tiết học này: “Giúp học sinh bổ sung vào
vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình Từ đó học sinh bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương và hình thành sự quan tâm, yêu mến đối với văn học của địa phương”
(SGV Ngữ văn 9 – Trang 128 - Tập I).
Tiết 42 “Chương trình địa phương”(Phần Văn) ở lớp 9 là sự kế tiếp của tiết 121 “Chương trình địa phương” ở lớp 8 Ở lớp 8, học sinh bước đầu
biết tìm hiểu về văn học địa phương đến năm 1975 Ở lớp 9, học sinh tiếp tục
Trang 7tìm hiểu để bổ sung những hiểu biết về văn học địa phương từ sau năm 1975đến nay.
Một số tiết học “Chương trình địa phương” được sắp xếp từ lớp 6 đến
lớp 9 theo nhận định của giáo viên chúng tôi thì đây là những tiết học hay, bổ
ích và lý thú Bởi vì nó có tác dụng giáo dục học sinh vô cùng sâu sắc: vừa
rèn cho học sinh đức tính kiên trì, ham học hỏi vừa phát huy tính tự giác, tính cực cho người học.
2 Dựa trên đặc điểm lứa tuổi học trò:
Nhưng làm thế nào để phát huy được tính tích cực chủ động của học
sinh lớp 9 khi học bài “Chương trình địa phương”, trong khi đa số học sinh
thụ động máy móc, lười suy nghĩ Song học sinh lứa tuổi này đang có sự pháttriển về mặt tâm sinh lý: dường như đã có ý thức thích quan tâm, giúp đỡ lẫnnhau và trong tâm thức bắt đầu nảy sinh sĩ diện và lòng tự tôn tập thể
Yêu cầu của bài này : Học sinh tự mình sưu tầm, tìm đọc những tác
giả, những tác phẩm văn học địa phương để có những hiểu biết chung về văn học địa phương mình.
(SGV Ngữ văn 9 – Trang 128 – Tập I).
Học sinh - chủ thể của hoạt động học phải có được những kiến thức
bằng hoạt động của chính mình Trong lúc này, người thầy đóng vai trò tác nhân tác động vào hoạt động học.
Khích lệ được lứa tuổi 14 -15 tự sưu tầm, mày mò, suy nghĩ quả làkhó Trong khi vốn hiểu biết của các em còn rất ít ỏi Vả lại đa số học sinhcòn chưa mấy hứng thú với việc học bộ môn Văn Hoàn cảnh gia đình nhiều
em lại rất khó khăn, các em phải phụ giúp gia đình tăng nguồn thu nhập
Dựa trên đặc thù của địa phương và đối tượng học sinh qua khảo sát
đầu năm, chúng tôi trăn trở tìm hướng đi cho giờ dạy “Chương trình địa
phương” (Phần văn) (SGK Ngữ văn 9 – Tập I – Tiết 42).
Trang 83 Thực tế giảng dạy của giáo viên:
Muốn phát huy tính tích cực chủ động của học sinh điều đầu tiên giáoviên phải có sự chuẩn bị chu đáo và lên kế hoạch sử dụng phương tiện cho cóhiệu quả, dự trù những phương án, hình thức tổ chức cho sinh động Trongquá trình giảng dạy, chúng tôi gặp rất nhiều thuận lợi: sự quan tâm về đờisống và tinh thần của các cấp chính quyền, đoàn thể, sự quan tâm của BGH,tinh thần tương trợ của các bạn đồng nghiệp Song điều kiện tiến hành củagiáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn
Cái khó đầu tiên đối với chúng tôi – giáo viên ở vùng ngoại thành nóichung- là yếu tố học sinh: văn hoá đọc thấp kém, lười suy nghĩ, trì trệ trongtinh thần, chưa có chí hướng phấn đấu vươn lên Điều này ảnh hưởng rất lớntới quá trình giảng dạy của giáo viên
Cái khó thứ hai của chúng tôi chính là đặc thù của xã Cổ Loa, một xã
có bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá , để tìm hiểu về những tác giả vàsáng tác viết về địa phương cho phong phú cũng đòi hỏi rất nhiều công sức
và tâm huyết Để tìm cách khắc phục những khó khăn đó, chúng tôi nghiêncứu chuyên sâu và tận dụng mọi sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể ở địaphương, tự mày mò, nghiên cứu để tìm ra những cách tiến hành có hiệu quả
4 Căn cứ vào mục đích của giờ giáo dục địa phương:
Sản phẩm của quá trình dạy học môn văn là hình thành nên nhân cáchcủa trò: bồi đắp tình yêu quê hương đât nước, tình cảm gắn bó tự hào về nơichôn rau cắt rốn của mình Đặc biệt qua việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu vềtruyền thống văn học địa phương thì người giáo viên nên chú trọng nhiều hơnđến thái độ, tình cảm trân trọng, tự hào đối với những con người (các tác giả)nơi quê hương mình Bởi vì, khi ta có tình cảm đối với quê hương thì một nétriêng biệt, một thoáng lịch sử, một điệu tâm hồn, một bóng dáng thân quen cũng đủ gợi lên trong ta niềm yêu thương, gắn bó với quê hương, xứ sở, đồng
Trang 9bào Cho nên khi am hiểu sâu sắc về những con người nơi quê hương cùngvới truyền thống cao đẹp của mảnh đất này thì tình cảm của ta lại càng đượcbồi đắp phong phú hơn Bổn phận của người giáo viên làm thế nào để giúphọc sinh hiểu và biết được một kho tàng thơ văn đồ sộ của địa phương để màbày tỏ tinh thần tự hào, hãnh diện về quê hương đất nước.
