Xuất giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần truyền thông Việt nam (Trang 40)

NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM

4.2.1. Nâng cao khả năng thích ứng

Công ty cần xây dựng những chiến lược hành động cụ thể để đáp ứng được những biến động không ngừng của thị trường công nghệ thông tin tại Việt Nam cũng như trên thế giới

Tăng cường củng cố và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng. Trước mỗi dự án mới, công ty nên tiến hành điều tra, lắng nghe nhu cầu của khách hàng. Thêm vào đó, Công ty cũng nên xây dựng một chế độ hậu mãi hợp lý nhằm tạo được lòng tin đối với người sử dụng dịch vụ.

Đặt ra mục tiêu cụ thể về tỷ lệ % trong tổng doanh thu từ sản phẩm mới. Điều này nhằm định hướng cho các thành viên trong công ty biết họ cần phải làm gì? Làm như thế nào để đạt được mục tiêu chung.

Quản lý thời gian như một nguồn lực quan trọng như đưa ra những deadline cụ thể để các thành viên có thể hoàn thiện công việc một cách tốt nhất đảm bảo cả

về chất lượng và tiến độ. Hơn nữa, Công ty cũng nên cân bằng giữa thời gian làm việc của nhân viên với thời gian để các nhân viên có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.

4.2.2. Cải thiện tính nhất quán

Theo mô hình Denison, yếu tố “Tính nhất quán” của công ty Cổ phần truyền thông Việt Nam bị đánh giá với số điểm thấp nhất. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao điểm của yếu tố này tại doanh nghiệp:

Xác định rõ các giá trị cốt lõi của công ty và duy trì chúng bằng cách tạo ra sự gắn kết các thành viên của công ty với các giá trị đó. Thêm vào đó, công ty có thể đưa các giá trị, tư tưởng và văn hóa vào thành một phần của chương trình đào tạo thường xuyên.

Tuyển dụng nhân viên khi họ mới vào nghề, giúp nhân viên mới thấm nhuần văn hóa doanh nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa, các buổi hội thảo chuyên môn, trao đổi giữa các nhân viên cũ với các nhân viên mới.

Tăng cường mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty bằng việc tổ chức các cuộc thi, các chương trình giải trí, vui chơi để các nhân viên có cơ hội giao lưu và học hỏi. Điều này góp phần làm nâng cao mức độ đồng thuận và khả năng giải quyết được những bất đồng khi nảy sinh.

4.2.3. Thiết lập hệ thống sứ mệnh rộng rãi trong công ty

Sứ mệnh là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhân viên gắn bó hơn với tổ chức. Đồng thời, định hướng rõ ràng cho nhân viên trong công việc. Chính vì thế, doanh nghiệp có thể áp dụng một số giải pháp sau:

Xác lập triết lý kinh doanh thống nhất được cả lợi ích dài hạn và ngắn hạn. Để các thành viên trong công ty có thể thấm nhuần được triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, ban giám đốc cần đưa ra chiến lược thay đổi theo từng thời điểm,

đặc biệt có thể dung hòa được mục tiêu của các thành viên trong công ty với sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược của tổ chức.

Khuyến khích mọi người tham gia vào định nghĩa và định hướng lại sứ mệnh. Ban giám đốc nên tạo mọi cơ hội cho nhân viên được nói lên suy nghĩ và định hướng của họ đối với công ty.

1.0.1. Nâng cao mức độ tham gia của nhân viên

Trong các yếu tố đánh giá về cấu trúc doanh nghiệp của công ty Cổ phần truyền thông Việt Nam, yếu tố “Sự tham gia của nhân viên” được đánh giá cao. Tuy nhiên, công ty cũng cần có những biện pháp nhằm nâng cao sự đóng góp của nhân viên đối với doanh nghiệp:

