Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 91: Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH - Chu Quang Tiềm- A- Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: HS cần hiểu được: - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. - Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả. 2. Kĩ năng: - Biết cách đọc - hiểu 1 VB dịch (không sa đà vào PT ngôn từ). - Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong 1 VbNL. - Rèn luyện thêm cách viết 1 bài văn NL. 3. Thái độ: - Giáo dục hs lòng ham đọc sách và yêu mến sách B- Chuẩn bị: - Giáo viên: GA, SGK, SGV, TLTT, tranh minh hoạ - Học sinh: Vở soạn, vở ghi, SGK, SBT C- Phương pháp - Phương pháp: Đọc sáng tạo, vấn đáp, gợi tìm, giảng bình - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, hỏi và trả lời D- Tiến trình lên lớp: 1. Ôn định: - KTSS: .9A: 9B: 2. Kiểm tra bài cũ: - KT sự CBB của HS 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - GV: Đây là bài đầu tiên của chương trình học kì 2. Trước khi vào bài học chúng ta cùng khởi động bằng 1 số câu hỏi sau: Trên mặt bàn có 4 góc 4 con số và 1 ô trung tâm, đằng sau mỗi con số sẽ là một câu hỏi đầy thú vị. Giải đáp được 4 câu hỏi các em sẽ tìm được chủ đề của bài học hôm nay. (?) Hãy điền từ còn thiếu trong hai câu thơ sau: Nam quốc sơ hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại - Đáp án: thiên thư -> Đây là phiên âm chữ Hán dịch sang TV nghĩa là gì? (?) Tài liệu nào không thể thiếu đối với học sinh dùng để học tập hàng ngày? - Đáp án: Sách giáo khoa -> Các câu hỏi sẽ được nâng với cấp độ khó dần (?) Tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học Liên hợp quốc đã chọn ngày 23/4 hàng năm làm ngày gì? - Đáp án: Ngày đọc sách thế giới (Ngày sách và bản quyền thế giới – 1995) (?) Trong chương trình chào buổi sáng trên VTV1 có một mục thường giới thiệu cho chúng ta những cuốn sách hay, có ý nghĩa. Chuyên mục đó có tên gọi là gì? - Đáp án: Mỗi ngày 1 cuốn (?) Liên kết các câu hỏi trên theo các em tiết học hôm nay liên quan đến chủ đề gì? - Đáp án: Sách - GV: Vâng nói tới sách, chuyện về đọc sách là vấn đề không mới. Đã có nhiều nhà KH, nhà văn, nhà thơ bàn về vài trò của sách trong đời sống tinh thần của con người như: Nhà không có sách giống như thân thể không có linh hồn (Xi-xê-rô); Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của sự thông thái tích lũy lại (Cơ-tít-xơ); Nhà có sách đèn con cháu thích / Cửa không xe ngựa bạn bè thưa (Nguyễn Trãi). Chắc hẳn các em ngồi đây ít nhiều đều nhận thức được vai trò của sách, nhưng đọc sách như thế nào cho có ích với đời sống con người? Ý kiến của Chu Quang Tiềm - danh nhân Trung Quốc sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về điều này. Hôm nay thầy trò chúng ta cùng đi tìm hiểu văn bản Bàn về đọc sách của ông. b) Các hoạt động dạy – học H Đ của thầy H Đ của trò ND cần đạt ? Em đã thu nhận được những thông tin nào về tác giả Chu quang Tiềm? I- Giới thiệu chung 1. Tác giả - Chu Quang Tiềm (1897- 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học lớn của Trung Quốc. - GV bổ sung: + Chu Quang Tiềm (14/10/1897 – 6/3/1986), tự Mạnh Thực, quê Đông Thành, tỉnh An Huy. Đỗ tiến sĩ Mĩ thuật tại đại học Stabourg (Đức), giáo sư đại học Bắc Kinh, Thanh Hoa. + Tác phẩm chủ yếu đã xuất bản: Thi luận (1943); Đàm tu