Nhưng trong quá trình dạy học, mọi sự khó khăn đến đâu thì người giáoviên dạy văn cũng luôn tâm niệm một điều : Bồi đắp tình yêu quê hương đấtnước, tình cảm gắn bó tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn của mình là góp phầnhình thành nên nhân cách học trò Đặc biệt qua việc hướng dẫn học sinh tìmhiểu văn học địa phương thì người giáo viên cần chú trọng đến thái độ, tìnhcảm của trò đối với quê hương đất nước cũng như giá trị văn hoá lịch sử củađịa phương
Từ những xuất phát điểm trên đây, tôi trăn trở và băn khoăn trước một
vấn đề: Làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi
dạy bài “Chương trình địa phương” (Phần văn) ở môn Ngữ văn lớp 9, trong
khi điều kiện dạy và học bộ môn Văn còn gặp nhiều khó khăn, vốn tri thứccủa học sinh thì cạn hẹp mà mục tiêu giáo dục đặt ra ngày càng cao
Qua hai năm thử nghiệm những biện pháp phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh khi dạy bài “Chương trình địa phương” (Phần văn) ở
môn Ngữ văn lớp 9 đã có hiệu quả, tôi mạo muội đề xuất trong bài viết nàymột vài biện pháp hữu hiệu
III Phạm vi đề tài và đối tượng khảo sát:
Để đề tài được chuyên sâu và sát thực, tôi xin đi sâu nghiên cứu phạm
vi: phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi tìm hiểu văn học địa phương Cổ Loa thuộc vùng ngoại thành Đông Anh – Hà Nội.
Đối tượng thử nghiệm của chúng tôi là học sinh lớp 9 vùng ngoạithành, các em được sinh ra và lớn lên trên đất Loa Thành lịch sử, có truyềnthống văn hoá lâu đời, cái nôi của những câu chuyện truyền thuyết hấp dẫn,
Trang 10cái nôi đào tạo những cán bộ cách mạng trung kiên, cái nôi nảy nở nhữngnhân tài văn học Qua hai năm nghiên cứu tìm tòi , áp dụng và dựa trên nhữngkết quả đã đạt được, tôi đã và đang bổ sung, hoàn thiện cho đề tài được hoànchỉnh.
I. Khảo sát tình hình thực tế học sinh:
Theo truyền thống, người giáo viên muốn giờ dạy thành công, đạt được
kết quả cao thì không thể bỏ qua khâu “Hướng dẫn về nhà” Trong việc
“Hướng dẫn về nhà”, chúng tôi yêu cầu học sinh học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
Ví dụ học xong bài “Lục Vân Tiên gặp nạn”, chúng tôi hướng dẫn học sinh
về nhà:
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài sau: “Chương trình địa phương” (Phần văn) Song ở đầu
tiết 42 qua quá trình kiểm tra bài soạn, tôi thấy các em chuẩn bị rất sơ sài,
có em không biết chuẩn bị như thế nào Đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, tôichốt lại mấy lý do cơ bản:
1 Học sinh lười suy nghĩ, chưa chịu tìm hiểu, khám phá
2 Giáo viên chưa dành thời gian đầu tư, chưa có những câu hỏi, yêucầu cụ thể để có được những định hướng ban đầu
3 Học sinh có quá ít thời gian chuẩn bị, chưa định hướng được quátrình tìm hiểu văn học địa phương bắt đầu như thế nào
II.Những giải pháp cụ thể :
Trước thực trạng đó, chúng tôi nghiên cứu, tìm cách khắc phục những
nguyên nhân trên Mục đích của bài này như đã trình bày ở trên: “Giúp học
sinh bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình.