Hệ thống thông tin được cung cấp cho tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp. Đồng thời, thông tin phục vụ ra quyết định nên được đưa từ dưới lên. Từ đó, các nhân viên tự cảm thấy họ được coi trọng và được lắng nghe. Điều này tạo động lực cho các thành viên không ngừng làm việc hết mình để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Thực hiện chiến lược phát triển nhân viên bằng các hình thức như: thưởng, thăng chức, vinh danh… Thêm vào đó, công ty cũng nên mở ra các cơ hội học tập cho nhân viên nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn tại chính doanh nghiệp cũng như tại các môi trường làm việc chuyên nghiệp khác.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông, Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam - VCcorp đang nỗ lực và phấn đấu không ngừng để trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực truyền thông, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam luôn không ngừng đổi mới, bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, tạo ra những sản phẩm dịch vụ truyền thông chất lượng và sáng tạo. Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp theo nét riêng và độc đáo có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là liệt kê các giá trị mong muốn, thay đổi hình thức bên ngoài mà lãnh đạo phải có sự định hướng, cổ vũ, động viên đồng thời tất cả các thành viên cần nắm vững các giá trị được tuyên bố, nỗ lực tham gia vào việc hoàn thiện và phát triển văn hoá trong công ty. Phát huy truyền thống là một trong những công ty truyền thông lớn mạnh hàng đầu tại Việt Nam cùng với sự hộ trợ của Chính phủ đối với sự phát triển của các dịch vụ trên Internet, tạo ra một môi trường thông thoáng về luật pháp và rõ ràng về chinh sách, Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam quyết tâm phấn đấu không chỉ trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực truyền thông mà còn vươn ra thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. "Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp" - Th.s Hoàng Anh Duy - Trường Đại học Ngoại Thương

2. "Quản trị học" - ĐHNT dịch từ "Management" 3rd Edition, Stephen Robbins, Bergmen, Ian Stagg and Coulter. Prentice Hall, 2003

3. "Văn hóa doanh nghiệp và thực trạng tại công ty cổ phần truyền thông Việt Nam" - Khóa luận tốt nghiệp trường ĐH Ngoại Thương năm 2006

4. "Đánh giá văn hóa doanh nghiệp dựa trên mô hình Denison và thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam" - Khóa luận tốt nghiệp trường ĐH Ngoại Thương năm 2009

5. Nội san VCConnek 6. www.vccorp.vn

PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI



1.1 Anh/Chị được chia sẻ tầm nhìn rằng tổ chức sẽ như thế nào trong tương lai.

1 2 3 4 5 1.2 Lãnh đạo đã có quan điểm dài hạn. 1 2 3 4 5 1.3 Tầm nhìn dài hạn thường KHÔNG bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng ngắn

hạn.

1 2 3 4 5 1.4 Tầm nhìn tạo ra hứng thú và động lực cho Anh/Chị. 1 2 3 4 5 1.5 Những yêu cầu ngắn hạn có thể hoàn thành mà KHÔNG ảnh hưởng đến

tầm nhìn dài hạn.

1 2 3 4 5 2.1 Anh/Chị đồng ý về các mục tiêu của công ty 1 2 3 4 5 2.2 Lãnh đạo đạt ra các mục tiêu đầy tham vọng nhưng thực tế. 1 2 3 4 5 2.3 Lãnh đạo công khai các mục tiêu cần phải đạt đến. 1 2 3 4 5 2.4 Công ty thường hoạt động theo các mục tiêu đã định ra. 1 2 3 4 5 2.5 Anh/Chị biết cần phải làm gì để đạt được thành công sau này. 1 2 3 4 5 3.1 Công ty có mục đích và định hướng dài hạn. 1 2 3 4 5 3.2 Chiến lược của Công ty dẫn dắt các tổ chức khác thay đổi cách thức cạnh

tranh trong ngành

1 2 3 4 5 3.3 Công ty có sứ mệnh rõ ràng, sứ mệnh này chỉ ra ý nghĩa và định hướng

cho công việc.

1 2 3 4 5 3.4 Công ty có chiến lược rõ ràng cho tương lai. 1 2 3 4 5 3.5 Định hướng chiến lược của tổ chức rõ ràng với Anh/Chị. 1 2 3 4 5 4.1 Những ý kiến và phản hồi từ khách hàng thường dẫn đến sự thay đổi. 1 2 3 4 5 4.2 Khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết định của tổ chức. 1 2 3 4 5 4.3 Anh/Chị hiểu rõ khách hàng muốn gì và cần gì. 1 2 3 4 5 4.4 Các quyết định của Công ty thường chú ý đến sở thích của khách hàng. 1 2 3 4 5 4.5 Công ty khuyến khích nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. 1 2 3 4 5 5.1 Công ty coi thất bại là cơ hội để học tập và tiến bộ. 1 2 3 4 5 5.2 Tính sáng tạo và mạo hiểm được khuyến khích và ghi nhận. 1 2 3 4 5 5.3 Công ty thường xuyên tổng kết và truyền đạt những bài học kinh nghiệm

cho nhân viên.

1 2 3 4 5 5.4 Học tập là một mục tiêu quan trọng trong công việc hàng ngày. 1 2 3 4 5 5.5 Anh/Chị biết được công việc của các bộ phận khác. 1 2 3 4 5 6.1 Cách thức làm việc rất linh hoạt và dễ dàng thay đổi. 1 2 3 4 5 6.2 Công ty phản ứng tốt đối với đối thủ cạnh tranh và những thay đổi trong

môi trường kinh doanh.