dưỡng (1946); Bàn về dịch (tạp chí văn học nước ngoài, số 2-2005). ? Cho biết xuất xứ của văn bản? - GV: Văn bản này là lời bàn rất tâm huyết của CQT về việc đọc sách. Ông muốn truyền lại cho thế hệ sau những suy nghĩ sâu sắc và kinh nghiệm phong phú của bản thân về việc đọc sách mà ông đã tích lũy được qua quá trình học tập và nghiên cứu. 2. Tác phẩm - Trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách”. - GV nêu y/c đọc: Đọc rõ ràng, mạch lạc, nhẹ nhàng như lời tâm tình, trò chuyện, chú ý các hình ảnh so sánh trong bài. - GV: Đọc mẫu, gọi HS đọc, nhận xét - GV y/c HS giải nghĩa 1 số từ khó - Đọc, nhận xét II- Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích ? Thế nào là “học thuật”? ? Từ trường chinh trong VB này được hiểu là gì? - Học thuật: hệ thống kiến thức khoa học - Phấn đấu lâu dài trên con đường học vấn 2. Kết cấu, bố cục ? Cho biết PTBĐ chính của VB? - PTBĐ: Nghị luận ? Vì sao em xác định được đây là VB nghị luận? (Đặc điểm của VBNL) - Vì VB có hệ thống luận điểm, luận cứ và cách lập luận ? Vậy vấn đề nghị luận của văn bản này là gì ? - Nghị luận về 1 vấn đề XH: bàn về đọc sách - Vấn đề nghị luận: bàn về đọc sách - GV: Đây là một đoạn trích nên không đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Thực chất ở đây chỉ có phần thân bài – tức là phần giải quyết vấn đề, cho nên tìm hiểu bố cục của đoạn trích thực chất là đi tìm hệ thống các luận điểm. ? Từ việc xác định trên em hãy chỉ rõ bố cục của VB? - Phần 1: Học vấn => phát hiện thế giới mới. - Phần 2: Lịch sử => tiêu hao lực lượng. - Phần 3: Phần còn lại - Bố cục: 3 phần ? Dựa vào bố cục em hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy? + Lđ1: Tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách + Lđ2: Những khó khăn của việc đọc sách hiện nay. + Lđ3: Phương pháp chọn sách và cách đọc sách. ? Em có nhận xét gì về hệ thống luận điểm của bài văn? - Hệ thống luận điểm được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lí, các luận điểm liên kết với nhau rất chặt chẽ để phát triển luận đề mà tác giả đã đưa ra - GV: Bằng những luận điểm trên tác giả Chu Quang Tiềm đã làm sáng tỏ vấn đề vì sao phải đọc sách và đọc sách như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn cách lập luận của CQT về vấn đề trên chúng ta cùng chuyển sang phần 3. Phân tích 3. Phân tích ? Mở đầu văn bản tác giả nhắc đến “học vấn” vậy em hiểu “học vấn” là gì? - Những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập. 3.1. Tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách. ? Học vấn thu được từ đọc sách là gì? - Là những hiểu biết của con người do đọc sách mà có ? Trong cuộc sống, người như thế nào thì được gọi là người có học vấn? - Là học rộng, biết nhiều, có vốn tri thức sâu rộng ? Học vấn có vai trò như thế nào đối với con người? (Chúng ta có thể dùng học vấn vào những việc gì?) - GV: Học vấn đem lại lợi ích và hạnh phúc cho con người. Chính vì vậy mà ngạn ngữ cổ có câu: Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người. - Dùng trí tuệ của học vấn để làm ăn, thi thố, để phục vụ cho cá nhân, cho gia đình và rộng hơn cho đất nước cho nhân loại - GV: Như vậy học vấn có vai trò vô cùng quan trọng. ? Theo tác giả con đường quan trọng để ta có được học vấn là nhờ vào đâu? - Là nhờ vào đọc sách - Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn - GV: Như vậy học vấn tích lũy được từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người. Trong đó đọc sách chỉ là một mặt nhưng là mặt quan trọng. Đây cũng chính là luận điểm xuát phát của đoạn văn. ? Vậy từ đó em hãy xác định mối quan hệ giữa đọc sách với học vấn? - Đọc sách và học vấn có mối quan hệ chặt chẽ. Muốn có học vấn không thể không đọc sách ? Qua đây, em có nhận xét gì về cách dẫn dắt của tác giả trong câu văn đầu tiên này? - Cách dẫn dắt tự nhiên, khéo léo, giàu sức thuyết phục -> Cách dẫn dắt tự nhiên, khéo léo ? Từ đó CQT đã cho rằng việc trau dồi học vấn là nhiệm vụ của ai? ? Tiếp theo tác giả đã chỉ rõ mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay có được là nhờ đâu? - Không chỉ là việc của cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại - Là thành quả do nhân loại tìm tòi, tích lũy, khám phá qua các thời đại mà có. ? Thời gian có thể vùi lấp mọi thứ nhưng những thành quả đó vẫn được cất giữ và lưu truyền do đâu ? - Do sách vở ghi chép và lưu truyền lại. - Sách + ghi chép, lưu truyền mọi thành tựu của nhân loại ? Tác giả đưa ra lí lẽ nào để khẳng định giá trị của sách? (đã ví sách với cái gì?) - Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, là cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại. + kho tàng cất giữ di sản tinh thần của nhân loại + cột mốc trên con đường tiến hoá - GV: Từ xa xưa người cổ đại đã có ý thức ghi chép lại những gì mình thu nhận được từ thế giới. Họ muốn lưu giữ cho đời sau những nhận thức của mình. Từ khi con người có chữ viết là có sách ra đời. Cách đây hàng nghìn năm những cuốn sách đầu tiên được làm bằng mai rùa, xương thú, rồi tiến tới bia đá, thẻ tre và hiện nay là các cuốn sách bằng giấy mà các em đang cầm trên tay. Có rất nhiều cuốn sách được gọi là cột mốc của nhân loại như: Thuyết tiến hóa của Đác-uyn; Thuyết tương đối của Anh-xtanh. Những cuốn sách như thế đã làm thay đổi nhân sinh quan, thế giới quan của con người, Vậy thì đó thực sự là cột mốc đánh dấu sự phát triển của văn minh nhân loại. ? Vậy những cuốn sách giáo khoa em đang học tập có phải là di sản tinh thần đó không? Vì sao? - Có vì đó là 1 phần tinh hoa học vấn của nhân loại trong các lĩnh vực KHTN và KHXH mà chúng ta có may mắn được tiếp nhận ? Tác giả đã quả quyết rằng: Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật tức là chúng ta muốn nâng cao học vấn thì phải làm gì? - Phải lấy thành quả của nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Phải đọc sách để nâng cao học vấn - GV: Đúng như vậy, sách lưu giữ mọi học vấn của nhân loại, muốn nâng cao học vấn cần phải đọc sách. Ví dụ, từ việc đọc thơ ca dân gian mà có thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, thơ Nôm của HXH, rồi đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Những phát minh của Ê-đi-sơn, Niu-tơn nhờ được lưu giữ lại trong sách mà thế hệ sau có thể hiểu những gì cha ông ta đã làm được từ đó kế thừa và tiếp tục phát triển những lĩnh vực khác. ? Các em chú ý vào hai câu văn cuối đoạn: Nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ tức là nếu chúng ta coi thường sách, không biết đọc sách thì có thể điều gì sẽ xảy ra? ? Em có nhận xét gì về giả định này? Tác giả đưa ra giả định nhằm mục đích gì? - Là kẻ xóa bỏ hết thành tựu của quá khứ, là kẻ đi thụt lùi, lạc