Từ đó học sinh bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn
Trang 11học địa phương và hình thành sự quan tâm, yêu mến đối với văn học của địa
phương” (SGV Ngữ văn 9 – Trang 128 - Tập I).
Đây thực chất là một tiết học giúp học sinh hình thành kỹ năng tìm tòi,phát hiện và bày tỏ thái độ tình cảm đối với địa phương
1. Cải tiến khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài:
Để giờ dạy có hiệu quả, tôi thiết nghĩ, tuỳ từng yêu cầu, mức độ của dạngbài mà giáo viên có cách hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho phù hợp chứkhông nhất thiết giờ học trước hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho giờ học
sau Đối với việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho giờ dạy tìm hiểu “Chương
trình địa phương” (Phần văn), giáo viên nên tiến hành trước đó 4 tuần để
học sinh có thời gian và điều kiện chuẩn bị ở nhà, giáo viên có thời gian xemxét Đây thực chất là một việc làm khích lệ học sinh phát huy vai trò chủ thểcủa mình Trò có thời gian chuẩn bị sẽ có được những sản phẩm tinh thần tốtđẹp
2. Định hướng cho học sinh nguồn sưu tầm;
Theo Nguyễn Kỳ- Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, 1996, trong “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC”, mối quan hệ
thầy trò:
THẦY – TÁC NHÂN -> TRÒ – CHỦ THỂTHẦY – HƯỚNG DẪN -> TRÒ TỰ NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đánh giá: Định hướng giữ vai trò
tiên quyết của sự thành công Cho nên để chuẩn bị cho tiết 42 “Chương trình
địa phương” (Phần văn), giáo viên cần làm tốt vai trò vai trò tác nhân của
mình Như vậy tiết này, ngoài việc nắm bắt được tình hình chuẩn bị bài củahọc sinh cần hoạch định những phương án để chủ thể phát huy vai trò Đối
với “Chương trình địa phương” (Phần văn), SGK gợi ý rất nhiều cách thức
chuẩn bị bài (trang 122 – SGK Ngữ văn 9 Tập I) Song để tiết học có hiệu
quả, tôi định hướng cho học sinh hai nguồn tư liệu khá dồi dào:
Trang 12 Sách báo, tạp chí văn nghệ của địa phương: “Lửa chiều”,
“Đất thiêng”, “Loa Thành thánh tích”
Gặp gỡ các tác giả có tên tuổi, những thành viên Câu lạc bộthơ văn xã nhà
3. Giao nhiệm vụ, phân công công việc cụ thể;
Và để có thể phát huy được vai trò chủ thể giai đoạn đầu tiên là giaiđoạn chuẩn bị cho bài học Chuẩn bị tốt bao nhiêu thì kết quả bài giảng caobấy nhiêu Thầy trò cùng chuẩn bị: Đọc trước bài, soạn bài, thu thập tài liệu
Giáo viên giao nhiệm vụ, phân công theo nhóm Trong dạy học, “ làm việc
theo nhóm là một hoạt động học tập tích cực sản phẩm của nhóm học tập thường có kết quả khả quan vì đưa ra được những kết luận phong phú, đa dạng, những khám phá thú vị, đầy sáng tạo ”
(Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong môn Ngữ văn
- Nguyễn Đắc Diệu Lam).Cách tiến hành hoạt động nhóm vừa phát huy tính tích cực, tự giác củatrò, vừa làm cho khâu chuẩn bị được phong phú
Chúng tôi phân chia học sinh thành bốn nhóm và giao nhiệm vụ cụ thểcho từng nhóm:
- Nhóm 1 : Lập bảng thống kê các tác giả văn học địa phương (những tác giả
có sáng tác được công bố từ năm 1975 đến nay) theo mẫu:
ST
T
Họ tên Bút danh Những tác phẩm chính
Trang 13- Nhóm 2 : Sưu tầm một số tác phẩm hay (thuộc bất kỳ thể loại nào) viết vềđịa phương mình (Kể cả những tác phẩm của những tác giả tuy không phảingười địa phương nhưng có sáng tác viết về địa phương).
