BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu skkn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi dạy bài trương trình địa phương (phần văn ) ở môn ngữ văn lớp 9 (Trang 31 - 32)

- Từ kết quả trên và các kết quả của những giờ giảng văn trước đó, tôi rút ra một số kinh nghiệm: Muốn thành công phải đầu tư thời gian cho bài dạy, thiết lập những cách thức tiến hành cho từng dạng bài. Và đặc biệt chú trọng sử dụng những phương tiện dạy học: Tư liệu, biểu bảng, tranh ảnh ...

- Đối với những tiết “Chương trình địa phương” người giáo viên nên linh hoạt tổ chức nhiều hình thức phong phú, sinh động hấp dẫn học sinh.

- Giáo viên cần có quá trình tích luỹ thường xuyên. Trước khi dạy bài này, tôi đã phải trăn trở và băn khoăn nhiều: lục tìm tư liệu, gặp gỡ các thành viên trong câu lạc bộ thơ văn xã ... để nhặt nhạnh, tích cóp có được kiến thức tối thiểu về tác giả, tác phẩm người địa phương

- Về phía học sinh, người giáo viên cần có biện pháp để khích lệ (động viên khen thưởng) học sinh chủ động lĩnh hội và giải quyết tình huống có vấn đề. Giáo viên chỉ là người kiểm tra, sửa chữa, bổ sung những chỗ thiếu sót ở học sinh.

- Giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh có những cuốn Sổ tư liệu để tích luỹ vốn sống, tự làm giàu trí tuệ của mình. Đối với những học sinh khá giỏi đây là việc làm thích thú và thiết thực. Còn đối với học sinh trung bình trở xuống, giáo viên thường xuyên có biện pháp kiểm tra công việc ghi chép, tích luỹ, hàng tháng có nhận xét, đánh giá, xếp loại Sổ tư liệu.

Tôi thiết nghĩ không chỉ môn Văn mà đối với các môn khác học sinh cũng nên có sự tích luỹ.

C. LỜI KẾT

Trên đây là một vài biện pháp tôi phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học bài “Chương trình địa phương” (Phần văn). Đề tài của tôi chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp lượng thứ và cho tôi những ý kiến đóng góp.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cổ Loa, ngày 08 tháng 4 năm 2005

Người viết

Một phần của tài liệu skkn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi dạy bài trương trình địa phương (phần văn ) ở môn ngữ văn lớp 9 (Trang 31 - 32)