hậu - Đưa ra giả định để tăng thêm ý nghĩa của sách - Không biết đọc sách sẽ là kẻ xóa bỏ thành tựu của quá khứ, là kẻ đi thụt lùi, lạc hậu -> Giả định để tăng thêm ý nghĩa của sách ? Từ giả định trên, em có nhận xét gì về thái độ của tác giả đối với sách? - Thái độ trân trọng đề cao sách - GV: Tiếp theo tác giả đã chỉ ra ý nghĩa to lớn của việc đọc sách ? Nào, cụ thể tác giả đã chỉ rõ đọc sách là để làm gì? - Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm loài người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ - Đọc sách + trả nợ quá khứ + ôn lại kinh nghiệm loài người + hưởng thụ kiến thức - GV: Như vậy tác giả đã khẳng định đọc sách không chỉ là trách nhiệm đối với tiền nhân mà còn là hạnh phúc của hậu thế. Bởi vì các em thấy cuộc đời con người thật ngắn ngủi chỉ có mấy chục năm thôi, mấy chục năm ấy chúng ta đã tiếp nhận được tri thức của nhân loại hàng nghìn năm về trước. Rõ ràng đọc sách là hưởng thụ, đọc sách là niềm hạnh phúc vô tận của con người vậy thì tại sao chúng ta lại không đến với những niềm hạn phúc như vậy? ? Và để chốt lại vấn đề nghị luận tác giả đã khẳng định điều gì? - Đọc sách là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới. + sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh trên con đường học vấn - GV: Con đường học vấn của mỗi người là vô tận bởi vì “Những điều ta đã biết chỉ là một giọt nước còn những điều ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông”. Đọc sách chính là sự chuẩn bị đầu tiên, là hành trang không thể thiếu để con người tiến xa hơn trên con đường học thuật của mình. ? Thế hàng ngày các em có hay đọc sách không? ? Em đã hưởng thụ được gì từ các cuốn sách mà em đã đọc? ? Ví dụ, em đã hưởng thụ được gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình? (Qua đọc sách Ngữ văn các em đã thu nhận được những tri thức nào về TV, tri thức gì về văn?) - Tri thức Tiếng Việt giúp cho sử dụng đúng, hay ngôn ngữ dân tộc trong nghe, nói, đọc, viết - Tri thư về văn học giúp em cảm nhận đươc những cái hay cái đẹp, tình yêu thương trong cuộc sống - GV: Trong thực tế cuộc sống rất nhiều người đã thành công trong sự nghiệp của mình nhờ biết hưởng thụ sách, biết đọc sách. ? Em có thể kể tên một số nhân vật thành công trong sự nghiệp nhờ đọc sách mà em biết? - Mác-xim. Go-rơ-ki không hề qua 1 trường đại học nào. Nhờ đọc sách ông đã trở thành văn hòa vĩ đại của nước Nga - GV: Đó là các lãnh tụ nổi tiếng như Các-mác, Lê-nin nhờ biết hưởng thụ sách, coi sách là một công cụ sắc bén để nhận thức và tuyên truyền nên đã gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp cách mạng. Gần gũi nhất là Chủ tịch HCM kính yêu của chúng ta. Để đưa đất nước tiến lên, đấu tranh thoát khỏi ách nô lệ của TDP Bác Hồ đã phải dày công đọc sách, nghiên những cuốn sách quý giá như: Cương lĩnh chính trị của Lê-nin, dịch LS ĐCSLX làm tài liệu vận dụng vào phong trào đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc. ? Qua đây em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn văn này? -> Cách lập luận chặt chẽ, rõ ràng, dùng các cặp quan hệ từ “nếu…thì” ? Từ cách lập luận này em hãy khái quát về tầm quan trọng của sách và lợi ích của việc đọc sách? => Sách là vốn quý của nhân loại. Đọc sách là cách tạo học vấn. Muốn tiến lên trên con đường học vấn không thể không đọc sách ? Trong thời đại ngày nay, để trau dồi học vấn, ngoài con đường đọc sách còn có những con đường nào khác? Cho ví dụ. (Hay nói cách khác ngoài việc tiếp thu tri thức từ sách ta còn có thể tiếp thu tri thức bằng cách nào khác?) - Ngày nay cùng với sự phát triển của KHCN, CNTT ta có thể trau dồi học vấn bằng con đường văn hóa nghe nhìn như qua đài, tivi, phim ảnh, in-tơ-nét… ? Em hãy so sánh việc trau dồi học vấn từ việc đọc sách với việc trau dồi học vấn bằng con đường văn hóa nghe nhìn, từ đó rút ra kết luận về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách hiện nay? - Trong tình hình hiện nay việc trau dồi học vấn bằng con đường đọc sách vẫn là con đường quan trọng. Đọc sách có ý nghĩa lớn lao và lâu dài đối với mỗi con người. Mặc dù văn hóa nghe nhìn có sự bổ sung đắc lực nhưng không bao giờ có thể thay thế cho việc đọc sách. ? Trong những năm gần đây để phong trào đọc sách được duy trì và phát triển nước ta đã tổ chức những hoạt động gì? - Ngày hội sách, Ngày hội đọc sách, Ngày văn hóa đọc…(Tổ chức và duy trì từ 23/4/2011 đến nay – là ngày đọc sách Việt Nam) - GV: Có thể nói việc cầm trên tay 1 cuốn sách bằng giấy vẫn có sự thú vị rất riêng của nó nhất là khi đó là cuốn sách mà mình yêu thích. Đọc sách còn thể hiện nét văn hóa trong đời sống học đường – Đọc sách cho ngày mai. Thầy giáo hi vọng rằng trong thời gian tới thầy trò chúng ta cũng sẽ được tham dự những Ngày hội đọc sách đầy ý nghĩa như thế. - GV: Tuy nhiên việc đọc sách ngày nay không dễ, do lịch sử càng tiến lên di sản tinh thần của nhân loại càng phong phú. Vậy làm thế nào để đọc sách có hiệu quả nhất chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết sau. (?) Em biết những câu thơ, danh ngôn hay ca dao tục ngữ nào nói về tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách? - Đọc sách là nuôi dưỡng trí tuệ ( M.Xê-clê-ca) - Một kho vàng không bằng một nang sách (Tực ngữ) - Sách vở đầy bốn vách Có mấy cũng không vừa (Nguyễn Du) - Sách là nô lệ của tôi nhưng cũng là người thầy của tôi (Các-mác) - Hãy yêu quý sách vì sách đó là nguồn gốc của mọi tri thức (M. Gooc-ki) -> Về nhà các em tiếp tục sưu tầm các câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ nói về vai trò của sách, chép vào sổ tay văn học làm nguồn tri thức tích lũy kinh nghiệm cho bản thân -> Về nhà các em tiếp tục sưu tầm các câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ nói về vai trò của sách, chép vào sổ tay văn học làm nguồn tri thức tích lũy kinh nghiệm cho bản thân -> Về nhà các em tiếp tục sưu tầm các câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ nói về vai trò của sách, chép vào sổ tay văn học làm nguồn tri thức tích lũy kinh nghiệm cho bản thân . Ngày giảng: Tiết 91: Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH - Chu Quang Tiềm- A- Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: HS cần hiểu được: - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. -. luận ? Vậy vấn đề nghị luận của văn bản này là gì ? - Nghị luận về 1 vấn đề XH: bàn về đọc sách - Vấn đề nghị luận: bàn về đọc sách - GV: Đây là một đoạn trích nên không đầy đủ các phần mở bài,. Tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách + Lđ2: Những khó khăn của việc đọc sách hiện nay. + Lđ3: Phương pháp chọn sách và cách đọc sách. ? Em có nhận xét gì về hệ thống luận