- Nhóm 3 : Viết một bài văn ngắn giới thiệu và nêu cảm nghĩ của mình vềmột trong những tác phẩm viết về địa phương mà em sưu tầm được
- Nhóm 4 : Viết một bài văn hay một bài thơ về địa phương mình
Với cách thức giao nhiệm vụ như vậy nghĩa là “ biến người học
thành tác nhân tự nguyện, tích cực có ý thức về sự tự giáo dục của mình Đó chính là chuẩn của phương pháp tích cực: tính tích cực, tính tự do và tính giáo dục”
(Jean Vial – “Lịch sử và thời sự về phương pháp giáo dục”.
Nguyễn Kỳ và Dương Xuân Nghiên dịch).
4. Hướng dẫn cách thức thực hiện:
Học sinh lớp 8 thì vốn kiến thức của các em chưa phong phú, đặc biệtđối với những sinh đại trà, hầu như các em không mấy quan tâm đến nhữngtác phẩm văn học nghệ thuật của xã nhà vì các em chưa có hứng thú Để giờdạy thành công thì người giáo viên cần gia công tìm hiểu thực tế, chuẩn bịmọi phương án, dự trù tình huống Mặc dù người giáo viên có thể cung cấpluôn cho học sinh mọi chi tiết, dẫn chứng ( Bảng hệ thống các tác giả, các tácphẩm thơ văn viết về địa phương Nhưng làm như vậy vô hình đã xoá nhoàvai trò tích cực của chủ thể
Đối với nhiệm vụ của bốn nhóm trên, tôi yêu cầu học sinh:
100% thành viên tham gia tích cực hoạt động chuẩn bị
Dành thời gian nhàn rỗi đọc sách báo, tạp chí văn nghệ viết
về địa phương rồi ghi chép tích luỹ, chuẩn bị cho bài học
Học hỏi, tìm hiểu qua những người tham gia Câu lạc bộ thơvăn của địa phương
5. Đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra thường xuyên:
Trang 14Nhằm tạo đà cho sự chuẩn bị của học sinh có hiệu quả, chúng tôithường xuyên nhắc nhở, đôn đốc bằng cách kiểm tra quá trình chuẩn bị bài,nắm bắt thực tế soạn bài Từ tuần 5 (giáo viên giao nhiệm vụ) đến tuần 8(giáo viên thu bài để xem xét trước khi học bài đó (Tuần 9) Trong ba tuầnhọc sinh chuẩn bị, tôi thường xuyên kiểm tra vào các tiết học văn cuối tuần,
có qui định trước với học sinh về thời gian kiểm tra, yêu cầu học sinh mangbài đầy đủ Công việc kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh cũng là một cách
để giáo viên tạo lập tình huống, dự trù phương án, bổ sung kiến thức Nghĩa làcông việc này giúp cho giáo viên chuẩn bị tốt hơn vai trò tác nhân của ngườihướng dẫn: Lập và điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp với đối tượng,
đó cũng là tiêu chí của PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC.
6. Giáo viên tập hợp bài chuẩn bị của học sinh để xem xét chấm điểm:
Chương I, Điều 14 – Luật Giáo dục, năm 2005 có viết: “Nhà giáo giữ
vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” Để bài viết
“Chương trình địa phương” (Phần văn) có chất lượng, giáo viên cần tập
hợp những bài chuẩn bị của học sinh để nắm bắt tình hình, có cách giải quyết
bổ sung, sửa chữa phù hợp Đến tuần 8, tôi thu bài của học sinh để đọc, cho
điểm, ghi vào sổ cá nhân Tôi coi mình là người chấm số 1.
7. Tiến hành trên lớp:
Sau khi chấm chữa bài của học sinh, tôi trả lại bài chuẩn bị cho các em
Tôi hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện tiết 42 “Chương trình địa
phương” (Phần văn), tiến hành theo các hoạt động:
Hoạt động 1: Phân công học sinh chấm chéo:
Nhằm mục đích khích lệ cho học sinh phát huy tính tích cực của người
học, trên lớp chúng tôi phân công học sinh trong nhóm chấm chéo bài của
nhau Hình thức này giúp các em học tập lẫn nhau và phát huy hơn nữa tinh
thần trách nhiệm của bản thân trong quá trình học Bởi vì: “Đổi mới và hiện
đại hoá phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình
Trang 15tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường
và tham gia các hoạt động xã hội”.