1 2 3 4 5 6.3 Những cách làm việc mới và tiến bộ được chấp nhận. 1 2 3 4 5

6.4 Những nỗ lực thay đổi thường KHÔNG vấp phải sự chống đối. 1 2 3 4 5 6.5 Các bộ phận khác nhau của tổ chức thường hợp tác với nhau để tạo ra sự

thay đổi.

1 2 3 4 5 7.1 Anh/Chị có mức độ tham gia vào công việc cao. 1 2 3 4 5 7.2 Các quyết định thường được ra tại các cấp quản lí có thông tin tốt nhất. 1 2 3 4 5 7.3 Thông tin được chia sẻ rộng rãi trong tổ chức vì thế Anh/Chị có thông tin

khi cần thiết.

1 2 3 4 5 7.4 Anh/Chị tin rằng Anh/Chị có ảnh hưởng lớn trong tổ chức. 1 2 3 4 5 7.5 Anh/Chị tham gia vào việc lập kế hoạch kinh doanh ở nhiều cấp độ. 1 2 3 4 5 8.1 Công ty khuyến khích các bộ phận khác nhau hợp tác với nhau. 1 2 3 4 5 8.2 Mọi người làm việc với nhau như là một đội. 1 2 3 4 5 8.3 Công việc được hoàn thành dựa trên nỗ lực của nhóm hơn là dựa vào cấp

bậc.

1 2 3 4 5 8.4 Tổ chức ưu tiên xây dựng các nhóm. 1 2 3 4 5 8.5 Anh/Chị thấy được mối quan hệ giữa công việc của Anh/Chị với mục tiêu

của tổ chức.

1 2 3 4 5 9.1 Anh/Chị được trao quyền nên có thể tự hành động. 1 2 3 4 5 9.2 Năng lực của Anh/Chị được cải thiện thường xuyên. 1 2 3 4 5 9.3 Công tyliên tục đầu tư vào phát triển kĩ năng của nhân viên. 1 2 3 4 5 9.4 Năng lực của nhân viên được coi như một nguồn lực quan trọng của lợi

thế cạnh tranh.

1 2 3 4 5 9.5 Vấn đề thường nảy sinh do nhân viên KHÔNG có kĩ năng cần thiết để

giải quyết công việc.

1 2 3 4 5 10.1 Các nhà lãnh đạo và quản lí hành động theo những điều họ nói với nhân

viên.

1 2 3 4 5 10.2 Tổ chức có một phong cách quản lí riêng biệt. 1 2 3 4 5 10.3 Có một hệ thống giá trị rõ ràng và nhất quán chi phối cách thức kinh

doanh của tổ chức.

1 2 3 4 5 10.4 Anh/Chị KHÔNG gặp khó khăn khi thực hiện công việc của mình dù

KHÔNG quan tâm đến các giá trị cốt lõi

1 2 3 4 5 10.5 Có những quy tắc đạo đức quy định hành động của thành viên trong tổ

chức và chỉ cho họ cách thức hành động đúng đắn.

1 2 3 4 5 11.1 Phương thức kinh doanh của Công ty nhất quán và có thể đoán trước. 1 2 3 4 5 11.2 Nhân viên của các bộ phận khác nhau của tổ chức cùng chia sẻ một viễn

cảnh chung.

1 2 3 4 5 11.3 Các bộ phận khác nhau của tổ chức dễ dàng hợp tác với nhau trong các kế

hoạch.

1 2 3 4 5 11.4 Anh/Chị có thể phối hợp tốt với đồng nghiệp ở bộ phận khác. 1 2 3 4 5 11.5 Các mục tiêu ở các cấp bậc khác nhau của tổ chức có sự liên kết với nhau. 1 2 3 4 5 12.1 Khi có sự bất đồng ý kiến, tổ chức cố gắng tìm được cách giải quyết sự

bất đồng đó.

12.2 Công ty có văn hoá mạnh. 1 2 3 4 5 12.3 Tổ chức dễ dàng đạt đến sự đồng thuận kể cả trong những vấn đề khó

khăn.

1 2 3 4 5 12.4 Tổ chức KHÔNG gặp khó khăn để đạt được sự đồng thuận trong những

vấn đề quan trọng.

1 2 3 4 5 12.5 Thành viên của tổ chức đồng thuận về cách thức làm việc. 1 2 3 4 5

Xin Anh/Chị vui lòng cho biết thêm thông tin Họ tên:………

Phòng ban:……….

Vị trí:………..

Một phần của tài liệu Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần truyền thông Việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w