(Chiến lược phát triển giáo dục – 2001 – 2010)
Học sinh lớp 9 lứa tuổi 14 -15 đã tỏ ra muốn để ý quan tâm đến nhau,các em rất thích ghi chép Sổ tay lưu niệm, ghi nhật ký, lưu bút, rất thích nhậnmặt chữ của các bạn mình Giáo viên giao bài cho học sinh chấm chéo, nhậnxét, đó là công việc tạo niềm say mê cho trò Trong quá trình đọc bài, các em
sẽ học tập lẫn nhau về cách trình bày, diễn đạt, về nội dung kiến thức, và giúpnhau sửa chữa những sai sót trong bài làm
Hoạt động 2: Phát huy tính tích cực và ghi nhận kết quả của nhóm học
- Nhóm 2: Nhóm trưởng tập hợp các bài thơ văn của các tác giả viết về địaphương và sàng lọc, loại bỏ những bài có tên và nội dung chùng nhau
- Nhóm 3: Nhóm trưởng thu thập bài văn của các thành viên trong tổ giớithiệu và nêu cảm nghĩ về một trong những tác phẩm hay viết về địa phương
- Nhóm 4: Nhóm trưởng thu thập bài văn hoặc thơ của các thành viên trong
tổ viết về địa phương
Hoạt động 3: Giáo viên bình điểm , công khai kết quả:
“Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, góp phần tạo thành công cho đổi mới gióa dục ở THCS Từ việc coi kiểm tra đánh giá chỉ với mục tiêu kết luận kết quả của học sinh ở thời điểm cuối của
Trang 16quá trình giáo dục tới việc định hướng đánh giá nằm trong cả quá trình giúp cho giáo viên điều chỉnh cách dạy để học sinh đạt kết quả học tập ngày càng cao đang là một chuyển đổi của giáo dục phổ thông”
(Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS
Chu kỳ 2004 – 2007 – trang 88).Như trên tôi đã trình bày, phân công học sinh chấm chéo bài của nhaucũng là một hình thức đổi mới cách đánh giá học sinh Song sự đánh giá cànghoàn chỉnh hơn khi có sự kết hợp đánh giá của giáo viên Bởi vì đánh giákhông chỉ nhằm cho điểm mà phải được xem là căn cứ xác định mức pháttriển và tiến bộ hay chưa tiến bộ, học sinh đạt được những yêu cầu gì…
Kết quả đánh giá phải được chia sẻ và có tác dụng tạo động lực thúc đẩyhọc sinh học tập cho tập thể và cá nhân Cho nên việc quan trọng và cầnthiết , sau khi cho học sinh tự đánh giá, giáo viên phải là người tập hợp kếtquả của học sinh chấm Căn cứ vào điểm của học sinh và điểm của giáo viên
cộng vào chia đôi, lấy điểm đó làm điểm bài viết thực hành của bài “Chương
trình địa phương” (Phần văn)
8. Khen thưởng và kỷ luật:
Trong quá trình thực hiện và rút kinh nghiệm của nhiều năm học, tôi cóthể rút ra những nhận xét như sau: có những học sinh làm bài vô cùng nghiêmtúc và đạt chất lượng tốt, song cũng có không ít những học sinh chưa nghiêmtúc làm bài, hoặc làm bài một cách chống đối Để khắc phục tình trạng họcsinh lười suy nghĩ, tôi áp dụng biện pháp cộng điểm của tất cả các thành viêntrong tổ chia điểm trung bình của tổ, tổ nào điểm trung bình cao hơn, toàn tổ
sẽ được thưởng điểm thi đua Tổ nào cứ có một bạn dưới 5 thì bị trừ 2 điểmthi đua
Hình thức khen thưởng và kỷ luật này thúc đẩy sự cố gắng của học sinhrất nhiều Vì tâm lý thường tình của lứa tuổi 14 – 15 không muốn thua kémbạn bè Đặc biệt, đánh giá khen thưởng gắn vào hoạt động tổ nhóm sẽ làmcho học sinh nâng cao tính cộng đồng và tinh thần trách nhiệm trước tậo thể